Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ NGỌC TUYẾT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HỒNG
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ NGỌC TUYẾT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG HỒNG
ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành: 52850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Lê Thị Hải Lê

HÀ NỘI, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong đồ án: “Đánh giá chất
lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 6 tháng
đầu năm 2017” dựa trên các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng
tôi, không sao chép kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nội dung đồ án tốt nghiệp có sử dụng và tham khảo một số thông tin, tài liệu
từ các nguồn sách, báo cáo được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Ngọc Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ 6 tháng đầu năm 2017” được thực hiện và hoàn thành tại
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều nguồn động viên
từ người thân, được sự giúp đỡ và chỉ bảo từ thầy cô cũng như bạn bè để hoàn thành
Đồ án tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy các cô trong khoa Môi trường –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã trang bị cho em đầy đủ những
kiến thức quý giá và cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường. Suốt quá trình
học tập, vốn kiến thức mà thầy cô trong Khoa đã truyền đạt cho em không chỉ là
nền tảng mà còn là hành trang quý giá để em bước vào cuộc sống mới một cách tự
tin và vững vàng.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Hải Lê - Giảng viên khoa
Môi trường, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ và hướng dẫn em thực hiện để em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã có những ý kiến đóng góp
để em chỉnh sửa và hoàn thiện đồ án.
Kiến thức là vô hạn và em còn phải nỗ lực rất nhiều trên con đường học vấn,
em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét quý báu của các thầy, các
cô để em có thể nâng cao kiến thức, rút kinh nghiệm và hoàn thiện tốt nhất đồ án tốt
nghiệp.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, các cô dồi dào sức khỏe, luôn thành
công trong sự nghiệp trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Ngọc Tuyết


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
AOAC

:

Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thống

BTNMT

:

Bộ tài nguyên môi trường


BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CN-TTCN

:

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

GTGH

:

Giá trị giới hạn

KTTV

:

Khí tượng thủy văn

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội


QCVN

:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

STNMT

:

Sở tài nguyên Môi trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trị các nhóm - ngành kinh tế năm 2016
Bảng 1.2: Thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm huyện năm 2016
Bảng 1.3: Tần suất xuất hiện lũ lớn nhất trong năm của sông Hồng
Bảng 1.4: Tổng lượng dòng chảy, phân phối dòng chảy mùa cạn sông Hồng
Bảng 2.1: Vị trí quan trắc lấy mẫu
Bảng 2.2: Phương pháp bảo quản mẫu
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích
Bảng 2.4: Quy trình xây dựng đường chuẩn PO43Bảng 2.5: Quy trình xây dựng đường chuẩn tổng Fe
Bảng 2.6: Quy trình xây dựng đường chuẩn NO2Bảng 2.7: Quy trình xây dựng đường chuẩn NO3Bảng 2.8: Quy trình xây dựng đường chuẩn NH4+

Bảng 2.9: QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
Bảng 2.10: Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau theo AOAC
Bảng 2.11: Phân loại nguồn nước mặt theo chỉ số WQI
Bảng 3.1. Tính toán độ lặp của các phương pháp phân tích
Bảng 3.2: Kết quả đo nhanh các thông số
Bảng 3.3: Kết quả đo pH trong nước sông Hồng.
Bảng 3.4: Kết quả đo DO trong nước sông Hồng
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả các thông số phân tích
Bảng 3.6: Giá trị hàm lượng TSS trong nước sông Hồng
Bảng 3.7: Giá trị thông số BOD5 trong nước sông Hồng
Bảng 3.8: Giá trị thông số COD trong nước sông Hồng
Bảng 3.9: Giá trị thông số Cl- trong nước sông Hồng
Bảng 3.10: Thông số NH4+-N trong nước sông Hồng


Bảng 3.11: Giá trị thông số NO2- trong nước sông Hồng
Bảng 3.12: Giá trị NO3- trong nước sông Hồng
Bảng 3.13: Giá trị thông số PO43- trong nước sông Hồng
Bảng 3.14: Giá trị tổng sắt trong nước sông Hồng
Bảng 3.15: Giá trị thông số Coliforms trong nước sông Hồng
Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả phân tích nước sông Hồng đoạn chảy qua huyện Lâm
Thao
Bảng 3.17: Tính toán chỉ số WQI sông Hồng tháng 3 năm 2017


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Lâm Thao
Hình 1.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Lâm Thao năm 2016
Hình 2.1: Bản đồ vị trí lấy mẫu nước sông Hồng

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện giá trị pH trong nước sông Hồng
Hình 3.2: Biểu đồ giá trị DO trong nước sông Hồng
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS trong nước sông Hồng
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện giá trị BOD5 trong nước sông Hồng
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện giá trị COD trong nước sông Hồng
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện giá trị Cl- trong nước
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện giá trị NH4+ trong nước sông Hồng
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện giá trị NO2- trong nước sông Hồng
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện giá trị NO3- trong nước sông Hồng
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện giá trị PO43- trong nước sông Hồng
Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện giá trị tổng sắt trong nước sông Hồng
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện giá trị Coliforms trong nước sông Hồng
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện các mục đích sử dụng nước sông Hồng
Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện các nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Hồng
Hình 3.15: Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Hồng theo chỉ tiêu WQI


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường. Gần như mọi hoạt động của con người đều cần đến
nước ngọt. Mặc dù có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng nguồn nước ngọt trên trái
đất rất hạn chế, 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt
nhưng hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở cực [16].

Càng đáng tiếc hơn khi con người không bảo vệ được nguồn nước mà chính sự phát
triển của loài người lại làm nguồn nước sạch dần dần vơi cạn. Tốc độ phát triển
kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động
tiêu cực đến môi trường một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Là một huyện trung du miền núi phía bắc, Lâm Thao được thiên nhiên ưu ái
khi có nguồn tài nguyên nước mặt khá dồi dào, nguồn cung cấp chính từ các sông,
ngòi, ao, hồ, đầm lớn nhỏ được phân bố khắp các xã trong huyện. Đặc biệt, huyện
có sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn, đây là nguồn cấp nước quan trọng cho sản
xuất và đời sống của nhân dân. Ngoài ra, sông Hồng còn có tác dụng giúp điều hòa
khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, giao thông
đường thủy…
Cùng với gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển
dịch vụ và hạ tầng của huyện trong những năm gần đây, nhu cầu khai thác và sử
dụng nguồn nước cũng tăng nhanh đáng kể dẫn đến các hệ lụy đó là việc nguồn tài
nguyên nước bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Theo kết quả nghiên cứu
của Trung tâm quan trắc Bảo vệ môi trường và báo cáo của Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Phú Thọ năm 2016, thời gian qua sông Hồng đã xuất hiện tình trạng ô
nhiễm nguồn nước có tính chất liên tỉnh. Chất lượng nước sông Hồng hiện đang
phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm hữu cơ và chất
lượng nước ngày càng suy giảm.
Vì những lý do trên tôi chọn thực hiện đồ án tốt nghiệp về: “Đánh giá chất
lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 6 tháng
đầu năm 2017”.

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

10

MSV: DH00301196



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định giá trị các thông số để đánh giá chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua
huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ 6 tháng đầu năm 2017.
Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn huyện
Lâm Thao.
Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý chất lượng nước sông Hồng khu vực huyện
Lâm Thao.
3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

-

-

Khảo sát thực địa, thu thập số liệu, khái quát khu vực (vị trí, điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội...)
Khảo sát thực tế và tiến hành lấy mẫu quan trắc, xác định giá trị và đánh giá độ lặp
của các phương pháp phân tích đối với các thông số: Độ đục, pH, nhiệt độ, DO,
BOD5, COD, PO43-, NO3-, NO2-, Coliform, TSS, tổng Fe, NH4+, Cl-.
Đánh giá chất lượng nước sông Hồng khu vực nghiên cứu bằng chỉ số chất lượng
môi trường nước WQI.
Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm.
Đề xuất các giải pháp để quản lý chất lượng nước sông Hồng khu vực huyện Lâm
Thao.


SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

11

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Lâm Thao là 9.769,11 ha, trong đó diện tích
đã được điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng là 7.692 ha, chiếm 78,74% tổng diện tích tự
nhiên.
Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 2 thị trấn, trong đó có 3 xã, thị
trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng với trung tâm huyện lỵ là thị trấn
Lâm Thao.
Vị trí địa lý:
Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý trong
khoảng 21015’- 21024’ vĩ độ Bắc và 105014’- 105021’ kinh độ Đông.
Tiếp giáp với:
-

Phía Bắc: giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì.
Phía Đông: giáp thành phố Việt Trì.
Phía Nam: giáp huyện Tam Nông và thành phố Hà Nội.

Phía Tây: giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

12

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Lâm Thao

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

13

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

Địa hình:
Địa hình của huyện Lâm Thao khá phong phú, đa dạng nên thuận lợi trong
việc sử dụng đất vào sản xuất nông lâm nghiệp, bố trí kế hoạch xây dựng các công
trình giao thông, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp. Huyện có địa hình tiêu biểu của một

vùng bán sơn địa: có đồi, đồng ruộng của một số xã phía Bắc và cánh đồng rộng với
địa hình khá bằng phẳng ở một số xã phía Nam.
Nhìn chung Lâm Thao có địa hình thấp, độ cao trung bình 30 – 40m so với
mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Theo kết
quả phân độ dốc, độ dốc chủ yếu của huyện dưới 30m, được phân bố ở tất cả các xã
và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều ở các xã Cao Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Tiên
Kiên, Sơn Vi...
Khí hậu:
Huyện Lâm Thao chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:
Về nhiệt độ: nhiệt độ bình quân cả năm là khoảng 23C, trong đó nhiệt độ trung
bình tháng cao nhất là 29C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14C. Nền nhiệt
độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình
nhỏ hơn 20C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Đây là yếu tố thích hợp cho việc
bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau
màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.
Về lượng mưa: lượng mưa bình quân hằng năm là 1.720 mm nhưng phân bố
không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa
chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9
nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11 đến tháng 4
lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi: bình quân 1.284 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình
hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi
hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ
đông xuân.
Độ ẩm không khí: bình quân cả năm khoảng 85%, tuy nhiên trong mùa khô, độ
ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết


14

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

Gió: Hướng gió chủ đạo mùa hè là hướng Đông và hướng Đông Nam, mùa
đông là hướng Đông Bắc, tốc độ gió trung bình là 1,6m/s.
Lốc xoáy: có 2 - 3 cơn trong một năm và thường đi kèm các cơn mưa lớn từ
200 - 300mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ
thủy văn của sông Hồng. Từ tháng 4 khi lượng mưa bắt đầu tăng lên thì mực nước
sông, ngòi cũng tăng lên và đạt đỉnh vào các tháng 7 và tháng 8, sau đó giảm dần
vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau.
Mùa lũ trên các sông ở Lâm Thao bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian,
thường từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên, có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn
nhưng chỉ dao động trong khoảng 1 tháng với tần suất không lớn.
Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếm khoảng 75 - 85% tổng
lượng dòng chảy trong cả năm và phân phối không đều trong các tháng, lưu lượng
lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7. Trong mùa kiệt, lượng nước thường chỉ
chiếm 20 - 25% tổng lượng dòng chảy trong năm. Tháng có lưu lượng nhỏ nhất
thường xảy ra vào các tháng 1, 2 hoặc 3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
do thiếu nước.
Với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha cận nhiệt đới
đây là một lợi thế của Lâm Thao để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều

cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
Các nguồn tài nguyên của huyện:
Tài nguyên đất
Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm theo nguồn gốc phát sinh:
nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò.
Nhóm đất đồng bằng, thung lũng: hình thành trên vùng đất phù sa cũ của hệ
thống sông Hồng và hình thành dựa trên quá trình tích tụ các sản phẩm rửa trôi và
quá trình glây hóa. Với diện tích 7.158 ha, chiếm 93,06% tổng diện tích điều tra và
chiếm 73,27% diện tích tự nhiên được chia thành 5 loại đất:
1. Đất cát chua: Diện tích 996 ha, phân bố ở Cao Xá, Vĩnh Lại, Xuân Huy…
2. Đất phù sa trung tính ít chua: Có diện tích 3703 ha, phân bố ở Thạch Sơn, Bản
Nguyên, Tứ Xã, Vĩnh Lại…
3. Đất phù sa chua: Diện tích 1569 ha, phân bố ở Thạch Sơn, Sơn Vi, Cao Xá…
SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

15

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

4. Nhóm đất có tầng sét loang lổ: Có diện tích 248 ha, phân bố chủ yếu ở các xã ven
sông Hồng.
5. Đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi: Có diện tích 642 ha, phân bố chủ yếu
tại xã Xuân Lũng, Tiên Kiên, thị trấn Hùng Sơn…
Nhóm đất đồi gò (đất địa thành): nhóm đất này có diện tích khoảng 534 ha,
chiếm 6,94% diện tích điều tra, chiếm 5,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở

các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, TT. Hùng Sơn…
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện Lâm Thao được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn
chính là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên.
Nước mặt: Có nguồn chính từ các sông, ngòi, ao, hồ, đầm lớn nhỏ phân bố
khắp các xã trong huyện. Đặc biệt huyện có sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn, trữ
lượng nước của sông Hồng rất dồi dào. Đây là nguồn cấp nước quan trọng cho sản
xuất và đời sống của nhân dân và còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi
trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, giao thông đường thủy…
Nước ngầm: Nước ngầm được khai thác sử dụng cho công nghiệp của các nhà
máy và được lấy từ giếng khoan, giếng đào để cung cấp nước sinh hoạt cho mỗi nhà
dân, nước ngầm của huyện tương đối dễ khai thác và chất lượng tốt. Mặc dù vậy
chất thải công nghiệp của các nhà máy chưa được xử lý tốt nhưng chưa có dấu hiệu
ô nhiễm đến nguồn nước ngầm. Đây là nguồn tài nguyên quý, cần được bảo vệ, giữ
gìn và khai thác có hiệu quả.
Nước mưa: Với trữ lượng nước mưa trung bình 1.720mm trong năm, đây là
nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân.
Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc
biệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng sản xuất, địa hình phức tạp, khó tưới
nhân tạo.
Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có
242,91ha, chiếm 4,15% diện tích đất tự nhiên (đất rừng sản xuất chiếm 100% diện
tích đất lâm nghiệp). Tài nguyên rừng của huyện có chất lượng không cao, diện tích
rừng chủ yếu là rừng trồng mới, rừng tái sinh chưa đến tuổi được khai thác.
Rừng hiện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước, cải thiện
cảnh quan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi và ngăn cản lũ. Hoạt động
SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

16


MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

của sản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại,
nhiều hộ từng bước đi lên làm giàu bằng kinh tế đồi rừng.
Tài nguyên khoáng sản
Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng,
một số loại khoáng sản chủ yếu trên địa bàn là: Cao lanh ở Xuân Lũng và thị trấn
Hùng Sơn, nước khoáng ở xã Tiên Kiên, cát sông Hồng và mỏ sét làm vật liệu xây
dựng thông thường ở các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Hợp Hải…
Do trữ lượng của các mỏ khá hạn chế nên chủ yếu là khai thác và sản xuất tại chỗ
để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trên địa bàn như: Sản xuất gạch nung, cát, đất phục
vụ san nền đắp nền công trình…
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [10]
Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi, huyện Lâm Thao là cửa
ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành
phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội, giao lưu văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài
huyện, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa. Lâm Thao cũng đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc phân bố đất cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô
thị và hấp dẫn các dự án đầu tư.
Dân số và lao động.
Lâm Thao là huyện có dân số đông với dân số trung bình sơ bộ năm 2015 là
106.610 người, mật độ dân số là 1051 người/km2 [15]. Năm 2016, tỷ lệ gia tăng dân
số tự nhiên của huyện Lâm Thao là 0,93% [10].

Người dân Lâm Thao với đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo, hiếu học đang ra
sức lao động và học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và là
một trong những nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng, khơi dậy sức mạnh tổng
hợp để phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới. Với lực lượng lao động dồi dào, gồm
nhiều lao động trẻ, việc đào tạo và tạo việc làm mới rất được huyện đầu tư chú
trọng.
Theo thống kê của huyện trong năm 2016, số lao động được giải quyết việc
làm mới là 2506 người.
Số lao động qua đào tạo nghề: 1720 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo là
55,9 %. Xuất khẩu lao động đạt 411 người.
Kinh tế
SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

17

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

Lâm Thao đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng
trưởng kinh tế của huyện gắn liền với sự gia tăng và xu thế chuyển dịch tỷ trọng
ngành Công nghiệp - Xây dựng, bên cạnh đó nông - lâm - thủy sản và dịch vụ vẫn
được đảm bảo.

Hình 1.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Lâm Thao năm 2016 [10]
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2016 cho thấy, giá trị tăng thêm của
các chỉ tiêu kinh tế năm 2016 ướt đạt 2598,3 tỷ đồng tăng 5,7 % so với năm 2015,

trong đó:
Bảng 1.1: Giá trị các nhóm - ngành kinh tế năm 2016
Nhóm - ngành kinh tế

Giá trị ước đạt (tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng thêm (%)

Nông - lâm - thủy sản

529,4

2,6 %

Công nghiệp xây dựng

1416

6,9 %

Dịch vụ

625,9

5,6%.

( Nguồn: UBND huyện Lâm Thao, 2016)
GDP bình quân đầu người ước đạt 35,4 triệu đồng, tăng 2,4 triệu đồng so với
năm 2015.
Về sản xuất nông nghiệp:

Là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, với lợi thế đất đai
màu mỡ, đa dạng có ruộng đồng bằng phẳng, thêm vào đó khí hậu tại đây rất thuận
lợi nên trồng trọt luôn là mũi nhọn của huyện. Năm 2016, diện tích trồng lúa đạt
5979,5ha. Năng suất lúa cả năm đạt 60,7 tạ/ha, diện tích trồng ngô 460,9ha, năng
suất ngô đạt 55,8 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 39,9 ngàn tấn. Là một
trong những ưu tiên phát triển của Lâm Thao, ngành nông nghiệp của huyện luôn
được duy trì và phát triển, không những đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho
người dân trên địa bàn mà còn cho các huyện lân cận.
Về chăn nuôi, thủy sản:
Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi cũng là một thế mạnh của huyện. Về nuôi
trồng thủy sản, với diện tích nuôi trồng là 635ha, sản lượng nuôi trồng ước đạt 2723
tấn. Mặc dù có lợi thế với nguồn tài nguyên nước phong phú đa dạng với nhiều ao,
đầm, hồ phân bố rộng khắp các xã trong huyện, đặc biệt có sông Hồng chảy qua
nhưng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện chưa thật phát triển, việc nuôi trồng
SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

18

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

vẫn chủ yếu là trong các ao hồ, việc nuôi trên sông còn khá hạn chế nên chưa tận
dụng hết tiềm năng của ngành.
Báo cáo kinh tế xã hội năm 2016 của huyện cho thấy, số lượng đàn gia súc, gia
cầm trên địa bàn liên tục tăng. Đặc biệt, heo là vật nuôi có lợi thế phát triển thành
ngành hàng chủ lực với số lượng con giống lớn, thị trường tiềm năng và lợi nhuận

thu được cũng khá cao. Nguồn lợi thu được từ chăn nuôi và thủy sản trong năm qua
không những giúp nâng cao đời sống người nông dân mà còn góp phần tích cực vào
phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Bảng 1.2: Thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm huyện năm 2016 [10]
Vật nuôi

Số lượng (con)

Tổng đàn trâu

694

Tổng đàn bò

6062

Tổng đàn lợn

48.500

Tổng đàn gia cầm

480.000

Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Ngoài lợi thế về mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối
các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội vô cùng thuận lợi, nằm trong tam giác công
nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì – Bãi Bằng – Lâm Thao) nên đã đem lại cho
huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển đa ngành. Lâm Thao hiện nay đang
tập trung phát triển công nghiệp, các cơ sở công nghiệp và TTCN trên địa bàn được

hình thành phát triển rất mạnh mẽ, đã và đang thu hút lượng lao động ổn định, góp
phần đẩy mạnh kinh tế của huyện. Đặc biệt, hiện nay huyện đã hoàn thiện thủ tục
đầu tư xây dựng cụm công nghiệp bắc Lâm Thao, là cụm công nghiệp tập trung với
nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển.
Sản xuất CN – TTCN đạt mức tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ước đạt 950,6
tỷ đồng, sản lượng một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng cao như: gạch, găng tay,
quần áo may sẵn,…Tuy nhiên, khu vực kinh tế nhà nước gặp khó khăn, thị trường
tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp như: NPK, lân nung chảy…
Dịch vụ:
Dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng xã hội đạt 1126,5 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ.

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

19

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

Giá trị hàng xuất khẩu đạt 16 triệu USD. Sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt
3673 nghìn tấn. Hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục mở rộng, tổng nguồn vốn
huy động trên địa bàn đạt 1724,4 tỷ đồng.
Về đầu tư phát triển và xây dựng: tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 1573 tỷ
đồng. Thu hút thêm 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
VLXD, màng PE, vải, lắp ráp điện tử, may mặc với tổng vốn đầu tư đăng ký 242,5
tỷ đồng. Hỗ trợ 2 doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị với kinh phí 300 triệu đồng.

Cơ sở hạ tầng, giao thông
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C với chiều dài
14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến tỉnh lộ
320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài
18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện
dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá.
Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn đã được
đầu tư theo hướng đồng bộ hóa, hoàn thành hệ thống rãnh thoát nước mặt và hồ
điều hòa. Tỷ lệ nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 95,2%.
Văn hóa, xã hội
Lâm Thao là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có bề dầy văn hóa lâu
đời. Trên địa bàn huyện còn bảo tồn được nhiều di sản văn hóa có giá trị, bao gồm
cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Toàn huyện hiện có 107 các di tích lịch sử
văn hóa, cơ sở thờ tự, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Có 49 di tích được xếp hạng di
tích lịch sử văn hóa các cấp trong đó: 30 di tích cấp Tỉnh, 19 cấp Quốc gia.
Một trong những khó khăn trong việc nâng cao đời sống xã hội của người dân
đó là việc tiếp cận với xã hội thông tin, kỹ thuật hiện đại còn có những hạn chế, dân
cư trong nông thôn chiếm tỷ lệ cao, lao động chủ yếu là nông nghiệp, trình độ tay
nghề và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, đây là khó khăn ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2016, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện là
0,64%, còn 3,32%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa là 94,7%.
Giáo dục – đào tạo:
Quy mô và chất lượng giáo dục được duy trì phát triển, HSG cấp tỉnh: lớp 9 đạt 80
giải, tham gia kỳ thi giải toán Hoa Kỳ mở rộng, có 9/21 HS đạt giải.

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

20

MSV: DH00301196



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

Hiện nay huyện đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,
bên cạnh đó liên tục đổi mới phương pháp dạy và học. Cơ sở vật chất trang thiết bị
dạy và học được đầu tư theo hướng hiện đại.
Có 51/51 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, có thêm 7 trường đạt chuẩn
quốc gia mức độ 2, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 lên 15 trường.
Tổ chức và tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp huyện và cấp tỉnh, đẩy mạnh công tác
khuyến học khuyến tài.
Y tế
Công tác khám chữa bệnh Trung tâm Y tế huyện và các trạm y tế xã, thị trấn
được cải thiện, được đầu tư trang thiết bị chuyên sâu, cơ sở vật chất được đầu tư
nâng cấp. Phê duyệt quy hoạch xây dựng trạm y tế huyện với quy mô 250 giường,
trong đó 150 giường bệnh xã hội hóa, nghiệm thu và đưa vào sử dụng khu khám
bệnh mới.
Trong năm 2016, trung tâm y tế huyện trong năm đã khám chữa cho 48 nghìn
lượt người, điều trị nội trú cho 10 nghìn lượt bệnh nhân, công suất sử dụng giường
bệnh đạt 146,7%.
1.2. Tổng quan về sông Hồng đoạn chảy qua huyện Lâm Thao
Vị trí địa lý:
Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn cao trên 2000 mét thuộc tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc và đổ ra biển Đông. Với tổng chiều dài là 1.149km, sông Hồng
đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510km, trong địa phận huyện Lâm Thao, sông
Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn (xã Xuân Huy, xã Thạch Sơn, TT. Lâm Thao, xã Hợp
Hải, xã Kinh Kệ, xã Bản Nguyên, xã Vĩnh Lại, xã Cao Xá) và có tổng chiều dài là
28km.

Khí hậu, địa chất thuỷ văn:
Lưu vực sông Hồng trong địa bàn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ mang đầy đủ
đặc điểm của vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nóng ẩm quanh năm, phân hóa thành
hai mùa rõ rệt, mùa mưa (nóng) và mùa khô (lạnh). Nhìn chung khí hậu của khu
vực khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 1800mm/năm, với
nền nhiệt trung bình các ngày trong năm là 23,4 °C. Số giờ nắng trong năm: 3000 3200 giờ và độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%.
SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

21

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

Đặc điểm địa hình:
Lưu vực hữu sông Hồng có một hệ thống ngòi khá dày, lưu vực phía tả sông
Hồng có hệ thống suối, ngòi thưa hơn. Độ cao trung bình lưu vực là 647m, độ dốc
trung bình lưu vực là 29,9%. Mật độ lưới sông là 1,00 km/km2.
Diện tích lưu vực:
Diện tích toàn lưu vực là 51.800 km 2, phần diện tích trong nước là 12.000km 2
(chiếm 23%).
Lưu lượng dòng chảy:
Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640m³/s (tại
cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước
phân bổ không đều. Lưu lượng nước sông thay đổi thất thường, vào mùa khô lưu
lượng giảm xuống rất thấp (giảm chỉ còn khoảng 700m3/s), gây thiếu nước cho sản

xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể
đạt tới 30.000m3/s.
Các đặc trưng dòng chảy mùa lũ:
Thời gian trung bình xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm của sông Hồng trong tỉnh
Phú Thọ là tháng 8 hàng năm, nước sông về mùa lũ có màu đỏ - hồng do phù sa mà
nó mang theo (chứa nhiều ô xít sắt). Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung
bình khoảng 100 triệu tấn/năm tức là gần 1,5 kg phù sa/m3 nước.
Bảng 1.3: Tần suất xuất hiện lũ lớn nhất trong năm của sông Hồng
Trạm
Phú
Thọ

Tần suất xuất hiện (%)
6

7

8

9

10

11

Cả năm

9,8

17,1


43,8

17,1

12,2

0,0

100

(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Phú Thọ)
Đặc trưng dòng chảy mùa cạn:
Sông Hồng đoạn qua huyện Lâm Thao chảy theo hướng tây bắc xuống đông
nam, qua 8 xã, thị trấn, bắt đầu tại xã Xuân Huy và kết thúc tại xã Cao Xá, với mô
đun dòng chảy trung bình năm M = 20 (1/skm2).
Bảng 1.4: Tổng lượng dòng chảy, phân phối dòng chảy mùa cạn sông Hồng
Sông

Trạm

Cả mùa cạn

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

Tháng 1-3

22

Tháng kiệt

nhất

Năm

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hồn
g

Phú Thọ

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

Tỷ m3

%

Tỷ m3

%

Tỷ m3

%

Tỷ m3


%

7,27

28,5

2,27

8,91

0.689

2,70

25,5

100

(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Phú Thọ)
Một số nghiên cứu về chất lượng nguồn nước sông Hồng đã thực hiện:
Nghiên cứu của Đào Ngọc Tuấn và Trịnh Xuân Hoàng: “Hiện trạng và diễn
biến chất lượng nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình”. Nghiên cứu đã tiến hành
đánh giá hiện trạng chất lượng nước của lưu vực sông, phân tích giá trị các thông số
ô nhiễm như BOD, COD…cũng như chỉ là các nguồn tác động ảnh hưởng đến chất
lượng nước, biểu diễn diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình
(2013).
Nghiên cứu của Trần Văn Cường cùng cộng sự (2015): “Ảnh hưởng của hoạt
động chăn nuôi gia súc đến chất lượng nước mặt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ.” Nghiên cứu cho thấy, hoạt động chăn nuôi của các hộ gia đình trên địa bàn xã
chủ yếu ở quy mô nhỏ và đang có sự chuyển dịch sang hướng sản xuất hàng hóa

quy mô lớn. Mặc dù đang ở giai đoạn phát triển nhưng đã gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là nước mặt. Kết quả quan trắc cho thấy: DO thấp
hơn ngưỡng tối thiểu nhiều lần so với quy chuẩn ở cột A2 (DO = 0,9 – 2,5 mg/l),
BOD = 11,32 – 40,15 mg/l, COD = 66,7 – 300,7 mg/l vượt giới hạn nhiều lần. Chất
lượng nước mặt huyện Lâm Thao nhìn chung đã bị ô nhiễm và không đảm bảo cho
các mục đích sử dụng.
Nghiên cứu của Lê Văn Hùng, Phạm Tất Thắng: “Phân tích diễn biến lưu
lượng và mực nước sông Hồng mùa kiệt”. Kết quả thu được: diễn biến lưu lượng và
mực nước trong mùa kiệt có sự khác nhau giữa các tháng đầu, giữ và cuối mùa kiệt.
Mực nước và lưu lượng có xu hướng giảm mạnh vào các tháng đầu mùa kiệt, các
tháng giữa mùa kiệt mức độ suy giảm ít hơn.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Tuấn cùng cộng sự: “Giám sát chất lượng
nước sông Hồng phục vụ khai thác và bảo vệ nguồn nước”. Từ thực trạng chất
lượng nước trên lưu vực sông Hồng qua điều tra nghiên cứu, nghiên cứu đã đưa ra
các kết luận: chất lượng nước trên lưu vực sông đang có xu hướng suy giảm dần
theo thời gian. Do phải chịu tác động từ nhiều nguồn thải, đặc biệt các khu vực tập
trung công nghiệp, nông nghiệp, dân cư…nước sông có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ
với mức độ cao , nhiểu hiện tượng ô nhiễm bất thường đã được ghi nhận, gây ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe người dân, môi trường sinh thái và các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội.
SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

23

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê


Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường
Phú Thọ (2016), Dự án "Xác định hệ thống mạng lưới điểm quan trắc và thực hiện
quan trắc, lấy mẫu, phân tích cảnh báo ô nhiễm môi trường hàng năm trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ từ năm 2016 - 2020".
1.3. Thực trạng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua huyện Lâm Thao
Sông Hồng là nguồn cấp nước quan trọng của huyện Lâm Thao, với nguồn
nước cấp dồi dào, đảm bảo đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
người dân trong huyện. Tuy nhiên những năm gần đây, chất lượng nước sông đang
có dấu hiệu suy giảm do sự phát triển ồ ạt của các khu vực sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản, khu đô thị và các hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
Cùng với gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển
dịch vụ và hạ tầng trong những năm gần đây dẫn đến nhu cầu khai thác và sử dụng
nước sông Hồng tăng nhanh khiến nguồn nước suy giảm cả về số lượng và chất
lượng. Đặc biệt, sông Hồng vừa là nguồn cấp nước cho sản xuất và đời sống của
nhân dân, vừa là nơi tiếp nhận nước thải từ chính các nguồn sử dụng. Theo báo cáo
chuyên đề môi trường nước của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ năm
2016, các kết quả phân tích cho thấy: nước sông Hồng đang có dấu hiệu ô nhiễm
hữu cơ và chất rắn lơ lửng với các giá trị BOD 5, COD và TSS cao hơn giới hạn cho
phép theo quy định tại cột A2 QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước
mặt. Các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước sông Hồng là từ công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt của khu vực dân cư [6].
Chất lượng nước sông Hồng khu vực huyện Lâm Thao chịu tác động mạnh mẽ
của nước thải sinh hoạt và sản xuất của dân cư khu vực. Là huyện có dân số đông,
đặc biệt hiện nay huyện chưa có đầu tư các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập
trung mà chủ yếu là được đổ trực tiếp ra môi trường khiến cho nguồn nước mặt bị
ảnh hưởng.
Ngoài ra, chất thải và nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn cũng gây sức ép nặng nề đối với chất lượng nước sông

Hồng. Với các loại hình hoạt động chủ yếu như: găng tay, quần áo may sẵn,…sản
xuất gỗ, phân bón và hóa chất, sản xuất gạch…Đặc thù các ngành đều có lượng
nước thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm nguồn nước BOD 5, COD, TSS các chất hữu
cơ và dinh dưỡng làm nguồn tiếp nhận bị ảnh hưởng. Tiêu biểu như khu công
nghiệp Lâm Thao - Việt Trì, đây là khu vực tập trung nhiều nhà máy hoá chất, chế
biến thực phẩm, dệt, giấy nên nước nhiễm bẩn đáng kể. Lượng nước thải ở đây đến
168.000 m3/ngày đêm, vào mùa cạn nước sông nhiễm bẩn nặng. Như nhà máy Supe
Lâm Thao với lượng thải tương đối lớn, nước có pH = 6,0 có màu vàng, NaCl =

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

24

MSV: DH00301196


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. Lê Thị Hải Lê

58,5 mg/l, NH4 = 2,1 mg/l, NO2 = 0,24 mg/l, Fe = 19,0 mg/l, BOD = 23,7 mg/l,
COD = 74,5 mg/l, NF = 2,2 mg/l.
Vấn đề phát triển nông nghiệp trên địa bàn cũng tạo ra các chất thải gây ô
nhiễm nước do việc lạm dụng phân bón và hóa chất BVTV trong trồng trọt. Sản
xuất nông nghiệp đang chuyển dần sang quy mô tập trung. Theo kết quả điều tra
trong thời gian từ năm 2010 - 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã sử dụng khoảng
100 tấn thuốc bảo vệ thực vật/năm, năm 2014 sử dụng 83 tấn và số liệu thống kê
năm 2016 thì tổng sản lượng buôn bán trong năm là: 102,9896 tấn. Theo nghiên
cứu, khi phun thuốc BVTV để trừ dịch hại ngoài đồng ruộng thì chỉ có 5 - 7% lượng
thuốc tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu diệt dịch hại, còn 93 – 95% bị rửa trôi vào

nguồn nước, thẩm thấu vào đất canh tác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và tiêu diệt
các loài vi sinh vật có ích [6].
Nhu cầu dùng nước tăng lên cùng với quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng
khó kiểm soát việc khai thác nguồn nước và xả thải ra môi trường nước. Việc chú
trọng phát triển công nghiệp nhưng không có các chủ trương khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên nước, chưa có các giải pháp để bảo vệ nguồn nước dẫn đến tình
trạng ô nhiễm nước sông Hồng với tính chất liên tỉnh.

SVTH: Trần Thị Ngọc Tuyết

25

MSV: DH00301196


×