Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP NAM SÁCH, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN TÙNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP NAM SÁCH,
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG,
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
.

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN TÙNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP NAM SÁCH,
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG,
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
.
Ngành
: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành : 52850101

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÊ THỊ HẢI LÊ



HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời
cảm ơn tới TS. Lê Thị Hải Lê - là người thầy đã dìu dắt và truyền cho tôi tri
thức cũng như tâm huyết nghiên cứu khoa học, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành cuốn đồ án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Tài nguyên
và Môi Trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
học tập và tham gia đồ án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh chị em Công ty cổ phần Khoa học và
Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi trợ giúp tôi rất nhiều trong thời gian tôi
thực hiện các nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh Lê Cao Thế - Trung Tâm Quan trắc
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và
bạn bè đã luôn tin tưởng động viên, chia sẻ và tiếp sức cho tôi có thêm nghị lực
để tôi vững bước và vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hoàn thành bản luận
văn này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu thực sự của riêng cá nhân tôi và
không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào khác. Các số liệu và kết quả
trong đồ án được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình

hình thực tế và dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Hải Lê giảng viên Trường Đại học
Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu và những kết quả đo đạc và phân tích trong đồ án là do cá nhân tôi
tiến hành thực nghiệm, chưa từng được công bố trên bất kỳ tạp chí nào đến thời điểm
này ngoài những công trình của tác giả.
Hà Nội, Ngày… tháng…năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Tùng


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AQI
BTNMT
TCMT
CO
CO2
NO
NO2
NOx
O3
VOCS
TSP
QCVN
TCVN
ISO
TCN

TT-BTNMT
TP. HCM
KX
WHO
KCN
CCN
TNHH
SXKD
QT&PTMT
ĐTM
CKBVMT
PTN

Giải thích
Chỉ số chất lượng không khí
Bộ Tài nguyên Môi trường
Tổng cục Môi Trường
Cacbon monoxit
Cacbon dioxit
Nito oxit
Nito dioxit
Cac Nito oxit
Ozon
Các hợp chất hữu cơ bay hơi
Bụi tổng lơ lửng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá
Tiêu chuẩn ngành
Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí lấy mẫu
Tổ chức Y Tế Thế giới
Khu công nghiệp
Cụm công nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Sản xuất kinh doanh
Quan trắc và phân tích môi trường
Đánh giá tác động môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường
Phóng thí nghiệm
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành và phát triển gắn liền với công
cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của
Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút
đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Phát triển các khu công nghiệp (KCN) với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất
công nghệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát
thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý
nguồn thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN đã bộc lộ một
số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường. Trong
thời gian tới, việc phát triển các KCN cũ và mới sẽ làm gia tăng lượng thải và các

chất gây ô nhiễm môi trường. [9]
Ô nhiễm môi trường ở các KCN ở nước ta hiện nay, chủ yếu là do sự ô nhiễm
từ môi trường nước, không khí và chất thải rắn. Ô nhiễm môi trường, không khí
thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ
sản xuất lạc hậu, xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi
thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có
biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Ô nhiễm môi trường tại các KCN là một
trong những ngoại ứng tiêu cực phát sinh trong quá trình sản xuất. Chúng gây tổn hại
lâu dài cho sức khỏe, đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của những
người dân trong khu vực xung quanh KCN. [1]
Được thành lập từ 2003, KCN Nam Sách, thành phố (TP) Hải Dương, tỉnh Hải
Dương cũng đã trở thành một trong các KCN phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên các
công nghệ sản xuất cũng dần trở nên lạc hậu và xuống cấp, làm gia tăng phát thải các
chất ô nhiễm môi trường không khí trong và ngoài KCN Nam Sách. Chính vì những
lý do trên mà em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng môi trường
không khí KCN Nam Sách, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, 6 tháng đầu
năm 2017”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định nồng độ các thông số Bụi tổng lơ lửng (TSP), CO, CO2, NO 2, SO2 và
mức độ tiếng ồn trong không khí xung quanh KCN Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Nam Sách,
Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí xung quanh KCN Nam Sách, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát thực tế, lấy mẫu và phân tích xác định nồng độ các thông số cần

thiết; đánh giá độ lặp lại của phương pháp phân tích trong mẫu quan trắc môi trường
không khí xung quanh KCN Nam Sách.
- Từ các kết quả nghiên cứu phân tích mẫu môi trường không khí tại KCN đánh
giá chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Nam Sách.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

2


1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu.
1. 1. Điều kiện tự nhiên
Khu công nghiệp Nam Sách nằm trên trục đường quốc lộ 5 nối liền Hà Nội Hải Phòng và quốc lộ 183 nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, sân bay Quốc tế Nội Bài, cửa khẩu Lạng Sơn và các cảng biển quốc tế,
rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Ranh giới của KCN như sau:
- Phía Bắc giáp thôn Vũ La và sông Bến Gạch;
- Phía Nam giáp đường quốc lộ 5 và thôn Độc Lập;
- Phía Tây giáp sông Bến Gạch và đường vào thôn Vũ La;
- Phía Đông giáp đường quốc lộ 37 và thôn Độc Lập.
Khoảng cách đến Khu công nghiệp Nam Sách:
+ Cách thành phố Hà Nội 60 km;
+ Cách sân bay quốc tế Nội Bài 75 km;
+ Cách cảng Hải Phòng 39 km;
+ Cách cảng nước sâu Cái Lân – Quảng Ninh 50 km;
+ Nằm đối diện tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

Hình 1.1. Sơ đồ KCN Nam Sách
Khí hậu khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, hanh khô.

Theo tài liệu khí tượng được theo dõi nhiều năm thì nhiệt độ trung bình hàng
năm của thành phố Hải Dương là 23,4 oC, trong đó cao nhất là 38,6oC, thấp nhất là
3,2oC.

3


Độ ẩm trung bình năm từ 85 - 87%. Đổ ẩm cao nhất vào tháng 2 và nhỏ nhất
vào tháng 11, 12.
Tổng lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.450mm – 1.550mm. Lượng
mưa phân bố không đều trong năm, mưa bão tập trung vào các tháng 7, 8, 9 có xuất
hiện hiện tượng gió lốc và mưa đá. Mùa khô lạnh có mưa phùn rải rác từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
Số giờ nắng trung bình là 1.520 giờ/năm. Thời gian chiếu sáng trung bình nhiều
năm từ 1.635 – 1.652 giờ. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11, số giờ nắng
chiếm khoảng 1100 – 1200 giờ. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau,
số giờ nắng chiếm khoảng 550 – 580 giờ. Tần suất sương muối thường xảy ra vào
các tháng 12 và tháng 1.
Thành phố Hải Dương có hai mùa gió chính, mùa đông có gió mùa Đông Bắc,
thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam, thịnh hành từ
tháng 3 đến tháng 7.
Hệ thống sông ngòi chính gồm hai hệ thống sông chủ yếu gồm các sông thuộc
hạ lưu sông Thái Bình và hệ thống sông Nhị Ðằng (thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải).
Quy mô KCN: 62,421ha. Bên cạnh KCN về phía Đông Bắc có khu dân cư, dịch
vụ công nghiệp xã Ái Quốc thành phố Hải Dương, diện tích 26,76ha.
- Cơ cấu sử dụng đất:
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất KCN Nam Sách
STT
1
2

3
4
5

Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp
48,457
77,63
Đất trung tâm điều hành
0,25
0,4
Đất giao thông
8,1
12,98
Đất cây xanh, hành lang giao thông
4,964
7,95
Đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
0,65
1,04
Tổng cộng
62,421
100
Nguồn: KCN Nam Sách, tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương
- Hệ thống kỹ thuật hạ tầng:
+ Giao thông: Đường trục chính KCN đấu nối với quốc lộ 37 tại Km 0+500, có

mặt cắt 27m (mặt đường 7,5m x 2, dải phân cách 2m, hè 5m x 2). Các tuyến đường

còn lại có các mặt cắt: 16,25m, 15,25m và 13,5m;
+ Nguồn điện lấy từ Trạm 110kV Lai Khê;
+ Nhà máy xử lý nước thải công suất 3.600m3/ngày đêm;
+ Nguồn cấp nước từ nhà máy nước VIWASEN do Công ty Cổ phần
VIWASEN 6 cung cấp. [7]
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4


Khu công nghiệp Nam Sách nằm trên địa bàn phường Ái Quốc, TP. Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.
Thành phố Hải Dương có những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giao thông,
nguồn nhân lực. Phát huy lợi thế đó, Thành phố đã tập trung phát triển kinh tế toàn
diện, trong đó chú trọng ngành kinh tế có lợi thế như công nghiệp và xây dựng đô
thị. Thành phố Hải Dương là một trong những trung tâm về công nghiệp của Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Sản xuất công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển theo hướng ưu tiên các dự
án công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; giá trị sản xuất
công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 10,6%; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề tăng bình quân 15,1%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình
quân 19,8%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân
0,4%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 5 năm tăng bình quân
19,4%/năm, chi ngân sách tăng bình quân 20,4%/năm.
Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Hải Dương
đạt hơn 676 tỷ đồng. Trong đó, kinh tế tập thể đạt hơn 11 tỷ đồng; doanh nghiệp tư
nhân gần 124 tỷ đồng; công ty trách nhiệm hữu hạn hơn 238 tỷ đồng; công ty cổ
phần hơn 206 tỷ đồng; hộ cá thể gần 98 tỷ đồng. Thành phố hiện có gần 2.000 doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có gần 1.000 doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp.

Hiện tại, ngành công nghiệp - xây dựng đã chiếm tỷ lệ 55,5%; thương mại dịch
vụ 40,3%; nông nghiệp thuỷ sản chỉ còn 4,2%. TP đã quy hoạch xây dựng được 30
điểm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại với 5.800 hộ kinh doanh.
Ngành thương mại phát triển tương đối đồng đều tại các phường, xã. Trong đó,
hàng hóa chủ yếu được lưu thông qua hệ thống bán lẻ.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển; công tác cải cách hành chính
được chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” ở cả 2 cấp thành phố
và phường, xã. [7]
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuât và các nguồn thải của KCN Nam Sách
Tính chất KCN: Là KCN gồm 20 doanh nghiệp với các ngành nghề sau: Cơ khí
lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng dệt may,
công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất các sản phẩm công nghiệp và điện - điện
tử.

5


Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn:
quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò
rỉ chất ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện nay, các cơ
sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ô
nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn
không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động
đến sức khoẻ người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo
từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có
thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN.

6



Bảng 1.2. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm [10]
Loại hình sản xuất công nghiệp
Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay máy
phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp
hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản xuất
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công
đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy
Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống

Thành phần khí thải
Bụi,CO, SO2, NO2, CO2, VOCs,
muội khói,…
Bụi, Clo, SO2
Bụi, H2S
Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim

công đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc

loại

thù, hơi dung môi hữu cơ đặc thù,
SO2, NO2

Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa,
cao su
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh
dưỡng động vật

Chế biến thủy sản đông lạnh
Nhóm ngành sản xuất hóa chất như:
- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn
- Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề mặt
kim loại)
- Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất
bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón

SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn,…
Bụi, H2S, CH4, NH3, NO2
Bụi, NH3, H2S
Bụi, H2S, NH3, hơi hữu cơ, bụi, hơi
hóa chất đặc thù,… như:
- Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn
- Hơi axit
- H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ
Các chất gây ô nhiễm không khí chủ
yếu sinh ra do khí thải từ quá trình đốt

Các phương tiện vận tải ra vào các công ty
trong khu công nghiệp.

nhiên liệu động cơ bao gồm CO, NOx,
SO2, hơi xăng dầu (CnHm, VOCs),
PM10... và bụi do đất cát cuốn bay lên
từ mặt đường trong quá trình di

chuyển (TSP).
Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009
Dựa vào bảng phân loại trên xác định được các chất thải phát sinh chủ yếu từ

hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN Nam Sách
Bảng 1.3. Danh mục các nhà máy và nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí KCN
Nam Sách.

7


STT
1
2

3

Công ty
Hoạt động sản xuất
Thành phần khí thải
Công ty CP thức ăn chăn Sản xuất, kinh doanh thức ăn Bụi, H2S, NH3, CH4,
nuôi VINA
chăn nuôi
Công ty CP nhựa và bao
Tái chế nhựa
bì An Phát
Công ty TNHH DVTM
Môi Trường Xanh

Thu gom, vận chuyển, lưu

NO2
SO2, bụi, hơi hữu cơ,
dung môi cồn…

Bụi, NOX, SO2, hợp chất
hữu cơ, bụi Pb trong

giữ, xử lý rác thải, tái chế chất công đoạn tái chế các
thải,…

bình ac-quy,
dioxin/furan,…

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15

Công ty CP Hồng Gia

Gia công, dệt nhuộm, văng
khổ, may thành phẩm

Công ty TNHH Chyun


SX các sản phẩm từ nhựa và

Jaan

cao su

Công ty TNHH Hai

SX, KD găng tay, quần thể

ViNa
Công ty TNHH SX và

thao, áo các loại
SX các sản phẩm từ rau củ

XK Nam Tiến
Công ty TNHH bao bì

quả tươi
SX, in các loại thùng carton

AP (Hà Nội)
Công ty TNHH May

dạng sóng và dạng cứng

Tinh Lợi
Công ty TNHH may


SX và KD các sản phẩm may

Ever - Glory
Công ty TNHH Hóa
nhựa Đệ Nhất
Công ty TNHH GCCB

mặc
SX ống nhựa PVC, HDPE
SX các sản phẩm từ rau củ
quả tươi

Công ty TNHH cao su

SXKD các sản phẩm nhựa và

Kiến Hưng

cao su

Nam Toyo Denso
Công ty TNHH Việt
Tường

Bụi, SO2, NO2, bụi, hơi
hữu cơ, dung môi
cồn…

rau quả Vạn Phúc


Công ty TNHH Việt

Bụi, SO2, Clo, NOX

SX linh kiện, bộ phận, chi tiết
điện và điện tử, sx máy phát
điện

Bụi, CO2, SO2, Clo,
Bụi, H2S
Bụi, hơi hữu cơ,…

Bụi, SO2, Clo, NOX
Bụi, SO2, NO2, bụi, hơi
hữu cơ,…
Bụi, H2S
Bụi, SO2, NO2, bụi, hơi
hữu cơ, dung môi
cồn…
Bụi, bụi kim loại, bụi
Pb trong công đoạn hàn
chì, CO, CO2, NO2,

SO2, mùi, THC, VOCs
SX, GC cắt tấm, bồi dán, ép Bụi, CO, SO2,
hoa văn, in chữ, tạo hình, pha Vilyn clorua, hơi hữu
8


chặt các loại sp từ nhựa, cao

su, nhựa tổng hợp, xốp
SX bảng mạch in PCB, sp
16

17

18

19

Công ty TNHH Aiden
Việt Nam

điện và điện tử, màn hình tinh
thể lỏng LCD, các bộ phận
chi tiết, linh kiện điện và điện

Công ty TNHH ViNa

tử.
SX các loại giầy, ủng và găng

Okamoto

tay, áo mưa, áo gió

Công ty TNHH Dy ViNa

SX dây, gia cố vỏ bọc cho cáp
điện và sợ quang, sx sợi cho

cáp điện và cáp quang


Bụi, bụi kim loại, bụi
Pb trong công đoạn hàn
chì, CO, CO2, NO2,
SO2, mùi, THC, VOCs
Bụi, CO, NO2, SO2
Bụi, bụi kim loại,, bụi
Pb trong công đoạn hàn
chì, CO, CO2, NO2,
SO2, mùi, THC, VOCs
Bụi kim loại đặc thù,

SX các sp bằng kính, cửa đi,

bụi Pb trong công đoạn

Công ty TNHH LFV

cửa sổ bằng nhôm, cửa đẩy,

hàn chì, hơi hóa chất

Metal (Việt Nam)`

gạch ốp bằng nhôm, đá ốp

đặc thù, hơi dung môi


tường, gạch ốp bằng kính

hữu cơ đặc thù, SO2,
NO2

Công ty CP đầu tư và
20

phát triển hạ tầng Nam
Quang

Không sản xuất

Do nguồn lực, điều kiện có hạn nên bài báo cáo chỉ tập trung vào phân tích các
thông số Tổng bụi lơ lửng (TSP), Nitơ đioxit (NO 2), Lưu huỳnh đioxit (SO2), Cacbon
monoxit (CO), Cacbon dioxit (CO2) được quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh ; thông
số tiếng ồn phù hợp với QCVN 26:2010 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
tiếng ồn để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Nam Sách,
Hải Dương.
1.4. Tác hại của một số tác nhân ô nhiễm môi trường không khí đối với sức khỏe
con người
1.4.1. Tác hại của bụi

9


Bụi gây ra nhiều tác hại khác nhau nhưng trong đó tác hại đối với sức khỏe con
người là quan trọng nhất. Bụi có thể gây tổn thương đối với mắt, da hoặc hệ tiêu hóa,
nhưng chủ yếu vẫn là sự xâm nhập của bụi vào phổi do hít thở.
Cần phân biệt tác hại của bụi tan hoặc không tan trong nước sau khi lắng đọng

trong hệ thống hô hấp.
Loại bụi của vật liệu có tính ăn mòn hoặc độc tan trong nước mà lắng đọng ở
mũi, mồm hay đường hô hấp trên có thể gây tổn thương như làm thủng rách các mô,
vách ngăn mũi; v.v. Loại bụi này vào sâu bên trong phổi có thể bị hấp thụ vào cơ thể
và gây nhiễm độc hoặc gây dị ứng bằng sự co thắt đường hô hấp như bệnh hen
suyễn.
Đại diện cho nhóm bụi độc hại dễ tan trong nước là các muối của chì.
Bụi chì thâm nhập vào cơ thể bằng 3 con đường từ nhiều đến ít theo trình tự:
tiêu hóa, hô hấp và qua bề mặt da, trong đó tỷ lệ phần trăm bụi bị hấp thụ nhiều nhất
là đường hô hấp. Do đó bụi thâm nhập bằng đường hô hấp vẫn là nguy hại nhất. Bụi
chì gây tác hại cho quá trình tổng hợp hồng cầu, cho thận và hệ thống thần kinh. Nó
có thể cố định trong xương và răng. [5]
1.4.2. Khí Nito dioxit NO2
Nito dioxit được biết đến như một chất gây kích thích viêm tấy và có tác hại
đối với hệ thống hô hấp

10


Các triệu chứng bệnh lý do NO2 gây ra được trình bày trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc
Nồng độ NO2 (ppm)
≥ 500
300 - 400
150 -200
50 - 100

Thời gian tiếp xúc
48 giờ
2 ÷ 10 ngày

3 ÷ 5 tuần
6 ÷ 8 tuần

Tác hại
Chết người
Gây viêm phổi và chết
Viêm sơ cuống phổi
Viêm cuống phổi và màng phổi

Ở nồng độ thấp thường gặp trong môi trường không khí xung quanh, tác hại
của NO2 tương đối chậm và khó nhận biết. [5]
1.4.3. Khí sunfua dioxit SO2
Khí SO2 là loại khí dễ hòa tan trong nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh
khi hít thở ở đoạn trên đường hô hấp. Người ta quan sát thấy rằng: khi hít thở không
khí có chứa SO2 với nồng độ (1 ÷ 5 ppm) xuất hiện sự co thắt tạm thời các cơ mềm
của khí quản. Ở nồng độ cao hơn, SO2 gây xuất tiết nước nhầy và viêm tấy thành khí
quản, làm tăng sức cản đối với sự lưu thông không khí của đường hô hấp, tức gây
khó thở.
Nồng độ 1ppm của khí SO2 trong không khí là ngưỡng xuất hiện các phản ứng
sinh lý của cơ thể, ở nồng độ 5 ppm - đa số các cá thể nhận biết được mùi và có biểu
hiện bệnh lý rõ ràng, còn ở nồng độ 10 ppm - hầu hết đều than phiền do đường hô
hấp bị co thắt nghiêm trọng. [5]
1.4.4. Cacbon oxit CO
Cacbon oxit CO là một loại khí độc do nó có phản ứng rất mạnh (có ái lực) với
hồng cầu trong máu và tạo ra caboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và
vận chuyển oxy. Hàm lượng COHb trong máu có thể làm bằng chứng cho mức độ ô
nhiễm khí oxit cacbon trong không khí xung quanh. Hồng cầu trong máu hấp thụ CO
nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nồng độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc của
cơ thể với không khí ô nhiễm và mức độ hoạt động của cơ thể.


11


Bảng 1.5. Triệu chứng của cơ thể ứng với nồng độ Cacboxy - hemoglobla trong máu.
% COHb

STT

Triệu chứng

1
2

Không có dấu hiệu
Một vài biểu hiện không bình thường trong thái độ ứng xử
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, giảm khả năng phân biệt

3

về khoảng thời gian, kém nhạy cảm giác quan, kém phân biệt độ

2,0 ÷ 5,0

4
5
6

sáng và một vài chức năng tâm lý khác
Chức năng tim, phổi bị ảnh hưởng
Đau đầu nhẹ, giãn mạch máu ngoại vi

Đau đầu, mấp máy thái dương
Đau đầu nhiều, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa

5,0 ÷ 10,0
10 ÷ 20*
20 ÷ 30

7
8
9
10
11
12
13

trong máu
< 1,0
1,0 ÷ 2,0

và suy sụp
Suy sụp, ngất, mạch đập và nhịp thở chậm dần
Ngất, giảm mạch đập và nhịp thở, hôn mê và co giật từng cơn
Hôn mê, co giật từng cơn, tim mạch suy giảm và nguy cơ tử vong
Mạch yếu, thở chậm và yếu dần rồi tắt thở sau vài giờ
Chết trong vòng < 1 tiếng đồng hồ
Chết trong vòng vài phút
Ghi chú: * Dấu hiệu đau đầu xuất hiện sớm nhất ở nhiều người ứng

30 ÷ 40
40 ÷ 50

50 ÷ 60
60 ÷ 70
70 ÷ 80
80 ÷ 90
>90
với nồng

độ CO trong không khí khoảng 10 ppm.
Tác hại của CO đối với cơ thể là quá rõ ràng. Tuy nhiên, khí CO không để lại
hậu quả bệnh lý lâu dài hoặc gây ra khuyết tật nặng nề đối với cơ thể. Người bị
nhiễm CO khi rời khỏi nơi ô nhiễm, nồng độ cacboxy - hemoglobin tong máu giảm
dần do cacbon oxit được thải ra ngoài qua đường hô hấp.
Bình thường nồng độ COHb trong máu được giữ ở mức 0,4% do khí CO sản
sinh bên trong cơ thể không phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài. [5]

12


1.4.5. Tiếng ồn
Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy
nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp
cao.
Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các
bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi. Tác dụng liên tục của
tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày. Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới
giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc.
Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất
60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70 - 80dB sẽ gây mệt mỏi, 90-110dB bắt đầu gây nguy
hiểm và 120 - 140dB có khả năng gây chấn thương.
Theo những số liệu thống kê của ngành y tế, số lượng người mắc bệnh tâm

thần ở Hà Nội, một căn bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông
đang tăng lên trong những năm gần đây và Hà Nội là một trong những nơi có tỉ lệ
người mắc bệnh tâm thần cao nhất nước. [5]
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước
Viện Khoa học môi trường, Tổng cục Môi trường đã thực hiện Đề tài “Nghiên
cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp - kiểm soát ô nhiễm khí thải
từ CCN ở Việt Nam” (2012 - 2013) nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về kiểm soát
ô nhiễm khí thải và đặc thù cụm công nghiệp (CCN), đánh giá thực trạng ô nhiễm
không khí tại các CCN ở Việt Nam, từ đó, đề xuất được các giải pháp kiểm soát ô
nhiễm khí thải hiệu quả nhằm tăng cường công tác BVMT tại các CCN ở Việt Nam.
Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề kiểm soát ô nhiễm khí thải tại các CCN, do
đây là loại hình công nghiệp vừa và nhỏ, có công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị kiểm
soát ô nhiễm và quản lý môi trường còn nhiều bất cập và khả năng kinh phí đầu tư
cho cải thiện môi trường hạn chế.
Kết quả cho thấy, thực trạng ô nhiễm khí thải tại CCN đối với hai loại hình sản
xuất, tái chế giấy và tái chế kim loại là vấn đề cần được quan tâm nhiều nhất với mức
độ gây ô nhiễm khá cao. Đối với loại hình sản xuất, tái chế giấy, các chất khí như
CO, SO2, Bụi, Cl2 trong khí thải ống khói đều vượt quá giới hạn cho phép so với quy
chuẩn Việt Nam, cụ thể: hàm lượng trung bình của CO vượt từ 1,02 - 2,50 lần; SO 2

13


vượt từ 1,23 - 1,42 lần; Bụi vượt từ 3,63 - 4,13 lần; Cl 2 vượt từ 1,21 - 1,35 lần so với
quy chuẩn cho phép (QCVN 19:2009/BTNMT).
Đặc biệt, việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm khí thải bằng công cụ chính sách,
pháp luật chưa được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, còn tồn tại nhiều khó khăn,
vướng mắc, bất cập trong các hoạt động đanh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường. Kiểm soát ô nhiễm khí thải bằng công cụ kỹ thuật còn chưa hiệu quả
do công nghệ sản xuất lạc hậu, phát sinh nhiều khí thải. Tại các CCN, có tới 78,4%

các cơ sở sản xuất được điều tra chưa có hệ thống xử lý khí thải, gây ô nhiễm môi
trường không khí nghiêm trọng.
Để tăng cường kiểm soát ô nhiễm khí thải tại các CCN, các nhà khoa học đề
xuất 3 giải pháp chính, đó là: Trước hết, cần hoàn thiện các thể chế về bảo vệ môi
trường không khí: rà soát, sửa đổi, ban hành bổ sung các văn bản chính sách, pháp
luật đặc thù về môi trường không khí, cụ thể, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
BVMT 2014, phí BVMT đối với khí thải,… Hoàn thiện tổ chức, phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi trường không khí ở cấp Trung ương và
địa phương.
Đối các Bộ, ngành địa phương phải bổ sung, sửa đổi quy chuẩn Việt Nam về
phương pháp quan trắc khí thải. Xây dựng các quy chuẩn khí thải riêng cho từng
ngành, từng loại hình cụ thể. Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin về quản lý
khí thải giữa các Bộ, ngành và các địa phương, giữa các khu, CCN
Đối với các CCN, việc quy hoạch phải được phân theo loại hình sản xuất để dễ
dàng quản lý, đặc biệt, trong việc thu gom chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất, xây
dựng hệ thống xử lý chất thải. Đồng thời, phải nâng cao năng lực, trang bị đầy đủ các
trang thiết bị, phương tiện cần thiết, bố trí nguồn kinh phí để duy trì thường xuyên
các hoạt động giám sát tại các CCN nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm khí thải để xử lý kịp thời, thỏa đáng. [11]
Theo kết quả Báo cáo hiện trạng môi trường không khí quốc gia năm 2013 của
Bộ Tài nguyên Môi trường chất lượng không khí xung quanh các khu sản xuất công
nghiệp: vấn đề nổi cộm là vấn đề ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi lơ lửng tổng số tại rất
nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu công nghiệp vượt giới hạn quy định, thậm
chí vượt nhiều lần giới hạn cho phép đối với trung bình 24 giờ và trung bình năm.

14


Năm 2011 là năm ghi nhận xung quanh các khu công nghiệp, khu sản xuất bị ô
nhiễm bụi nặng hơn cả, trong khi năm 2012, bức tranh môi trường không khí lại

được cải thiện đáng kể ở những nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy
nhiên, nguyên nhân không phải do hoạt động kiểm soát ô nhiễm hiệu quả mà do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều nhà máy công nghiệp ngừng hoạt động hoặc
sản xuất cầm chừng. Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp đang hoạt động vẫn
tiếp tục phát thải vào môi trường không khí một lượng bụi thải lớn, đó là các ngành
khai khoáng, nhiệt điện, xi măng. Trong những năm qua, ô nhiễm tiếng ồn xung
quanh các khu công nghiệp cũng duy trì ở ngưỡng cao. Các thông số khác (NO2,
SO2) nhìn chung vẫn thấp hơn ngưỡng quy chuẩn cho phép. [1]

15


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các thông số ô nhiễm không khí bao gồm Tổng bụi lơ
lửng (TSP), Lưu huỳnh đioxit (SO2), Cacbon monoxit (CO), Nitơ đioxit (NO2),
Cacbon dioxit (CO2) và tiếng ồn.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Môi trường không khí xung quanh KCN Nam Sách, Hải
Dương.
+ Thời gian: Từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến quy trình quan trắc, phân tích và đánh giá
chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- Tổng hợp tài liệu về các mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường không khí và
sức khỏe con người.
- Các đề tài nghiên cứu đã thực hiện về đánh giá chất lượng môi trường không
khí.
- Các báo cáo liên quan tới môi trường không khí quốc gia.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, thông tư liên quan đến môi trường không khí xung
quanh.
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm
Thực hiện quan trắc hiện trường theo thông tư 28/2011/TT-BTNMT: Quy định
quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn
Việc tổ chức thực hiện chương trình quan trắc gồm các công việc sau:
- Công tác chuẩn bị
- Lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường.
- Phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Bảo quản và vận chuyển mẫu.
- Xử lý số liệu và báo cáo.

16


a, Khảo sát để lựa chọn vị trí lấy mẫu
Dựa vào tính đặc trưng KCN Nam Sách, các vị trí lấy mẫu môi trường không
khí xung quanh đã được lựa chọn theo Bảng 2.1 và Hình 2.1 để có những đánh giá
chất lượng tốt và khách quan nhất khi có kết quả.
Bảng 2.1. Danh sách các điểm lấy mẫu không khí trong và ngoài KCN Nam Sách.
Số lượng
STT

Tên
mẫu

mẫu/

Tọa độ


Đặc điểm vị trí lấy mẫu

đợt/chỉ

Chỉ tiêu

tiêu
KX01
1
2
3
4
5
6
7
8
9

KX02
KX03
KX04
KX05
KX06
KX07
KX08
KX09

X = 0590565
Y= 2319960
X = 0590255

Y= 2319206
X = 0590618
Y=2319352
X = 0590379
Y= 2319041

Trạm xử lý nước thải
1
1
1
1

X = 0590711
Y= 2319011

1

X = 0590535
Y= 2320147

1

X = 0590399
Y= 2320091
X = 0590972
Y= 2319791
X = 0590913
Y=2319001

1

1
1

Khu vực gần công ty Môi
Trường Xanh
Khu vực gần công ty Denso

Nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ gió,

Khu vực gần Công ty Vina

bụi lơ lửng,

Okamoto
Khu vực giữa công ty bao

CO, CO2, SO2,
NO2

bì AP Hà Nội
Khu vực cách KCN 200m
về phía Đông Bắc
Khu vực dân cư thôn Vũ La
Khu vưc cổng chính KCN
Mẫu nền, cách xa KCN

1km ở đầu hướng gió
Nguồn: Công ty CP Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2016


Các vị trí quan trắc được lên kế hoạch từ trước, được thống nhất giữa đơn vị
được lấy mẫu Ban quản lý KCN Nam Sách – Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển
hạ tầng Nam Quang và đơn vị lấy mẫu Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Duy nhất chỉ có điểm KX 09 được phát sinh thêm để phục vụ bài báo cáo này.

17


Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu không khí KCN Nam Sách
Nguồn: Công ty CP Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2016
b, Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu.
Quan trắc môi trường không khí KCN Nam Sách với 9 vị trí (bao gồm 1 vị trí
nền), mỗi vị trí lấy mẫu 2 đợt, mỗi đợt lấy mẫu vào 2 khoảng thời gian trong ngày.
- Lấy mẫu theo 2 đợt:
Đợt 1: Ngày 15/3/2017
Đợt 2: Ngày 14/4/2017
- Tần suất lấy mẫu các thông số hóa học, đo nhanh các thông số vi khí hậu và
tiếng ồn vào hai thời điểm trong ngày (2 lần/ngày)
+ Thời điểm 1: từ 8h đến 11h
+ Thời điểm 2: từ 14h đến 17h
Bảng 2.2. Đặc điểm thời tiết ngày lấy mẫu
Đợt
Đợt 1(15/3)

Thời điểm
8h ÷ 11h

Đặc điểm thời tiết
Trời dâm, không mưa, độ ẩm tương đối cao,


14h ÷ 17h

gió nhẹ, hướng gió Đông Nam
Có nắng nhẹ
18


×