Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BC kinh tế NN 6 tháng đầu năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.1 KB, 8 trang )

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2017
6 tháng đầu năm 2017, ngoài việc tiêu thụ một số mặt hàng gặp khó khăn,
giá xuống thấp, tình hình dịch bệnh cúm gia cầm ở một số địa phương, nói
chung tình hình sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng
ngành tiếp tục được phục hồi, quý sau cao hơn quý trước.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quí 6 tháng đầu năm 2017 1
theo giá so sánh 2010 ước tăng khoảng 2,8 %, trong đó nông nghiệp tăng 2,04%;
lâm nghiệp tăng 4,41%; thuỷ sản tăng 5,17%. Như vậy, tốc độ tăng ngành thủy
sản đạt mức cao so với các năm gần đây, đóng góp vào tăng trưởng chung của
toàn ngành. Nguyên nhân tăng do tăng cao cả về nuôi trồng và khai thác, đặc
biệt các tỉnh chịu ảnh hưởng từ sự cố Formosa đã phục hồi sản xuất, khai thác
thủy sản biển, có xu hướng tăng trở lại: Hà Tĩnh (12,1 nghìn tấn, + 18,9%),
Quảng Bình (25,5 nghìn tấn, +12,2%), Quảng Trị (8,9 nghìn tấn, +41,8%), Thừa
Thiên Huế (17 nghìn tấn, +29,2%).
I. NÔNG NGHIỆP
1. Trồng trọt
Sáu tháng đầu năm 2017, thời tiết nông vụ ổn định hơn cùng kỳ, lượng
mưa phân bố đều, không có hiện tượng rét buốt hay khô hạn trên diện rộng. Tuy
nhiên, kết quả sản xuất nông nghiệp lại không cao như kỳ vọng, đặc biệt là với
cây lúa do ảnh hưởng của mưa trái mùa và thổ nhưỡng vẫn chịu ảnh hưởng nặng
nề từ đợt nhiễm mặn năm trước. Bên cạnh đó, nhiều diện tích lúa bị sâu bệnh,
nhất là hiện tượng đạo ôn và muỗi hành bít đầu bông làm lúa bị lép, dẫn đến
giảm năng suất. Kết quả sản xuất cụ thể như sau:
a) Cây hàng năm
Lúa Đông Xuân
Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay ước tính đạt 3.077,4
nghìn ha, giảm 5,7 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước, trong đó các địa
phương phía Bắc đạt 1.144,1 nghìn ha, giảm 12,1 nghìn ha; các địa phương phía
Nam đạt 1.933,3 nghìn ha, tăng 6,4 nghìn ha. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa


đông xuân cả nước năm nay ước tính đạt 62,1 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha so với vụ
đông xuân năm 2016; sản lượng đạt 19,1 triệu tấn, giảm 296,6 nghìn tấn.
Sản lượng lúa đông xuân giảm nhiều ở các tỉnh: Hà Tĩnh, giảm 88 nghìn
tấn do trong quá trình phát triển của cây lúa từ tháng 3 đến tháng 5, thời tiết diễn
1

Theo số liệu tính toán sơ bộ của Tổng cục Thống kê.

1


biến phức tạp, mưa ẩm, sương mù làm cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây
hại nặng trên diện rộng với hơn 20782 ha lúa bị thiệt hại nặng (thiệt hại từ 3070% là 7.633ha, thiệt hại trên 70% là 13.149 ha); Đồng Tháp giảm 165,8 nghìn
tấn do trong giai đoạn đòng trổ đến thu hoạch có mưa kéo dài, sương mù, ngày
nóng đêm lạnh, gió lốc gây đỗ ngã làm giảm năng suất). Bên cạnh đó là hiện
tượng mũi hành (bông lúa bị bít đầu lại) làm cho bông lúa không trổ thoát được,
gây lép hạt làm cho năng suất thấp so với vụ Đông xuân 2015-2016; Long An
giảm 96,5 nghìn tấn do do mức lũ năm nay thấp làm cho chuột, sâu, bệnh phát
sinh nhiều; mưa, giông nhiều vào giai đoạn lúa trổ bông - chín làm lúa đổ ngã;
Cần Thơ giảm 59 nghìn tấn do ảnh hưởng của mưa dông trái mùa diễn ra ở thời
điểm lúa đang trỗ, chín và thu hoạch làm cho nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, tỷ lệ
thất thoát trong thu hoạch và tỷ lệ hạt lép tăng; đồng thời do thời tiết không
thuận lợi đã làm rầy nâu, đạo ôn lá, cháy lá, lem lép hạt, muỗi hành phát triển
và nở rộ ngay trong dịp tết nguyên đán nên ảnh hưởng đến năng suất; ...
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân những năm gần đây có xu hướng thu
hẹp dần, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hạn hán, nhiễm mặn), chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, chuyển đổi ngành sản xuất cũng như chuyển đổi mục đích sử
dụng đất. Tính riêng vụ đông xuân 2017, hai vùng có diện tích đất lúa giảm
nhiều nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) vốn được coi là hai vựa lúa của cả nước. Tại vùng ĐBSH, diện tích

gieo trồng lúa đông xuân 2017 đạt 536,2 nghìn ha, giảm 10,1 nghìn ha (-1,8%) so
vùng kỳ năm trước do một số địa phương chuyển một phần diện tích trồng lúa
sang sử dụng cho mục đích khác hoặc bỏ hoang. Trong đó, diện tích chuyển
sang đất phi nông nghiệp (xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông,...) là 2,8
nghìn ha; chuyển sang trồng cây lâu năm là 2,5 nghìn ha; chuyển trồng cây hàng
năm khác như rau, đậu cho hiệu quả kinh tế cao hơn là 1,2 nghìn ha; diện tích
không sản xuất (bỏ hoang, ô nhiễm,...) là 1,9 nghìn ha 2. Tại vùng ĐBSCL, diện
tích xuống giống lúa đông xuân năm nay đạt 1.539,4 nghìn ha, giảm 16,3 nghìn
ha (-1%) so cùng kỳ. Trong đó: 6,4 nghìn ha chuyển sang trồng cây lâu năm; 2,6
nghìn ha chuyển sang cây hàng năm khác; 2,3 nghìn ha chuyển sang nuôi trồng
thủy sản; ; diện tích không sản xuất (bỏ hoang, ô nhiễm,...) là 8,9 nghìn ha3.
Trong đó: Diện tích đất thu hồi làm đường giao thông, công trình thủy lợi, trụ sở làm việc…
tại Hà Nội là 785 ha; Bắc Ninh là 660 ha; Quảng Ninh 226 ha; Hải Phòng 116 ha; Hải Dương
200ha; Hưng Yên 280 ha; Thái Bình 212 ha; .... Diện tích chuyển sang cây hàng năm khác tại
Quảng Ninh 153 ha; Hải Dươmg 597 ha; Hải Phòng 118 ha; Thái Bình 244 ha; Hà Nam 106
ha. Diện tích chuyển sang cây lâu năm tại Hà Nội 628 ha; Hưng Yên 1261 ha; Nam Định 523
ha; .... Diện tích chuyển sang nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội 725 ha; Hải Dương 109 ha; Hưng
Yên 26 ha; … Diện tích đất không sản xuất do bỏ hoang tại Hà Nội là 246 ha; Hải Dương 221
ha; Hải Phòng 420 ha; Nam Định 510 ha…
3
Trong đó: Diện tích chuyển sang cây hàng năm khác tại Tiền Giang là 388,3 ha; Trà Vinh
324 ha; Vĩnh Long 973ha… Diện tích chuyển sang cây lâu năm tại An Giang 2135 ha; Vĩnh
Long 916 ha; Tiền Giang 1185 ha; Long An 1430 ha… Diện tích chuyển sang nuôi trồng thủy
sản tại Kiên Giang 2294 ha; Vĩnh Long 9 ha;
2

2


Lúa Hè Thu

Do không chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, nhiễm mặn như năm trước nên
tiến độ xuống giống lúa hè thu nhanh hơn cùng kỳ. Tính đến trung tuần tháng
Sáu, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1.940,5 nghìn ha lúa hè
thu, bằng 106,8%, trong đó vùng ĐBSCL đạt 1.589,2 nghìn ha, bằng 104,4%.
Diện tích gieo trồng lúa Hè thu tăng so cùng kỳ do lịch thời vụ gieo trồng lúa Hè
thu năm 2016 được thông báo trễ hơn so những năm trước, và trong những
tháng đầu năm năm 2016 do bị ảnh hưởng khô hạn và mặn xâm nhập, nên các
ngành chức năng khuyến cáo bà con nông dân không gieo trồng lúa hè thu vào
thời điểm tháng 5/2016, chờ cho đến khi có mưa và độ mặn trong đất giảm mới
tiến hành gieo trồng. Đến nay đã có 378,7 nghìn ha lúa hè thu sớm tại các tỉnh
ĐBSCL cho thu hoạch, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện lúa hè thu
phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh trên lúa hè thu khá phức
tạp, đặc biệt tại các tỉnh vùng ĐBSCL, các bệnh như rầy nâu nở rộ và xuất hiện
cục bộ với mật độ cao, bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, cháy bìa lá phát sinh và
gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng do thời tiết tiếp tục
mưa. Bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, nhện gié phát sinh rải rác trên trà lúa
gieo sạ sớm giai đoạn trỗ-chắc chín ở các huyện Đồng Tháp Mười. Ngành Nông
nghiệp các địa phương cần chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc cán bộ
kỹ thuật, cộng tác viên cơ sở tích cực thăm đồng, nắm chắc diễn biến tình hình
sâu bệnh trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng, đồng thời hướng dẫn nông
dân các biện pháp chăm sóc lúa đúng kỹ thuật theo hướng an toàn và bền vững,
ứng dụng chế phẩm sinh học và sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc
“4 đúng”. Bên cạnh đó, nhắc nhở bà con không xuống giống tự phát mà gieo sạ
tập trung theo lịch thời vụ nhằm né các đợt rầy nâu di trú, tăng cường sử dụng
giống lúa không lẫn tạp, có nguồn gốc rõ ràng (giống nguyên chủng hoặc giống
xác nhận) vừa có chất lượng cao vừa có khả năng kháng sâu bệnh như OM
4900, OM 5451, OM 6976,…
Tiến độ gieo cấy cây hàng năm
Tính đến giữa tháng Sáu, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được
607,4 nghìn ha ngô, bằng 85,3% cùng kỳ năm trước; 91,6 nghìn ha khoai lang,

bằng 103%; 41,4 nghìn ha đậu tương, bằng 94,4%; 149,3 nghìn ha lạc, bằng
95%; 697,6 nghìn ha rau đậu, bằng 103,7%.
b) Cây lâu năm.
Theo báo cáo từ các địa phương, diện tích trồng cây lâu năm ước đạt
3.369,6 nghìn ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu các loại cây
trồng đang có sự biến động theo hướng chuyên canh, tăng diện tích cây đặc sản,
cây có giá trị cao phù hợp với điều kiện canh tác của mỗi vùng miền để thích
ứng với tình hình biến đổi khí hậu.

3


Cây công nghiệp lâu năm: sản lượng chè búp tươi ước đạt 455,6 nghìn
tấn, tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước (diện tích giảm 1,9%); sản lượng cao su
ước đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 4,4% (diện tích giảm 1%);
+ Sản lượng hồ tiêu ước đạt 207,7 nghìn tấn, tăng 18,2% (diện tích tăng
22,6%). Nguyên nhân sản lượng hồ tiêu tăng cao là do giá tăng theo nhu cầu
xuất khẩu và giữ ổn định trong những năm gần đây, người trồng hồ tiêu có lợi
nhuận cao đã tích cực đầu tư mở rộng sản xuất4 .
+ Sản lượng điều ước đạt 222,3 nghìn tấn, giảm 26,8%. Nguyên nhân sản
lượng điều đạt thấp là do ảnh hưởng thời tiết khô hạn kéo dài trong mùa khô
năm 2016, một số khu vực có sương mù nên đợt ra bông đầu tiên của mùa điều
năm nay bị mất trắng5.
Cây ăn quả: sản lượng xoài ước đạt 448,3 nghìn tấn, tăng 2,2% so cùng
kỳ năm trước (diện tích tăng 3,2%); sản lượng chuối ước đạt đạt 1.105,7 nghìn
tấn, tăng 0,6% (diện tích tăng 3,8%);
+ Sản lượng thanh long ước đạt 488 nghìn tấn, tăng 16,4% (diện tích tăng
5,8%). Nguyên nhân sản lượng thanh long tăng cao là trong năm 2016 và 6
tháng đầu năm 2017 giá thanh long tăng cao nên các hộ trồng thanh long mở
rộng nhanh diện tích và đầu tư thắp đèn để tăng vụ thu hoạch trong năm.

+ Sản lượng cam ước đạt 304,6 nghìn tấn, tăng 24,8% (diện tích tăng
23,7%). Nguyên nhân sản lượng cam tăng cao do diện tích gieo trồng các năm
trước đến nay đã đưa vào diện tích thu hoạch 6. Tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang, Hòa Bình, các tỉnh Tây Bắc, ĐBSCL diện tích cam đều được mở rộng.
2. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi 6 tháng đầu 2017 gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, đặc
biệt là chăn nuôi lợn, nguyên nhân do những năm trước tình hình chăn nuôi thuận
lợi, giá cả ổn định nên người dân đầu tư mở rộng đàn dẫn đến tình trạng cung
vượt cầu khiến cho giá thịt lợn giảm sâu, người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng. Thời
gian vừa qua, Chính phủ cùng các cơ quan chức năng đã phối hợp với các địa
phương, doanh nghiệp,... trong chiến dịch “giải cứu đàn lợn” như mở các điểm
bán thịt lợn an toàn, giá rẻ, các doanh nghiệp thu mua thịt lợn từ người chăn nuôi
với giá cao hơn giá của thương lái,… Tuy nhiên, giá thịt lợn hiện vẫn không thể
vực dậy ở mức có lãi cho người chăn nuôi (giá thành chăn nuôi ở mức 37.000 –
40.000 đ/kg). Chăn nuôi gia cầm lại rơi vào khó khăn khi giá trứng đang sụt giảm
mạnh nguyên nhân là do sản lượng trứng gia cầm những năm vừa qua tăng cao
Tốc độ tăng so với năm trước của diện tích tiêu một số năm gần đây: Năm 2013 tăng 14,1%;
năm 2014 tăng 24,2%; năm 2015 tăng 18,7% và năm 2016 tăng 27,2%.
5
Những tỉnh có sản lượng điều lớn và giảm nhiều: Bình Phước giảm 70 nghìn tấn (-43,4%); Lâm
Đồng giảm 3,6 nghìn tấn (-3,1%); Đắk Lắk giảm 1,8 nghìn tấn (-7,8%); Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 1,5
nghìn tấn (-11,6%); Đồng Nai giảm 1,3 nghìn tấn (-2,8%).
6
Tốc độ tăng so với năm trước của diện tích cam một số năm gần đây: Năm 2013 tăng 6,1%;
năm 2014 tăng 12,51%; năm 2015 tăng 10,3% và năm 2016 tăng 19,9%.
4

4



làm cho nguồn cung dư thừa. Bên cạnh đó, do giá thịt lợn rẻ người dân có xu
hướng ăn nhiều thịt hơn làm nhu cầu tiêu dùng trứng giảm đi.
Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, bò cả nước phát triển khá ổn định trong 6
tháng đầu năm do không có thiên tai, dịch bệnh lớn xảy ra, thời tiết thuận lợi,
không có các đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến chăn nuôi trâu, bò như những
năm trước. Đàn bò cả nước đang phát triển tốt do hiệu quả kinh tế cao và nhiều
dự án phát triển chăn nuôi bò đã được triển khai, mở rộng, đặc biệt là bò sữa.
Đàn trâu cả nước ước tính đến tháng Sáu giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2016;
đàn bò tăng 2,3%, trong đó đàn bò sữa tăng 5,2%. Sản lượng thịt trâu hơi 6
tháng ước đạt 51 nghìn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt
bò hơi ước đạt 201 nghìn tấn, tăng 5,2%; sản lượng sữa tươi ước đạt 434 nghìn
tấn, tăng khoảng 13,2%.
Chăn nuôi lợn: Tình hình chăn nuôi lợn vẫn còn nhiều khó khăn do giá
thịt lợn ở mức thấp, người chăn nuôi vẫn chịu thua lỗ dẫn đến tình trạng giảm
đàn, bỏ đàn. Đàn lợn cả nước ước tính đến tháng Sáu giảm 3,8% so với cùng kỳ
năm 20167. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng ước đạt 2.202 nghìn tấn,
tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi gia cầm: Những tháng đầu năm 2017, dịch cúm gia cầm đã
xuất hiện rải rác tại một số tỉnh nhưng hiện tại cả nước đã không còn tỉnh nào có
dịch cúm gia cầm. Những tháng gần đây, giá trứng gà đang tiếp tục giảm khiến
người chăn nuôi gà lại bị thua lỗ. Đàn gia cầm cả nước ước tính đến tháng Sáu
tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng
ước đạt 573 nghìn tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; trứng gia cầm đạt
5,6 tỷ quả, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016.
*Tình hình dịch bệnh
- Dịch cúm gia cầm: Tính đến ngày 21/6/2017 cả nước không còn tỉnh nào
phát sinh dịch cúm gia cầm, hiện nay cả nước không có dịch cúm gia cầm.
- Dịch lợn tai xanh: Tính đến ngày 21/6/2017 cả nước không còn tỉnh nào
phát sinh dịch lợn tai xanh, hiện nay cả nước không có dịch lợn tai xanh.
- Dịch lở mồm long móng: Tính đến ngày 21/6/2017 cả nước không còn

tỉnh nào có dịch lở mồm long móng, hiện nay cả nước không có dịch lở mồm
long móng.
II. Lâm nghiệp

Theo kết quả điều tra kỳ 01/4/2017, tại thời điểm điều tra đàn lợn cả nước có 28.911 nghìn
con, tăng 2,12% so với cùng kỳ năm 2016; đàn gia cầm có 361,2 triệu nghìn con, tăng 5,64%,
trong đó đàn gà có 275,7 triệu con, tăng 6,4%.
7

5


Trong 6 tháng đầu năm 2017, diện tích rừng trồng mới tập trung ước
tính đạt 100,5 nghìn ha, tăng 5,2%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 55,1
triệu cây, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Khai thác lâm sản tại các địa phương tăng khá. Sản lượng gỗ khai thác 6
tháng đầu năm ước đạt 4835 nghìn m3, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó chủ yếu là gỗ rừng trồng đến kỳ khai thác. Nhu cầu của thị trường thế
giới về một số mặt hàng gỗ có giá trị cao cũng là một yếu tố quan trọng cho
việc gia tăng giá trị xuất khẩu gỗ. Một số địa phương có sản lượng khai thác
gỗ đạt khá như: Bình Định ước đạt 368 nghìn m3 tăng 11,4%; Bắc Giang ước
đạt 259 nghìn m3, tăng 8,8%; Phú Thọ ước đạt 225 nghìn m3, tăng 7,7%;
Quảng Nam ước đạt 431 nghìn m3 tăng 6,4 %; Thừa Thiên - Huế ước đạt 285
nghìn m3, tăng 6,2%. Sản lượng củi khai thác ước đạt 14,1 triệu ste tăng 0,7%
so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ tăng cao do sản phẩm gỗ từ Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống
bán phá giá sẽ khiến cho các đơn hàng từ Mỹ dịch chuyển sang các nước xuất
khẩu gỗ ở khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, mà Việt Nam lại đang là
nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất ở ASEAN. Bên cạnh đó, hàng loạt
hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết với các nước và khu vực

trong thời gian qua cũng đang tạo cơ hội lớn về thị trường cho ngành gỗ.
Công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành quan
tâm.Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn kiểm soát việc sử
dụng lửa trong và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương, làm rẫy; tuy
nhiên do thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài nên vẫn xảy ra tình trạng cháy
rừng tại một số địa phương, nhất là ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực
miền Trung. Trong tháng 6, cả nước có 284,5 ha rừng bị thiệt hại, giảm 17,3%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 145,5 ha; diện tích
rừng bị phá là 139 ha.Một số tỉnh cháy nhiều do đợt nắng đầu tháng; Hà Nội
52,7 ha; Vĩnh Phúc 34,4 ha; Bắc Giang 15,7 ha.Tính chung 6 tháng đầu năm, cả
nước có 1031,4 ha rừng bị thiệt hại, giảm 60,3% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó diện tích rừng bị cháy là 373,2 ha,giảm 80,9% ; diện tích rừng bị chặt
phá là 652,2 ha, tăng 2,2%.
III. Thủy sản
Sáu tháng đầu năm 2017, sản xuất thủy sản có nhiều khởi sắc cả về nuôi
trồng và khai thác. Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước tính đạt 3328,8
nghìn tấn, tăng 4,2% trong đó cá đạt 2460,7 nghìn tấn, tăng 3,7%, tôm đạt 332,4
nghìn tấn, tăng 7,4%.

6


Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt
907,9 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi cá đạt 253,2 nghìn ha, tăng 0,7% so với
cùng kỳ, diện tích nuôi tôm đạt 611,8 nghìn ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ.
Diện tích nuôi cá tra công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tính đạt 5,1 nghìn
ha, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng cá tra ước tính đạt 543,3 nghìn
tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Đồng Tháp ước đạt 185,7
nghìn tấn, An Giang ước đạt 116,9 nghìn tấn. Sự thu hẹp quy mô nuôi cá tra công
nghiệp ở năm 2016 cộng với việc thương lái Trung Quốc tập trung thu mua “cá

tra non” những tháng cuối năm 2016 đã khiến cho nguồn cung bị thiếu hụt, sản
lượng quý I giảm (-0,8%) so với cùng kỳ. Nhưng sang quý II, sản lượng cá tra
tăng khá (+1.9%) so với vùng kỳ do cuối năm 2016 giá cá tra đã có dấu hiệu tăng
nên một bộ phận thả nuôi trở lại. Hơn nữa. từ đầu năm đến nay, giá cá tra liên tục
tăng qua các tháng và ở mức cao nên người nuôi đã đầu tư chăm sóc, tăng lượng
thức ăn làm cho cá phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi. Sau nhiều tháng tăng
giá, đến nay giá cá tra nguyên liệu đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”, dao động quanh
mức 25-26,5 ngàn đồng/kg, với mức giá này người nuôi vẫn có lãi. Tuy vậy quy
mô sản xuất cá tra công nghiệp có sự thu hẹp do lo ngại tính bất ổn.
Diện tích nuôi tôm nước lợ ước đạt 605,2 nghìn ha, tăng 3,6% so với cùng
kỳ năm trước. Nuôi tôm nước lợ gặp nhiều điều kiện thuận lợi cả về thời tiết và
giá cả, một bộ phận người nuôi đã chuyển từ nuôi thâm canh, bán thâm canh
sang nuôi siêu thâm canh, trong đó chủ yếu chuyển cơ cấu sản phẩm nuôi từ
nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ thâm canh do thời gian nuôi ngắn hơn. Sản lượng
tôm sú và tôm thẻ 6 tháng đầu năm ước tính đạt 222,4 nghìn tấn, tăng 9,2% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó Cà Mau đạt 66,9 nghìn tấn (+1%), Bạc Liêu
33,8 nghìn tấn (+3%), Kiên Giang đạt 20,8 nghìn tấn (+12,9%).
Sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 1660,6 nghìn tấn, tăng 4,7% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1228,1 nghìn tấn, tăng 5,3%, tôm đạt
80,3 nghìn tấn, tăng 2,9%. Khai thác thủy sản biển được mùa, thời tiết trên các
ngư trường thuận lợi cho việc đánh bắt. Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính
phủ tiếp tục được triển khai khá hiệu quả, sự phát triển của dịch vụ hậu cần nghề
cá và dự báo ngư trường tạo động lực cho ngư dân ra khơi bám biển, bám biển
dài ngày và đẩy mạnh khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, ngư dân cũng linh hoạt
trong việc chuyển đổi ngư trường theo mùa vụ. Sản lượng thủy sản khai thác
biển ước tính đạt 1572,4 nghìn tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong
đó cá đạt 1166,9 nghìn tấn, tăng 5,5%, tôm đạt 74,6 nghìn tấn, tăng 3,8%.Khai
thác thủy sản biển của các tỉnh bị ảnh hưởng của Formosa đã có sự hồi phục và
có xu hướng tăng trở lại: Hà Tĩnh (12,1 nghìn tấn, + 18,9%), Quảng Bình (25,5
7



nghìn tấn, +12,2%), Quảng Trị (8,9 nghìn tấn, +41,8%), Thừa Thiên Huế (17
nghìn tấn, +29,2%). Sản lượng cá ngừ đại dương ước đạt 13,6 nghìn tấn
(+14,9%), trong đó Phú Yên đạt 3,2 nghìn tấn (+ 5%), Bình Định đạt 7,4 nghìn
tấn (+19%), Khánh Hòa đạt 2 nghìn tấn (+3%)./.

8



×