Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.13 KB, 2 trang )

Mặt đất và bầu trời, núi non và biển cả, dòng sông và những cánh đồng… đó là
sự ban tặng tuyệt với nhất của tự nhiên cho muôn loài, trong đó có CON NGƯỜI.
Mẹ TRÁI ĐẤT đã sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng con người bằng bầu khí quyển trong
lành, từ những cánh rừng đại ngàn, từ đại dương xanh thẳm, từ những dòng sông và
những cánh đồng. Trải qua nhiều thế kỷ, con người đã hoà đồng và lệ thuộc vào tự
nhiên. Nhưng gần đây, bằng những phát kiến khoa học vĩ đại, dường như con người
đang muốn tách ra khỏi thiên nhiên. Bằng lòng tự mãn của mình, để phục vụ cho nhu
cầu nhất thời, con người cũng có khi đã quay lưng lại, đối xử một cách thô bạo với
NGƯỜI ĐÃ NUÔI DƯỠNG mình.
Đây là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu, nhưng tôi chỉ xin đề cập đến một vấn đề
nhỏ, trong chủ đề lớn ấy, đó là “Nạn chặt phá rừng”, vì sao tôi lại nêu lên vấn đề này
mà không phải vấn đề khác như nước, không khí hay rác thải. Như các bạn biết đấy
Điện Biên là một thành phố được mệnh danh là “Nơi hoa ban nở thành người con gái
Thái”. Nhưng rừng của chúng ta đang bị tàn phá nặng nề bởi bàn tay con người và
không ít những lần bạn và tôi đã từng chứng kiến rừng trút giận lên con người bằng
những đợt rét đậm, rét hại cùng khô hạn, rồi những đợt “lũ chồng thêm lũ. Đôi khi
tôi thảng thốt giật mình “đâu mất rồi những cánh Hoa Ban trắng trên nền xanh của
núi rừng ngút ngàn?”, chỉ còn thấy những dãy núi loang lổ những vết thương, những
vết chặt, vết chém. Rừng đang chảy máu, rừng đang “kêu cứu”. Hàng ngày, đi trên
đường bạn vẫn thấy những bà mẹ gò lưng trên chiếc xe đạp cà tàng bán củi cho con
ăn học. Đến mùa măng thì lại thấy bạt ngàn măng đắng được bầy bán ở chợ, đây là
một thứ đặc sản nổi tiếng của vùng tây bắc, nếu ai lên Điện Biên mà chưa được
thưởng thức “ăn măng đắng, tắm cởi truồng” thì coi như chưa đặt chân lên đất Tây
Bắc. Và mọi người vẫn nói “Tre già măng mọc”, nhưng măng non bị đào ngay từ khi
còn chưa thấy ánh nắng mặt trời, tre già bị chặt làm củi, làm nhà…thì hỏi còn măng
mọc nữa không? Rồi tập tục “Du canh, du cư” “Đốt nương làm rẫy” đang làm rừng
suy kiệt. Cái lợi trước mắt bao giờ cũng là cái lợi mà khiến chúng ta ít phải suy nghĩ,
ít phải nhọc công, măng của rừng chúng ta cứ đào, đất của rừng chúng ta cứ khai
thác đốt, cây của rừng chúng ta mặc sức chặt. Nhưng tương lai thì sao? Chưa ai một
lần suy nghĩ sau mỗi lần đi bán gánh củi, bán bó măng hay cầm mồi lửa để đốt rừng.
Chúng ta phải bảo vệ rừng bởi cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung


cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày
càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con
người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại? Sự mất mát quá lớn
của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật
quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí
quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái
đất…Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng
mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối
với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và
phải có sự chủ động để đối phó. Vì thế, chúng ta fải tự ý thức về lợi ích môi trường,
và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng
nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi fục và fát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các
khu bảo tồn thiên nhiên.v.v…
Bảo vệ môi trường – Bảo vệ rừng có thể rất nhiều người nghĩ đó là những hoạt
động mang tính quy mô, tốn kém, và fải tốn nhiều thời gian . Điều đó đúng, song nó
cũng có thể bắt đầu từ những việc làm hết sức nhỏ bé hàng ngày, chắc chắn trong
chúng ta, ai cũng đã tham gia các phong trào do Đoàn, Đội phát động vì “Trường em
Xanh - Sạch - Đẹp”. Từ những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu
gom rác... nhưng nó đã góp phần hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong
thiếu nhi đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường. Và .
thay vì cách nói chuyện với họ là ko đc săn bắt thú rừng, không được đốt nương làm
rẫy thì xây dựng 1 khu du lịch sinh thái, một dự án trồng cây ăn quả những người
dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy
trở thành những hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những
đồ lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn
việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn dịnh, con cái được học hành, nghèo đói sẽ
không còn là vấn đề nan giải, khi kinh tế được đảm bảo thì ý thức bảo vệ sẽ được
nâng cao. Và những lời như thế này sẽ là người bạn đồng hành để nhắc nhở chúng
ta: “NẾU QUAY LƯNG LẠI VỚI THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI SẼ TỰ HUỶ
DIỆT CHÍNH MÌNH”, nên mỗi “Con người hãy cứu lấy cái nôi của loài người” – đó

là hành động thiết thực của cuộc sống.
Vâng! Như các bạn biết đấy Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng
cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả
nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Còn đối với tuổi trẻ
Điện Biên tôi chỉ mong mai này những cánh ban trắng sẽ nở thật đẹp trên nền xanh
của cây trái, sẽ thấy những nụ cười tươi của những bà mẹ trên những cánh rừng ngút
ngàn hoa quả. Những em học sinh vui đến trường trong không khí tây bắc thật mát
mẻ, trong lành với những lời ca về Điện Biên
“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×