Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Tài liệu Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 155 trang )

Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

\
Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của
Việt Nam và một số nước trên thế giới
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
1
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................................................7
Chương 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM.......................8
1. Quá trình phát triển giáo dục: Những mốc lịch sử và sự kiện quan trọng .................8
2. Cơ cấu quản lý giáo dục ở Việt Nam........................................................................18
3. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay......................................................19
6. Phụ lục:.....................................................................................................................40
7. Tài liệu tham khảo ...................................................................................................44
Chương 2. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN........................................................46
VÀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU Á..............46
I. GIÁO DỤC TRUNG QUỐC: ..................................................................................46
1. Sơ lược quá trình phát triển của nền giáo dục Trung Quốc..................................46
2. Cơ cấu quản lý giáo dục........................................................................................47
3. Khái quát hệ thống giáo dục Trung Hoa...............................................................48
.................................................................................................................................48
4. Những cải cách giáo dục trong thời kỳ hiện đại hóa ở Trung Quốc.....................50
5. Tài liệu tham khảo................................................................................................57
II. GIÁO DỤC SINGAPORE: HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC.............58
1. Tổng quan về phát triển giáo dục .........................................................................58
2. Khái quát về hệ thống giáo dục Singapore: .........................................................59
3. Chương trình giáo dục phổ thông: Sự thay đổi về mục tiêu đào tạo....................62
4. Những thay đổi tiêu biểu trong giáo dục từ năm 1997.........................................64


5. Những thay đổi trong cơ cấu quản lý giáo dục.....................................................66
6. Các thay đổi trong chương trình giảng dạy của nhà trường và sắp xếp trong lớp
học.............................................................................................................................68
7. Mở rộng các cơ hội nghề nghiệp cho giáo viên....................................................72
III. GIÁO DỤC MALAYSIA: .....................................................................................75
1. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Malaysia từ những năm 1950.............75
2. Khái quát về hệ thống giáo dục Malaysia.............................................................76
3. Sự cải cách giáo dục gần đây................................................................................82
Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU
VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ....................................................................................84
I. GIÁO DỤC ANH .....................................................................................................84
1. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục ở Anh.........................................................84
2. Cơ cấu quản lý giáo dục ở Anh.............................................................................85
3. Khái quát hệ thống giáo dục Anh.........................................................................86
5. Tài liệu tham khảo................................................................................................90
II. GIÁO DỤC PHÁP...................................................................................................91
1. Sơ lược quá trình phát triển của nền giáo dục Pháp .............................................91
2. Quản lý giáo dục ..................................................................................................92
3.Khái quát hệ thống giáo dục Pháp.........................................................................93
4. Hệ thống đánh giá trong giáo dục của Pháp.........................................................98
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
2
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

5. Các chương trình hỗ trợ người học.......................................................................99
6. Những cải cách chính gần đây............................................................................100
7. Phụ lục................................................................................................................102
8. Tài liệu tham khảo..............................................................................................108
GIÁO DỤC PHÁP......................................................................................................109
1. Sơ lược quá trình phát triển của nền giáo dục Pháp ...........................................109

2. Quản lý giáo dục ................................................................................................110
3.Khái quát hệ thống giáo dục Pháp.......................................................................111
4. Hệ thống đánh giá trong giáo dục của Pháp.......................................................116
5. Các chương trình hỗ trợ người học.....................................................................117
6. Những cải cách chính gần đây............................................................................118
8. Tài liệu tham khảo..............................................................................................127
III. GIÁO DỤC PHẦN LAN: ....................................................................................128
1. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục Phần Lan..................................................128
2. Cơ cấu quản lý giáo dục Phần Lan.....................................................................129
3. Khái quát hệ thống giáo dục Phần Lan...........................................................130
4. Những cải cách trong hệ thống giáo dục.............................................................132
5. Phụ lục: Những lý giải cho thành công của Phần Lan trong PISA ....................133
6. Tài liệu tham khảo..............................................................................................138
1. Sơ lược quá trình phát triển của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ ..............................139
2. Quản lý giáo dục.................................................................................................139
3. Khái quát về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.............................................................142
4. Hệ thống thi cử và đánh giá................................................................................145
5. Những khuynh hướng cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ từ những năm 1980............146
6. Phụ lục: Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về dân chủ trong giáo dục Hoa Kỳ. ....149
7. Tài liệu tham khảo..............................................................................................153
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
3
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

LỜI NÓI ĐẦU
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of Education Management
- viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Mục tiêu lớn của Dự án là hỗ trợ Chính phủ
thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam
giai đoạn đến 2010.
Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc

tăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xây
dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vi
toàn ngành.
Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006, kết
thúc vào năm 2010.
Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cách
hành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD;
thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cường
năng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc
hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới.
Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản lý
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựng mới
các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lý cán bộ,
quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanh tra, đánh
giá và thống kê giáo dục.
Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng cao
năng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và
học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường năng lực
quản lý trường học. Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnh vực khác
nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ bản đến phức
tạp. Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình,
vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng của từng trường.
Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dục Việt
Nam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáo dục quốc
tế. Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thống hóa lại các
vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng để đáp ứng
những yêu cầu quản lý mới. Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và thực
tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thực tiễn nhằm giúp hiệu
trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nước trên thế giới.

Bộ sổ tay gồm 5 cuốn:
1. Quản lý nhà nước về giáo dục;
2. Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học;
3. Giám sát, đánh giá trong trường học;
4. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới;
5. Quản trị hiệu quả trường học.
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
4
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Bộ Tài liệu được biên soạn cho hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trường ngoài
công lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, những người giúp
hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường. Một số độc giả khác, có thể là những giáo
viên, với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở thành hiệu trưởng cũng có thể tham khảo tài liệu này.
Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệu trưởng cũng giúp
họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản lý đang ngày càng
được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch.
Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạm cũng
tìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sư phạm.
Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ GD-ĐT,
cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành các hoạt động
nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấy những nội dung
bổ ích trong Bộ Tài liệu này.
Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nói chung
phát triển năng lực quản lý của mình. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế và giáo dục tại các
vùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu có thể chưa bao quát và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực
tiễn quản lý cho từng địa phương. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý trong việc
áp dụng linh hoạt kiến thức quản lý giáo dục nói chung vào thực tiễn địa phương mình, phù hợp
với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền.
Bộ tài liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: tự học, trao đổi thảo luận trong các

nhóm chuyên môn hoặc trong các hội thảo và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
khóa đào tạo cán bộ quản lý ở các trường, hay các khoa sư phạm, trường sư phạm.
Phương pháp sử dụng tài liệu
Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn nên
nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau. Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theo những
định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở). Có nghĩa là, người đọc tự
chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình. Bằng cách này, Dự án hy
vọng rằng mỗi người học sẽ tìm được những điều mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của riêng mình.
Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, so sánh, vận dụng vào thực tế
đang diễn ra. Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ở nhà thậm chí trên đường đi công
tác. Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từ bên ngoài mà lại có thể tự tìm ra những
gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị của mình. Tựu chung lại, người đọc có thể đọc
từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tự nào.
Để có thể áp dụng vào thực tiến trường học của mình, mỗi hiệu trưởng phải tư duy và thực
hành các công việc qua các chủ đề. Các thực hành này có thể gồm những hoạt động như lập ra các
bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảo luận với các
đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các Hiệu trưởng khác.
Khi nghiên cứu, học tập Bộ Tài liệu này, bạn đọc nên tham khảo thêm các tài liệu khác, ví dụ
các quy chế, qui định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu tập huấn của
các cơ sở đào tạo tại trung ương hoặc địa phương để có vận dụng sát với thực tiễn. Phần các văn
bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm phát hành được cung
cấp trong đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này.
Hiệu trưởng cũng nên trao đổi thảo luận giữa Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các cán
bộ cốt cán trong trường để sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triển ngành giáo
dục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung và tình huống
quản lý ở trường minhg, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu.
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
5
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học


Các hiệu trưởng cũng nên trao đổi cùng với Hiệu trưởng khác trong cùng xã, huyện (trong
các đợt học tập do Phòng/Sở tổ chức) và các cán bộ quản lý tại các Phòng GD/Sở GD&ĐT để làm
giàu lý luận về quản lý giáo dục.
Có thể sử dụng Bộ Tài liệu này một cách chính qui hơn, ví dụ tại các hội thảo chuyên đề đổi
mới phương pháp quản lý trường học hay dùng làm tài liệu bổ trợ cho các khóa đào tạo/bồi dưỡng
hiệu trưởng hoặc những người chuẩn bị được bổ nhiệm làm hiệu trưởng do một cơ sở đào tạo về
quản lý giáo dục tiến hành.
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhà trường
cũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinh nghiệm
thực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung được biên soạn trong tài liệu sẽ là những gợi ý hữu
ích cho những người làm công tác quản lý.
Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm hiệu trưởng và cán bộ quản lý
các cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu này thông
qua các cuộc hội thảo và các đợt làm việc. Danh sách các tác giả chính tham gia soạn thảo và biên
tập Bộ Tài liệu có thể tìm thấy trong mỗi cuốn.
Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã
gợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này.
Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ đóng góp vào tiến trình đổi mới quản lý giáo dục nhằm tăng
hiệu quả giáo dục. Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học sẽ chỉ
được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tới các Hiệu
trưởng vì tính đầy đủ và thực tiễn của nó.

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN
GS.TS Phạm Vũ Luận
THỨ TRƯỞNG BỘ GDĐT
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
6
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển 4: Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
Mục đích của cuốn 4 trong Bộ Tài liệu hỗ trợ hiệu trưởng quản lý hiệu quả trường học nhằm
cung cấp một số thông tin tóm lược về quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam, tình hình phát
triển giáo dục và những xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới. Trong quản lý giáo dục,
giáo dục đối chiếu được xem là một phương thức quan trọng giúp nhà quản lý hiểu được các hệ
thống giáo dục khác nhau, nắm được các vấn đề cơ bản về cải cách giáo dục, đồng thời rút ra
những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển và cải cách. Với việc nghiên cứu giáo dục
đối chiếu, chúng ta học tập được những cách làm hay và hiệu quả, đồng thời tránh được những sai
lầm trong cải cách mà các nước đã trải qua.
Trong cuốn sách này, ngoài giáo dục Việt Nam, chúng tôi còn giới thiệu 7 hệ thống giáo dục
tiêu biểu thuộc 2 nền giáo dục phương Đông và phương Tây với đặc thù về hệ thống, trình độ
phát triển, và xu hướng cải cách giáo dục do những sự khác biệt căn bản về văn hóa, lịch sử,
chính trị cũng như đặc điểm kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Các nước châu Á mà chúng tôi giới
thiệu gồm Trung Quốc, Singapore và Malaysia. Mặc dù rất khác nhau về quy mô, cả Trung Quốc
và Singapore đều đang thực hiện phân cấp quản lý giáo dục ở các mức độ khác nhau; Trung Quốc
mới chỉ phân cấp đến từng địa phương trong khi Singapore đã phân cấp đến từng trường học.
Malaysia được xem là một hình mẫu của một đất nước đang phát triển có những quyết sách quốc
gia mạnh mẽ về giáo dục như đẩy mạnh giáo dục công nghệ thông tin và tiếng nước ngoài; chỉ
sau 10 năm, Malaysia đã thực hiện đại trà trên toàn quốc việc dạy các môn Toán và khoa học tự
nhiên bằng tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 10. Các nước phương Tây mà chúng tôi chọn lựa gồm có
Anh, Pháp, Phần Lan và Hoa Kỳ. Đây đều là các quốc gia có sự phát triển giáo dục ở trình độ cao
với việc phân cấp phân quyền trong quản lý và việc cung cấp những cơ hội giáo dục tốt nhất cho
người học. Bài học rút ra từ thực tiễn giáo dục các nước có thể cho thấy xu hướng giáo dục hiện
đại là thống nhất sự đa dạng bằng việc chuẩn hóa trong đánh giá, đa dạng hóa các loại hình giáo
dục và quản lý, tìm các biện pháp giải quyết khó khăn giữa sự cạnh tranh vượt trội và bình đẳng
trong giáo dục, phát triển giáo dục toàn diện, và giáo dục hướng đến những kỹ năng thực tiễn để
giúp người học giải quyết những vấn đề của cuộc sống trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
Trong cuốn sách này, chúng tôi không có tham vọng trình bày lịch sử phát triển giáo dục
mà chủ yếu tập trung mô tả hệ thống giáo dục và đặc biệt là những vấn đề cải cách cụ thể gần đây

của từng quốc gia với mong muốn làm tài liệu tham khảo cho các hiệu trưởng trong quản lý trường
học cũng như tham gia vào quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. Đó chính là nét khác biệt của
cuốn sách này so với những tác phẩm đã xuất bản có cùng đề tài.
Do thời gian chuẩn bị tài liệu có hạn, chúng tôi chưa giới thiệu hết những hệ thống giáo
dục và những nỗ lực cải cách giáo dục của tất cả các nước, đặc biệt là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Nga, Đức, Úc, New Zealand, Canada, v.v... mặc dù đây là những nước có quan hệ quốc tế về
giáo dục rất gần gũi với Việt Nam. Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng rất đa dạng và gồm nhiều
thứ tiếng khác nhau, nên chắc chắn trong quá trình biên soạn và tổng hợp không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự lượng thứ của quý độc giả.

Thay mặt nhóm chuyên gia soạn thảo
Th.S Nguyễn Thị Thái
Phó Vụ trưởng, Phó GĐ dự án
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
7
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM
VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Chương 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM
1. Quá trình phát triển giáo dục: Những mốc lịch sử và sự kiện quan trọng
1.1 Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến và thời thuộc địa
Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến:
Kể từ thời các vua Hùng dựng nước cho tới khi Ngô Quyền xưng vương, đánh tan quân Nam
Hán, chấm dứt hơn nghìn năm Bắc thuộc, hầu như không có tài liệu nói về giáo dục (với nghĩa hẹp
là dạy và học chữ). Tuy nhiên, căn cứ vào việc sử sách ca ngợi công lao của thái thú Sỹ Nhiếp mở
mang việc học tại Giao Chỉ và một số đoạn nói về một vài người Việt đỗ đạt và làm quan ở
phương Bắc, có thể nói trong thời Bắc thuộc đã có một tầng lớp người Việt biết chữ. [1] Hơn nữa,
cùng với việc du nhập đạo Phật, chắc chắn chùa chiền phải là nơi dạy chữ để đào tạo các nhà sư và
truyền bá kinh kệ.

Bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ hai, cùng với việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ tiên ta đã
dành nhiều công sức phát triển nền giáo dục dân tộc. Cơ sở giáo dục đầu tiên của nhà nước phong
kiến Việt Nam (được ghi nhận trong sử sách) là Quốc Tử Giám Thăng Long, do vua Lý Nhân
Tông cho thành lập vào năm 1076. [1] Lúc đầu Quốc Tử Giám chỉ nhằm dạy con cái vua quan, sau
mở rộng dần cho những thanh thiếu niên có tư chất và đủ trình độ trong dân gian. Vào năm 1483,
Quốc Tử Giám đã có 300 xá sinh (sinh viên nội trú) gồm con em gia đình quý tộc, quan lại, chưa
kể số con em dân thường, học giỏi được phép đến nghe giảng (như sinh viên ngoại trú). [2] Về lực
lượng giảng dạy, ngoài những quan chức ở Quốc Tử Giám, triều đình còn cho phép các nhà Nho
uyên thâm đến giảng dạy (tương tự giáo sư thỉnh giảng ngày nay). [1] Sau này, triều Nguyễn đóng
đô tại Phú Xuân, đã mở Quốc Tử Giám tại Huế. Ngày nay, Quốc Tử Giám Thăng Long được xem
là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Sau khi mở mang việc dạy học ở kinh đô, dần dần nhà
nước phong kiến chú ý đến việc tổ chức hoạt động giáo dục ở địa phương. Năm 1397, thời vua
Trần Thuận Tông, triều đình cho đặt học quan ở các lộ, phủ lớn (đơn vị hành chính tương đương
với cấp tỉnh ngày nay) để lo việc giáo dục. [1] Đến thế kỷ XV - XVI, nền giáo dục Việt Nam đã
phát triển rực rỡ. Các phủ, lộ đều có trường công. [2]
Đồng thời với việc phát triển hệ thống giáo dục, nhà nước phong kiến rất quan tâm tổ chức
các kỳ thi, xem đây là biện pháp quan trọng nhằm chọn người tài giỏi tham gia bộ máy điều hành
quốc gia. Năm Ất Mão 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở kỳ thi Nho học tam
trường để tuyển Minh kinh bác học. [1] Thống kê từ chính sử, trong thời gian 84 năm (1442 đến
1526), nhà nước phong kiến đã tổ chức 26 khoa thi Hội. [2] Theo quy định thời đó, trước thi Hội
có thi Hương, như vậy tổng số các kỳ thi lên tới 52 chưa kể, cứ sau một kỳ thi Hội còn một kỳ thi
Đình để chọn 3 người đứng đầu và xếp hạng những người trúng tuyển. [2] Năm 1471 (đời vua Lê
Thánh Tông), số quan lại có phẩm tước là 5370, riêng ở triều đình (nhà nước trung ương) là 2755,
phần lớn được lựa chọn qua thi cử. [2] Các triều đại tiếp theo, việc thi cử vẫn được duy trì và phát
triển với quy mô lớn hơn, kể cả trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh. Cũng theo thống kê
như thế, có thể chưa đầy đủ, tổng số các tiến sĩ, phó bảng và tương đương (trúng tuyển thi Hội) kể
từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919 là 2.848 người. [2]
Cần lưu ý là, các quy định về thi cử dưới thời phong kiến hết sức chặt chẽ, chứng tỏ năng lực
quản lý đối với hệ thống giáo dục của các triều vua từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn rất cao. Kỳ thi
Hội năm 1442 có 450 thí sinh, trúng tuyển 33 (chiếm 7,3%). Kỳ thi Hội năm 1448 có 750 thí sinh,

trúng tuyển 27 (chiếm 3,6%). [2] Tuy chuyện buôn quan, bán tước cũng có lúc xẩy ra nhưng việc
gian lận trong thi cử thì rất hiếm và đối với những người có hành vi gian lận trong thi cử dù ở bất
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
8
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

kỳ cấp bậc nào cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc. Bằng việc tuyển chọn nhân tài thông qua thi cử,
tuy hết sức khắt khe nhưng lại mang yếu tố dân chủ vì đã tạo được cơ may cho con cái tầng lớp
bình dân. Một điều đặc biệt lý thú là, trong giai đoạn mới thành lập, vương triều Trần cũng đã tính
đến điều kiện học tập không đồng đều giữa các địa phương từ đó quy định một kỳ thi có hai trạng
nguyên: kinh trạng nguyên cho khu vực thuận lợi và trại trạng nguyên cho khu vực khó khăn.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thời phong kiến, bên cạnh một số lượng không nhiều các
trường công, tại nhiều làng xã, đã có những gia đình mời thầy đến ở trong nhà, dạy con em mình
và thanh thiếu niên trong làng. Nhà chủ chịu trách nhiệm chu cấp cho thầy. Như vậy, từ xa xưa
dạy học đã là một nghề. Hơn nữa, theo Nho giáo, đối với mỗi con người, vị trí của ông thầy chỉ ở
dưới vua và trên cả cha mẹ (quân - sư - phụ). Trong xã hội Việt Nam, quan niệm phổ biến của
không ít người là “dù nghèo, cũng cố cho con học dăm ba chữ để làm người”. Còn để trở thành
người lãnh đạo, theo cách lựa chọn quan lại của hầu hết các triều đại, nhất thiết phải học giỏi và đỗ
đạt trong các kỳ thi (thi văn hoặc thi võ). Cũng nên nhớ rằng, cùng với các kỳ thi chọn tiến sỹ, nhà
nước phong kiến còn tổ chức các kỳ thi lại viên, tuyển chọn những người biết chữ, biết tính toán,
để làm thuộc lại ở các sảnh, viện, giúp việc cho các quan đầu triều. [1], [2]
Suốt cả nghìn năm, người Việt Nam học chữ Hán (đọc chữ Hán theo cách phát âm riêng của
người Việt) và sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức để ghi chép. Mặc dầu vậy, nhờ phát triển
giáo dục, duy trì và hun đúc ý thức độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, người Việt đã
không bị Hán hoá. Bên cạnh việc sử dụng chữ Hán, người Việt Nam còn dựa theo chữ Hán chế tác
chữ nôm để ghi chép, biểu đạt bằng tiếng Việt. Người đầu tiên, được sách sử ghi tên, có công đối
với việc phát triển chữ nôm là Nguyễn Thuyên. Ông đã dùng chữ nôm làm bài văn tế đuổi cá sấu,
được vua Trần Nhân Tông cho đổi sang họ Hàn-Hàn Thuyên, ví ông như Hàn Dũ, văn sỹ đời Hán
bên Tàu cũng đã làm văn đuổi cá sấu. [3] Bản thân vua Trần Nhân Tông cũng có bài phú Cư trần
lạc đạo viết bằng chữ nôm. Sau này, nhiều tác phẩm văn chương, lịch sử, y học, khoa học có giá

trị rất lớn đã được viết bằng chữ nôm. Tiêu biểu là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, bản dịch
Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Giáo dục VN thời thuộc Pháp.
Từ cuối thế kỷ XIX và gần nửa thế kỷ XX, trong hơn 80 năm nước ta bị thực dân Pháp xâm
lược. Dưới chế độ thuộc địa, nền giáo dục Nho học được thay thế dần bằng nền giáo dục Pháp -
Việt, chủ yếu để đào tạo người phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân. Trong năm học 1936 -
1937, ở vào thời điểm thịnh vượng nhất của xứ Đông Dương, cả nước chỉ có 2.322 trường sơ học
(3 năm), bình quân 3 làng, chừng 3.000 dân có một trường, số học sinh bằng 2% dân số; 638
trường tiểu học (3 năm), bình quân 34 làng, chừng 30.000 dân có một trường, số học sinh bằng
0,4% dân số; 16 trường cao đẳng tiểu học (4 năm), bình quân 1,2 triệu dân có một trường, số học
sinh bằng 0,05% dân số; 3 trường trung học công và 3 trường trung học tư ở 3 thành phố (Hà Nội,
Huế, Sài Gòn) số học sinh trung học công bằng 0,0019% dân số. [4] Năm học 1941 - 1942, toàn
Đông Dương có 3 trường đại học (Luật, Y - Dược, Khoa học) đặt tại Hà Nội với tổng số 834 sinh
viên (628 sinh viên người Việt). [4] Trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt, tiếng Pháp chiếm ưu thế
và là chuyển ngữ ở bậc đại học. Với một nền giáo dục như vậy, trên 95% dân số Việt Nam mù
chữ. Nhưng, vượt ngoài mong đợi của chính quyền thực dân, từ trong nền giáo dục đó vẫn xuất
hiện một đội ngũ trí thức uyên thâm về học thuật, nồng nàn lòng yêu nước, có những đóng góp rất
to lớn vào công cuộc giành lại độc lập, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Trong lĩnh vực giáo dục dưới thời thuộc Pháp, bên cạnh hoạt động của hệ thống trường lớp
của nhà nước thực dân - phong kiến, có hai sự kiện quan trọng: Một là, phong trào Duy Tân do
một số nhà Nho yêu nước (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp …) khởi xướng
mà nội dung quan trọng là lập trường học, cổ xúy lòng yêu nước, phê phán chế độ quân chủ lỗi
thời, khuyến khích thực nghiệp, với mong muốn thực thi học thuyết “ Chấn dân khí- Khai dân trí-
Hậu dân sinh” nhằm nâng dân tộc ngang tầm thời đại để trên cơ sở đó giành lại độc lập. Phong
trào Duy Tân diễn ra sôi nổi ở Quảng Nam bắt đầu từ năm 1902, đến năm 1907, với việc thành lập
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
9
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội (do Lương Văn Can chủ xướng), phong trào Duy Tân đã tiến

vượt bậc cả về tổ chức và lý luận. [6] Hai là, Hội truyền bá chữ quốc ngữ do các trí thức yêu nước
thành lập ngày 5/11/1938. Ban lãnh đạo gồm các ông Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ, Phan Thanh, Quản
Xuân Nam, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước,
Trần Văn Giáp…. Trong suốt 7 năm tồn tại, tính đến tháng 8 năm 1945, Hội đã giúp cho hơn 7
vạn ngưòi biết đọc, biết viết, biết tính toán. Bên cạnh kết quả đó, phong trào truyền bá chữ quốc
ngữ còn đào tạo được nhiều cán bộ trung kiên, có kinh nghiệm về chống nạn thất học, đã cung cấp
cho cách mạng một số cán bộ và chiến sĩ để sau này, qua rèn luyện đã trở thành những cán bộ
quản lý chủ chốt của ngành giáo dục, của bộ máy chính quyền mới. [4]
1.2. Từ ngày độc lập đến kháng chiến thứ nhất thắng lợi (1945-1954)
Trong năm đầu của chế độ Dân chủ - Cộng hòa
Sau khi nhân dân giành được chính quyền và tuyên bố nền độc lập của đất nước, ngay tại
phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác
định: “chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm” là ba nhiệm vụ trọng yếu của Chính
phủ và nhân dân ta lúc đó [5]. Ngày 6-9-1945, Người đã gửi thư cho học sinh nhân dịp khai giảng
năm học 1945-1946, khẳng định sự ra đời của một nền giáo dục mới với sứ mệnh phục vụ công
cuộc giữ gìn độc lập và phục hưng đất nước, trong đó chỉ rõ mục đích học tập của thế hệ trẻ mà
cũng là nhiệm vụ chiến lược của nền giáo dục mới là làm cho “non sông Việt Nam trở nên tươi
đẹp”, “dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu”. [5]
Xuất phát từ triết lý “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngày 8-9-1945, Chính phủ ban
hành các văn kiện pháp lý quan trọng: Sắc lệnh số 17-SL: "Đặt ra một bình dân học vụ trong toàn
cõi Việt Nam", Sắc lệnh số 19-SL: "Trong toàn cõi Việt Nam sẽ thiết lập cho nông dân và thợ
thuyền những lớp học bình dân học buổi tối" và Sắc lệnh số 20-SL: "Trong khi chờ đợi lập được
nền tiểu học cưỡng bách, việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi
người"
1
. [5] Tiếp đó, vào đầu tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ra Lời kêu gọi toàn dân
chống nạn thất học. [5]
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ
trong vòng chưa đầy một năm, cả nước đã có gần 75 ngàn lớp học bình dân với gần 96 ngàn giáo
viên (người biết chữ dạy người không biết chữ) giúp cho hơn 2,5 triệu người thoát khỏi nạn mù chữ.

[5] Như vậy, ngay khi nền cộng hoà dân chủ vừa được thành lập, xoá nạn mù chữ và nâng cao trình
độ học vấn của toàn dân đã trở thành một quốc sách và việc học tập để biết đọc, biết viết, biết tính
toán đã được nhân dân tiếp nhận làm một tiêu chí biểu hiện văn hoá. Từ đó, qua suốt nhiều thập kỷ,
Việt Nam kiên trì thực hiện xoá mù chữ và nâng cao trình độ học vấn của toàn dân.
Song song với việc tổ chức để các trường mở cửa, tiếp tục công việc giảng dạy, học tập, Bộ
Giáo dục cố gắng giúp Chính phủ kiến tạo cơ sở pháp lý cho chính sách giáo dục của chế độ mới.
Năm 1946, trong bối cảnh phải tập trung đối phó với mưu mô gây chiến của các thế lực thực dân,
Chính phủ đã ban hành hai sắc lệnh: số 146-SL và số 147-SL. [5] Nội dung chủ yếu của hai sắc
lệnh này là:
(i) Khẳng định tôn chỉ của nền giáo dục nước nhà là phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ;
ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục là: dân tộc, khoa học, đại chúng.
(ii) Xác định cơ cấu của nền giáo dục mới, sau giáo dục ấu trĩ (tiền học đường), có ba cấp học:
Đệ nhất cấp, là bậc học cơ bản, thực hiện trong 4 năm học.
Đệ nhị cấp, có hai ngành: (i) ngành học tổng quát gồm hai bậc: bậc phổ thông 4 năm và bậc
chuyên khoa 3 năm; (ii) ngành học chuyên môn, gồm hai bậc: bậc thực nghiệm 1 năm và bậc
chuyên nghiệp từ 1-3 năm (tuỳ theo ban).
1
Người thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ba sắc lệnh này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng bộ
Nội vụ của chính phủ lâm thời VNDCCH
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
10
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Đệ tam cấp, có đại học (gồm các ban: văn khoa, khoa học, pháp lý...) và cao đẳng chuyên
môn, sinh viên học ít nhất 3 năm. Tiếp nối đại học là các “nghiên cứu viện”.
Song song với ba cấp học là ba cấp của ngành sư phạm, gồm sư phạm sơ cấp, sư phạm trung
cấp, sư phạm cao cấp.
(iii) ấn định những điều khoản pháp lý để thực hiện bậc học cơ bản: tất cả trẻ em từ 7-13 tuổi
đều có thể đến trường, không phải trả tiền học và từ năm 1950 sẽ là bậc học cưỡng bách. Đối với
đại học, từ 1950 trở đi, các môn học được dạy bằng tiếng Việt. Đây là một quyết định táo bạo, thể

hiện tinh thần dân tộc của đội ngũ trí thức Việt Nam, vì tiếng Pháp, trong một thời gian dài trước
đó vốn được dùng làm chuyển ngữ ở tất cả các nhà trường.
2
[5]
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
Mặc dầu Chính phủ Dân chủ Cộng hòa tìm mọi cách để giữ gìn nền độc lập trong mối quan
hệ hữu nghị với nước Pháp, nhưng thực dân Pháp lại muốn duy trì ách thống trị đối với Việt Nam
cũng như toàn cõi Đông Dương. Do đó nhân dân ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp.
Tại vùng tự do, các trường học tiếp tục hoạt động. Để tạo nguồn đào tạo cán bộ phục vụ
kháng chiến và xây dựng đất nước sau ngày kháng chiến thắng lợi, năm 1950, chính phủ chính
thức thông qua đề án cải cách giáo dục. [5]
Mục tiêu đào tạo của nhà trường khi đó được xác định là: giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ
thành những người công dân lao động tương lai, trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có đủ
năng lực phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến. [5] Để phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, nội
dung chủ yếu của cuộc cải cách lần này là thay đổi cơ cấu giáo dục phổ thông (rút bớt số năm học)
và điều chỉnh quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống giáo dục để thống nhất với sự thay đổi đó.
Theo đó, cơ cấu giáo dục phổ thông gồm 3 cấp, thực hiện trong 9 năm: cấp I có 4 lớp, không kể
lớp vỡ lòng (học đọc và viết chữ Việt); cấp II có 3 lớp; cấp III có 3 lớp. [5] Về nội dung giảng dạy,
tạm gác lại một số môn học (như ngoại ngữ, âm nhạc, vẽ, nữ công gia chánh); bổ sung một số môn
học mới (như thời sự, chính sách, giáo dục công dân, tăng gia sản xuất). [4] Do chương trình phổ
thông tạm rút ngắn, sau khi tốt nghiệp lớp 9, để vào đại học, học sinh phải qua trường dự bị đại
học (lúc đầu là 2 năm sau đổi thành 1 năm). Đồng thời, hệ thống giáo dục bình dân và giáo dục
chuyên nghiệp cũng thay đổi (sau chương trình xoá mù chữ, có chương trình tiểu học bình dân và
trung học bình dân...). Trường đại học y dược, trường đại học khoa học (chủ yếu là văn khoa và
toán học) vẫn tiếp tục hoạt động. [5]
Tại vùng tạm chiếm, các trường học giảng dạy, học tập theo một chương trình 12 năm, căn
bản dựa trên một chương trình được canh tân bởi một số học giả yêu nước từ đầu năm 1945
(Chương trình Hoàng Xuân Hãn), khi Đông Dương thuộc Pháp bị người Nhật xâm chiếm
3

. Đặc
trưng của nền giáo dục ở vùng tạm chiếm là giảm bớt màu sắc của của nền giáo dục thuộc địa,
tiếng Việt được thay thế cho tiếng Pháp trong giảng dạy ở giáo dục phổ thông, nhiều nội dung có
yếu tố dân tộc đã được đưa vào chương trình. Tuy nhiên, chương trình vùng tạm chiếm vẫn chịu
ảnh hưởng nặng nề của nền giáo dục của Pháp.
1.3. Giáo dục Việt Nam trong những năm đất nước bị tạm thời chia cắt
Ở miền Bắc
Sau khi hoà bình được lập lại, trên miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp
quản giáo dục ở vùng mới giải phóng và tích cực chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục (thứ
2
Để chuẩn bị cho việc dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ trong nhà trường, các nhà khoa học người Việt đã phải rất
cố gắng để xây dựng hệ thống thuật ngữ bằng tiếng Việt ở nhiều bộ môn khoa học, tiêu biểu là các công trình “Danh
từ khoa học Toán-Lý-Hoá” (Hoàng Xuân Hãn), “Danh từ Vạn vật học” (Đào Văn Tiến), “Danh từ Y học” (Lê Khắc
Thiền) “Nông học” (Lê Văn Can, Nguyễn Hữu Quân)
3
Chương trình của học giả yêu nước Hoàng Xuân Hãn
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
11
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

hai) trong bối cảnh vừa phục hồi kinh tế, xây dựng miền Bắc vừa đấu tranh thực hiện thống nhất
nước nhà.
Trong cuộc cải cách giáo dục lần này, mục đích giáo dục được xác định là: đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ thanh thiếu niên thành “những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, cán
bộ tốt”. Nhằm mục đích đó, nội dung giáo dục mang tính toàn diện (coi trọng 4 mặt: đức, trí, thể,
mỹ) với phương châm: “Liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội”. [5]
Về mặt phương pháp, cuộc cải cách lần này đã xoá bỏ nền sư phạm quyền uy, khai mở quan
hệ thầy - trò dân chủ, phát huy tác dụng của các hoạt động ngoại khoá và từng bước đưa hoạt động
lao động công ích, lao động sản xuất vào nhà trường, xem đó như là phương thức quan trọng để
hình thành nhân cách.

Thông qua cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm tại vùng
mới được giải phóng và hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm ở vùng tự do đã được thống nhất
thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm (cấp I có 4 lớp, cấp II có 3 lớp, cấp III có 3 lớp)
4
. Hệ
thống này ít nhiều mô phỏng theo hệ thống giáo dục của Liên Xô lúc đó.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, Chính phủ chủ trương “Tận lực phát triển giáo
dục phổ thông”. Đến cuối kỳ kế hoạch 5 năm (1961-1965), mạng lưới trường lớp được mở rộng:
phần lớn các xã có trường cấp I; hai hoặc ba xã có một trường cấp II; phần lớn các huyện có
trường cấp III. Loại trường vừa dạy tri thức phổ thông, vừa dạy kỹ thuật sản xuất ra đời như
trường phổ thông công nghiệp ở thành phố, trường phổ thông nông nghiệp ở nông thôn, trường
thanh niên dân tộc vừa học vừa làm ở các tỉnh miền núi. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ở
hầu hết các xã trên miền Bắc, nhân dân thành lập “Ban bảo trợ học đường”, huy động sức người,
sức của xây dựng các trường cấp I, cấp II, đề cử người ở địa phương làm giáo viên, tự định mức
đóng góp để trả lương thầy, từ đó xuất hiện hình thức trường dân lập. Chính phủ quy định: giáo
viên dân lập và giáo viên quốc lập hưởng mọi chính sách, chế độ như nhau, chỉ khác tiền lương
của giáo viên dân lập do ngân sách địa phương đài thọ, có sự hỗ trợ thích đáng của nhà nước. [5]
Cũng trong thời gian này, bên cạnh các trường đại học Y-Dược, Sư phạm, Tổng hợp, có
thêm các trường đại học mới: Nông Lâm, Bách khoa, Kinh tế ..., hệ thống giáo dục đại học được
củng cố, hoàn chỉnh một bước nhằm đào tạo đội ngũ trí thức mới. Các trường trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề được thành lập, trong đó đặc biệt quan trọng là những lớp dạy nghề bên cạnh xí
nghiệp đã góp phần cung cấp nhân lực cho công cuộc xây dựng miền Bắc, bảo vệ Tổ quốc, thống
nhất đất nước.
Điều đáng lưu ý là, các trường phổ thông công nghiệp và trường phổ thông nông nghiệp đã
có chương trình giảng dạy, học tập giàu tính thực hành, tiếc rằng khi quân đội Mỹ mở rộng chiến
tranh bằng không quân ra miền Bắc, các loại trường này không có điều kiện để duy trì.
Song song với việc triển khai cải cách giáo dục ở phổ thông, Chính phủ thành lập Ban lãnh
đạo trung ương thanh toán nạn mù chữ, xác định giáo dục bình dân là một bộ phận không thể thiếu
trong kế hoạch nhà nước
5

và phát động thực hiện kế hoạch 3 năm thanh toán nạn mù chữ (1956-
1958). Kết quả, đến năm 1959 đã có 2.161.362 người đã thoát nạn mù chữ, hầu hết dân cư trong
các tỉnh đồng bằng biết đọc, biết viết; đưa tỷ lệ dân số biết chữ trong độ tuổi 12-50 lên 93,4%. [5]
Tuy vậy, kết quả xoá mù chữ lần này, cũng như về sau này, không bền vững, do nhiều nguyên
nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chưa thực hiện phổ cập giáo dục cấp I.
Trên cơ sở kết quả xoá mù chữ đã đạt được, hệ thống giáo dục bình dân chuyển trọng tâm
sang nâng cao trình độ học vấn của người lớn - người lao động và được gọi là hệ thống bổ túc văn
hoá, song hành với hệ thống giáo dục phổ thông. Với phương châm “cần gì học nấy”, hệ thống bổ
túc văn hóa rất đa dạng về hình thức tổ chức cũng như về chương trình học. Hình thức học tập tại
chức có loại trường/ lớp dành cho đối tượng công tác tại cơ quan, xí nghiệp, có loại trường/ lớp
4
Thực chất, chương trình giáo dục phổ thông còn có lớp vỡ lòng, dạy học sinh tập đọc, tập viết trước khi vào lớp 1.
5
Chỉ thị 114/TTg ngày 27-3-1957
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
12
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

dành cho đối tượng là nông dân. Hình thức học tập tập trung có trường phổ thông lao động (dành
cho cán bộ quản lý), trường bổ túc văn hóa công nông dành cho những người lao động trẻ tuổi để
đưa vào đại học nhằm đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật xuất thân từ công nông. Mỗi loại hình
trường/ lớp lại có chương trình và sách giáo khoa (hoặc tài liệu học tập riêng) nhằm “phù hợp với
đối tượng và mục tiêu đào tạo”. [5]
Song song với việc mở các trường bổ túc văn hóa tập trung, ở miền Bắc còn có các trường
học sinh miền Nam để nuôi, dạy con em các cán bộ miền Nam. Nhiều học sinh tốt nghiệp các
trường bổ túc công nông và trường học sinh miền Nam đã được tuyển vào đại học trong và ngoài
nước, về sau trở thành nguồn cán bộ quản lý ở miền Nam sau ngày giải phóng, trong đó có một số
trở thành những trí thức có tên tuổi hoặc nhà lãnh đạo của địa phương hoặc của cả nước.
Trong thời gian không quân Mỹ tấn công miền Bắc (1965-1972), nhà trường cũng trở thành
mục tiêu bắn phá. Chỉ trong 4 năm đầu của cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ, đã có 1.558

ngôi trường bị phá huỷ. Trong đó có: 1.334 trường cấp I, 179 trường cấp II, 38 trường cấp III, 7
trường đại học.
6
[5] Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, phương hướng hoạt động giáo dục đã
được Chính phủ xác định là: tiếp tục phát triển, bảo đảm an toàn cho học sinh, gắn hơn nữa hoạt
động của nhà trường với đời sống, sản xuất và chiến đấu. Trường, lớp từ giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học được sơ tán ra khỏi thành phố, thị xã, các đầu mối giao
thông và những điểm tập trung dân cư lớn, tiếp tục duy trì hoạt động dạy và học. Thành công lớn
nhất trong thời gian này là, nhà trường ở tất cả các cấp đã giáo dục, rèn luyện được một thế hệ
thanh thiếu niên sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ công dân trong thời chiến, góp phần tạo ra một hệ
thống giá trị về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
Ở miền Nam
Trong thời kỳ 1954-1975, ở vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, cũng như về sau này ở
vùng giải phóng, hoạt động giáo dục vẫn diễn ra để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và
đảm nhiệm chức năng đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục ở hai vùng có đặc điểm
riêng, thậm chí đối nghịch nhau.
Ở vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, nền giáo dục chuyển dần từ chỗ chịu tác động và
ảnh hưởng của nền giáo dục Âu Pháp sang chịu tác động và ảnh hưởng của nền giáo dục Bắc Mỹ.
Hệ thống giáo dục phổ thông trải qua một vài lần thay đổi, song vẫn theo cơ cấu khung: tiểu học (5
năm), trung học cấp thấp (4 năm), trung học cấp cao (3 năm) gồm nhiều ban. Giáo dục đại học vẫn
có thiên hướng hàn lâm nhiều hơn thực hành, tập trung vào vào các ngành khoa học cơ bản, luật,
kinh tế, hành chính. Các trường đại học thuộc các ngành này phát triển nhanh hơn các trường kỹ
thuật, công nghệ, nông - lâm - súc. Mặt khác, tiếp xúc với nền giáo dục Bắc Mỹ, một số nhà giáo
dục cũng đã học tập, tiếp thu được một số kinh nghiệm giáo dục Hoa Kỳ, trên cơ sở đó đề xuất
một số sáng kiến góp phần canh tân giáo dục nhất là về xây dựng chương trình và phương pháp
dạy học. Điều đặc biệt là, suốt trong thời gian đô thị miền Nam nằm trong sự kiểm soát của chính
quyền Sài Gòn, mặc dù chịu tác động và ảnh hưởng của nền giáo dục Bắc Mỹ, tuổi trẻ học đường
vẫn duy trì tinh thần phản kháng và đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp chống ngoại
xâm của dân tộc. [5]

Ở vùng giải phóng, Bộ Giáo dục trong Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam
đã ban hành chương trình phổ thông 12 năm, với loại sách giáo khoa khác hẳn sách giáo khoa
dùng trong vùng tạm chiếm, thể hiện rõ rệt tinh thần yêu nước, chống xâm lược và tay sai. Bộ
chương trình và sách giáo khoa này có nhiều cải tiến cả về nội dung và phương pháp so với
chương trình và sách giáo khoa 10 năm ở miền Bắc. [5]
1. 4. Giáo dục Việt Nam từ 1975 đến 1986
6
Theo cuốn “Escalade de guerre et du crime par Nixon au Việt Nam” (Cuộc leo thang chiến tranh và tội ác do
Nixon gây ra ở Việt Nam):
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
13
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Trong những năm đầu thống nhất đất nước
Tháng 4-1975, cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước của nhân dân Việt
Nam giành thắng lợi hoàn toàn. Sau ngày chiến thắng, đối với lĩnh vực giáo dục ở các tỉnh miền
Nam, Chính phủ tập trung vào hai nhiệm vụ: (i) Xoá bỏ tàn dư của nền giáo dục cũ; (ii) Thực hiện
xoá mù chữ cho nhân dân trong độ tuổi 12-50.
Về nhiệm vụ thứ nhất, Bộ Giáo dục đã khẩn trương xây dựng và ban hành hành chương trình
12 năm mới, biên soạn và in 20 triệu bản sách giáo khoa theo chương trình đó để thay thế sách
giáo khoa cũ ở miền Nam. Hầu hết giáo viên của chế độ cũ được tuyển dụng lại; đồng thời, thực
hiện công lập hoá trường tư thục
7
, tách nhà trường ra khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, đưa dần toàn
bộ trường tư vào sự quản lý của nhà nước. [5]
Về nhiệm vụ thứ hai, Chính phủ chủ trương nhanh chóng xoá nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ
túc văn hoá, xem đó là nhiệm vụ cấp bách số một. Một lần nữa, hoạt động xoá nạn mù chữ trở
thành một biểu hiện của lòng yêu nước, thu hút hàng triệu người tham gia giảng dạy, học tập hoặc
giúp đỡ người học. Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành phố miền Nam đã căn bản xoá nạn mù
chữ. Trong tổng số 1.405.870 người đã được xác định không biết chữ, đã có 1.323.670 người thoát

nạn mù chữ, đạt 94,14% kế hoạch. [5]
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba:
Trong khi thực hiện những nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt đối với giáo dục miền Nam và tiếp
tục phát triển giáo dục ở miền Bắc, Đảng và Chính phủ cũng khẩn trương chuẩn bị cho một cuộc
cải cách giáo dục nhằm tiến tới một nền giáo dục quốc dân thống nhất phù hợp với chiến lược tái
thiết và phát triển đất nước.
Ngày 11-1-1979, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW
về cải cách giáo dục, [5] [7] theo đó, những định hướng có tính nguyên tắc cho cuộc cải cách giáo
dục lần thứ ba này là:
- Về mục tiêu giáo dục: Chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành
nhằm tạo cơ sở ban đầu cho con người phát triển toàn diện; thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân
nhằm tạo điều kiện thực hiện 3 cuộc cách mạng (về quan hệ sản xuất, về khoa học - kỹ thuật và về
văn hoá - tư tưởng); đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động phù hợp
yêu cầu phân công lao động xã hội. [5] [7]
- Về nội dung giáo dục, hướng vào việc “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện [đức, trí,
thể, mỹ], tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân …” [5] [7]
- Về nguyên lý giáo dục, yêu cầu học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà
trường gắn liền với xã hội. [5] [7]
- Về hệ thống giáo dục, thay thế hệ thống phổ thông 12 năm ở miền Nam và hệ thống 10 năm
ở miền Bắc bằng một hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm mới, trong đó, trường cấp I và trường cấp
II được sáp nhập thành trường phổ thông cơ sở (chín năm), đồng thời chuẩn bị phân ban ở trung học
phổ thông. Nhiều trường đại học chuyên ngành được xây dựng và phát triển. [5] [7]
Đồng thời với việc ra nghị quyết xác định phương hướng cải cách giáo dục, Bộ Chính trị
cũng đã quyết định thành lập Uỷ ban Cải cách giáo dục của Trung ương và Chính phủ. [7] Tổ
chức này có ba nhiệm vụ:
- Chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng các đề án về chủ trương, kế hoạch và biện pháp thực hiện;
- Kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương;
- Chuẩn bị dự luật cải cách để trình Quốc hội. [7]
7

Trong chế độ cũ có tới 2500 trường tư thục, trong đó một nửa do các tổ chức tôn giáo mở.
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
14
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Cuộc cải cách giáo dục lần này được triển khai bắt đầu từ năm học 1981-1982. Việc thay
sách giáo khoa ở các cấp học phổ thông, một nhiệm vụ quan trọng nhất của cuộc cải cách giáo dục
lần thứ ba, đã hoàn thành vào năm 1996, tạo ra sự thống nhất về giáo dục phổ thông trong cả nước.
[4] Riêng về nội dung giáo dục, so với các chương trình giảng dạy và học tập trước đó, chương
trình cải cách mang nhiều yếu tố hiện đại hơn, do đó tạo ra tiền đề chất lượng giáo dục có thể đạt
tới trình độ cao hơn trước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, cuộc cải cách lần này đã gặp rất nhiều khó khăn và bộc
lộ một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất là, mục tiêu và giải pháp thiếu tính khả thi, như muốn phát
triển quy mô lớn, muốn bao cấp về giáo dục cho mọi đối tượng, muốn phổ cập giáo dục toàn
dân,... Trong khi đó lại thiếu sự chuẩn bị về nguồn lực và sự thực không thể bảo đảm về nguồn lực
do chiến tranh biên giới và kinh tế suy thoái. Một ví dụ cụ thể về giải pháp thiếu tính khả thi của
cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, biểu hiện của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, là việc
sáp nhập trường cấp I và cấp II thành trường phổ thông cơ sở (chín năm). Vì các điều kiện thực tế
không cho phép (đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý không đủ năng lực; trường sở, thiết bị thiếu
thốn ...) nên những trường đã sáp nhập sau một thời gian đều phải tách trở lại. [5] [9] Về mặt quan
niệm, tư tưởng bao cấp nặng nề, nhấn mạnh giáo dục là “phúc lợi xã hội” đã cản trở sự phát triển
giáo dục. Với quan niệm đó, khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, kinh phí giáo dục chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ sau khi đã ưu tiên bố trí cho các khu vực khác. Đối với người dân, từ đó đẻ ra
tư tưởng ỷ lại, xem chi phí học hành của con em, ngay cả học nghề hay học đại học, cũng dựa vào
sự bao cấp của nhà nước. Tư tưởng này hoàn toàn không phù hợp với một nước nghèo và chậm
phát triển như Việt Nam, nhất là trong bối cảnh sau một cuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế khủng
hoảng. [9]
1.5. Giáo dục Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX
Chặng đầu đổi mới:
Thách thức lớn nhất trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước mà giáo dục Việt Nam phải đối diện

là: Nhà nước không đủ điều kiện cung ứng tài chính, lại mất đi một chỗ dựa quan trọng là nền kinh
tế tập thể, giáo dục lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn lực nghiêm trọng. Các trường phổ thông
thiếu kinh phí hoạt động, chính quyền địa phương nợ lương giáo viên, thầy bỏ dạy, trò bỏ học, qui
mô và chất lượng giáo dục đều giảm sút. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
cũng không đủ ngân sách tối thiểu cần thiết để duy trì các hoạt động bình thường. Học sinh trung
học chuyên nghiệp và sinh viên đại học ra trường không có việc làm, giảng viên theo đuổi những
công việc xa lạ với nghề nghiệp để có thêm thu nhập. Bị trói buộc trong cơ chế cũ, các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thiếu hẳn điều kiện về nguồn lực và khả năng tự quản. [9]
Để đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, Đại hội lần thứ VI của Đảng CSVN (tháng 12-
1986) đã chủ trương đổi mới kinh tế- xã hội, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ
VI, đối với lĩnh vực giáo dục, điều căn bản là phải điều chỉnh những quan niệm và giải pháp
không còn thích hợp, mạnh dạn đề xuất và thực hiện những giải pháp mới nhằm chặn đà suy thoái,
ổn định tình hình, củng cố hệ thống, tạo thế và lực để tiếp tục phát triển. Phương hương và giải
pháp đổi mới giáo dục lúc đó là: xã hội hoá, dân chủ hoá, đa dạng hoá, hiện đại hoá; vận động xã
hội, gia đình và nhà trường cùng chăm sóc thế hệ trẻ. [5] [9] Theo phương hướng đó, ngành giáo
dục đã nỗ lực duy trì, củng cố, tiếp tục phát triển nền giáo dục quốc dân, tập trung chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xem đội ngũ là yếu tố
quyết định hàng đầu trong việc thực hiện chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Đối với giáo dục phổ thông, định hướng đổi mới là: Tiếp tục triển khai đồng thời điều chỉnh
cải cách giáo dục về mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa và cả về quan niệm, cách
làm giáo dục. Từng bước thực hiện chất lượng toàn diện theo cách làm và mức độ phù hợp từng
loại đối tượng, từng loại trường và từng địa phương; gắn giáo dục phổ thông với giáo dục nghề
nghiệp. Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ trách nhiệm của nhà nước, đồng thời thực hiện xã hội hoá
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
15
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

giáo dục. Trong khi xã hội hóa nguồn lực, điều quan trọng là khắc phục tâm lý ỷ lại và thái độ
khoán trắng cho nhà nước. [5] [9]

Một số giải pháp được triển khai nhằm thực hiện định hướng đổi mới giáo dục phổ thông lúc
đó là: Chính phủ cho phép thu học phí ở tất cả các cấp học, trừ tiểu học vì là cấp phổ cập; cho
phép tổ chức trường/lớp tư thục ở giáo dục tiền học đường; các trường/lớp bán công, dân lập ở tất
cả các bậc học phổ thông. Ngành giáo dục tiến hành phân hoá việc giáo dục theo trình độ của đối
tượng, phát triển các trường chuyên cấp II, cấp III dành cho học sinh có năng khiếu, lớp chọn
trong các trường cấp II, cấp III bình thường dành cho học sinh học giỏi (trường chuyên, lớp chọn
không tổ chức ở bậc tiểu học vì phòng ngừa chặn tình trạng quá tải, tránh nguy cơ dẫn trẻ đến chỗ
phát triển phiến diện). Đẩy mạnh thí điểm chương trình trung học chuyên ban, chuẩn bị triển khai
đại trà nhằm thực hiện phân hóa quá trình giáo dục theo trình độ, năng lực và nguyện vọng của
học sinh và để phân luồng trong giáo dục. Thực hiện giáo dục kỹ năng lao động và hướng nghiệp
bằng cách liên kết giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp. Đối với bậc tiểu học, cùng với
việc hoàn thiện từng bước chương trình cải cách hiện hành, đã thêm chương trình dành riêng cho
con em các dân tộc ít người, chương trình tối thiểu áp dụng trong các lớp học linh hoạt dành cho
những trẻ em vì điều kiện kinh tế không thể đến trường chính qui. [5] [9] Rút kinh nghiệm của các
chiến dịch xoá mù chữ trước đây, Chính phủ lập Uỷ ban quốc gia chống nạn mù chữ, gắn nhiệm
vụ chống nạn mù chữ với phổ cập giáo dục tiểu học.
Đối với giáo dục đại học và dạy nghề, chuyển từ đào tạo cho kinh tế quốc doanh và tập thể
sang đào tạo cho xã hội nhiều thành phần kinh tế và đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên; khai
thác và sử dụng mọi nguồn tài chính; tự lực xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu ngoài kế hoạch nhà
nước; đào tạo theo nhiều loại chương trình. Một số giải pháp: yêu cầu người học đóng học phí và
tự túc trong thời gian học tập; cho phép và khuyến khích mở trường/lớp dạy nghề tư thục và mở
trường đại học dân lập; cấu trúc lại chương trình đào tạo (theo mô đun kỹ năng - MES ở dạy nghề,
theo ngành rộng và chia thành hai giai đoạn ở đại học); từ đào tạo theo niên chế chuyển sang đào
tạo theo học phần; cải tiến quy trình kiểm tra, đánh giá, thi cử theo hướng “mở rộng đầu vào, sàng
lọc trong quá trình đào tạo, kiểm soát chặt chẽ ở đầu ra”; trao quyền tổ chức kỳ thi cho các trường
và cho thí sinh dự thi ở nhiều trường; thí điểm đào tạo kỹ thuật viên bậc cao; đổi mới mô hình tổ
chức và sắp xếp lại mạng lưới, thí điểm các hình thức trung học nghề và trung học kỹ thuật; hình
thành đại học, cao đẳng kiểu mới (đại học gồm nhiều trường thành viên, đại học mở, cao đẳng
cộng đồng, đại học bán công/tư thục/dân lập ...); tăng chức năng quản lý nhà nước bằng luật pháp,
giảm hoạt động tác nghiệp về chuyên môn đào tạo ở Bộ; coi trọng quyền tự chủ của nhà trường;

cho phép các trường liên kết đào tạo và liên kết với các cơ sở nghiên cứu/ các doanh nghiệp. [5]
[9]
Nhờ định hướng đúng đắn, sau mười năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã phát triển và đạt
kết quả đáng kể. Vào năm học 1993-1994, qui mô giáo dục ở tất cả các bậc học từ giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học đã được mở rộng, vượt năm
cao nhất của thời kỳ trước đổi mới.
Riêng ở bậc tiểu học, tỷ lệ bỏ học giảm từ 12,7% vào năm 1989-1990 xuống 6,58%
8
và tỷ lệ
lưu ban giảm từ 10,6% vào năm 1989-1990 xuống 6,18%. Đến giữa những năm 90 (của thế kỷ
trước), tổng số học sinh tiểu học là trên 10 triệu, số học sinh trung học cơ sở là 3,7 triệu, số học
sinh trung học phổ thông là 86 vạn. [9] [19] Sau 5 năm, các địa phương đã vận động hơn 1,7 triệu
trẻ em thất học đến lớp trong đó có 200 nghìn em đã đạt được chuẩn phổ cập, hàng trăm nghìn trẻ
em bỏ học đã quay trở lại nhà trường; hơn 1,2 triệu người lớn đi học xoá mù chữ trong đó gần nửa
triệu đã biết chữ ở trình độ tương đương lớp 3.
9
[9] [19]
Về giáo dục nghề nghiệp, lưu lượng học sinh học nghề ngắn hạn đã tăng từ 95.500 (1993)
lên 128.700 (1994). [9] [19] Chương trình trung học nghề đã được 50 trường tổ chức thực hiện,
8
Năm 2004, tỷ lệ lưu ban ở TH là 1,01%; ở THCS là 0,83%; ở THPT là 1,34%
9
Đầu năm 1990 cả nước có khoảng 2,1 triệu trẻ em 6-14 tuổi thất học, 2 triệu người lớn ở độ tuổi 15-35 bị mù chữ.
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
16
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

nhiều học sinh tốt nghiệp đã ra làm việc tại các cơ sở kinh tế
10
. Việc thí điểm đào tạo kỹ thuật viên

cấp cao đã thực hiện ở 6 trường trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành bưu chính viễn thông,
kỹ thuật công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, kỹ thuật mỏ, hoá chất và văn hoá nghệ thuật. Khó
khăn lớn là về tổ chức quá trình đào tạo (thiếu giáo viên nên phải dạy dồn, một giáo viên dạy
nhiều môn ....), lại thiếu cơ sở thực nghiệm cho các môn học nên không đảm bảo chất lượng đào
tạo cao đẳng.... Việc đào tạo theo mô đun kỹ năng hành nghề (MES) đã được triển khai ở 15 nghề,
trong đó đã biên soạn theo và xuất bản 5 bộ tài liệu dạy và học theo MES cho 5 nghề để áp dụng
rộng rãi. Một số trường dạy nghề đào tạo dài hạn thuộc lĩnh vực xây dựng, bưu chính viễn thông
cũng đang bắt đầu áp dụng phương thức đào tạo theo mô đun. [9] [19]
Về giáo dục đại học, các trường đi dần đến chỗ ổn định, từng bước tăng quy mô, giảng viên
có thêm thu nhập bằng các hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong mạng lưới trường đại học, cao
đẳng, đã 5 đại học đa lĩnh vực lớn được xây dựng ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Huế,
Đà Nẵng; có thêm một số nhiều đại học ngoài công lập. Quan hệ quốc tế được mở rộng, đội ngũ
lãnh đạo, giáo sư, giảng viên có điều kiện học hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp nước ngoài về
những vấn đề học thuật.
Mặc dù đã vượt qua những thách thức gay gắt ở giai đoạn đầu đổi mới, nhưng có một số giải
pháp nêu ở trên gặp khó khăn trong thực hiện, không phát huy được tác dụng tích cực hoặc bị biến
dạng trong thực tế, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh. Tháng 12-1996, Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung
ương khoá VIII Đảng CSVN đã đánh giá kết quả mười năm đổi mới giáo dục, đề ra định hướng
chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xác định nhiệm vụ
giáo dục trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX. [7] Một số giải pháp ở giai đoạn đầu đã được
điều chỉnh như: không mở lớp chọn ở các cấp giáo dục phổ thông và không mở trường chuyên ở
trung học cơ sở; không quy định cứng nhắc, đồng loạt về hai giai đoạn và bỏ kỳ thi chuyển giai
đoạn ở đại học; chuẩn bị kỹ hơn cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở phổ thông đặc
biệt là vấn đề phân ban ở trung học phổ thông; không tiếp tục phát triển trung học nghề v.v... [7]
[19]
Trong hơn mười năm (1996-2005), quy mô giáo dục tiếp tục tăng, tổng số học sinh, sinh
viên từ 20 triệu (năm 1996), đã tăng lên 23 triệu (năm 2005). Công tác phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiến triển tốt. Năm học 2004-2005, tỷ lệ trẻ em
trong độ tuổi tham gia tiểu học là 98,0%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học học tiếp lên lớp 6 là
98,5%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tham gia trung học cơ sở là 84,0%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung

học cơ sở vào học lớp 10 là 77,1%. [9] [19] Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển, về cơ bản đã
đáp ứng yêu cầu học tập tiểu học và trung học cơ sở cho trẻ em. Chương trình giáo dục phổ thông
và sách giáo khoa mới được triển khai từ năm học 2002-2003, đã hoàn tất vào năm học 2008-
2009, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ tính trong năm năm gần đây, đã có
hơn 5,3 triệu người đã được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trong đó 2/3 là đào tạo dài hạn. Tốc độ
tăng quy mô ở trung học chuyên nghiệp tăng bình quân 14,7%/năm. [9] [19] Về giáo dục đại học,
từ 1998 đến 2004, quy mô đại học, cao đẳng tăng từ 760 nghìn sinh viên lên hơn 1,3 triệu, tốc độ
tăng bình quân 6,4%/năm. [9] [19] Giáo dục không chính quy được đẩy mạnh, mạng lưới trung
tâm giáo dục thường xuyên phủ khắp các quận huyện trong cả nước, số lượng trung tâm học tập
cộng đồng đã được phát triển ở quá nửa số xã phường. Cùng với sự phát triển đáng kể về quy mô,
việc cung ứng một cách công bằng về cơ hội giáo dục đã có bước tiến bộ quan trọng. Khoảng cách
về cơ hội tiếp cận giáo dục giữa các nhóm dân tộc được thu hẹp. Số lượng học sinh con em dân
tộc thiểu số ở trung học cơ sở tăng bình quân 7,3%/năm, ở trung học phổ thông tăng bình quân
26,1%/năm. [9] [19]
10
Khó khăn lớn nhất đối với loại hình này là, chỉ phát huy tính ưu việt khi các kiến thức, kỹ năng phổ thông và kỹ
thuật được dạy song song; lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề được cấu trúc theo hướng tích hợp chứ không
theo một phép cộng giản đơn chương trình giáo dục bổ túc với đào tạo nghề. Vì không vượt qua được khó khăn này
và vì thiếu điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị chương trình trung học nghề đã không được duy trì.
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
17
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, giáo dục nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất
cập mà đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp. Một số biểu hiện tiêu cực,
thiếu kỷ cương chậm được khắc phục đang gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Vì thế giáo dục trở
thành một chủ đề thảo luận sôi nổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở nhiều cuộc hội
nghị, hội thảo và cả trong các kỳ họp Quốc hội. Trước những đổi thay mạnh mẽ về khoa học -
công nghệ và kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và yêu cầu phát triển kinh tế
tri thức, các nhà lãnh đạo cũng như dân chúng đều không hài lòng về thực trạng và yêu cầu có sự

đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục.
2. Cơ cấu quản lý giáo dục ở Việt Nam
Khái niệm quản lý được đề cập ở đây bao gồm cả quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn.
Quản lý nhà nước, ở cấp vĩ mô, gồm: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách giáo dục; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục ... [12]
Theo Luật Tổ chức chính phủ, Luật Giáo dục và sự phân công của Chính phủ, Bộ Giáo dục
và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục tiền học đường, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và
một phần giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
quản lý giáo dục nghề nghiệp (trừ trung cấp chuyên nghiệp).
Theo Luật Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Giáo dục và theo sự phân cấp của
chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước, bảo đảm các điều kiện về đội ngũ
nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý,
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương; đồng thời, kiểm soát
các trường ngoài công lập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Phạm vi quản lý trong
lĩnh vực giáo dục của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và uỷ ban nhân dân cấp huyện được phân định như
sau: cấp tỉnh quản lý các trường trung học phổ thông, các trường trung cấp và trường dạy nghề,
các trường cao đẳng của tỉnh, các trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh ...; cấp huyện quản lý
các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm giáo
dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề của huyện,... Cơ quan chuyên môn giúp uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh quản lý về giáo dục là sở giáo dục và đào tạo; cơ quan chuyên môn giúp uỷ ban nhân dân
cấp huyện quản lý về giáo dục là phòng giáo dục và đào tạo.
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
18
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Sơ đồ 1: Cơ cấu quản lý giáo dục Việt Nam
3. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay
3.1. Cơ cấu hệ thống - Mạng lưới nhà trường.
Đối với cơ cấu hệ thống giáo dục, có nhiều cách xác định khác nhau. Ở đây, khái niệm cơ

cấu hệ thống chỉ giới hạn trong phạm vi phân chia cấp lớp/ trình độ đào tạo kèm theo đó là một số
chú ý về phương thức giáo dục, loại hình trường và việc phân bố trường/ lớp trên các địa bàn
(thường được gọi là mạng lưới trường/ lớp).
Về cơ cấu hệ thống giáo dục. Luật giáo dục 2005 quy định tại Điều 4
- “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.” Như
vậy, giáo dục thường xuyên vừa có thể hiểu như một phương thức giáo dục, vừa có thể xem là một
tiểu hệ thống/ phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non, có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông, có 3 cấp học: tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), trung học cơ sở (từ lớp 6
đến lớp 9), trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12);
c) Giáo dục nghề nghiệp, gồm 3 trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp
và trung cấp nghề), cao đẳng;
d) Giáo dục đại học, gồm 4 trình độ đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
19
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
20
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Về mạng lưới trường/ lớp, theo nguyên tắc phân bố trường gần dân, đến nay trên các địa
bàn dân cư đều có các cơ sở giáo dục. Cụ thể là:
- Mỗi xã, phường hoặc thị trấn đều có ít nhất một cơ sở giáo dục mầm non, một trường tiểu
học, một trường trung học cơ sở hoặc một trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở (hình thức
này chỉ có ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); phần lớn các xã có trung tâm học tập cộng
đồng.
- Mỗi quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh đã có một hoặc một số trường trung học
phổ thông, có một trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Các thị xã, các quận và nhiều

huyện đã có trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp. Các huyện miền núi, hải đảo đều có một
trường trung học cơ sở nội trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số
11
và trường phổ thông có nhiều
cấp học.
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có một trường trung học phổ thông chuyên
dành cho học sinh xuất sắc trong việc học tập một trong các các môn học, có trường trung cấp
hoặc/và một trường cao đẳng (junior college), một trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh. Các
tỉnh miền núi và các tỉnh có nhiều huyện miền núi đều có trường trung học phổ thông nội trú dành
cho học sinh dân tộc thiểu số. Một số tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương còn có trường năng
khiếu nghệ thuật, trường năng khiếu thể dục-thể thao và trường dành cho người khuyết tật, tàn tật.
- Các trường đại học tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố như
Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ ... Ngoài ra, hầu như mỗi tỉnh đều có trường
cao đẳng hoặc trường đại học.
3.2. Giáo dục mầm non và việc thực hiện quyền trẻ em:
Giáo dục mần non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến
sáu tuổi. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1. [12] Cơ sở
giáo dục mầm non gồm nhà trẻ (tiếp nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến ba tuổi) và trường mẫu giáo
(tiếp nhận trẻ từ ba tuổi đến năm tuổi).
Chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước là bảo đảm các quyền của trẻ em được quy định
trong Luật Giáo dục và Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Cụ thể là:
- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi.
- Trẻ em được chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại
các cơ sở y tế công lập.
- Trẻ em được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí.
Việc thành lập các nhà trẻ nhằm mục đích giúp các bà mẹ có nơi gửi con để đi làm và tham
gia hoạt động xã hội, góp phần tạo điều kiện thực hiện sự bình đẳng về giới.
Về mặt quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục mầm non hoặc do Uỷ ban nhân dân cấp huyện

thành lập (cơ sở công lập), hoặc do cộng đồng xã, phường thành lập (cơ sở dân lập), hoặc do tư
nhân thành lập (cơ sở tư thục).
- Các cơ sở giáo dục mầm non công lập chỉ được thành lập tại các xã thuộc địa bàn kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn, vùng cư trú của các dân tộc thiểu số.
- Các cơ sở giáo dục mầm non dân lập chủ yếu được thành lập tại nông thôn. Dân cư trong
cộng đồng đóng góp xây dựng trường sở, mua sắm thiết bị và bảo đảm kinh phí hoạt động, chính
quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ về nguồn lực.
11
Cấp trung học cơ sở
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
21
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

- Chính phủ khuyến khích tư nhân thành lập các cơ sở giáo dục tiền học đường tư thục. Các
trường này được hưởng các chính sách ưu đãi như được giao hoặc cho thuê đất, được giao hoặc
cho thuê cơ sở vật chất, được hưởng ưu đãi về thuế và tín dụng.
Về quy mô giáo dục mầm non, trong năm học 2007-2008, cả nước có 3.057.718 trẻ em được
bố mẹ gửi vào 11.620 cơ sở giáo dục mầm non; trong đó có 5.678 cơ sở giáo dục mầm non công
lập tiếp nhận 1.336.824 trẻ em, 5.942 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tiếp nhận 1.720.894
trẻ em. [13] [19]
Mục tiêu phát triển của giáo dục mầm non đến 2010 là:
- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em trước 6 tuổi. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của
trẻ em trong các cơ sở giáo dục tiền học đường xuống dưới 15%
12
.
- Mở rộng hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn
và vùng khó khăn để hệ thống này có thể thu hút 18% trẻ em dưới 3 tuổi, 67% trẻ em trẻ em từ 3
đến 5 tuổi. Riêng đối với trẻ em 5 tuổi, cố gắng thu hút 95%
13
để chuẩn bị cho các em vào học lớp

một.
- Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn cho các bậc ông bà, cha mẹ về nuôi
dạy trẻ em. [15]
3.3. Giáo dục tiểu học
Cấp tiểu học gồm 5 lớp, thu nhận trẻ em từ 6 tuổi. Như vậy, nếu trẻ không lưu ban, bỏ học
thì đến 11 tuổi sẽ tốt nghiệp tiểu học.
Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học
sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở. [12] Trong chương trình tiểu học hiện hành, ở lớp 1, lớp
2 và lớp 3 có 6 môn học là : Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật;
trong đó, chỉ có Tiếng Việt và Toán có sách giáo khoa (để học sinh sử dụng), bốn môn còn lại có
tài liệu hướng dẫn giảng dạy (để giáo viên sử dụng); ở lớp 4 và lớp 5 có 7 môn học là: Tiếng Việt,
Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật; trong đó, bốn môn có sách
giáo khoa là Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, các môn học còn lại có tài liệu hướng
dẫn giảng dạy. [14]
Năm học 2007-2008, cả nước có 14.939 trường tiểu học với 6.832.567 học sinh. Số trường
công lập là 14.844 với 6.832.218 học sinh. Số trường ngoài công lập là 95 với 18.349 học sinh.
[13] [19] Trong những năm gần đây, số học sinh tiểu học giảm liên tục.
17
Bên cạnh tình trạng học
sinh bỏ học, nhiều nhà phân tích cho rằng hiện tượng này là kết quả của việc giảm tỷ lệ tăng dân
số (nhân khẩu trong độ tuổi 6-11 giảm) và việc trẻ em đi học đúng độ tuổi (trước đây quy mô cấp
tiểu học lớn hơn dân số trong độ tuổi 6-11).
Thực hiện quy định của Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991, mọi trẻ em chậm chất là đến
14 tuổi đều phải tốt nghiệp tiểu học, hơn chục năm trở lại đây, ngày 5-9 được lấy làm ngày toàn
dân đưa trẻ em đến trường với mục tiêu vận động tất cả các gia đình có con lên 6 đều đưa vào học
lớp một. Năm 2000, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 6-11 đi học là 95%; năm học 2004-2005 tỷ lệ đó là
hơn 98%. [19]
Mục tiêu phát triển của giáo dục tiểu học đến 2010 là: Thực hiện phổ cập giáo dục đúng
độ tuổi (thu hút 99% trẻ em trong độ tuổi đi học, giảm thiểu tỷ lệ lưu ban, bỏ học), nâng cao chất

lượng và hiệu quả, tiến tới thực hiện dạy và học 2 buổi/ ngày, đưa ngoại ngữ vào học từ lớp 3,
giảm tỷ lệ hs/gv và quy mô các lớp học. [13]
12
Năm 2005 là 20%
13
Năm 2005 các chỉ tiêu này là15%, 58% và 85%.
1
7
Năm học 2001-2002, số học sinh mtiểu học là 9.311.010. Như vậy, mỗi giảm trung bình gần 400-500 nghìn học
sinh.
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
22
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

3.4. Giáo dục trung học:
Giáo dục trung học có hai cấp, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Trung học
cơ sở gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở là củng cố và
phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, hoặc học nghề
(trung cấp chuyên nghiệp/ trung cấp nghề), hoặc đi vào cuộc sống lao động. [12]
Trung học phổ thông gồm 3 lớp (từ lớp 10 đến lớp 12). Mục tiêu giáo dục của cấp trung
học phổ thông là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,
hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có
điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, hoặc học lên đại học, cao đẳng,
hoặc học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. [12]
Năm học 2007-2008, cả nước có 10.491 trường trung học cơ sở với 5.791.229 học sinh;
trong đó, số trường công lập là 10.458 với 5.791.229 học sinh và số trường ngoài công lập là 33
với 68.297 học sinh. Cũng trong năm học này, số trường trung học phổ thông là 2.476 với
3.070.023 học sinh; trong đó, số trường công lập là 1.826 với 2.238.141 học sinh và số trường
ngoài công lập là 831.882 học sinh. [13] [19]

Tại các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số (tỉnh miền núi và tỉnh có huyện miền núi) trong
các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có một số trường nội trú. Theo thống kê năm
2005, tổng số trường nội trú dành cho con em dân tộc thiểu số là 325; trong đó có 11 trường dân
tộc nội trú trung ương với 4.400 học sinh; 48 trường tỉnh (trung học phổ thông) với khoảng 20
nghìn học sinh; và 266 trường huyện (trung học cơ sở) với khoảng 60 nghìn học sinh. [9] [19]
Triển khai chương trình phân ban ở trung học phổ thông là một nội dung đổi mới quan trọng
ở giáo dục phổ thông. Từ năm học 2006-2007, cấp trung học phổ thông có ba ban: (i) Ban cơ bản,
(ii) Ban khoa học tự nhiên (và toán), (iii) Ban khoa học xã hội và ngoại ngữ. Chương trình của cả
ba ban đều gồm các môn học: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hoá học, Ngoại ngữ,
Chính trị và Giáo dục công dân, Thể dục thể thao... Yêu cầu của ban cơ bản chính là chuẩn kiến
thức và kỹ năng (nghĩa là yêu cầu tối thiểu cần thiết) đối với tất cả các môn học thuộc chương
trình của cấp học. Yêu cầu của Ban khoa học tự nhiên (và toán) là nâng cao đối với bốn bộ môn:
Toán, Vật lý, Hoá học và Sinh học. Yêu cầu của ban khoa học xã hội và ngoại ngữ là nâng cao đối
với bốn bộ môn: Văn học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ. [14]
Đối với một trường, việc giảng dạy, học tập theo mấy ban, là ban nào tuỳ thuộc sự lựa chọn
của hiệu trưởng/ hội đồng nhà trường sau khi báo cáo và được giám đốc sở giáo dục và đào tạo
đồng ý. Đối với những trường chọn ban cơ bản thì để tăng cường khả năng lựa chọn của học sinh,
nhà trường có thể có tổ chức thực hiện các chương trình tự chọn đối với các môn học được nâng
cao ở hai ban: Ban khoa học tự nhiên (và toán), Ban khoa học xã hội và ngoại ngữ.
Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông đến 2010 là: Thực hiện phổ cập giáo dục trung
học cơ sở; thu hút 99% trẻ em trong độ tuổi 11-15 đi học trung học cơ sở, 50% trẻ em trong độ
tuổi 15-18 đi học trung học phổ thông; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảo đảm tất cả học sinh đều
được học một ngoại ngữ liên tục từ lớp 6 đến lớp 12. [15]
3.5. Giáo dục nghề nghiệp - trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp, có đạo đức và lương tâm, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện
cho người lao động có thể tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ. [12]
Giáo dục nghề nghiệp có ba trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Đào tạo trình độ
sơ cấp thực hiện trong thời gian dưới một năm; đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng thực hiện

Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
23
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

trong thời gian từ một đến ba năm tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp và trình độ của người
học ở đầu vào. [12]
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc quyền quản
lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề thuộc quyền quản
lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo thống kê năm 2006, trong cả nước có 1.688 cơ
sở dạy nghề phân bố ở tất cả các tỉnh, bao gồm 236 trường dạy nghề (tăng gấp đôi so với năm
1998), 404 trung tâm dạy nghề và trên 1.000 các lớp dạy nghề
18
. [19] [20] Trong hệ thống các
trường dạy nghề, ngoài các trường công lập, có trường tư thục, trường có vốn đầu tư của nước
ngoài và trường của quân đội để thực hiện việc dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ. Về các trường trung
học chuyên nghiệp (thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo), mặc dầu nhiều trường
mạnh lần lượt chuyển thành trường cao đẳng nhưng trong 5 năm (từ 2001 đến 2005) tổng số các
trường trung học chuyên nghiệp vẫn tăng. Cụ thể, năm học 2001 có 253 trường đến năm học 2005
có 285 trường, với 283.335 học sinh. Trong đó, có 238 trường công lập và 47 trường tư thục; có
trường thuộc các bộ và có trường thuộc địa phương, mỗi tỉnh trung bình có từ 3 đến 5 trường (trừ
3 tỉnh mới thành lập)
19
. [19] [20]
Mục tiêu phát triển của giáo dục nghề nghiệp đến năm 2010 là:
- Thiết lập hệ thống đào tạo nghề nghiệp thực hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân lành nghề, đội ngũ kỹ thuật viên và cán
bộ chuyên môn ở trình độ cao đẳng từ những người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và trung
cấp nghề.
- Thu hút 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường trung cấp
14

và 10%
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học các cao đẳng nghề. [15]
3.6. Giáo dục đại học
Giáo dục đại học đào tạo bốn trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Cụ thể:
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2-3 năm, đối với người tốt nghiệp trung học
phổ thông hoặc trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; 1-2 năm đối với người tốt nghiệp trung
cấp cùng chuyên ngành; [12]
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4-6 năm đối với người tốt nghiệp trung học phổ
thông hoặc trung cấp; từ 2
1
/
2
- 4 năm đối với người tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ
1
1
/
2
- 2 năm đối với người tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành; [12]
- Đào tạo trình độ thạc sĩ thực hiện từ 1-2 năm đối với người tốt nghiệp đại học; [12]
- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm đối với người tốt nghiệp đại học; từ 2-3
năm đối với người có bằng thạc sĩ. [12]
Mục tiêu giáo dục của cấp đại học là đào tạo sinh viên thành những người có phẩm chất
chính trị, có đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp
tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [12]
Các cơ sở giáo dục đại học của nước ta gồm:
- Các trường cao đẳng (junior college);
1
8
Nguồn: Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện giai đoạn một (2001-2005) chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010,
viện CL&CTGD

1
9
Năm 2004, trong số 286 trường có 246 trường công lập, 40 trường ngoài công lập. Nếu chia theo chủ thể quản lý
thì, địa phương quản lý 211 trường, các bộ, ngành TW quản lý 75 trường.
14
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 quy định: Thu hút 15% học sinh tốt nghiệp THCS vào THCN
(theo Luật giáo dục 2005 là TCCN) và 15% vào học trường dạy nghề dài hạn, ở đây xin gộp chung thành 30% vào
học trung cấp (TCCN và TC nghề)
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
24
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

- Các trường đại học (university), trong đó có đại học gồm nhiều trường thành viên
(colleges), có đại học chỉ có các khoa;
- Các học viện;
Theo thống kê năm 2006, cả nước có 322 trường đại học, cao đẳng với 1.53.846 sinh viên;
trong đó có 275 trường công lập với 1.310.375 sinh viên và 193.471 sinh viên. Về đào tạo sau đại
học có gần 150 cơ sở với 38.461 học viên cao học
20
và 4.518 nghiên cứu sinh
21
. Tỷ lệ sinh viên
trên một vạn dân là 179. [19]
Mục tiêu phát triển của giáo dục đại học đến 2010 và 2020 là:
- Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh
viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó có 70-80% sinh viên theo học các chương trình nghề
nghiệp - ứng dụng và khoảng 40% sinh viên thuộc các trường ngoài công lập. [17]
- Bảo đảm đến năm 2010 đạt 40% giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ thạc sĩ và 25% có
trình độ tiến sĩ; tỉ lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20. [17]
- Áp dụng các phương thức và công nghệ quản lý hiện đại trong các cơ sở giáo dục đại học,

đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông; hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về
đào tạo và nghiên cứu khoa học, và hệ thống thư viện điện tử. [17]
- Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả của các hoạt động khoa học công nghệ trong các
trường đại học. Các trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả
nước. Nguồn thu từ các hoạt động khoa học - công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt khoảng 15% tổng
nguồn thu của các trường. Nhà nước dành hơn 1% ngân sách để các trường đại học thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. [17]
- Bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường về tất cả các mặt. Bảo đảm vai
trò quản lý của nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với các hoạt động của nhà
trường. [17]
3.7. Giáo dục thường xuyên:
Trong suốt một thời gian dài, nhân dân ta kiên trì tiến hành công cuộc chống nạn mù chữ,
phát triển giáo dục người lớn (lúc đầu là giáo dục bình dân, rồi giáo dục bổ túc và ngày nay là giáo
dục thường xuyên). Kết quả là hàng chục triệu người đã thoát khỏi nạn mù chữ. Hàng triệu người,
thông qua các lớp bổ túc văn hoá và các khoá đào tạo tại chức mà tiếp tục mở mang sự hiểu biết,
vươn tới ánh sáng của tri thức.
Ngày nay, giáo dục thường xuyên có chức năng giúp mọi người vừa làm vừa học, học suốt
đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và tự tạo việc làm, thích nghi với đời sống xã
hội. [12]
Trong phạm vi chức năng, giáo dục thường xuyên có các chương trình sau:
- Chương trình xoá mù chữ và sau xoá mù chữ;
- Chương trình giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ theo yêu cầu
của người học;
- Chương trình đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. [11]
Hệ thống tổ chức thực hiện giáo dục thường xuyên gồm các trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp tỉnh, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện và các trung tâm học tập cộng
2
0

Người được đào tạo thành thạc sĩ
2
1
Người được đào tạo thành tiến sĩ
Quyển 4 – Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới
25

×