Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LIÊN MÔN CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.42 KB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG
=====***=====

CHUYÊN ĐỀ
CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI LIÊN MÔN CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
MÔN LỊCH SỬ

Người thực hiện: Phan Thị Luyến.
Tổ: Văn - Sử - Ngoại Ngữ

Vĩnh Tường, tháng 11 năm 2017

1


MỤC LỤC

Trang

Phần I. Đặt vấn đề

3

1. Lý do chọn chuyên đề

3

1.1.Cơ sở lý luận


3

1.2. Cơ sở thực tiễn

3

2. Mục đích chuyên đề

3

3. Nhiệm vụ chuyên đề

4

4. Đối tượng chuyên đề

4

5. Phạm vi chuyên đề

4

6. Phương pháp nghiên cứu

4

Phần II. Nội dung

5


1. Giáo viên cần nắm rõ đề thi để có hướng bồi dưỡng HS

5

2. Giáo viên phải làm tốt khâu chọn HSG Liên môn KHXH

5

3. Giáo viên Liên môn phải nắm được chương trình lớp 6,7,8 của nhóm bộ môn

5

4. Sự phối hợp làm việc nhóm của GV Liên môn KHXH

5

4.1. Phối hợp tốt GV trong nhóm để hướng dẫn HS học đều các môn thi

6

4.2. Phối hợp tốt GV trong nhóm trong việc ra đề thi theo hướng Liên môn

6

4.3. Phối hợp tốt GV trong nhóm trong việc rèn kĩ năng phát hiện đề thi Liên môn

6

4.4. Phối hợp tốt GV trong nhóm trong việc rèn kĩ năng làm bài thi Liên môn


6

5. Giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến HS Liên môn

7

6. Giáo viên phải chú ý đến thái độ học tập và tâm lý làm bài của HS

7

7. Một số phương pháp bồi dưỡng HSG Liên môn KHXH - Môn Lịch sử

8

7.1. Giáo viên cần bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bộ môn

8

7.2. Giáo viên hướng dẫn HS khắc sâu những kiến thức nâng cao ở mỗi bài học để HS

8

có thể trả lời được những câu hỏi nâng cao mà đề thi có thể hỏi xung quanh mỗi bài
học
7.3. Giáo viên hướng dẫn HS giải câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học

9

7.4. Giáo viên hướng dẫn HS xác định các nội dung Liên môn tích hợp với các môn


10

Văn, Địa, GDCD
8. Một số đề tự luyện

11

9. Chuyên đề tham khảo

16

Phần III. Kết luận và kiến nghị

20

Tài liệu tham khảo

21

2


PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn chuyên đề:
1.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục hiện nay của các nước trong đó có Việt Nam là nhằm giáo
dục toàn diện con người. Có phát triển toàn diện, con người mới có đủ các điều kiện
để hội nhập và chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kĩ thuật của nhân loại từ đó

phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của chúng ta. Để phát triển toàn diện con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, giáo dục Việt Nam đang đổi mới từng
bước và toàn diện. Một trong những khâu quan trọng của đổi mới giáo dục Việt Nam
đó là đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng toàn diện học sinh. Trong đó kỳ thi Liên
môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở cấp THCS và kỳ thi đại học ở cấp
THPT đang được thực hiện trong khâu ra đề thể hiện sự liên môn. Đây là những kỳ
thi mới do đó gây cho giáo viên và học sinh nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa lại chưa có
những tài liệu chuẩn chính thức phục vụ kỳ thi nên gây nhiều trở ngại cho cả giáo
viên và học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực tế 3 năm gần đây Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức
kì thi HSG Liên môn các môn khoa học xã hội. Đây là kì thi lần đầu tiên tổ chức thi
theo hình thức liên môn nên việc bồi dưỡng HSG đối với giáo viên còn bỡ ngỡ cả về
phương pháp, kiến thức, sự phối hợp giữa các giáo viên bộ môn đôi khi còn lúng
túng nên nhiều trường kết quả thi chưa cao. Mặc dù trong ba năm nay chất lượng học
sinh giỏi Liên môn ở huyện Vĩnh Tường luôn đứng đầu tỉnh nhưng lại không đồng
đều giữa các trường trong huyện. Kĩ năng làm bài của nhiều HS rất kém. Học sinh
học lệch không đồng đều giữa bốn môn: Văn - Sử - Địa - GDCD nên ảnh hưởng đến
chất lượng chung của cả bài thi và chất lượng của các nhà trường. Với những lý do
như trên, tôi trình bày chuyên đề: Chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG
Liên môn các môn KHXH - Môn Lịch sử với mong muốn được chia sẻ chút ít kinh
nghiệm của mình với các đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng HSG Liên môn
nhằm nâng cao chất lượng HSG Liên môn của huyện nhà.
Mới chỉ đứng đội tuyển Liên môn năm thứ hai nên kinh nghiệm của tôi vẫn
còn thiếu nhiều. Sự góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo, đánh
giá sẽ giúp tôi sửa chữa, nâng cao hơn nữa trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy,
bồi dưỡng HSG Liên môn về sau.
Xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được những lời góp ý quý báu!
2. Mục đích chuyên đề
Chuyên đề nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG Liên môn

các môn KHXH - Môn Lịch sử nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng HSG Liên môn
huyện Vĩnh Tường.
3


Qua việc thống kê các bài Lịch sử có thể tích hợp kiến thức với ba môn còn
lại, tôi hy vọng chuyên đề sẽ là cẩm nang hữu ích cho giáo viên trong quá trình bồi
dưỡng HSG Liên môn.
3. Nhiệm vụ chuyên đề
Qua nghiên cứu chương trình toàn cấp từ lớp 6 đến lớp 8 của bốn môn, tôi đã
cố gắng tìm ra các bài Lịch sử có thể tích hợp với các bài của ba môn còn lại với
mong muốn giúp cho quá trình bồi dưỡng HSG Liên môn đạt hiệu quả cao hơn nữa.
4. Đối tượng của chuyên đề
Tôi sẽ đề cập đến tất cả các kinh nghiệm mà tôi tích lũy được trong suốt thời
gian qua đặc biệt là các bảng thống kê các bài Lịch sử có thể tích hợp với ba môn:
Văn - Địa - GDCD.
5. Phạm vi chuyên đề
Trong khuôn khổ của chuyên đề và khả năng hạn hẹp của bản thân, thời gian
có hạn tôi không thể đề cập đến tất cả lượng kiến thức bồi dưỡng HSG Liên Môn
môn Lịch sử mà chỉ xin chia sẻ với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản
thân trong bồi dưỡng HSG Liên môn KHXH - Môn Lịch sử nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng HSG Liên môn của huyện Vĩnh Tường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của chuyên đề nêu ra, tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê các bài học của bốn môn có lượng kiến thức tích hợp
được với nhau.
- Phương pháp khảo sát tình hình thực trạng bồi dưỡng HSG Liên môn KHXH.
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu Lịch sử, tài liệu tham khảo.


4


PHẦN II. NỘI DUNG
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HSG LIÊN MÔN KHXH
MÔN LỊCH SỬ

1. Giáo viên cần nắm rõ đề thi để có hướng bồi dưỡng HS.
* Cấu trúc đề thi: Đề thi liên môn KHXH có cấu trúc hai phần: Trắc nghiệm và tự
luận.
+ Phần trắc nghiệm gồm 30 câu, kiến thức bốn môn, tổng điểm là 3, thời gian
làm bài 45 phút.
+ Phần tự luận khoảng bốn đến năm câu, tổng điểm là 7, thời gian làm bài 135
phút.
* Các dạng đề thi: Có hai dạng đề thi
+ Đề thi tích hợp các môn.
+ Đề thi tách biệt kiến thức từng môn.
Việc tìm hiểu cấu trúc và các dạng của đề thi sẽ giúp cho người dạy định
hướng được chương trình ôn tập và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là những
giáo viên năm đầu dạy bồi dưỡng.
2. Giáo viên phải làm tốt khâu chọn HSG liên môn KHXH:
Đây là khâu quan trọng, quyết định tới 50% thành công của cuộc thi. GV nên
chọn HS có ý thức, say mê học tập, có tư duy tốt, có khả năng phân tích, tổng hợp,
khái quát; vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Đặc biệt chọn những HS học đều các môn, chữ viết đẹp.
3. Giáo viên phải nắm được chương trình lớp 6,7,8 của nhóm bộ môn.
Việc làm này vô cùng quan trọng vì nếu nắm được chương trình của các bộ
môn thì GV sẽ biết được lượng kiến thức nào của bộ môn mình dạy sẽ tích hợp với
lượng kiến thức của các bộ môn còn lại. Điều này sẽ giúp cho GV Liên môn khắc
sâu kiến thức liên môn hơn và giúp cho quá trình làm việc nhóm của GV Liên môn

hiệu quả hơn từ đó sẽ nâng cao được chất lượng HSG Liên môn.
4. Sự phối hợp làm việc nhóm của giáo viên Liên môn KHXH.
Đây là việc làm không thể thiếu trong dạy HSG Liên môn. Chất lượng của
HSG Liên môn sẽ không được đồng đều và cao nếu không có sự phối hợp làm việc
nhóm hiệu quả của các GV ở bốn bộ môn. Hàng tuần GV Liên môn cần trao đổi về
tình hình học tập của từng học sinh, về cách tích hợp các kiến thức Liên môn, cách ra
đề, chấm chữa bài, động viên các HS học chưa đều các bộ môn. GV Liên môn cần
trao đổi thường xuyên với nhau trong việc thực hiện kế hoạch của nhóm bộ môn.

5


4.1. Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm để hướng dẫn học sinh học đều các môn
thi.
Đây là việc làm rất quan trọng vì bài thi Liên môn là tổng hợp kiến thức của
bốn môn Văn, Sử, Địa, GDCD nên để HS có thể làm bài thi đạt kết quả cao HS cần
học đều cả bốn môn. Vì vậy GV dạy bốn bộ môn trên hàng tuần cần họp nhóm trao
đổi tình hình học tập của HS, nếu HS học yếu môn nào thì cần tăng cường thời gian
dạy và bồi dưỡng kiến thức môn đó.
4.2. Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm trong việc ra đề thi theo hướng liên
môn.
Khi ra đề GV cần cố gắng trong một một câu hỏi có kiến thức của nhiều bộ
môn, có sự vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra và
khảo sát chấm chữa bài cho HS ít nhất 1 lần/tháng.
Ví dụ: Đề tích hợp môn Địa và môn Sử
Làm rõ nhận định sau:
“Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh. Dân cư tập trung đông đúc tại
các đồng bằng và vùng ven biển. Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng
trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh
hoạt vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc”.

(SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.53)

4.3. Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm trong việc rèn kĩ năng phát hiện đề thi
Liên môn.
Muốn làm được điều này GV Liên môn phải thường xuyên cho HS cọ sát các
đề khác nhau. Qua đó giáo viên Liên môn sẽ thấy được mình cần làm gì trong việc
rèn kĩ năng phát hiện đề cho HS, từ đó có hướng khắc phục, động viên những em
chưa xác định đúng đề.
Thực tế HS mất điểm nhiều do không xác định đúng đề vì kĩ năng phát hiện đề
của nhiều em chưa tốt. Việc xác định đúng đề không hề đơn giản nó đòi hỏi HS phải
tư duy tốt, có bản lĩnh khi gặp các đề lạ, khó...Vì vậy GV cần phải thường xuyên cho
HS cọ sát các đề khác nhau để rèn kĩ năng phát hiện đề và bản lĩnh khi gặp các đề
khó và lạ.
4.4. Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm trong việc rèn kĩ năng làm bài thi Liên
môn.
Bài thi Liên môn muốn đạt điểm cao thì ngoài có kiến thức HS phải có kĩ năng
làm bài tốt ở cả bốn nội dung của bốn môn và phải vận dụng được kiến thức tổng
hợp của bốn môn để giải quyết tình huống thực tiễn mà đề thi Liên môn yêu cầu.
Muốn làm được điều này GV Liên môn cần phải phối hợp rèn kĩ năng làm bài từng
đơn vị kiến thức của từng phân môn và kĩ năng làm bài đơn vị kiến thức tổng hợp
của bốn môn một cách thường xuyên.
6


Về kĩ năng làm bài thi phần trắc nghiệm: Cần làm ngắn gọn tránh chép lại đề
thi, trình bày khoa học. Trong phần trắc nghiệm sẽ là các câu hỏi của cả bốn môn.
Về kĩ năng làm bài thi phần tự luận: có hai dạng đề.
+ Dạng tích hợp nhiều môn: HS phải sử dụng kiến thức của nhiều môn để giải quyết
tình huống đặt ra trong một câu hỏi tự luận.
Ví dụ: Đề thi đòi hỏi HS vận dụng kiến thức của môn Văn và môn Địa để giải quyết

Đất ơi muốn nói điều chi thế,
Mà sao không nói được với người?
(Trần Đăng Khoa)
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 chữ) nói thay điều mà đất ở Đồng
bằng sông Cửu Long muốn gửi gắm tới con người khi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn
đang diễn ra nghiêm trọng.

+ Dạng tách biệt từng môn: HS sẽ sử dụng kiến thức của từng bộ môn để giải quyết
theo kĩ năng làm bài thi của môn đó.
Ví dụ: Nêu nguyên nhân bùng nổ và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
5. Giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến HS Liên môn.
Đây là việc làm vô cùng quan trọng bởi GV có hiểu được hoàn cảnh, tâm tư
nguyện vọng của HS thì mới giúp các em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
và học tập. GV phải vừa là người thầy, người cha, người mẹ, người anh, người chị,
người bạn của các em thì mới hiểu hết được các em và khi đó các em mới đặt niềm
tin vào GV và sẽ học vì thầy cô của mình. Nếu làm được điều đó các em sẽ giúp GV
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
6. Giáo viên phải chú ý đến thái độ học tập và tâm lý làm bài của HS
* Về thái độ học tập của HS:
Gv Liên môn phải thường xuyên quan sát, theo dõi sát thái độ học tập của HS.
Nếu thấy biểu hiện thiếu tích cực phải kịp thời uốn nắn, động viên các em vì cùng
một lúc phải học kiến thức của nhiều môn nên các em dễ dẫn đến tâm lý mệt mỏi,
chán nản, không tích cực học tập. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng toàn
đội tuyển vì chỉ cần vài em có thái độ học tập không tích cực sẽ ảnh hưởng đến các
em còn lại trong đội. Đối với những HS tích cực và đam mê học GV phải động viên,
khen thưởng, khích lệ kịp thời để lấy các em đó làm linh hồn của toàn đội.
* Tâm lý làm bài của HS:
Qua các lần khảo sát HS bằng các đề cọ sát GV cần theo dõi tâm lý làm bài
của HS để từ đó biết được những em có tâm lý làm bài tốt và những em có tâm lý
làm bài chưa tốt từ đó có hướng khắc phục cho những em có tâm lý làm bài không

vững.
Trước kì thi Huyện và Tỉnh GV phải chuẩn bị tâm lý làm bài cho HS tốt
7


nhất không được để bất kỳ một tác nhân nào tác động không tốt đến tâm lý làm bài
của HS.
7. Một số phương pháp bồi dưỡng HSG liên môn KHXH - Môn Lịch sử.
7.1. Giáo viên cần bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bộ môn.
Học sinh phải nắm chắc, hiểu sâu kiến thức bộ môn Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 8,
trọng tâm là kiến thức lớp 8 tính đến thời điểm thi thì khi gặp bất cứ đề thi thuộc nội
dung kiến thức nào HS ít nhiều cũng sẽ vận dụng được kiến thức để giải quyết tình
huống mà đề thi Liên môn đặt ra.
Ví dụ 1: Bài 1. Những cuộc mạng tư sản đầu tiên (Lớp 8). HS cần nắm chắc
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư
sản.
- Nắm khái niệm “Cách mạng tư sản”.
Ví dụ 2: Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (Lớp 8). HS cần
nắm chắc
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Khái nệm “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh thế giới”.
- Trong chiến tranh giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga dưới sự
lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã tiến hành cuộc cách mạng vô
sản thành công đem lại hòa bình và một xã hội mới tiến bộ.
Ví dụ 3: Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Lớp 8). HS cần nắm
chắc
- Hoàn cảnh, nội dung, tính chất, ý nghĩa của cải cách Minh Trị năm 1868.
- Hiểu được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản.
7.2. Giáo viên hướng dẫn HS khắc sâu những kiến thức nâng cao ở mỗi bài học
để học sinh có thể trả lời được các câu hỏi nâng cao mà đề thi có thể hỏi xung

quanh nội dung mỗi bài học.
Ví dụ 1: Bài 1. Những cuộc mạng tư sản đầu tiên (Lớp 8).
Sau khi bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bài, GV cần khắc sâu
những kiến thức nâng cao như khái niệm Cách mạng tư sản, các hình thức của các
cuộc Cách mạng tư sản, vì sao các cuộc CMTS không triệt để và vì sao CMTS Pháp
lại là cuộc cách mạng tư sản triệt để.
Ví dụ 2: Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (Lớp 8)
Sau khi bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bài, GV cần khắc sâu
kiến thức nâng cao như vì sao Cách mạng công nghiệp được gọi là Cách mạng tư
8


sản
Ví dụ 3: Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (Lớp 8)
- Sau khi bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bài, GV cần khắc sâu
kiến thức nâng cao như:
+ Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vào nước ta?
+ Vì sao khi xâm lược nước ta Pháp lại dùng kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh”?
+ Vì sao thất bại ở Đà Nẵng, Pháp lại chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công?
7.3. Giáo viên hướng dẫn HS giải các câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học: Trọng tâm
là các câu hỏi có trong sgk, vở bài tập.
Ví dụ 1: Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
(Lớp 8)
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong
sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913. Hãy điền vào ô trống tên các nước
như nội dung đã học:
Vị trí


Thứ nhất

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

1870

Anh

Pháp

Đức



1913



Đức

Anh

Pháp

Năm


Câu 2. Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế
quốc “trẻ” (Đức, Mĩ).
Đó là mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa: các nước đế quốc “già” kinh tế không
đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới nhưng lại có hệ thống thuộc địa đứng thứ nhất, thứ
nhì thế giới; ngược lại những nước đế quốc “trẻ” đứng thứ nhất, thứ nhì kinh tế thế
giới nhưng lại không có được hệ thống thuộc địa tương xứng với nền kinh tế đó.
Câu 3. Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế
nào?
- Các nước đế quốc đều tăng cường xâm lược thuộc địa
- Dùng vũ lực đòi chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế
giới.

9


7.4. Giáo viên hướng dẫn HS xác định các nội dung liên môn tích hợp với các bộ
môn Văn, Địa, GDCD
Ngoài cung cấp kiến thức của từng bộ môn, khi bồi dưỡng HSG Liên môn GV
phải hướng dẫn HS xác định lượng kiến thức của bộ môn mình cần tích hợp với các
bộ môn còn lại
* Với môn Văn: ở một số bài Lịch sử 6 có thể tích hợp với một số bài Văn 6.
Ví dụ:
Sử lớp 6
Bài 12. Nước Văn Lang

Văn lớp 6
- Con Rồng cháu Tiên
- Sơn Tinh, Thủy Tinh

Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư - Bánh chưng, bánh giầy

dân Văn Lang

* Với môn Địa: Có thể tích hợp một số bài Sử 6,8 với Địa 6,8.
Ví dụ:
Sử lớp 6

Địa lớp 6

Bài 2. Cách tính thời gian trong Bài 8. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Lịch sử
Sử lớp 8

Địa lớp 8

Bài 11. Các nước Đông Nam Á Bài 14. Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo
cuối thế kỉ XI X - đầu thế kỉ XX
Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

* Với môn GDCD: Có thể tích hợp theo chủ đề.
Ví dụ:
Chủ đề
Biết ơn

GDCD

Lịch sử

Bài 6. Biết ơn - Lớp 6 Lớp 6: Bài 6,17,20,21,23,26,27
Lớp 7: Bài 8,11,14,19,20,25,26

Lớp 8: Bài 7,8,25,26,27,28,29

10


Yêu thiên nhiên sống hòa Bài 7. Yêu thiên Lớp 6: Bài 13
hợp với thiên nhiên
nhiên sống hòa hợp
với thiên nhiên - Lớp
6
Bộ máy nhà nước

Bài 14. Bộ máy nhà Lớp 6: Bài 12,14
nước cấp cơ sở - Lớp
Lớp 7: Bài 8,9,10,13,20,27
7

8. Một số đề tự luyện:
* Một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 01 đến câu 05)
Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69% ; năm
192 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp
thế giới. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa,
thép... về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
(Theo sách giáo khoa Lịch sử 8, NXB Giáo dục)
1. Với những thành tựu trên, trong những thập niên 20 của thế kỉ XX, nước Mĩ trở
thành:
A. Trung tâm công nghiệp, tài chính
B. Trung tâm công nghiệp, thương mại.
C. Trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

D. Trung tâm công nông nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
2. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Mĩ?
A. Kinh tế chậm phát triển.
B. Có cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.
C. Nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh.
D. Kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng.
3. Mặc dù nền kinh tế Mĩ phát triển nhưng Mĩ cũng không tránh khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 9/1929

B. Tháng 10/1929

C. Tháng 11/1929

D. Tháng 12/1929

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bắt đầu từ ngành kinh tế nào?
11


A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Tài chính

D. Thương mại.

5. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, nước Mĩ đã đề ra chính
sách gì?

B. Phát xít hóa chế độ.

A. Thực hiện chính sách mới.
C. Thực hiện chính sách kinh tế mới.

D. Thực hiện chính sách xâm lược

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 11 ):
“ Khu vực là cầu nối giữa hai châu lục, hai đại dương với các đường giao
thông ngang, dọc trên biển và nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lâu đời ..”
(Theo sách giáo khoa địa lý 8, NXB Giáo dục)
1. Khu vực được nói tới trong đoạn văn trên là:
A. Đông Nam Á

B. Đông Á

C. Nam Á

D. Tây Nam Á

2. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân phương Tây có chính sách gì
đối với các nước ở Đông Nam Á?
A. Tăng cường buôn bán
B. Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật.
C. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột
D. Tăng cường lực lượng quân đội.
3. Đầu thế kỉ XX, sự kiện lịch sử nào ảnh hưởng đến phong trào độc lập dân tộc ở
Đông Nam Á?
A. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C. Phong trào công nhân thế giới phát triển mạnh.
D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
4. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát
triển với quy mô như thế nào?
A. Chỉ diễn ra ở ba nước trên bán đảo Đông Dương.
B. Chỉ diễn ra ở Việt Nam
12


C. Diễn ra hầu khắp các nước.
D. Diễn ra ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.
5. Nửa đầu thế kỷ XX hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Đông Nam Á là:
A. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

B. Trồng cây lương thực.

C. Khai thác và chế biến khoáng sản.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu.

6. Tình hình tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á giai đoạn 1990-2000 có đặc
điểm.
A. Tốc độ tăng trưởng cao ổn định.
B. Tốc độ tăng trưởng thấp nhưng ổn định.
C. Tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định.
D. Tăng trưởng thấp ở giai đoạn 1995-2000.
7. Quốc gia nào xuất khẩu gạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
A. In đô nê xia.

B. Mi an ma.


C. Việt nam.

D. Thái lan.

8. Nước ta gia nhập ASEAN vào năm nào?
A. 1967

B. 1995

C. 1997

9. Trong các nước sau nước nào có GDP bình quân đầu người cao nhất.
A. In đô nê xia.

B. Thái lan.

C. Phi líp pin.

D. Xin ga po

10. Điều gì dưới đây không đúng về ASEAN?
A. Là tổ chức hợp tác kinh tế khu vực.
B. Là khối liên kết thiên về quân sự.
C. Là khối hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển.
D. Có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên.
11. Quốc gia nào hiện nay chưa là thành viên của ASEAN?
A. Mi-an-ma

B. Lào


C. Cam-pu-chia

D. Đông ti-mo
13

D. 1999


Câu 3. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8)
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”
(SGK Ngữ văn 7 –Giáo dục)
1. Em hãy cho biết tên bài thơ là gì, của tác giả nào?
A. Hịch tướng sĩ-Trần Quốc Tuấn
B. Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi
C. Nam quốc sơn hà-Lý Thường Kiệt
D. Phú sông Bạch Đằng-Trương Hán Siêu.
2. Chữ “thiên” trong từ “thiên thư” có nghĩa là gì?
A. Dời
B. Nghìn
C. Trời
D. Thiên nhiên
3.Bài thơ trên gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?
A. Quân Tống B. Quân Nguyên Mông C. Quân Minh D. Quân Thanh.
4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược được nói đến trong bài thơ diễn ra trong
trời gian nào?
A. 1075-1076

B. 1075-1077
5. Bài thơ này gắn với địa danh nào
A.Sông Nhị

B. Sông Thương

C. 1077-1078

D. 1077-1079

C. Sông Như Nguyệt

D. Sông Bến Hải

6. Quốc hiệu của nhà Lý là gì?
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Việt
C. Vạn Xuân
7. Chủ trương đánh giặc của Lý Thường Kiệt là gì?
A. Tiến công trước để tự vệ.
B. Vườn không nhà trống
8. Bài thơ đề cập đến tình cảm nào ?
A. Tình yêu nước
B. Tình bạn bè

D. Đại Ngu

C. Đánh nhanh thắng nhanh
D. Hòa để tiến.
C. Tình thầy trò

D. Tình mẫu tử.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 01 đến câu 05)
“ Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách cải
cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong
phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi
lớn lao”.
( Trích Địa lý 8-Nxb GD)
1. Để đạt được những thành tựu như hiện nay, trong quá khứ Trung Quốc đã trải qua
rất nhiều cuộc cách mạng, một trong số đó là cách mạng Tân Hợi (năm 1911). Em
14


hãy cho biết người lãnh đạo cuộc cách mạng này là ai?
A. Lương Khải Siêu
B. Khang Hữu Vi

C. Vua Quang Tự
D. Tôn Trung Sơn

2. Em hãy cho biết, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang xếp thứ mấy thế giới?
A. Thứ 1
B. Thứ 2
C. Thứ 3
D. Thứ 4
3. Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua
là:
A. Nền nông nghiệp phát triển nhanh.
B. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh
C. Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định.

D. Nền nông nghệp phát triển nhanh; phát triển nhanh chóng một nền nông
nghiệp hoàn chỉnh và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
4. Trung Quốc cũng là một quốc gia có những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực văn
học. Em hãy cho biết bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” (Mao ốc vị thu phong
sở ca) là của tác gỉa nào?
A. Đỗ Phủ
B. Trương Kế

C. Lý Bạch
D. Bạch Cư Dị.

5. Em hãy cho biết, nhà thơ nào của Trung Quốc được mệnh danh là “Tiên thơ”?
A. Đỗ Phủ
B. Trương Kế

C. Lý Bạch
D. Bạch Cư Dị

6. Nội dung chính trong các sáng tác của nhà thơ Đỗ Phủ là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực
C. Giá trị nhân đạo
D. Cái tôi cá nhân thoát ly hiện thực.
7. Lý do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?
A. Do lãnh thổ Trung Quốc có diện tích rộng lớn
B. Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới.
C. Do Trung Quốc là một trong năm quốc gia của tổ chức WTO
D. Trung Quốc biết mở rộng mối quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước
khác.
* Một số câu hỏi tự luận:

Câu 1.Tối 14/3/2016 tại thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra lễ đón nhận
bằng di tích quốc gia đặc biệt - di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên Tam Đảo; di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn - Sông Lô. Đây là sự kiện văn
hóa, chính trị lớn của tỉnh, khẳng định sự đóng góp của đất và người Vĩnh Phúc vào
15


kho tàng di sản văn hóa dân tộc, khẳng định những giá trị tiêu biểu, đặc sắc, những
nét riêng của kho tàng văn hóa đã được các thế hệ người dân Vĩnh Phúc sáng tạo nên
qua các thời kì.
(Theo hanoimoi.com.vn)

Câu 2. Em hãy trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước
Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hiện nay, ASEAN cần làm gì để bảo
đảm hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Câu 3. Nguyên nhân, tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai. Là học sinh em thấy
mình cần có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn hòa bình của nhân loại?
Câu 4.
a. Tại sao trong bối cảnh chung của châu Á cuối thế kỉ XI X, Nhật Bản lại là
nước duy nhất thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành cường quốc? Từ sự phát
triennr của Nhật Bản, chúng ta có thể học tập được những gì?
b. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta còn có những hạn chế nào
khi giao lưu, học tập các dân tộc khác? Biện pháp khắc phục những hạn chế đó?
Câu 5. Là học sinh em nghĩ mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với vấn đề bảo
vệ chủ quyền biển đảo của đất nước?
9. Chuyên đề tham khảo:
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ

I. Hai cuộc cách mạng của nước Nga năm 1917.
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

- Sau cuộc cách mạng 1905 - 1907 thất bại, Nga vẫn là nước đế quốc quân chủ
chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và
những tàn tích phong kiến không chỉ làm cho đời sống nhân dân ngày càng khó khăn
mà còn kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
làm cho nền kinh tế bị suy sụp, quân đội thiếu vũ khí, lương thực liên tiếp thua trận,
mất đất, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi...mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân
đặc biệt là nông dân, công nhân và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga
- Trước cách mạng xã hội nước Nga có nhiều mâu thuẫn gay gắt: Các dân tộc
trong đế quốc Nga >< đế quốc Nga, nông dân, tư sản >< phong kiến, vô sản >< tư
sản...
Các mâu thuẫn này không thể dung hòa được phải được giải quyết bằng cuộc
cách mạng. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng
khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực không còn khả năng thống
trị được nữa.
16


2. Cách mạng tháng 2/1917
- Diễn biến:
+ Ngày 23/2, 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat biểu tình được sự hưởng ứng của
công nhân toàn thành phố.
+ Ngày 27/2, Đảng Bô-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ bãi công chính trị
thành khởi nghĩa vũ trang, chiếm các công sở bắt các tướng tá của Nga hoàng.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế,
bầu ra các xô viết của đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. Cùng thời gian chính
phủ lâm thời tư sản cũng thành lập nhằm giành lại chính quyền từ các xô viết.
- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917
* Nguyên nhân:

- Sau Cách mạng tháng 2/1917 đã lật đổ được chế độ Nga hoàng song cục diện
chính trị đặc biệt phức tạp ở Nga đó là hai chính quyền song song cùng tồn tại:
Chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông
dân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau
nên không thể tồn tại lâu dài, trong lúc đó chính phủ lâm thời tư sản vẫn theo đuổi
cuộc chiến tranh đế quốc, đàn áp nhân dân.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chuẩn bị kế hạch tiếp tục làm
cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền,
thiết lập chính quyền hoàn toàn về tay các xô viết
* Diễn biến:
- Ngày 7/10, Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat chỉ đạo công việc
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Đêm 24/10 (6/11) Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi
nghĩa. Ngay đêm đó quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-tơ-rô-grat và bao vây cung
điện Mùa Đông.
- Đêm ngày 25/10 (7/11) cung điện Mùa Đông bị chiếm, toàn bộ chính phủ
lâm thời bị bắt.
- Đầu năm 1918 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giành thắng lợi
hoàn toàn trên cả nước.
nước.

- Kết quả: Lật đổ chính phủ lâm thời, thiết lập chính quyền xô viết trong cả

* Tính chất: Là cuộc cách mạng vô sản
17


* Ý nghĩa:
- Đối với nước Nga: Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi vận mệnh đất
nước và số phận của hàng triệu con người Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử đưa giai

cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức,
bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình, xây dựng chế độ mới –
chế độ XHCN trên đất nước rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thế giới, làm cho các nước
đế quốc phải hoảng sợ.
- Đối với thế giới:
+ Tiếng vang của cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga,
tác động lớn đến toàn thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao, là biến cố lịch sử
trọng đại nhất TK XX
+ Để lại nhiều bài học quý báu cho các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản,
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, chỉ rõ cho họ con đường đi đến thắng lợi
cuối cùng để giải phóng dân tộc
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào công nhân và phong trào giải phóng
dân tộc ở nhiều nước phát triển nhất là các nước Á, Phi, Mĩ-Latinh
II. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)
* Hoàn cảnh:
- Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản, năm 1921 nước Nga xô viết bước
vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn: kinh tế bị tàn phá
nặng nề, dịch bệnh và nạn đói trầm trọng, chính trị không ổn định, các lực lượng
phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
- Trong bối cảnh đó, 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích thực hiện chính sách kinh tế
mới do Lê-nin đề xướng
* Nội dung:
- Nông nghiệp: Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương
thực.
- Công nghiệp: Khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được mở xí
nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư
kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, ngân
hàng, ngoại thương, giao thông vận tải...tổ chức quản lý sản xuất, cải cách tiền lương
nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Thương nghiệp và tiền tệ: Thương nhân được tự do buôn bán, mở các chợ. Năm

1924 phát hành đồng rúp mới thay cho tiền cũ.
*Kết quả:
Nhờ có chính sách mới, kinh tế được phục hồi và phát triển. Năm 1925, sản
18


xuất công - nông nghiệp đạt sấp xỉ trước chiến tranh. Tháng 12/1922 Liên bang Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự
nguyện của bốn nước cộng hòa đầu tiên là: Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, ngoại
Cáp-ca-dơ. Đến năm 1940 có 15 nước.
III. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)
Sau khi khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu so với các
nước tư bản phương Tây. Vì vậy để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải tiến
hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
* Nội dung: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trọng tâm là công nghiệp chế tạo
máy và công nghiệp năng lượng. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm
đều hoàn thành trước thời hạn.
* Thành tựu:
- Công nghiệp: Đến năm 1936 đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới sau Mĩ
- Nông nghiệp: 93% nông hộ và trên 90% diện tích canh tác đưa vào tập thể
hóa, cơ giới hóa, sản xuất quy mô lớn.
- Văn hóa, giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học trong
cả nước và THCS ở thành phố. Đạt nhiều thành tựu về khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội, văn học nghệ thuật
- Xã hội: Xóa bỏ các giai cấp bóc lột chỉ còn lại giai cấp nông dân, công nhân và
tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1937, Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần 3 nhưng tháng 6/1941 Đức
tấn công Liên Xô nên công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô tạm dừng
lại để tiến hành chiến tranh vệ quốc.


19


PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của chuyên đề là tìm hiểu thực trạng của công tác bồi dưỡng HSG liên
môn của huyện Vĩnh Tường hiện nay, chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng
HSG Liên môn các môn KHXH - Môn Lịch sử nhằm năng cao chất lượng HSG Liên
môn KHXH của huyện Vĩnh Tường. Để bồi dưỡng HSG Liên môn thành công đòi
hỏi GV ngoài kiến thức sâu rộng phải có sự gia công lớn vào bài giảng và phải biết
làm việc nhóm hiệu quả. Công tác bồi dưỡng HSG Liên môn là một công việc mới
đầy bỡ ngỡ và khó khăn, vì vậy GV phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu trò, không
ngừng học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong chương trình liên môn toàn cấp
THSC và trong khâu tự ra đề...mới mong nâng cao được chất lượng HSG Liên môn
của huyện nhà.
2. Phạm vi áp dụng chuyên đề: Chuyên đề có thể áp dụng trong công tác bồi dưỡng
HSG Liên môn KHXH cấp THSC.
3. Hiện nay, việc làm thế nào để phát triển toàn diện HS đang là vấn đề được dư luận
xã hội và các bậc phụ huynh học sinh quan tâm. Công tác bồi dưỡng HSG Liên môn
còn gặp nhiều khó khăn. Để năng cao chất lượng HSG Liên môn cho huyện Vĩnh
Tường, tôi mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau:
- Tổ chức nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề, thi sáng kiến kinh nghiệm cho GV Lịch
sử để GV trao đổi kinh nghiệm, thảo luận tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng
cao chất lượng HSG Liên môn.
- Cần có tài liệu bồi dưỡng HSG Liên môn chuẩn để GV căn cứ vào đó có hướng
bồi dưỡng cho HS.

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khắc Phi, Ngữ văn 6, Tập 1-2, Nxb Giáo dục, 2002
2. Nguyễn Khắc Phi, Ngữ văn 7, Tập 1-2, Nxb Giáo dục, 2003
3. Nguyễn Khắc Phi, Ngữ văn 8, Tập 1-2, Nxb Giáo dục, 2014
4. Nguyễn Dược, Địa lí 6, Nxb Giáo dục, 2002
5. Nguyễn Dược, Địa lí 7, Nxb Giáo dục, 2007
6. Nguyễn Dược, Địa lí 8, Nxb Giáo dục, 2006
7. Hà Nhật Thăng, Giáo dục công dân 6, Nxb Giáo dục, 2004
8. Hà Nhật Thăng, Giáo dục công dân 7, Nxb Giáo dục, 2004
9. Hà Nhật Thăng, Giáo dục công dân 8, Nxb Giáo dục, 2006
10. Trương Ngọc Thơi, Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 2014

21


22



×