1
CHUYÊN ĐỀ: CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG BỒI
DƢỠNG HSG LIÊN MÔN CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI.
MÔN ĐỊA LÍ
A) MỞ ĐẦU
- Tác giả chuyên đề: Đỗ Thị Vân. GV Địa lí Trường THCS Vĩnh Tường.
- Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 8
- Giới hạn: Chương trình môn Địa lí lớp 6,7 và lớp 8 tính đến thời điểm thi,
trọng tâm là kiến thức lớp 8.
- Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: Kiến thức cơ bản trong Sách giáo
khoa và kiến thức nâng cao dùng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp
huyện và cấp tỉnh.
- Hệ thống phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên
đề: Phương pháp thuyết trình để giảng phần lý thuyết cơ bản, phương pháp đàm
thoại - vấn đáp, phương pháp hoạt động theo nhóm.
Trong chuyên đề gồm có: lý thuyết cơ bản, hệ thống các ví dụ, bài tập đặc trưng
để giải các dạng bài tập trong chuyên đề; các bài tập HS tự giải.
- Sự cần thiết của chuyên đề: Xuất phát từ thực tế 3 năm gần đây Sở GD&ĐT
Vĩnh Phúc tổ chức kì thi HSG liên môn các môn khoa học xã hội. Đây là kì thi
lần đầu tiên tổ chức thi theo hình thức liên môn nên việc bồi dưỡng HSG đối với
giáo viên còn bỡ ngỡ cả về phương pháp, kiến thức, sự phối hợp giữa các giáo
viên bộ môn đôi khi còn lúng túng nên nhiều trường kết quả thi chưa cao.
Trường THCS Vĩnh Tường trong 3 năm dự thi cả 3 năm đội tuyển Liên môn của
trường đều xếp nhất. Từ thực tế giảng dạy tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm
phương pháp bồi dưỡng HSG liên môn đối với môn Địa lí.
- Kết quả triển khai chuyên đề: Tác giả đã sử dụng chuyên đề này trong bồi
dưỡng HS giỏi của trường và lớp đầu cao của huyện và bước đầu nhận được
phản hồi tích cực.
2
B) NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP BỒI DƢỠNG (HSG) LIÊN MÔN
KHOA HỌC XÃ HỘI (KHXH) MÔN ĐỊA LÍ.
1. Nắm rõ cấu trúc của đề thi để có hƣớng bồi dƣỡnghọc sinh( HS).
- Đề thi liên môn KHXH có cấu trúc hai phần: Trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc
nghiệm gồm 30 câu, kiến thức bốn môn, tổng điểm là 3,0. Thời gian làm bài 45
phút.
- Phân tự luận khoảng bốn đến năm câu, tổng điểm là 7,0. Thời gian làm bài 135
phút. Trong đó dù tích hợp cao (đề 1-trang…) hay thấp (đề 3-trang…) giữa bốn
môn thì số điểm thường nghiêng về môn Văn nhiều hơn so với ba môn còn lại.
- Việc tìm hiểu cấu trúc của đề sẽ giúp cho người dạy định hướng được chương
trình ôn tập và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là những giáo viên năm
đầu dạy bồi dưỡng.
2. Phƣơng pháp lựa chọnhọc sinh giỏi (HSG) liên môn KHXH:
- Đây là khâu quan trọng quyết định tới 50% thành công của cuộc thi; Gv nên
chọn HS có ý thức học tập tốt, có tư duy tốt, có khả năng phân tích, khái quát.
Đặc biệt chọn những HS học đều các môn, chữ viết đẹp.
3. Một số phƣơng pháp bồi dƣỡng HSG liên môn KHXH môn Địa lí.
3.1.GV cần bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bộ môn.
- Học sinh phải nắm chắc, hiểu sâu kiến thức bộ môn Địa lý, từ lớp 6 đến lớp 8,
trọng tâm là kiến thức lớp 8 tính đến thời điểm thi.
* Ví dụ: Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (lớp 8)
- HS cần nắm được đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của châu lục.
- Đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á.
* Ví dụ: Bài 2. Khí hậu châu Á (lớp 8)
- Hs cần nắm được đặc điểm khí hậu châu Á gồm 2 đặc điểm cơ bản:
+ Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng
+ Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục
địa.
- với đặc điểm thứ nhất khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng bên cạnh việc nắm
rõ đặc điểm HS giải thích được vì sao khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng.
3
- Đặc điểm thứ hai Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các
kiểu khí hậu lục địa. HS cần nắm được phân bố, đặc điểm khí hậu của các kiểu
khí hậu phổ biến trên.
Ví dụ: Bài 4. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.
- HS cần nắm được đặc diểm dân cư châu Á có hai đặc điểm cơ bản:
+ Đây là châu lục đông dân nhất thế giới. (GV có thể mở rộng giải thích tại sao
đây là châu lục dân số đông nhất thế giới)
+ Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.
- Về mặt xã hội: Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn (thời gian, địa
điểm).
3.2. Giáo viên hƣớng dẫn HS giải các câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học.
-Trọng tâm là các câu hỏi có trong sgk, vở bài tập.
* Ví dụ: Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (lớp 8)
Câu 1. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và
ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
Gợi ý trả lời:
*Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á.
- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á-Âu.
- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
- Tiếp giáp với 2 châu lục (Châu Âu, châu Phi) và 3 đại dương (Bắc Băng
Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương).
- Diện tích rộng nhất thế giới: 41,5 triệu km2
- kích thước lãnh thổ rộng lớn: Chiều dài từ Cực bắc đến cực Nam 8500km,
rộng từ tây sang đông 9200km.
* Ý nghĩa với khí hậu:
- Với vị trí địa lí và kích thước lãnh thổ rộng lớn đã làm cho khí hậu châu Á
phân hóa da dạng.
Câu 2. Hãy nêu các đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.
Gợi ý trả lời.
4
*Địa hình:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng
bậc nhất thế giới.(d/c)
- các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông –tây hoặc gần đông-tây, bắc-nam
hoặc gần bắc-nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
- các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi
cao có bang hà bao phủ quanh năm.
* Khoáng sản:
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
- Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồn, thiếc…
Câu 3. Dựa vào hình 1.2 : Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á
(SGK), hãy ghi tên các đồng bằng lớn và sông chính chảy trên từng đồng
bằng.
Gợi ý trả lời: Các đồng bằng lớn và sông chính chảy trên từng đồng bằng:
STT
1
2
3
4
5
Các đồng bằng lớn
Hoa Bắc
Hoa Trung
Tây Xi-bia
Ấn Hằng
Lưỡng Hà
Các sông chính
Hoàng Hà
Trường Giang
Ô-bi và I-ê-nit-xây
Sông Ấn và song Hằng.
Ti-grơ và Ơ-phrát
3.3. Giáo viên hƣớng dẫn HS khắc sâu những thông tin quan trọng sau mỗi
bài học để học sinh có thể trả lời các câu hỏi trắc nghiệm mà đề thi có thể
hỏi xung quanh nội dung mỗi bài học.
Ví dụ: Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (lớp 8)
-Diện tích Châu Á.
-Châu Á tiếp giáp 3 đại dương :(Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng
Dương,), không tiếp giáp đại dương Đại Tây Dương.
- Tiếp giáp 2 châu lục: Châu Phi, Châu Âu.
- Chiều dài từ bắc xuống nam: 8500km, rộng từ đông-tây: 9200km.
- Núi cao nhất châu Á: Hymalaya, cao8848m
- Đồng bằng rộng lớn nhất châu Á: Tây xi-bia
5
- Sơn nguyên cao và rộng nhất châu Á; Tây Tạng.
- Hồ lớn nhất châu Á: Bai can.
Ví dụ: Bài 5. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á.
- HS cần nhớ các thông tin: Số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, các chủng tộc
và địa bàn phân bố, chủng tộc có số dân đông nhất, địa điểm, thời điểm ra đời 4
tôn giáo.
3.4. GV hƣớng dẫn HS học các nội dung liên môn tích hợp với các bộ môn
sử, GDCD, văn .
* Các nội dung tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Với nội dung tích hợp các vấn đề về môi trường giáo viên cần thống kê các bài
có tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình học ở các mức độ tích
hợp khác nhau để có định hướng bồi dưỡng cho học sinh.
- Thống kê các bài có nội dung tích hợp môi trường.
- Mức độ toàn phần:
Bảng 1: Thống kê các bài dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở mức độ
tích hợp toàn phần cấp THCS
Lớp
Bài
6
-Bài 15. Các
mỏ khoáng
sản
7
-Bài 10. Dân số
và sức ép dân số
tới tài nguyên
môi trường ở đới
nóng.
-Bài 11. Di dân
và sự bùng nổ đô
thị ở đới nóng
-Bài 17. Ô nhiễm
môi trường ở đới
ôn hòa
8
-Bài 32. Các
mùa khí hậu và
thời tiết ở nước
ta
-Bài 38. Bảo vệ
tài nguyên sinh
vật Việt Nam
9
-Bài 9. Sự phát
triển và phân bố
lâm nghiệp, thủy
sản
- Bài 38. Phát
triển tổng hợp và
bảo vệ tài
nguyên, môi
trường biển-đảo.
Bài 39: Phát triển
tổng hợp và bảo
vệ tài nguyên môi
trường biển đảo
(tiếp theo)
3 bài
Số
1 bài
3 bài
2 bài
lượng
Bảng 2.Thống kê các bài dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở mức độ tích
hợp bộ phận cấp THCS
Lớp
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
6
6
(3 bài)
- Bài 13: Địa hình bề mặt Trái -Mục 3. Địa hình caxtơ và các hang
Đất
động
- Bài 26: Đất. Các nhân tố hình - Mục 2. Thành phần và đặc điểm
thành đất
của thổ nhưỡng
- Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các - Mục 3. Ảnh hưởng của con người
nhân tố ảnh hưởng đến sự phân đối với sự phân bố thực, động vật
bố thực, động vật
trên Trái Đất
Lớp 7
(8 bài)
- Bài 1: Dân số
- Mục 2. Dân số thế giới tăng
nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ
XX, mục 3. Sự bùng nổ dân số
- Bài 8: Các hình thức canh tác - Mục 1. Làm nương rẫy, mục 2.
trong nông nghiệp ở đới nóng
làm ruộng thâm canh lúa nước
- Bài 9: Hoạt động sản xuất - Mục 1: Đặc điểm sản xuất nông
nông nghiệp ở đới nóng
nghiệp
- Bài 15: Hoạt động công - Mục 2. Cảnh quan công nghiệp
nghiệp ở đới ôn hòa
- Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn - Mục 2. Các vấn đề của đô thị
hòa
- Bài 18: Thực hành: Nhận biết - Bài tập 3
đặc điểm môi trường đới ôn
hòa
- Bài 20: Hoạt động kinh tế của - Mục 2: Hoang mạc đang ngày
con người ở hoang mạc
càng mở rộng
- Bài 22: Hoạt động kinh tế của - Mục 2: Việc nghiên cứu và khai
con người ở đới lạnh
thác môi trường
Lớp 8
(6 bài)
- Bài 31: Đặc điểm khí hậu - Mục 2: Tính chất đa dạng và thất
Việt Nam
thường
- Bài 33: Đặc điểm sông ngòi - Mục 2: Khai thác kinh tế và bảo
Việt Nam
vệ sự trong sạch của các dòng sông
- Bài 36: Đặc điểm đất Việt - Mục 2: Vấn đề cải tạo và sử dụng
Nam
đất ở Việt Nam
- Bài 41: Miền Bắc và Đông -Mục 4. Tài nguyên phong phú ,đa
Bắc Bắc bộ
dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi
tiếng
- Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc - Mục 4. Tài nguyên phong phú
Trung Bộ
đang được điều tra khai thác
- Bài 43: Miền Nam Trung Bộ -Mục 4. Tài nguyên phong phú và
và Nam Bộ
tập trung dễ khai thác
Bảng 3: Thống kê các bài dạy giáo dục bảo vệ môi trường ở mức độ liên hệ
cấp THCS.
7
Lớp
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Lớp 6
(3 bài)
- Bài 17: Lớp vỏ khí
- Mục 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí
- Bài 23: Sông và hồ
- Mục 1. Sông và lượng nước của
sông, mục 2. Hồ
- Bài 24: Bn và đại dương
- Mục 2. Sự vận động của nước
biển và đại dương
Lớp 7
- Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa
- Mục 2. Đô thị hóa. Các siêu đô
thị
(9 bài)
- Bài 6: Môi trường nhiệt đới
- Mục 2. Các đặc điểm khác của
môi trường
- Bài 30: Kinh tế châu Phi
- Mục 1. Nông nghiệp, mục 2.
Công nghiệp
- Bài 32: Các khu vực châu Phi
- Mục 2. Khu vực Trung Phi
- Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- Mục 1. Nền nông nghiệp tiên
tiến
- Bài 45: Kinh tế Trung và Nam - Mục 3. Vấn đề khai thác rừng
Mĩ
Amadôn
Lớp 8
(2 bài)
- Bài 47: Châu Nam Cực
- Mục 1. Khí hậu
- Bài 55: Kinh tế châu Âu
- Mục 3. Dịch vụ
- Bài 56: Khu vực Bắc Âu
- Mục 2. Kinh tế
- Bài 16: Đặc điểm kinh tế các - Mục 1. Nền kinh tế của các
nước Đông Nam Á
nước Đông Nam Á phát triển khá
nhanh song chưa vững chắc
- Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt - Mục 3. Địa hình nước ta mang
Nam
tính chất nhiệt đới gió mùa và
chịu tác động mạnh mẽ của con
người
Ví dụ 1:
+ Ở lớp 6: Bài 17: Lớp vỏ khí, khi dạy mục 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí,
ngoài việc cung cấp cho học sinh kiến thức về vai trò của lớp vỏ khí nói chung
và lớp ôzôn nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. Giáo
viên khéo léo liên hệ để học sinh biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và
hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn.
Ví dụ 2:
+ Ở lớp 7: Bài 47: Châu Nam cực, khi dạy mục 1. Khí hậu. Giáo viên liên
hệ cho học sinh biết vấn đề cần quan tâm ở châu Nam Cực là bảo vệ các loài
động vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng mà điển hình là cá voi xanh.
Ví dụ 3:
+ Ở lớp 8: Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam, khi dạy mục 3. Địa hình
nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con
8
người, giáo viên liên hệ để học sinh biết được vai trò của địa hình đối với đời
sống và sản xuất của con người, một số tác động tích cực và tiêu cực của con
người tới địa hình ở nước ta, sự cần thiết phải bảo vệ địa hình.
*Tích hợp nội dung bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển –đảo.
- Chủ yếu là bài 24. Vùng biển Việt Nam (lớp 8) và bài 38 và 39. Phát triển tổng
hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo tham khảo (lớp 9)
*Tích hợp địa danh.
- Ví dụ khi nói đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền có thể tích
hợp với môn Địa lí để hỏi các thông tin về địa danh diễn ra trận chiến, sông
Như Nguyệt còn có tên gọi là gì.
- Ví dụ:
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
(Trích Ngữ văn 7, tập1
Câu 1: Bài thơ trên có nhan đề là gì và của ai?
A. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt
B. Thiên Trường vãn vọng- Trần
Nhân Tông
B. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
D. Bình Ngô đại cáo- Nguyễn
Trãi
Câu 2: Tác giả bài thơ là một vị tướng giỏi của lịch sử dân tộc, hãy cho biết tên
tuổi của ông gắn với cuộc kháng chiến nào của dân tộc?
A. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý.
B. Cuộc kháng chiến chống Thanh của nhà Nguyễn.
C. Cuộc kháng chiến chống Minh của Lê Lợi.
D. Cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên của nhà Trần.
Câu 3: Hàm Tử nay thuộc địa phận nào?
A. Hà Nội
B. Hưng Yên
C. Hải Phòng
D.
Nam Định
Câu 4: Bài thơ có những nội dung nào?
A. Tự hào về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
B. Khát vọng thái bình thịnh trị.
C. Quyết tâm quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
D. Ý A và B.
Câu 5: Chuyện kể rằng:
“Có lần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, bà Quốc Mẫu xin riêng cho một người
được làm chức câu đương, Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó.
Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến. Thủ
Độ bảo hắn:
9
- Người vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những
câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!”
- Người đó van xin mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ vì
việc riêng nữa.
Câu chuyện trên nói lên phẩm chất nào của Thái sư Trần Thủ Độ?
A.Liêm khiết
C. Tự chủ
B. Tôn trọng người khác
D. Tôn trọng lẽ phải.
Câu 6: Câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” được Thái
sư Trần Thủ Độ trả lời vua Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông
Nguyên lần thứ mấy?
A. Lần thứ nhất
B. Lần thứ hai
C. Lần thứ ba
D.
Lần
thứ tư.
Câu 7: “Sự nói xấu là cái tật cứ đi bới móc chuyện xấu của người ta mà nói.
Người nói xấu là có ý để thỏa lòng ghen ghét, hoặc để khoe cái hay và che cái
dở của mình. Người nói xấu là người hèn hạ, đáng khinh, vì chỉ nói những lúc
vắng mặt người ta, để làm cho người ta mất danh giá”.
Việc nói xấu ngưới khác là hành vi gì?
A. Không tự trọng
B. Thiếu liêm khiết
B. Không tôn trọng người khác
D. Tôn trọng kỉ luật.
Câu 8: Việc nói xấu người khác để thỏa lòng ghen ghét đã xâm phạm tới phẩm
chất nào?
A. Đạo đức
B. Danh dự, phẩm giá C. Lợi ích
D.
Giữ
chữ tín.
Câu 9: Bài văn “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua nhắc đến tình cảm yêu
nước của người dân nước nào?
A. Mỹ
B. Liên xô.
C. Đan Mạch
D. Cưrơ-gư-xtan
Câu 10: Lòng yêu nước thể hiện trong giá trị truyền thống nào của dân tộc Việt
Nam?
A. Truyền thống văn hóa nghệ thuật.
C. Truyền thống về nghề nghiệp
B. Truyền thống đạo đức.
D. Truyền thống nhân đạo.
Câu 11: Trong bài văn “Lòng yêu nước” có cụm từ “đêm tháng sáu sáng
hồng” muốn nói tới hiện tượng gì?
A. Ngày dài 24 giờ.
C. Ngày đêm dài ngắn bằng nhau.
B. Đêm dài 24 giờ.
D. Ngày hoặc đêm dài 6 tháng.
Câu 12: Câu văn trên đúng ở địa điểm:
A. Vòng cực Nam. B. Vòng cực Bắc. C. Chí tuyến Bắc. D. Chí tuyến
Nam
Câu 13: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập
vào thời gian nào?
A. Tháng 12- 1922. B. Tháng 2- 1922. C. Tháng 2- 1917. D. Tháng 101917
Câu 14: Liên bang Nga thuộc địa phận của châu lục nào?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Mỹ.
D. Châu Á và
châu Âu.
Câu 15: Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười
chưa cười đã tối” có nội dung là:
10
A. Ca ngợi những người siêng năng, chăm chỉ.
B. Đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười ngắn.
C. Tháng năm đêm ngắn, ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn.
Câu 16: Câu tục ngữ trên đúng trong trường hợp địa điểm đó nằm ở vị trí:
A. Nửa cầu Bắc.
B. Nửa cầu Nam.
C. Xích đạo
Câu 17: Các văn bản “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão
Hạc” được sáng tác giai đoạn nào?
A. 1900 - 1930
B. 1930 – 1945
C. 1945 - 1954
D.
1954 – 1975
Câu 18: Trong bài “Tôi đi học”, tác giả có ghi lại dòng cảm xúc của nhân vật
tôi có liên quan đến quyền gì của trẻ em?
A. Quyền được chăm sóc sức khỏe.
C. Quyền vui chơi giải trí
B. Quyền được phát triển năng khiếu.
D. Quyền được học tập
Câu 19: Trong số các văn bản sau, văn bản nào có sử dụng yếu tố thuyết minh?
A.Tôi đi học B. Lão Hạc C. Chiếc lá cuối cùng D. Thông tin về Ngày Trái
Đất năm 2000
Câu 20: Trong bài “Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000” bao bì ni lông được
coi là gì?
A. Một loại rác thải công nghiệp
C. Một loại rác thải sinh hoạt
B. Một loại chất gây độc hại
D. Một loại vật liệu kém chất lượng
Câu 21: Trong “Bài toán dân số”, số thóc dùng cho các ô của bàn cờ được tác
giả liên tưởng đến vấn đề gì?
A. Dân số thế giới
C. Dân số châu Phi
B. Khả năng sinh con của phụ nữ.
D.Tỉ lệ gia tăng dân số trên thế giới là
rất cao.
Câu 22: Theo số liệu mà tác giả đưa ra trong bài viết, tỉ lệ sinh con của phụ nữ
thuộc châu lục nào là lớn nhất?
A. Châu Âu.
B. Châu Phi.
C. Châu Á.
D. Châu Mỹ.
Câu 23: Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê, nhà quý tộc tài
ba xứ Man-cha” của Xéc-van-tét?
A. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ XVI.
B. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhằm ca ngợi hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê
C. Là một tiểu thuyết nhại lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết
này.
D. Là một tiểu thuyết về mối quan hệ giữa giới quý tộc và nông dân ở Tây
Ban Nha thế kỉ XVI
Câu 24: Cuộc Cách mạng tư sản Hà Lan chống kẻ thù là:
A. Vương quốc Anh
C. Vương quốc Tây Ban Nha
B. Vương quốc Pháp
D. Vương quốc Ý (I-ta-li-a).
Câu 25: Dân cư nước Tây Ban Nha chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-it
C. Nê-grô-it
B. Ơ-rô-pê-ô-it
D. Ốt-tra-lô-it
Câu 26: Mỹ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương vào thời gian
nào?
A. Đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XIX. D. Đầu
thế kỉ XX
Câu 27: Thực dân Anh đã dồn người In-đi-an vào vùng đất nào của nước Mĩ?
11
A. Phía Đông.
B. Phía Tây.
C. Phía Nam.
D.
Phía Bắc.
Câu 28: Vùng đất đó thuộc hệ thống núi nào?
A. An-đét. B. Hi-ma-lay-a. C. Cooc-đi-e. D. An-pơ.
Câu 29: Khu vực Thái Bình Dương thuộc châu Á nằm ở:
A. Khu vực Nam Á và Đông Nam Á
C. Khu vực Đông Nam Á và
Đông Á
B. Khu vực Tây Nam Á và Nam Á
Câu 30: Người lập nước Âu Lạc là:
A. Hùng Vương
C. Trọng Thủy
B. Cao Lỗ.
D. Thục Phán
Câu: Trong lịch sử nước ta, triều đại phong kiến nào dựng bia Tiến sĩ đầu tiên?
A. Nhà Lý
B. Nhà Trần
C. Nhà Lê sơ
D. Nhà Hồ.
*Cập nhật những vấn đề thời sự nóng đang đặt ra ở địa phƣơng, cả nƣớc và
thế giới.
3.5. Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm để hƣớng dẫn học sinh học đều các
môn thi.
- Đây là nội dung rất quan trọng vì bài thi liên môn là tổng hợp kiến thức của 4
môn văn, sử, địa, GDCD nên để HS có thể làm bài thi đạt kết quả cao HS cần
học đều cả 4 môn. Vì vậy GV dạy 4 bộ môn trên hàng tuần cần họp nhóm trao
đổi tình hình học tập của HS, nếu HS học yếu môn nào thì cần tăng cường thời
gian dạy và bồi dưỡng kiến thức môn đó.
3.6. Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm trong việc ra đề thi theo hƣớng liên
môn (trong một một câu hỏi có kiến thức của nhiều bộ môn.) và khảo sát
chấm chữa bài cho học sinh ít nhất 1 lần/tháng.
3.7. Rèn kĩ năng làm bài thi cho học sinh.
- Đối với phần thi trắc nghiệm: Đây là phần thi chiếm gần 1/3 tổng số điểm, làm
trong thời gian ngắn nên đòi hỏi học sinh phải lựa chọn nhanh, chính xác. Giáo
viên cần rèn cho học sinh thói quen đọc kĩ đề, đặc biệt là câu dẫn để xác định
phương án trả lời đúng.
- Đối với phần thi tự luận:
+ Học sinh cần đọc kĩ đề gạch chân những từ quan trọng trong câu hỏi để xác
định đề hỏi gì, sau đó phác thảo nhanh dàn ý khái quát ra nháp và làm tuần tự
theo dàn ý. Như vậy sẽ tránh việc làm sót ý và sắp xếp ý không khoa học. Nếu
phần nào làm sai thì gạch chéo phần đó và tiếp tục làm tránh tình trạng gạch,
tẩy xóa bẩn bài thi.
12
+ Cần phân phối thời gian làm bài giữa các câu hợp lí, không được sa đà vào
một câu hỏi nào quá.
+ Cần hạn chế việc làm xong câu 1, làm câu 2, câu 3 rồi lại ghi là làm tiếp câu 1
khi vừa nghĩ ra một nội dung nào đó.
3.8. Cách trình bày bài thi.
- Nếu đề thi hỏi tách bạch kiến thức giữa các môn như đề thi tỉnh năm học 2016
– 2017 thì học sinh trình bày từng câu theo đúng cách trình bày đặc trưng của
từng môn.
- Nếu trong một câu hỏi tự luận có hỏi liên môn kiến thức của nhiều môn thì học
sinh có thể trình bày các ý theo dạng đoạn văn ngắn.
3.9. Tài liệu tham khảo:
- Để học tốt địa lí 8 của Nhà xuất bản Giáo dục.
- Bộ đề kiểm tra 15 phút, 1tiết, học kì của Nhà xuất bản Giáo dục.
- Bộ đề kiểm tra 15 phút, 1tiết, học kì của Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Một số câu hỏi và đề tự luyện.
Một số câu hỏi trắc nghiệm:
câu 1. Châu Á là châu lục có diện tích rộng
A. nhất thế giới.
B. thứ hai thế giới.
C. thứ ba thế giới.
D. thứ bốn thế giới.
Câu 2. Tại sao vào mùa xuân, các sông ở vùng Bắc Á có lượng nước rất lớn?
A. Do nước mưa.
C. Do nguồn nước ngầm dồi dào.
B. Do băng tuyết tan.
D. Do nguồn nước ở các hồ cung cấp.
Câu 3. về mùa đông, miền Bắc nước ta chịu tác động chủ yếu của hướng gió
A. tây bắc.
B. đông bắc.
C. tây nam.
D. đông nam.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với nền kinh tế các nước châu Á sau
Chiến tranh thế giới lần thứ hai?
A. Có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
13
B. Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
C. Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ thấp.
D. Sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.
Câu 5. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là
A. rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều.
B. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.
C. chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo.
Câu 6. Dân cư Tây Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
A. Ki-tô giáo
B. Phật giáo
C. Hồi giáo
D. Ấn Độ giáo
Câu 7. Vị trí chiến lược của Tây Nam Á được biểu hiện ở chỗ
A. tiếp giáp với kênh đào Xuy-ê.
B. nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu và Phi.
C. có nhiều loại khoáng sản dầu mỏ và khí đốt.
D. tiếp giáp với châu Mĩ và châu Đại Dương.
Câu 8. Đại bộ phận Nam Á có khí hậu
A. nhiệt đới.
B. ôn đới núi cao.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 9. Cảnh quan tự nhiên đặc trưng ở Đông Nam Á là
A. rừng rụng lá theo mùa.
C. hoang mạc và bán hoang mạc.
B. rừng thưa, xavan cây bụi.
D. rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.
Câu 10. Biển Đông có diện tích khoảng
A. 329247 km2
B. 3447000 km2
C. khoảng 1 triệu km2
D. khoảng 3 triệu km2
Một số câu hỏi tự luận.
14
Câu 1. Tại sao khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1.
- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
- Lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản ảnh hưởng của biển
xâm nhập sâu vào nội địa.
- Trên các núi và sơn nguyên cao, khí hậu còn thay đổi theo độ cao.
- Chịu ảnh hưởng của biển và đại dương.
Câu 2. Hãy nêu sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa
ở châu Á.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Kiểu khí hậu gió mùa: Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông có gió từ nội địa
thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương
thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều.
- Kiểu khí hậu lục địa: Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng.
Câu 3. Trình bày sự phân hóa các loại cảnh quan tự nhiên ở châu Á.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa rất đa dạng
+ Rừng lá kim có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia,
sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là
các loại rừng giàu bậc nhất thế giới.
+ Ngoài ra còn có thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Hiện nay, nhiều cảnh quan tự nhiên ở châu Á đã bị khai phá. Rừng tự nhiên
còn lại rất ít, việc bảo vệ rừng là vấn đề quan trọng ở châu Á.CÂU HỎI
Câu 4. Hãy trình bày những thành tựu về sản xuất nông nghiệp của các nước
châu Á .
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Những thành tựu về sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á
15
- Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm tới 93% sản lượng lúa toàn
thế giới. Lúa mì chiếm khoảng 39%.
- Hai nước có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây
thường xuyên thiếu lương thực, thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà còn trở
thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
- Các vật nuôi cũng rất đa dạng, vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu,
bò, lợn và gia cầm; các vùng khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu;
vùng Bắc Á, vật nuôi chủ yếu là tuần lộc.
Câu 5. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 5. Những nhân tố chủ yếu để hình thành và làm biến đổi địa hình nước ta.
- Do tác động của nội lực với các vận động địa chất diễn ra lâu dài và phức tạp.
- Do tác động của ngoại lực (khí hậu, nước…) làm cho địa hình bị chia cắt, tạo ra
nhiều hang động cácxtơ đẹp, nhiều đồng bằng trù phú.
- Do tác động của con người (ở giai đoạn Tân kiến tạo) thong qua lao động và sản xuất đã
tạo ra các dạng địa hình nhân tạo: hầm mỏ, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước.
Một số đề thi.
Đề 1.
ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài 60 phút
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng:
Câu 1. Các khu vực điển hình của khí hậu gió mùa châu Á:
A. Đông Á, Nam Á, Bắc Á.
B. Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.
C. Nam Á, Đông Nam Á, Trung Á.
D. Đông Á, Nam Á, Tây Nam Á.
Câu 2. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc:
A. Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it.
B. Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it.
C. Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it.
D. Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.
Câu 3. Hai trung tâm khí áp theo mùa có ảnh hưởng rộng lớn nhất đến khí hậu
châu Á là:
16
A. Xibia, Nam Ấn Độ Dương
B. Xibia, Alêut.
C. Alêut, Iran.
D. Xibia, Iran.
Câu 4. Sơn nguyên nào có độ cao lớn nhất ở châu Á?
A. Đê-can
B. Trung Xi-bia
C. Tây tạng
D. A-rap
Câu 5. Các hệ thống sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua thuộc khu vực nào?
A. Đông Nam Á
C. Nam Á
B. Đông Á
D. Tây Nam Á
Câu 6. Dân cư châu Á phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực có khí hậu như
nào?
A. Khu vực khí hậu gió mùa
C. Khu vực khí hậu nhiệt đới khô
B. Khu vực khí hậu ôn đới lục địa
D. Khu vực khí hậu cận nhiệt lục địa
Câu 7. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là :
A. 365 ngày
B. 365 ngày 6 giờ
C. 365 ngày 12 giờ
D. 366 ngày
Câu 8. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào:
A. Hình thái bên ngoài
C. Chỉ số thông minh
B. Cấu tạo cơ thể
D.Tình trạng sức khỏe
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1. (4 điểm ) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a. Trình bày vị trí giới hạn vùng biển nước ta. Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở
nước ta?
b. Nêu ý nghĩa kinh tế, quốc phòng của các đảo và quần đảo nước ta?
c. Là một học sinh, em nghĩ mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với vấn đề
bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước?
Câu 2. ( 2,5 điểm)
Giải thích câu ca dao của nhân dân ta:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
17
a. ý nghĩa của câu nói trên, đúng với những nơi nào trên Trái Đất?
b. Những nơi nào không đúng ?
Câu 3. ( 1,5 điểm)
Dựa trên những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Tây
Nam Á có thể phát triển những ngành kinh tế nào? Vì sao ?
Đề 2.
I. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Diện tích phần đất liền của châu Á là:
A. 40,5 triệu km2
B. 41,5 triệu km2
C. 42,5 triệu km2
D. 43,5 triệu km2
Câu 2: Kiểu khí hậu nào sau đây thuộc đới khí hậu cận nhiệt châu Á?
A. Kiểu núi cao
B. Kiểu nhiệt đới khô
C. Kiểu ôn đới lục địa
D. Kiểu nhiệt đới gió mùa
Câu 3: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số châu Á năm 2002 là:
A. 1,1%
B. 1,2%
C. 1,3%
D. 1,4%
Câu 4: Chủng tộc Môn-gô-lô-it ở châu Á phân bố ở những khu vực nào?
A. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á
B. Bắc Á, Trung Á, Đông Á
C. Bắc Á, Đông Á, Nam Á
D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam
Á
Câu 5: Năm 2000, thành phố nào ở châu Á có số dân đông nhất?
A. Bắc Kinh
B. Ma-li-na
C. Thành phố Hồ Chí Minh
D. Tô-ki-ô
Câu 6: Nước nào không thuộc nhóm nước công nghiệp mới ở châu Á?
A. Xin-ga-po
B. Hàn Quốc
C. Việt Nam
D. Đài Loan
Câu 7: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ mấy thế giới?
A. Nhất
B. Nhì
18
D. Tư
C. Ba
Câu 8: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a phân bố ở khu vực nào của châu Á?
A. Bắc Á
B. Đông Nam Á
C. Nam Á
D. Tây Nam Á
Câu 9: Tỉ lệ dân thành thị của khu vực Tây Nam Á là:
A. 50 - 60%
B. 60 – 70%
C. 70 – 80%
D. 80 – 90%
Câu 10: Quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nam Á là:
A. A-rập Xê-ut
B. I-rắc
C. Ô-man
D. Xi-ri
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 11: (2,5 điểm)
a/ Từ Bắc xuống Nam, châu Á có mấy đới khí hậu? Kể tên các đới khí
hậu đó.
b/ Giải thích tại sao châu Á lại có nhiều đới khí hậu như vậy?
Câu 12: (2,5 điểm)
a/ Chứng minh rằng châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Nơi em
sống, dân cư chủ yếu theo tôn giáo nào?
b/ Ngành công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm gì?
Câu 13: (2,0 điểm)
Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á.
HƢỚNG DẪN CHẤM.
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm – Mỗi câu đúng được 0,3 điểm)
Câu
Đáp
án
1
B
2
A
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
3
C
4
A
5
D
6
C
7
B
8
C
9
D
10
A
19
Câu hỏi
Câu 11
(2,5
điểm)
Câu 12
(2,5
điểm)
Câu 13
(2,0
điểm)
Nội dung
a, Từ Bắc xuống Nam, châu Á có 5 đới khí hậu (Học sinh phải
kể đúng thứ tự):
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới
+ Đới khí hậu cận nhiệt
+ Đới khí hậu nhiệt đới
+ Đới khí hậu xích đạo
b, Châu Á có nhiều đới khí hậu nhƣ trên vì:
- Vị trí châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc (77044’B) đến vùng Xích
đạo (1016’B) -> Hình thành đủ các đới khí hậu từ Bắc – Nam.
a/ *Châu Á là nơi ra đời của bốn tôn giáo lớn:
- Ấn Độ giáo: Ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất
trước Công nguyên tại Ấn Độ.
- Phật giáo: Ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên tại Ấn Độ.
- Kitô giáo: Ra đời từ đầu Công nguyên tại Pa-le-xtin.
- Hồi giáo: Ra đời vào thế kỉ VII sau Công nguyên tại
A-rập Xê-út.
*Học sinh liên hệ đƣợc thực tế địa phƣơng nơi sinh sống:
Phần lớn là theo đạo Phật.
b/ Đặc điểm ngành công nghiệp của các nƣớc châu Á:
- Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng
phát triển chưa đều.
+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau,
tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và
nguồn hàng xuất khẩu.
+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo máy, điện tử…. phát
triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài
Loan…
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các
nước.
* Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á:
- Diện tích: Trên 7 triệu km2
- Địa hình: Là khu vực có nhiều núi và cao nguyên, gồm 3 miền
địa hình phân bố theo hướng Đông Bắc – Tây Nam:
+ Phía Đông Bắc có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải
nối hệ An pi với hệ Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ
Kì và sơn nguyên I-ran.
+ Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện
tích của bán đảo A-ráp.
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa sông Tig-rơ và
Ơ-phrat bồi đắp.
- Khí hậu: Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô, cận nhiệt địa trung
hải và cận nhiệt lục địa -> Khô, nóng.
- Sông ngòi: Kém phát triển. Có 2 sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát.
- Tài nguyên: Quan trọng nhất là dầu mỏ.
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
20
Đề 3.
I.PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu I: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (Từ câu 01 đến câu 04):
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây che lá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
( “ ua Đèo Ngang” - à Huyện Thanh uan,
Ngữ ăn , tập , N
iáo Dục
01. Đèo Ngang thuộc địa phương nào?
A. Đà N ng
B. Quảng Bình
C. Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà N ng và tỉnh Quảng Bình
D. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh
02. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Song thất lục bát
C. Thất ngôn bát cú
B. Lục bát
D. Ngũ ngôn.
03. Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?
A. Tươi tắn, sinh động
C. Um tùm, rậm rạp
B. Phong phú, đầy sức sống
D. Hoang vắng, thê lương.
04. Tâm trạng của tác giải thể hiện qua bài thở là tâm trạng như thế nào?
A. Say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
Câu II. Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi ( Từ câu 05 đến câu 15 ):
“ Khu vực là cầu nối giữa hai châu lục, hai đại dương với các đường giao
thông ngang, dọc trên biển và nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lâu đời ..”
21
(Theo sách giáo khoa địa lý 8, NXB Giáo dục)
05. Khu vực được nói tới trong đoạn văn trên là:
A. Đông Nam Á
B. Đông Á
C. Nam Á
D. Tây Nam Á
06. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân phương Tây có chính
sách gì đối với các nước ở Đông Nam Á?
A. Tăng cường buôn bán
B. Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật.
C. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột
D. Tăng cường lực lượng quân đội.
07. Đầu thế kỉ XX, sự kiện lịch sử nào ảnh hưởng đến phong trào độc lập dân
tộc ở Đông Nam Á?
A. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Phong trào công nhân thế giới phát triển mạnh.
D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
08. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
phát triển với quy mô như thế nào?
A. Chỉ diễn ra ở ba nước trên bán đảo Đông Dương.
B. Chỉ diễn ra ở Việt Nam
C. Diễn ra hầu khắp các nước.
D. Diễn ra ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
09. Nửa đầu thế kỷ XX hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Đông Nam Á là:
A. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
B. Trồng cây lương thực.
C. Khai thác và chế biến khoáng sản.
D. Sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu.
10. Tình hình tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á giai đoạn 1990-2000
có đặc điểm.
A. Tốc độ tăng trưởng cao ổn định.
B. Tốc độ tăng trưởng thấp nhưng ổn định.
C. Tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định.
D. Tăng trưởng thấp ở giai đoạn 1995-2000.
22
11. Quốc gia nào xuất khẩu gạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
A. In đô nê xia.
C. Việt nam.
12. Nước ta gia nhập ASEAN vào năm nào?
B. Mi an ma.
D. Thái lan.
A. 1967
B. 1995
C. 1997
D. 1999
13. Trong các nước sau nước nào có GDP bình quân đầu người cao nhất.
A. In đô nê xia.
C. Phi líp pin.
14. Điều gì dưới đây không đúng về ASEAN?
B. Thái lan.
D. Xin ga po
A. Là tổ chức hợp tác kinh tế khu vực.
B. Là khối liên kết thiên về quân sự.
C. Là khối hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển.
D. Có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên.
15. Quốc gia nào hiện nay chưa là thành viên của ASEAN?
A. Mi-an-ma
B. Lào
C. Cam-pu-chia
D. Đông ti-mo
Câu III. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 16 đến câu 20)
Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69% ;
năm 1928. vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng
công nghiệp thế giới. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô
tô, dầu lửa, thép... về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
(Theo sách giáo khoa Lịch sử 8, NXB Giáo dục)
16. Với những thành tựu trên, trong những thập niên 20 của thế kỉ XX, nước Mĩ
trở thành:
A. Trung tâm công nghiệp, tài chính
B. Trung tâm công nghiệp, thương mại.
C. Trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
D. Trung tâm công nông nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
17. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Mĩ?
A. Kinh tế chậm phát triển.
B. Có cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.
C. Nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh.
23
D. Kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng.
18. Mặc dù nền kinh tế Mĩ phát triển nhưng Mĩ cũng không tránh khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 9/1929
B. Tháng 10/1929
C. Tháng 11/1929
D. Tháng 12/1929
19. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bắt đầu từ ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Tài chính
D. Thương mại.
20. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, nước Mĩ đã đề ra
chính sách gì?
A. Thực hiện chính sách mới.
B. Phát xít hóa chế độ.
C. Thực hiện chính sách kinh tế mới.
D. Thực hiện chính sách xâm
lược.
Câu IV. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 21 đến câu 25)
“ ão cố làm ra v vui v . Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão
ầng ậng nước .... ặt lão đột nhiên co rún lại. Những vết nhăn xò lại với nhau,
ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngo o về một bên và cái miệng móm mém
của lão mếu như con nít. ão hu hu khóc....”
( Trích “ ão Hạc” - Nam Cao )
21. Tác phẩm “ Lão Hạc” ra đời trong giai đoạn nào?
A. 1900 - 1930
C. 1945 - 1954
B. 1930 - 1945
D. 1954 - 1975
22. Tác phẩm “ Lão Hạc” được viết theo thể loại nào?
23.
A. Truyện dài
C. Truyện ngắn
B. Truyện vừa
D. Tiểu thuyết.
nào dưới đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn trên?
A. Sự yếu đuối của lão Hạc
B. Sự già nua của lão Hạc
C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc
D. Sự khổ cực của lão Hạc
24
24. Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là 1 con người như thế nào?
A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
25. Đoạn trích trên liên quan đến phẩm chất đạo đức nào em đã học?
A.Yêu thương con người.
C.Liêm khiết
B. Trung thực.
D. Tự chủ.
Câu V. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 26 đến câu 30)
Trong chương trình “ Tạp chí kinh tế xuân ính Thân - h ng hay không
ph ng”, VTV 1, 12 2 2016, nhà báo Lê Bình đã nhắc đến vấn nạn thực phẩm
bẩn với một sự trăn trở: “ Nhiều người iệt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả
liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức
khỏe và mạng sống của đồng bào mình Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi
người chết vì bệnh ung thư - một con số tàn nhẫn đến rợn người. ao giờ người
iệt mới thôi độc ác với nhau àm thể nào để con người biết thương nhau
hơn Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế
giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không
nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và
chôn sống chính mình”
26. Nhận định trên liên quan đến nội dung bài học nào sau đây:
A.Nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
B.Phòng chống HIV/AIDS.
C.Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
D.Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.
27. Tai nạn do vũ khí,cháy nổ và chất độc hại gây ra những tác hại gì?
A.Ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản.
trường.
B.Ô nhiễm môi
C.Thiệt hại về sức khỏe, tinh thần.
D.Tất cả đúng.
28. HIV/AIDS lây truyền qua đường nào?
A. Đường máu,tình dục.
B. Bắt tay.
C. Ôm hôn.
đúng.
29. Những loại chất nào sau đây gây nguy hiểm cho con người.
D.Tất cả
25
A.Thuốc làm pháo.
B.Axít,thủy ngân
C.Thuốc diệt chuột
D.Tất cả đúng.
30. Những tài sản sau đây,tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công dân.
A.Vốn và tài sản trong các doanh nghiệp.
C.Đường sá,cầu cống.
B.Đất đai.trường học.
D. Trạm y tế.
-------------------------Hết ----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Đáp án
Câu I
Trả lời
Câu II
Đáp án
5
A
6
C
1
2
3
4
D
C
C
D
7
D
8
C
9
B
10
C
11
D
12
B
13
D
14
B
15
D
Câu III
Trả lời
16
C
17
B
18
B
19
C
20
A
Câu IV
Trả lời
21
B
22
C
23
C
24
A
25
A
Câu V
Trả lời
26
C
27
D
28
A
29
D
30
A
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Trong chương trình“ Tạp chí kinh tế xuân ính Thân - h ng hay không
ph ng”, T ,
0 , nhà báo ê ình đã nhắc đến vấn nạn thực phẩm
bẩn với một sự trăn trở: “ Nhiều người iệt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả
liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức
khỏe và mạng sống của đồng bào mình Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi
người chết vì bệnh ung thư - một con số tàn nhẫn đến rợn người. ao giờ người