Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo việc tăng cường các giải pháp ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.52 KB, 6 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ,
CHỈ ĐẠO VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG
HỌC SINH LƯU BAN, BỎ HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC VÀ THCS
I. CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay tình trạng học sinh bỏ học đã và đang làm cho cả nước quan tâm.
Đặc biệt trong xu thế hiện nay, Việt Nam đã công bố hoàn thành mục tiêu phổ cập
giáo dục tiểu học, đang trên đường hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục THCS
trên phạm vi cả nước, thì việc yêu cầu trẻ học hết cấp Tiểu học và cấp THCS là
một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng để từng bước nâng cao mặt bằng dân trí của
xã hội theo định hướng và các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhiệm
vụ và mục tiêu của giáo dục là phải thực hiện cho được quá trình dạy và học có
chất lượng để mọi trẻ em đều được học, được hiểu, “học được” là một vấn đề mà
các nhà quản lý, cán bộ chỉ đạo chuyên môn và giáo viên trực tiếp đứng lớp cần đặc
biệt chú trọng và quan tâm. Với tư cách là một phó Trưởng phòng chỉ đạo chuyên
môn, đây là một nội dung mà bản thân thật sự trăn trở và lấy làm nội dung suy nghĩ
cần phải tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhất để từng bước khắc phục tình trạng
trên. Theo tôi, học sinh bỏ học có nhiều lý do khác nhau:
- Do bố mẹ không quan tâm, đời sống gặp nhiều khó khăn, kinh tế không
phát triển.
- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn.
- Chính quyền địa phương chưa đầu tư nhiều cho công tác giáo dục…
Qua theo dõi, chỉ đạo nhiều năm, bản thân quan tâm đến những nguyên nhân
chủ quan, tác động đến quá trình dạy và học ở các trường khác nhau để tìm ra giải
pháp khắc phục. Như lời khuyên của Socrat (469-399 VC Hy Lạp) là “Hãy tự hiểu
mình” và chỉ có tự hiểu mình thì mới tìm ra được giải pháp cụ thể.
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ THỰC TRẠNG
HỌC SINH LƯU BAN, BỎ HỌC CỦA HUYỆN
Huyện Cư Kuin được thành lập vào ngày 25 tháng 11 năm 2007 theo Nghị
định 137/2007/ NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc điều
chỉnh địa giới hành chính của huyện Krông Ana để thành lập huyện Cư Kuin, tỉnh
ĐắkLắk; Với diện tích tự nhiên 21.496,32 ha; có 109.770 nhân khẩu, trong đó đồng


bào DTTS chiếm 27,55%, dân số theo các tôn giáo chiếm 39,8%, gồm 08 xã, 111
thôn buôn. Từ đó, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện cũng được thành lập ổn định
và đi vào hoạt động. Tính đến nay, toàn huyện có 49 trường với tổng số 25.747 học
sinh; trong đó có 14 trường THCS, 22 trường Tiểu học và 13 trường MN; với 461
lớp và 12.077 học sinh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và
chính quyền địa phương các cấp cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ
giáo viên và học sinh, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã có nhiều chuyển biến
về mọi mặt. Nhận thức của đại đa số các tầng lớp nhân dân được củng cố tạo ra
phong trào học tập sôi nổi, sâu rộng. Mạng lưới trường lớp ngày được tăng cường,
1
mở rộng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, từng bước chuẩn hóa và phủ kín đến
khắp các buôn làng xa xôi hẻo lánh, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đến trường.
Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã triển khai và cơ bản thực hiện tốt chương
trình đổi mới giáo dục phổ thông ở các cấp học, nâng cao chất lượng đội ngũ, cải
tiến phương pháp dạy học, thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” do Bộ Giáo
dục và Đào tạo phát động lồng ghép với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” từng bước tiến tới “ Dạy thực chất, học thực chất”.
Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm cũng không phải là ít; đây
là vấn đề mà mỗi người làm công tác giáo dục của huyện cần phải có trách nhiệm.
1. Tình trạng bỏ học nhìn từ góc độ cụ thể của từng trường:
Do hoàn cảnh sống, phong tục tập quán, nét văn hóa của từng địa phương nơi
trường đóng thì ngoài những nguyên nhân chung vẫn có những nguyên nhân cụ thể
cho từng trường dẫn đến học sinh phải bỏ học.
- Hiểu không đúng bản chất của cuộc vận động “Hai không”.
- Đặc thù kinh tế của từng vùng, theo mùa vụ; phong tục lễ hội, ma chay, di
dân …
- Gia đình không quan tâm, mặt cảm, sĩ diện.
- Giải quyết một số tình huống thiếu sự tế nhị của giáo viên…
2.Nhìn từ góc độ chuyên môn:
- Một số ít giáo viên quá nặng nề trong xử lý học sinh ( khi học sinh mắc

khuyết điểm) tạo nên tâm lý sợ hãi, xấu hổ trước bạn bè.
- Việc phụ đạo, tổ chức học thêm của một số ít giáo viên.
- Tư duy của giáo viên và học sinh không gặp chung một điểm, tức là sự phối
hợp đồng bộ của giáo viên và học sinh còn nhiều cứng nhắc. Trong quá trình dạy
học giáo viên không nắm chắc từng đối tương học sinh, không biết trong đầu học
sinh có cái gì ? cần dạy cái gì ? và dạy như thế nào? Vấn đề này thể hiện rất rõ. Ví
dụ: học sinh đọc không trôi chảy mà giáo viên bắt học sinh đọc diễn cảm; học sinh
chưa thuộc bảng cửu chương mà học phép nhân, chia thì vô cùng khó đối với học
sinh và không mang lại hiệu quả gì cả, tạo tâm lý học sinh chán học và sợ học.
Với các lý do nêu trên, là một phó Trưởng phòng chỉ đạo chuyên môn, tôi
xin mạnh dạn được nêu một vài kinh nghiệm để chia sẻ cùng với các đồng nghiệp;
với mục đích cuối cùng là từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của
cấp học Tiểu học và THCS trên địa bàn toàn huyện.
III. MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện được thành lập và đi và chính thức đi vào
hoạt động vào ngày 01/01/2008 theo Quyết định số 3499/QĐ-UBND ngày 25 tháng
12 năm 2007 của UBND tỉnh ĐắkLắk về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND lâm thời huyện Cư Kuin; trong
những ngày đầu mới thành lập, huyện và Ngành còn gặp không ít khó khăn:
2
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tuy đủ về số lượng nhưng trình độ
chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều; một số giáo viên tuổi đời đã cao nên việc bố
trí, sắp xếp chuyên môn khó phù hợp, việc tiếp cận chương trình đổi mới giáo dục
phổ thông còn chậm, kém linh hoạt, râp khuôn, gượng ép, bỡ ngỡ….
- Học sinh dân tộc thiểu số chiếm số lượng khá đông; chất lượng học sinh
vùng sâu, vùng xa còn thấp, hay bỏ học, nhận thức của một bộ phận cha mẹ học
sinh còn hạn chế.
- Một số trường phòng học còn thiếu, cơ sở vật chất còn tạm bợ; chính quyền
địa phương chưa thật sự quan tâm làm ảnh hưởng lớn đến việc duy trì sĩ số và nâng
cao chất lượng.

- Việc thực hiện Thông số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8
năm 2006 về việc Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục
phổ thông công lập gây khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo; ít nhiều ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học.
- Cuộc vận động: “ Hai không” tuy đã thực hiện được một thời gian dài
nhưng chưa thực sự trở thành một phong trào sâu rộng, việc “Dạy thực chất, học
thực chất” đôi lúc vẫn còn mang nặng tính hình thức theo quan điểm trước đây.
IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN
1. Các giải pháp chung:
- Cần phải dạy thật và học thật ngay từ khi học sinh vào lớp 1, lớp 6 và ở mỗi
tiết học.
- Giáo viên cần cung cấp một lượng kiến thức vừa phải, thích hợp với năng
lực và điều kiện của học sinh.
- Mỗi học sinh đều phải được học thật, không làm người thừa ở trong lớp.
- Dạy theo điều kiện thực tế không áp đặt chủ quan.
- Không làm học sinh sợ hãi.
- Một số thủ tục ở địa phương ảnh hưởng đến học tập cần được can thiệp.
- Những ngày lễ hội chính thức của các dân tộc, học sinh cần được nghỉ 1
hoặc 2 ngày không phải là vấn đề phức tạp trong quá trình giáo dục học sinh.
- Đối với học sinh yếu, học sinh không đến lớp thường xuyên, các em cần
được động viên, giúp đỡ, không nên nặng lời và phê bình thường xuyên trước lớp,
tránh không để học sinh thấy sợ thầy cô, sợ bạn, sợ trường, sợ lớp.
- Cán bộ quản lý cần tôn trong sáng kiến cá nhân của mỗi giáo viên trong
quá trình giáo viên giảng dạy đối với học sinh gặp khó khăn.
- Điều cốt yếu, then chốt đó là vai trò lãnh đạo của nhà trường.
2. Các giải pháp cụ thể đã triển khai thực hiện:
- Chỉ đạo tất cả các trường thành lập Ban chống lưu ban, bỏ học và học sinh
ngồi nhầm lớp do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, Phó Hiệu trưởng, chủ tịch Công
đoàn làm phó Trưởng ban; Tổng phụ trách Đội (hoặc 1 giáo viên có kinh nghiệm)
làm thư ký; tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp làm thành viên.

3
- Chỉ đạo các trường dựa trên kết quả kiểm tra định kỳ, tiến hành rà soát toàn
bộ số học sinh, cần quan tâm đối với hai môn Toán và Tiếng Việt. Căn cứ vào
chuẩn kiến thức kỹ năng của từng khối lớp được ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành chương trình giáo dục phổ thông để rà soát. Nếu kết quả kiểm tra định kỳ
chưa chính xác thì Trưởng ban tổ chức thành lập tổ khảo sát lại để đảm bảo chất
lượng thực chất.
- Dựa vào kết quả khảo sát, các trường lập danh sách học sinh hai diện:
+ Loại chưa biết đọc, chưa biết viết Tiếng Việt (đối với học sinh TH).
+ Học không hiểu, kiến thức bị hổng của các lớp dưới, ngại học… (đối với
học sinh THCS).
+ Loại có nguy cơ bỏ học do học yếu hoặc nguyên nhân khác (đối với học
sinh TH và THCS)
- Từng học kỳ, từng năm Phòng tổng hợp danh sách học sinh thuộc các diện
trên của tất cả các trường để theo dõi và kịp thời chỉ đạo việc mở các lớp học đặc
biệt cho đối tượng học sinh “Ngồi nhầm lớp”. Đối tượng này phần lớn là học sinh
dân tộc thiểu số; do vậy cần vận dụng linh hoạt các văn bản chỉ đạo chuyên môn về
vùng, miền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng chỉ đạo các trường tùy vào đối
tượng học sinh để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, có thể cắt giảm bớt một số
môn học khác để tập trung dạy tăng cường hai môn Toán và tiếng Việt (vì hai môn
học này là môn học công cụ có tính chất chủ công để lĩnh hội các môn học khác).
Cũng có thể chia nhỏ số lượng học sinh trong một lớp để dễ kèm cặp. Nội dung
giảng dạy chủ yếu tập trung vào các kiến thức cơ bản của lớp đang học kết hợp ôn
tập kiến thức bị hổng của lớp trước nhằm bổ trợ kiến thức cho học sinh với quan
điểm “ yếu đâu bồi đó”.
- Chỉ đạo các trường tăng cường công tác phụ đạo vào các buổi ngoài giờ
chính khóa bằng nhiều hình thức như: ghép đôi bạn học tập; tổ chức các lớp học
thân thiện, môi trường học tập thân thiện theo tài liệu hướng dẫn của Dự án Giáo
dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (đối với học sinh Tiểu học), kết

hợp các hình thức vui chơi, giải trí nhằm kích thích học sinh tự giác, tích cực, chủ
động học tập dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau từng
tháng, Trưởng ban tổ chức họp đánh giá và rút kinh nghiệm để chỉ đạo khảo sát
chất lượng thực tế trên lớp, từ đó tiếp tục đề ra các giải pháp phù hợp nhằm từng
bước tiến tới xóa bỏ diện học sinh có nguy cơ lưu ban, bỏ học.
- Phòng đã tổ chức Hội nghị chuyên môn để rút kinh nghiệm sau 3 tháng
triển khai thực hiện Hướng dẫn số 35/HĐ•SG&ĐT ngày 08/01/2007 của Sở Giáo
dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn giảm thiểu học sinh lưu ban, bỏ học và khắc
phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp cấp Tiểu học, đối với cấp THCS thì tổ chức
theo từng chuyên đề tuỳ vào thực tế của từng trường trên cơ sở chuẩn kiến thức và
kỹ năng theo quy định của cấp học. Căn cứ vào thực tế, Phòng chỉ đạo nghiêm túc
các trường chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và xem đây là một tiêu chí cơ
bản để xếp loại thi đua; Phòng chỉ đạo các trường trong năm học 2006-2007 phấn
đấu không còn tình trạng học sinh lớp 2, lớp 6 “Ngồi nhầm lớp”. Đầu năm học
4
2007-2008, Phòng tiếp tục chỉ đạo kiên quyết các trường tổ chức cho giáo viên chủ
nhiệm mới bàn giao số học sinh yếu, kém để giáo viên chủ nhiệm của năm học
2006-2007 chịu trách nhiệm phụ đạo; đến khi học sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng
các môn học yếu mới bàn giao lại cho giáo viên chủ nhiệm mới. Việc làm này làm
tăng thêm tinh thần, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong việc tăng
cường các giải pháp chống lưu ban, bỏ học của lớp mình phụ trách.
- Ngoài việc chỉ đạo tổng thể các trường, Phòng còn chỉ đạo trường TH: Kpă
KaLơng và Phạm Hồng Thái, THCS: Ea Bhôk, Cư Wvi, Ea Tiêu là các trường có
tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số khá cao làm thí điểm. Dựa trên tinh thần chỉ đạo của
Sở, Phòng, các trường Tiểu học, THCS nói chung và các trường chỉ đạo trên đã cơ
bản thực hiện có hiệu quả việc chống học sinh lưu ban, bỏ học và khắc phục tình
trạng học sinh ngồi nhầm lớp, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, vùng khó khăn.
V. KẾT QUẢ
Sau một thời gian triển khai việc chống học sinh lưu ban, giảm thiểu học sinh

bỏ học và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp cấp Tiểu học, THCS bước
đầu đã đạt được một số kết quả theo bảng thống kê từng năm học cụ thể như sau:
(tính cả số liệu của Phòng Giáo dục Krông Ana).
1. Cấp Tiểu học:
TT Năm học
Tổng số HS
bỏ học
Tỷ lệ
Tổng số HS lưu
ban
Tỷ lệ
Tổng số HS
ngồi nhầm lớp
Tỷ lệ
1 2005-2006 383 2,1 612 3,7 486 2,5
2 2006-2007 335 1,8 411 2,83 287 2,02
3 2007-2008 204 1,7 398 3,2 0 0
4 Kỳ I 08-09 60 0,5
2. Cấp THCS:
TT Năm học
Tổng số HS
bỏ học
Tỷ lệ
Tổng số HS lưu
ban
Tỷ lệ
Tổng số HS
ngồi nhầm lớp
Tỷ lệ
1 2005-2006 611 5,9 550 5,7 221 2,7

2 2006-2007 602 5,7 522 5,3 149 1,9
3 2007-2008 573 5,4 507 5.1 0 0
4 Kỳ I 08-09 188 2,0
Số lượng học sinh không biết đọc, không biết viết, học không hiểu bài, hổng
kiến thức của lớp dưới, cấp dưới; học sinh lưu ban, bỏ học có chiều hướng giảm;
Tuy vậy trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc;
chất lượng đại trà của học sinh vùng dân tộc chậm nâng cao so với một số trường ở
vùng thuận lợi.
VI. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO
5
1. Mạnh dạn đổi mới tư duy trong quản lý, chỉ đạo; năng động sáng tạo trong
việc vận dụng và thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp.
2. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo đến từng cấp, đến tận người thực hiện;
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và điều chỉnh biện pháp thực hiện cho phù hợp với
đối tượng học sinh và đặc thù của từng trường.
3. Thực hiện da dạng hóa các loại hình lớp học và dạy tăng cường tiếng Việt
kết hợp dạy tiếng Ê-đê cho học sinh ở vùng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ.
4. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ, quan tâm công tác tự học tự rèn.
5. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện tốt ngày “Toàn dân
đưa trẻ đến trường”.
6. Cần thống nhất các văn bản chỉ đạo chuyên môn để việc quản lý, chỉ đạo
và triển khai thực hiện diễn ra một cách nhất quán đạt hiệu quả.
7. Có chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo (quần áo, sách vở, lương
thực…); có chính sách ưu đãi đối với giáo viên giảng dạy vùng khó khăn, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
8. Quy hoạch mạng lưới trường, lớp hợp lý; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất trường lớp đối với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo việc tăng cường

các giải pháp chống học sinh lưu ban, bỏ học cấp Tiểu học và cấp THCS của
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Kuin. Với sự nỗ lực phấn đấu không
ngừng của các cấp quản lý và giáo viên, Ngành đã cơ bản thực hiện có hiệu quả
việc chống học sinh lưu ban, bỏ học và khắc phục tình trạng học sinh ngồi
nhầm lớp. Chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ, khắc phục vì việc
nâng cao chất lượng giáo dục không phải là ngày một, ngày hai mà là cả một
quá trình phấn đấu lâu dài , kiên trì và bền bỉ với sự phối hợp của các cấp, các
ngành. Rất mong được nghe ý kiến đóng góp xây dựng và chỉ đạo của các cấp,
của các đồng nghiệp để bản thân có cơ sở tiếp tục chỉ đạo tốt hơn trong thời gian
tới./.
NGƯỜI VIẾT
Trần Văn Hải
6

×