ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------
-----------
LÂM QUANG PHONG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ
KHANG NINH – HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC CẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa Học Môi Trường
Lớp
: K45 – KHMT – N04
Khoa
: Môi Trường
Khóa học
: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thế Hùng
Thái Nguyên - 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối của sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Từ đó sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, kiểm
nghiệm lại chúng trong thực tế, nâng cao kiến thức nhằm phục vụ chuyên
môn sau này.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, với sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân và sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú cán bộ ở cơ quan thực tập và bạn
bè em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường, đặc biệt thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài
tốt nghiệp để em hoàn thành tốt đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn UBND Xã Khang Ninh đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè của
em đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập nghiên cứu hoàn
thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều
hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn
thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Lâm Quang Phong
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 : Lượng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình dân trên địa bàn xã
Khang Ninh .................................................................................................. 30
Bảng 4.2 Khối lượng RTSH từ các hộ gia đình có nguồn thu nhập............... 30
Bảng 4.3 Tình hình phân loại RTSH của các hộ gia đình ............................ 32
Bảng 4.4: Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường ở địa
phương. ........................................................................................................ 35
Bảng 4.5 : Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của rác thải. ........ 37
Bảng 4.6 : Biện pháp phòng chống ô nhiễm rác thải của người dân.............. 38
Bảng 4.7: Ý kiến của các hộ chưa sử dụng dịch vụ thu gom RTSH .............. 40
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người dân về vấn đề bảo vệ
môi trường ở địa phương. ............................................................................. 36
Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của
rác thải ......................................................................................................... 37
Hình 4.3 : Biểu đồ thể hiện biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ..... 38
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BTNMT:
Bộ tài nguyên môi trường
BXD:
Bộ xây dựng
BYT:
Bộ y tế
MTTQ:
Mặt trận tổ quốc
NĐ:
Nghị định
NĐ-CP:
Nghị định chính Phủ
NĐ-HĐND:
Nghị dịnh hội đồng nhân dân
QĐ:
Quyết định
RTSH:
Rác Thải Sinh Hoạt
TCVN:
Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT:
Tài nguyên và Môi truờng
TT:
Thông tư
UBND:
Ủy ban nhân dân
VSMT:
Vệ sinh môi trường
WB:
Ngân hàng thế giới
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..............................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài .................................................. 2
1.2.1. Mục đích của đề tài............................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
1.2.3. Yêu cầu của dề tài ................................................................................ 3
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................... 4
2.2 Nguồn gốc , phân loại và thành phần chất thải.......................................... 5
2.2.1 Nguồn gốc phát sinh chủ yếu chất thải .................................................. 5
2.2.2. Phân loại chất thải rắn .......................................................................... 6
2.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................... 6
2.2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp .................................................................. 7
2.2.2.3. Chất thải xây dựng ............................................................................. 7
2.2.2.4. Chất thải từ nhà máy xử lý ................................................................. 7
2.2.2.5. Chất thải nông nghiệp ........................................................................ 7
2.2.2.6. Chất thải y tế nguy hại ....................................................................... 7
2.2.3. Thành phần chất thải rắn....................................................................... 8
2.2.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng ..... 8
2.2.4.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước ........................................................ 8
vi
2.2.4..2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí ............................................... 8
2.4.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất ........................................................... 9
2.2.4.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.............................................. 9
2.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................10
2.4. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam ...................11
2.4.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới .....................................11
2.4.2. Tình hình rác thải tại Việt Nam ..........................................................15
2.4.2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn trên cả nước ....................................15
2.4.2.2. Hiện trạng rác thải và thực trạng xử lý rác thải tại tỉnh Bắc Kạn ......17
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.20
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................20
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................20
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................20
3.2.1. Địa điểm thực tập : .............................................................................20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: .........................................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................20
3.3.1. Điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của xã Khang Ninh .....................20
3.3.2. Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải trên địa bàn xã Khang Ninh .20
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý chất thải rắn trên
địa bàn xã Khang Ninh .................................................................................21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................21
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ................................21
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn .....................................................................21
3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ...............................................21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................22
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội .....................................................22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................22
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên. ...........................................................................22
vii
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................22
4.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................22
4.1.1.4. Thuỷ văn..........................................................................................23
4.1.2 . Đặc điểm kinh tế-xã hội .....................................................................23
4.1.2.1. Dân số .............................................................................................23
4.1.3. Lĩnh vực kinh tế .................................................................................23
4.1.4. Văn hóa- xã hội: .................................................................................26
4.2 Đánh giá công tác quản lý chất thải trên địa bàn xã Khang Ninh ...........29
4.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải trên địa bàn .........................................29
4.2.2. Những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng lò đốt rác thải chợ nông
thôn ở Ba Bể ................................................................................................33
4.2.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn Xã Khang Ninh ..........................................................35
4.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải trên địa bàn xã Khang Ninh.....39
4.4. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải trên địa bàn xã Khang Ninh.....41
4.4.1. Tồn tại trong công tác quản lý rác thải ................................................41
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải
trên địa bàn xã Khang Ninh ..........................................................................42
4.4.2.1 Giải pháp về quy hoạch, chính sách. .................................................42
4.4.2.2 Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ. .....................................................43
4.4.2.3.Giải pháp về tuyên truyền giáo dục...................................................44
4.4.2.4. Giải pháp đào tạo .............................................................................45
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................46
5.1. Kết luận .................................................................................................46
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................48
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ô nhiễm môi trường đã và đang trở nên bức xúc,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, cảnh quan và sức khỏe cộng đồng.
Nó xảy ra trên diện rộng, khắp các khu vực công cộng hay các khu dân cư,
khu vực sản xuất. Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, hoạt động bảo vệ
môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những
thành tựu khá to lớn trong những năm qua. Những kết quả chủ yếu nhận thức
chung của toàn xã hội về bảo vệ môi trường đã được nâng lên một bước từng
người dân, từng thành phần kinh tế đã có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường;
việc ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm môi trường đạt kết quả khích lệ, cải thiện
môi trường có những tiến bộ nhất định các giúp môi trường trong lành hơn
giảm bớt sự ô nhiễm trước đó; bên cạnh đó cũng đã hình thành tương đối đầy
đủ hệ thống văn bản pháp luật cũng như hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về
môi trường từ Trung ương đến địa phương và nâng cao vị thế của Việt Nam
trong công tác bảo vệ môi trường ở khu vực và thế giới. Để đạt được những
thành tựu này Đảng và toàn dân ta đã phải bỏ ra rất nhiều kinh phí vật chất,
của cải và sức lực. Đứng trước các thách thức to lớn và yêu cầu bức xúc
đốivới công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hóa phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước; công tác bảo vệ môi
trường trong thời gian tới cần thiết phải có những chuyển biến to lớn cả về
lượng và chất. Để tiến tới thực hiện mục tiêu đó, một trong những giải pháp
quan trọng và cơ bản đó là xã hội hoá bảo vệ môi trường. Trong công tác bảo
vệ môi trường đó phải nhắc tới một mảng rất quan trọng đó là việc thu gom,
vận chuyển và chôn lấp rác thải. Rác thải nói chung hay chất thải sinh hoạt
hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết được đặt ra. Việc phát sinh rác thải
ngày càng nhiều, công tác thu gom đạt tỷ lệ thấp, không xử lý hết vì một
2
nguyên nhân là các bãi chôn lấp rác thải ngày càng bị quá tải. Công việc thu
gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại các làng, xã, thị trấn, thị tứ (địa
bàn mà hệ thống các công ty môi trường đô thị chưa với tới, thu nhập và mức
sống của người dân thấp, nhận thức và ý thức BVMT còn hạn chế, hỗ trợ từ
ngân sách Nhà nước còn ít) còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế. Chính vì thế
cần sớm có các phương án thích hợp sao cho có hiệu quả trong công tác này.
Và mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đã được
đưa ra. Từ khi mô hình này được đưa vào áp dụng đã đạt được những thành
tựu khá cao và cần được áp dụng rộng rãi.
Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa tài
nguyên môi trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế
Hùng – Giảng viên khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng xử lý rác
thải tại xã Khang Ninh ,huyên Ba Bể ,tỉnh Bắc Kạn’’.
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải trên địa bàn xã Khang Ninh
Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù
hợp với điều kiện của huyện để đạt hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao công tác
quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc bảo vệ
môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội trong các năm
gần đây của xã Khang Ninh.
Tìm hiểu nguồn phát sinh rác thải của địa phương và các biện pháp để
thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Khang Ninh.
3
Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù
hợp cho xã.
1.2.3. Yêu cầu của dề tài
Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ,
chi tiết…
Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện
của xã.
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế, là cơ hội tiếp cận
với thực tế để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề.
- Đề tài là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp quản lý rác thải phù
hợp mang lại hiệu quả cao.
* Trong thực tiễn:
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển
và xử lý chất sinh hoạt trên địa bàn xã Khang Ninh
- Đề xuất những biện pháp khả thi nhằm tăng cường lượng rác thải được
thu gom, xử lý.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm liên quan
- Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố
định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn
sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát
sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và
cs, 2001) [1]
- Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra
còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao
thông. Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các loại vật liệu khác. (Nguyễn
Xuân Nguyên, 2004) [2].
- Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải ở trạng thái rắn phát sinh trong các
hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người từ các khu dân cư, làng mạc,
trường học… Chất thải sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt cần được
phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lý hợp lí để thu hồi năng
lượng và bảo vệ môi trường. (Trương Thành Nam, 2007) [3]
- Tái chế chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất
của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra những
sản phẩm mới.
5
- Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà
không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.
* Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất
hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá
trình sản xuất sản phẩm khác.
*Quản lý rác thải sinh hoạt : là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây
dung cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, lưu giữ tạm thời rác
thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyền chấp thuận.
* Vận chuyển rác thải: là quá trình chuyên chở rác thải nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.
* Xử lý rác thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác
thải, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải.
2.2 Nguồn gốc , phân loại và thành phần chất thải
2.2.1 Nguồn gốc phát sinh chủ yếu chất thải
Khối lượng rác thải sinh hoạt hiện nay ngày càng tăng do các tác động
của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội mà nhu cầu sử dụng tiêu
dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn đã có những thay đổi. Trong đó
các nguồn phát sinh chất thải chủ yếu gồm:
- Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…)
- Từ các khu công nghiệp (công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa học
công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…)
- Từ nông nghiệp (Vỏ bao, chai thuốc BVTV…)
- Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…)
6
- Từ thương mại, dịch vụ (các cửa hàng, chợ…)
- Từ các cơ quan, trường học
- Từ các cơ sở y tế (rác thải của các bệnh nhân, nhân viên…)
Qua đánh giá tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải giúp cho chúng ta có
những hiểu biết nhất định để từ đó có thể ứng dụng được các biện pháp khoa
học kỹ thuật giúp giảm thiểu các tác động xấu của chất thải tới môi trường
2.2.2. Phân loại chất thải rắn
2.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải sinh ra từ các hoạt động hàng
ngày của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi lúc, mọi nơi trong phạm vi
thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ
điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện
nghiên cứu, trường học, các cơ quan nhà nước... Theo phương diện khoa học
có thể phân biệt các loại chất thải rắn như sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các loại thức ăn dư thừa, rau, quả... được
sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn... Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ
0các
gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập
thể của trường học bệnh viện, ký túc xá, chợ... Loại chất thải này mang bản
chất dễ bị phân huỷ sinh học, trong quá trình phân huỷ tạo ra mùi gây khó
chịu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đặc biệt trong điều kiện thời tiết
nóng ẩm.
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của các loại động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải ra từ các
khu vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Các vật chất còn lại
trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây... ở các gia đình, công sở, nhà
hàng, nhà máy, xí nghiệp.
7
- Các chất thải rắn từ đường phố như lá cây, củi, nilon, vỏ bao gói...
2.2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp bao gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong các nhà máy nhiệt điện.
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
Các phế thải trong quá trình công nghệ sản xuất.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
2.2.2.3. Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình... Chất thải xây dựng bao gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
- Đất đá do việc đảo móng trong xây dựng.
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo
2.2.2.4. Chất thải từ nhà máy xử lý
Chất thải từ nhà máy xử lý là chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước, nước
thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
2.2.2.5. Chất thải nông nghiệp
Chất thải nông nghiệp bao gồm các vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón
và hoá chất bảo vệ thực vật.
2.2.2.6. Chất thải y tế nguy hại
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa các chất có chứa một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy
hại tới môi trường và sức khoẻ con người. Theo quy chế quản lý chất thải y
tế, các loại chất thải y tế được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong
các bệnh viện, trạm xá và các trạm y tế.
8
Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện bao gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp, dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.
- Các loại kim tiêm, ống tiêm.
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ.
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân.
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thuỷ ngân,
cadimi, asen, cianua...
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
2.2.3. Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý, hoá học của chất thải rắn rất khác nhau tuỳ thuộc vào
từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác. Thông thường thành phần của chất thải rắn đô thị bao gồm các hợp
phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, carton, chất dẻo, cao su, vai vụn, sản
phẩm vườn, gỗ, thuỷ tinh, nhựa, kim loại, bụi, tro, gạch...
2.2.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng
2.2.4.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ dễ dàng bị phân hủy trong
môi trường nước. Tại các bãi rác nước rác sẽ được tách ra kết hợp với các
nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò
rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học
trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi
trường xung quanh. Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng có trong nước
rác gồm có: COD, N-NH3, BOD5, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng)…và
lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra còn có các kim loại nặng khác gây ảnh
hưởng lớn tới môi trường nước nếu như không được xử lý.
2.2.4..2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây, rau…) trong điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm từ 70-
9
80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô
nhiễm khác có tác động xấu tới môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt
động của con người
2.4.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Trong đất các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật phân hủy trong hai
điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các
sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản như
nước, CO2, CH4…
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch
của môi trường đất sẽ làm cho các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hay
không ô nhiễm
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì
môi trường đất sẽ trở lên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng
với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy
xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này
Đối với rác không phân hủy được như cao su, nhựa…nếu không có
giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm
độ phì của đất
2.2.4.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
Chất thải phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng
dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt rất
phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người và gia súc, các chất thải hữu
cơ, xác sinh vật chết… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản, lây
lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, kí sinh trùng… tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như:
bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, thương hàn, tiêu chảy, giun sán…
10
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải
các chất thải từ bệnhh viện, công nghiệp…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn
đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô
nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và là nơi nuôi
dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng sẽ là một trong những yếu tố
gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ
thống thoát nước đô thị.
2.3. Cơ sở pháp lý
-Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
-Nghi định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ về việc
quy định chi tiết về một số điều Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
-Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 /4 / 2015 của Chính Phủ quy
định về việc quản lí chất thải và phế liệu;
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy định
về việc xử lí vị phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính Phủ về ưu
đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường;
- Căn cứ thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010
- Thông tư liên tịch:hướng dẫn việc quản lí kinh phí sự nghiệp môi
trường.
- Căn cứ Nghị quyết 18/2013/NĐ-HĐND ngày 29/7/2013 quy định mức
thu và tỉ lệ trích để lại các loại phí ,lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Căn cứ văn bản số 2272/BXD-VP ngày 10/11/2008 về công bố định
mức ,dự toán thu gom, vận chuyển và xử lí chôn lấp rác thải đô thị;
11
- Căn cứ Quyết định số 1383/2011/QĐ-UBND ngày 29/7/2011 của
UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lí
chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
2.4. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một
năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn)
và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia
Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới
Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số rác
trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác
công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán
thực hiện tại 30 nước).
Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu
tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo
ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn
Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm
khoảng 275 triệu tấn.
Ngày 6/6/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một cuộc
khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ
về tài chính cũng như môi trường cho chính phủ các nước. Trong báo cáo
"Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn," WB nhận định khối lượng rác
thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì
tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với
các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi. Các chuyên gia WB ước tính
đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ
tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác
12
thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm
hiện tại.
Với sự bùng nổ dân số thành thị sử dụng than đá và gỗ làm nguồn cung
cấp năng lượng, châu Phi có thể sẽ "đóng góp" ít nhất 55% trong tổng lượng
chất thải gây ô nhiễm của thế giới vào năm 2030.
Theo WB, những số liệu này cần được nhìn nhận như hồi chuông cảnh
tỉnh về một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất
lượng cuộc sống đô thị đang ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ
dân số giatăng.
Các chuyên gia của WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế
giới đưa ra các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây
hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các
thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp.
() [4].
Các thành phố lớn ở châu Á là “mệt mỏi” nhất với vấn đề xử lý rác thải.
Tại thủ đô Manila của Philippines, một thành phố 12,9 triệu dân, Smokey
Mountain là một trong những bãi chôn rác lớn nhất trên thế giới và là nơi
hàng ngàn người bới rác đến đây tìm kế sinh nhai. Những người này phải đối
mặt với vô vàn thứ độc thải vì tiếp xúc với rác thải mỗi ngày.
Tại Mumbai, thành phố 12 triệu dân ở Ấn Độ, các bãi chôn rác thường
xuyên quá tải, trong khi Jakarta (Indonesia), với 10,3 triệu dân, lại đau đầu
với những dòng sông rác. Năm ngoái, thủ đô Bangkok của Thái Lan (có 9,3
triệu người) bị bao phủ bởi sương khói trong nhiều tuần lễ khi các bãi chôn
rác ở thành phố này bắt lửa.( [8].
Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có
khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu
tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi
chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử
13
lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Chi phí cho việc xử lý
rác hàng năm tính theo đầu người khoảng 300 nghìn Yên (khoảng 2.500
USD). Như vậy, lượng rác thải ở Nhật Bản rất lớn, nếu không tái xử lý kịp
thời thì môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường.
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi
trường, trong đó, Luật “Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế” ban hành từ năm
1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó Luật “Xúc tiến thu
gom, phân loại, tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng
cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách
nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản, chủ
yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý nguồn phân rác thải khó phân hủy. Các
hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại : Rác hữu cơ dễ phân hủy,
được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost, góp
phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón; loại rác
không cháy được như các loại vỏ chai, hộp,…, được đưa đến nhà máy phân
loại để tái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy
được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được
yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình
phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự
giám sát của đại diện cụm dân cư. Đối với những loại rác có kích lớn như tủ
lạnh, máy điều hòa, tivi, giường, bàn ghế… thì phải đăng ký trước và đúng
ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi trường đến chuyên chở.
Nhật bản quản lý rác thải công nghiệp rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất tại Nhật Bản phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình
theo quy định các luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Chính quyền tại các
địa phương Nhật Bản còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các
14
phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chương trình này đã
được đưa vào trường học và đạt hiệu quả.
Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn ở Singgapo. Để đảm bảo đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh, năm 1970,
Singapo đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm (gọi tắt là APU), có nhiệm vụ
kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm tra các ngành công nghiệp
mới. Bộ Môi trường (ENV) được thành lập năm 1972 có chức năng bảo vệ và
cải thiện môi trường. Bộ đã thực hiện các chương trình xây dựng kết cấu hạ
tầng và các biện pháp mạnh, nhằm hạn chế lũ lụt, ngăn chặn và kiểm soát nạn
ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất phế thải rắn.
Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapo được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác.
Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau
Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam. Chính quyền Singapo
khi đó đã đầu tư 447 triệu USD để có được một mặt bằng rộng 350 hecta chứa
chất thải. Mỗi ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác.
Theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040. Để bảo vệ môi
trường, người dân Singapo phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse
(dừng lại) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau
càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới. Tại
Singapo, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các
thùng rác công cộng “đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng
“recycle”.
Chính phủ Singapo còn triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao
nhận thức và sự hiểu biết về môi trường của người dân, nhằm khuyến khích
họ tham gia tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường. Chương trình
giáo dục về môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các cấp tiểu
học, trung học và đại học. Ngoài các chương trình chính khoá, học sinh còn
được tham gia các chuyến đi dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ
15
sở tiêu huỷ chất phế thải rắn, các nhà máy xử lý nước và các nhà máy tái chế
chất thải.( />2.4.2. Tình hình rác thải tại Việt Nam
Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt
bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh
chóng lượng chất thải rắn phát sinh. Chất cho công thải rắn tăng nhanh chóng
về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn tác
quản lý, xử lý. Vì vậy, cần đánh giá thực tế tình hình quản lý chất thải rắn
(nguy hại, sinh hoạt và công nghiệp thông thường) tại Việt Nam và đề xuất
các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nhằm đáp
ứng yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường
2.4.2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn trên cả nước
Về chất thải rắn nguy hại, theo báo cáo của Sở TN&MT các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc
khoảng 800 ngàn tấn/năm. Hiện nay, đa phần các chủ nguồn thải có phát sinh
lượng chất thải nguy hại lớn hàng năm đều đã đăng ký và được cấp Sổ đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ
các chủ nguồn thải này đều đã được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp
phép để xử lý.
Đồng thời, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa bàn
hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép
và khoảng 130 đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại do các địa phương cấp
phép đang hoạt động. Các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng vai trò chính
trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đảm bảo tuân thủ
các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Bên cạnh đó, công nghệ xử lý chất thải
nguy hại của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển
16
đáng kể, tuy nhiên, về cơ bản, các công nghệ hiện có của Việt Nam còn chưa
ở mức tiên tiến, chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý chất thải nguy hại
của Việt Nam.
Về chất thải rắn sinh hoạt, theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011,
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng
trung bình 10-16% mỗi năm, chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn
sinh hoạt. Năm 2014, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn
quốc khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó,
chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của
các đô thị trung bình đạt khoảng 85% và tại khu vực ngoại thành của các đô
thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung
bình đạt khoảng 40-55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Nhìn
chung, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn lấp,
sản xuất phân hữu cơ và đốt. Tính đến Quý I năm 2014, trong khuôn khổ
Chương trình xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 đã có 26 cơ sở xử lý
chất thải rắn tập trung được đầu tư xây dựng theo hoạch xử lý chất thải rắn
của các địa phương.
Về chất thải rắn công nghiệp thông thường, theo kết quả điều tra của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông
thường phát sinh từ các khu công nghiệp vào khoảng 7 triệu tấn/năm.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp khá cao, đạt trên 90% khối
lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh. Tỷ lệ này đạt được do chủ nguồn
thải xác định và có đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp. Hầu hết các cơ
sở trong khu công nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực thu gom, vận chuyển chất thải; các cơ sở bán chất thải có giá trị kinh tế;
một số cơ sở thực hiện nghiền nát chất thải làm nguyên liệu đun. Tuy nhiên,
17
việc xử lý chất thải rắn công nghiệp mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô
nhỏ. Vì vậy, hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý chất thải rắn
công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn. Việc tái chế, tái
sử dụng chất thải rắn công nghiệp diễn ra khá phổ biến chủ yếu là tự phát tại
các cơ sở công nghiệp. Các chất thải có thể tái sử dụng được các cơ sở thu hồi
để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế.
( />Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang
khiến rác thải sinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh
hơn cả các nước khác trên thế giới.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải
sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu
tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà
Nội, TPHCM, Hải Phòng… Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị nước ta
đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp.
Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một
năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành
phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần
tới 235 tỉ đồng để xử lý.
Xét về rác thải y tế, khoảng 50% số bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa áp
dụng quy trình xử lý rác y tế đạt chuẩn. Mỗi ngày, ngành y tế thải ra từ 350
đến 450 tấn rác thải, trong đó có 40 tấn thuộc loại độc hại.
( [7].
2.4.2.2. Hiện trạng rác thải và thực trạng xử lý rác thải tại tỉnh Bắc Kạn
Tình trạng ô nhiễm từ các bãi chứa rác hiện nay trên địa bàn tỉnh đang ở
mức đáng báo động. Những bãi rác ở các huyện, thị mới chỉ xử lý rác ở mức
sơ sài là chôn lấp hoặc đốt nên sự ô nhiễm dễ dàng nhận thấy. Điều đó có
nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe nhân dân.