Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH TÔM SÚ – LÚA LUÂN CANH TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

BÙI THỊ HIỀN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH TÔM SÚ – LÚA LUÂN CANH
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

BÙI THỊ HIỀN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH TÔM SÚ – LÚA LUÂN CANH
TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành

: Nuôi trồng Thủy sản

Mã số



: 60.62.70

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH
TÔM SÚ – LÚA LUÂN CANH Ở TỈNH KIÊN GIANG
BÙI THỊ HIỀN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. LÊ THANH HÙNG
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN VĂN TRAI
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN THANH TÙNG

Phân viện Quy hoạch Thủy sản phía Nam

4. Phản biện 2:

TS. TRẦN TIẾN KHAI
Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM

5. Ủy viên:

TS. NGUYỄN MINH ĐỨC
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Bùi Thị Hiền sinh ngày 16 tháng 06 năm 1977 tại huyện Châu
Thành, tỉnh Kiên Giang. Con Ông Bùi Văn Tẩm và Bà Tô Thị Ánh
Tốt nghiệp Tú tài tại trường Trung học phổ thông Rạch Sỏi, tỉnh Kiên Giang
năm 1995.
Tốt nghiệp Đại học ngành nuôi trồng thủy sản hệ chính quy tại Đại học Nông
Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001.
Sau khi tốt nghiệp làm nhân viên phòng kỹ thuật của Công ty xuất nhập khẩu
thủy sản Kiên Giang. Năm 2002 làm nhân viên phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến
ngư Kiên Giang. Năm 2009 đến nay làm Phó chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng
Thủy sản Kiên Giang.
Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học ngành Nuôi trồng thủy sản tại Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: độc thân

Địa chỉ liên lạc: Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang số 71-đường Bạch
Đằng-Tp Rạch Giá-tỉnh Kiên Giang.
Điện thoại: 0773864171 - 0919484512
Emai:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Người cam đoan

Bùi Thị Hiền

iii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Đức đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện và viết luận
văn tốt nghiệp.
Xin chuyển lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa thủy sản, Phòng Sau Đại học
trường Đại học Nông Lâm và các bạn cùng tham gia khóa Cao học thủy sản khóa
2007 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi chân thành biết ơn lãnh đạo Sở Thủy Sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Kiên Giang, lãnh đạo Trung tâm Khuyến Ngư, Chi cục Nuôi trồng
thủy sản cùng toàn thể anh chị em đồng nghiệp trong đơn vị đã tạo điều kiện cho tôi

được học tập để nâng cao kiến thức.
Xin cảm ơn anh chị các cơ quan chuyên môn, phòng nông nghiệp các huyện
khảo sát, các cá nhân và hộ dân đã cung cấp thông tin.

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình tôm sú-lúa luân
canh ở tỉnh Kiên Giang” được thực hiện ở các huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Gò
Quao, Hòn Đất từ tháng 4/2009 đến tháng 4/2010. Số liệu được thu thập bằng bảng
điều tra 150 hộ nông dân đang canh tác tôm sú - lúa, lúa đơn và tôm sú đơn theo
hình thức quảng canh cải tiến trên các địa bàn. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá
vai trò, thực trạng, tiềm năng phát triển của mô hình tôm - lúa thông qua việc so
sánh về khía cạnh xã hội - kỹ thuật - kinh tế của 3 mô hình trên, đồng thời phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận mô hình tôm lúa để có biện pháp
cải thiện nhằm phát triển mô hình một cách bền vững và phù hợp.
Kết quả cho thấy:
Tuổi chủ hộ sản xuất tôm lúa trung bình 48 tuổi; mặt bằng văn hoá thấp với
trình độ học vấn cấp I và không đến trường chiếm 38,18%; chỉ có 25/55 số hộ tiếp
cận được vốn vay.
Trung bình các hộ có kinh nghiệm sản xuất 5,5 năm. Diện tích canh tác bình
quân 2,8 ha/hộ. Chỉ có 2/55 hộ có ao lắng nước, 23/55 hộ có ao ương dưỡng. Mật
độ tôm thả 5 con/m2. 23,6% hộ có kiểm dịch giống trước khi thả, tỉ lệ số hộ có sử
dụng thức ăn cho tôm là 34,5%.
Tỉ lệ sống tôm nuôi trong mô hình là khá thấp (24,24%) với năng suất bình
quân 299,24 kg/ha/vụ. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ thua lỗ cũng thấp (5,45%) khi lợi nhuận
bình quân từ mô hình là 24,85 triệu đồng/ha/năm. Tỉ suất lợi nhuận/chi phí là 1,23
cao hơn mô hình lúa đơn (0,39) và tôm đơn (0,89).


v


Từ kết quả phân tích tương quan đa biến cho thấy năng suất và lợi nhuận của
mô hình đạt hiệu quả cao hơn khi có mức đầu tư theo hướng: diện tích canh tác từ
1-3ha, mật độ thả từ 3-5 con/m2, trao dồi kiến thức khoa học kỹ thuật, đầu tư
thức ăn.

ABSTRACT
The thesis: “Analysis on the economy – technical efficiency of shrimp-rice
farming system in Kien Giang province” was implemented in An Minh, Vinh Thuan,
Go Quao, Hon Dat districts from April 2009 to April 2010. Data was collected from
150 households for three various farming systems of integrated shrimp-rice, rice,
improved extensive shrimp systems based on questionnaire survey. The target of
study was to estimate the role, present conditions and developmental potency of
shrimp-rice system and to analyze the factors affecting the yield and profits of this
system.
The result showed that:
With average age of 48, household heads have a low education level
(38.18% was illiterate and in primary education). Among 55 households, only 25
could get loans from banks.
Surveyed households’ experience in farming shrimp-rice was 5.5 years.
Average farming area was 2.8 ha/household. Only two farmers used water storage
pond and 23 used nursing ponds. Shrimp stocking density was 5 indiviuals/m2.
23.6% of stocking was quarantined, 34.5% of farmers supplied feed for shrimp.
As the low average survival rate of shrimp (24.24%), ‘shrimp-rice’
households annually yield in average 299.24 kg shrimp per ha. However, loss ratio
of this system was low (5.45%), average profit was 24.85 million Vietnam
dong/ha/year. Whilst, the ratio of profit:cost for whole surveyed households was


vi


1.23 in which the farmers of rice system could get the ratio of 0.39 and the ones of
improved extensive shrimp system could get 0.89.
The results of multiple regression analysis showed that yield and profit of
shrimp-rice farming system were more efficient if area of farming system was 1-3ha,
the stocking densities of shrimp was 3-5 ind./m2, scientific and technical knowledge
enhancement, and increased food to shrimp.

vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang Chuẩn Y ............................................................................................ i
Lý lịch Cá Nhân.......................................................................................... ii
Lời cam đoan ............................................................................................. iii
Cảm tạ ........................................................................................................ iv
Tóm tắt........................................................................................................ v
Mục lục .................................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................... xi
Danh sách các hình ................................................................................... xii
Danh sách các bảng ................................................................................. xiii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
2. TỔNG QUAN ....................................................................................................... 4
2.1 Tổng quan nghề nuôi tôm ..................................................................................... 4
2.1.1 Nuôi tôm trên thế giới ....................................................................................... 4
2.1.2 Nuôi tôm ở Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long ...................................... 4
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của ĐBSCL .............................................. 6
2.2.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang................................... 7
2.3 Vai trò và tính bền vững của mô hình tôm-lúa luân canh .................................... 9
2.4 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp .................................. 12
2.5 Tổng quan về tôm-lúa ở ĐBSCL và hiện trạng nuôi tôm-lúa ở Kiên Giang ..... 14

viii


2.5.1 Năng suất của các mô hình sản xuất ............................................................... 15
2.5.1.1 Năng suất tôm ............................................................................................... 15
2.5.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm ................................................ 15
2.5.1.3 Năng suất lúa trong vùng nhiễm mặn .......................................................... 17
2.5.2 Hiện trạng và khả năng ứng dụng của mô hình tôm – lúa ............................... 18
2.5.2.1 Khía cạnh điều kiện tự nhiên ........................................................................ 18
2.5.2.2 Khía cạnh kỹ thuật ....................................................................................... 19
2.5.2.3 Khía cạnh kinh tế-xã hộ ................................................................................ 21
2.5.2.4 Tình hình nhiễm mặn vùng ven biển ............................................................ 23
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24
3.1 Thời gian thực hiện ............................................................................................ 24
3.2 Địa điểm ............................................................................................................. 24
3.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 24

3.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu .......................................................................... 24
3.3.2 Giới hạn vùng nghiên cứu ................................................................................ 24
3.3.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 24
3.3.4 Phạm vi ứng dụng đề tài nghiên cứu ................................................................ 24
3.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 24
3.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25
3.5.1 Nguồn thông tin và phương pháp thu thập số liệu .......................................... 25
3.5.2. Phân bố mẫu ................................................................................................... 26
3.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................. 26
3.6.1 Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 27
3.6.2 So sánh, phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ................................................. 27
3.6.3 Phân tích hồi qui (Regresstion analysis) ......................................................... 28
3.6.4 Các biến được nghiên cứu ................................................................................ 29
4. KẾT QỦA THẢO LUẬN ................................................................................... 31
4.1 Thông tin chung các hộ khảo sát ......................................................................... 31
4.1.1 Tuổi chủ hộ ...................................................................................................... 31
4.1.2 Nhân khẩu và lao động .................................................................................... 33
4.1.3 Diện tích canh tác và hiện trạng sử dụng đất ................................................... 34

ix


4.1.4 Giá trị tài sản cố định ....................................................................................... 35
4.1.5 Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật ..................................................................... 36
4.1.6 Chi phí sinh hoạt và tổng thu nhập nông hộ ................................................... 37
4.1.7 Nguồn vốn sản xuất ......................................................................................... 38
4.1.8 Khả năng tiếp cận vốn vay và mức vay bình quân theo mô hình .................... 39
4.1.9 Lý do chọn mô hình canh tác .......................................................................... 40
4.2 Thông tin kỹ thuật .............................................................................................. 41
4.2.1 Tập quán và kỹ thuật sản xuất .......................................................................... 41

4.2.1.1 Kinh nghiệm sản xuất.................................................................................... 41
4.2.1.2 Mùa vụ sản xuất ........................................................................................... 42
4.2.1.3 Thiết kế ruộng nuôi tôm ............................................................................... 43
4.2.1.4 Cải tạo ruộng ................................................................................................. 45
4.2.1.5 Giống ............................................................................................................. 47
4.2.1.6 Sử dụng thức ăn và hóa chất ........................................................................ 50
4.2.1.7 Quản lý nước ................................................................................................. 51
4.2.1.8 Dịch bệnh thủy sản ....................................................................................... 52
4.2.2 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm....................................................................... 53
4.2.2.1 Năng suất của các mô hình .......................................................................... 53
4.2.2.2 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm thủy sản .................................................... 56
4.2.2.3 Thu hoạch và tiêu thụ lúa ............................................................................. 57
4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế .................................................................................. 58
4.3.1 Chi phí ............................................................................................................. 58
4.3.1.1 Chi phí cố định ............................................................................................. 58
4.3.1.2 Chi phí biến đổi ............................................................................................ 58
4.3.2 Thu nhập .......................................................................................................... 62
4.3.3 Lợi nhuận ......................................................................................................... 63
4.4 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thu nhập................................ 66
4.4.1 Mô hình tương quan đa biến giữa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và lợi nhuận của tôm ................................................................................................. 66
4.4.1.1 Lao động trực tiếp ........................................................................................ 67
4.4.1.2 Tập huấn ....................................................................................................... 68

x


4.4.1.3 Diện tích sản xuất ......................................................................................... 69
4.4.1.4 Mật độ và số lần thả giống ........................................................................... 69
4.4.1.5 Đầu tư thức ăn .............................................................................................. 70

4.4.1.6 Kích cở tôm thu hoạch ................................................................................. 71
4.4.2 Mô hình tương quan đa biến giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
mô hình tôm lúa ........................................................................................................ 72
4.5 Khó khăn và lựa chọn của người sản xuất .......................................................... 74
4.5.1 Những khó khăn trong sản xuất ....................................................................... 74
4.5.2 Lựa chọn của người sản xuất ........................................................................... 76
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 78
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 78
5.2 Đề xuất ................................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 87

xi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
QCCT: Quảng canh cải tiến
BTC-TC: Bán thâm canh – thâm canh
FAO: Food and Agriculture Organization
BKC: BenzalKonium Chloride

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG


Hình 2.1 Thu nhập bình quân theo giá thực tế của ĐBSCL từ năm 1999-2006 ........ 7
Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang ........................................................... 9
Hình 2.3 Mô hình tôm lúa ở huyện An Minh-Kiên Giang ...................................... 12
Hình 2.4 Sản xuất vụ lúa trong mô hình tôm lúa ở huyện Gò Quao ....................... 17
Hình 4.1 Trình độ học vấn vùng nghiên cứu ............................................................ 33
Hình 4.2 Mùa vụ sản xuất........................................................................................ 43
Hình 4.3 Chuẩn bị ruộng nuôi tôm ........................................................................... 46
Hình 4.4 Cơ cấu chi phí biến đổi vụ tôm trong tôm-lúa........................................... 59
Hình 4.5 Cơ cấu chi phí biến đổi trong sản xuất tôm QCCT đơn ............................ 60
Hình 4.6 Cơ cấu chi phí biến đổi vụ lúa trong tôm-lúa ........................................... 61
Hình 4.7 Cơ cấu chi phí biến đổi trong sản xuất lúa 2 vụ ....................................... 61
Hình 4.8 Lao động trực tiếp với năng suất và lợi nhuận .......................................... 68
Hình 4.9 Tập huấn kỹ thuật với năng suất và lợi nhuận........................................... 68
Hình 4.10 Diện tích mặt nước với năng suất và lợi nhuận ....................................... 69
Hình 4.11 Mật độ tôm với năng suất và lợi nhuận .................................................. 70
Hình 4.12 Số lần thả giống với năng suất và lợi nhuận ........................................... 70
Hình 4.13 Mức đầu tư thức ăn với năng suất và lợi nhuận ...................................... 71
Hình 4.14 Kích cở tôm thu hoạch với năng suất và lợi nhuận ................................. 71

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam ở một số khu vực (2003-2007) ............ 5
Bảng 2.2 Năng suất và tỷ lệ sống theo mật độ tôm sú nuôi trong mô hình tôm-sú

lúa luân canh ở ĐBSCL ............................................................................ 16
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của chế độ thay nước lên năng suất tôm ................................ 16
Bảng 2.4 Kết quả và hiệu quả của 1 ha trồng lúa và nuôi tôm trong mô hình
tôm lúa ...................................................................................................... 21
Bảng 3.1 Phân bố mẫu theo địa bàn điều tra và mô hình canh tác ........................... 26
Bảng 3.2 Tiến trình thực hiện đề tài ........................................................................ 30
Bảng 4.1 Độ tuổi trung bình và trình độ văn hóa ..................................................... 32
Bảng 4.2 Nhân khẩu và lao động gia đình theo tỉ lệ phần trăm ............................... 34
Bảng 4.3 Tổng diện tích đất theo mô hình ............................................................... 35
Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất ................................................................ 35
Bảng 4.5 Giá trị máy móc thiết bị của các mô hình ................................................. 36
Bảng 4.6 Nguồn thông tin kinh tế-kỹ thuật .............................................................. 37
Bảng 4.7 Chi phí sinh hoạt và thu nhập nông hộ ...................................................... 38
Bảng 4.8 Nguồn vốn sử dụng để sản xuất ................................................................ 39
Bảng 4.9 Vay vốn và mức vay.................................................................................. 40
Bảng 4.10 Lý do chọn mô hình ............................................................................... 40
Bảng 4.11 Kinh nghiệm sản xuất ............................................................................. 42
Bảng 4.12 Các chỉ tiêu thiết kế ruộng nuôi .............................................................. 44
Bảng 4.13 Phương pháp cải tạo đất ......................................................................... 46
Bảng 4.14 Mật độ tôm và lượng lúa giống ............................................................... 48
Bảng 4.15 Loại tôm giống thả nuôi .......................................................................... 48

xiv


Bảng 4.16 Tỉ lệ nuôi và mật độ thủy sản kết hợp ..................................................... 49
Bảng 4.17 Mật độ thả giống theo địa phương ......................................................... 50
Bảng 4.18 Tỉ lệ sử dụng thức ăn và hoá chất ........................................................... 51
Bảng 4.19 Chế độ thay nước trong mô hình tôm-lúa .............................................. 52
Bảng 4.20 Tần suất xuất hiện bệnh và cách xử lý .................................................... 53

Bảng 4.21 Năng suất tôm và lúa .............................................................................. 54
Bảng 4.22 Kết quả kiểm định thống kê sự khác biệt về năng suất tôm và lúa ......... 55
Bảng 4.23 Năng suất tôm và lúa trong mô hình tôm lúa theo địa phương ............... 56
Bảng 4.24 Phương pháp và thời gian thu hoạch ...................................................... 56
Bảng 4.25 Thời gian thu hoạch lúa .......................................................................... 57
Bảng 4.26 Khấu hao giá trị trang thiết bị ................................................................. 58
Bảng 4.27 Kiểm định thống kê sự khác biệt về chi phí biến đổi .............................. 59
Bảng 4.28 Thu nhập của các mô hình ..................................................................... 62
Bảng 4.29 Kết quả kiểm định thống kê sự khác biệt về thu nhập ............................ 62
Bảng 4.30 Thu nhập thủy sản kết hợp ...................................................................... 63
Bảng 4.31 Kết quả kiểm định thống kê sự khác biệt về lợi nhuận ........................... 63
Bảng 4.32 Hiệu quả kinh tế mô hình tôm lúa theo địa phương ................................ 64
Bảng 4.33 Hiệu quả kinh tế và các tỉ số tài chính .................................................... 65
Bảng 4.34 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm của tôm-lúa 67
Bảng 4.35 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của tôm-lúa ........ 72
Bảng 4.36 Phân nhóm mức thu nhập của mô hình tôm-lúa ..................................... 73
Bảng 4.37 Mức thu nhập theo chi phí vốn................................................................ 73
Bảng 4.38 Những khó khăn của người sản xuất khi thực hiện mô hình .................. 75
Bảng 4.39 Lựa chọn của các hộ sản xuất về mô hình canh tác ................................ 76

xv


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Nhiều năm qua nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) đã trở thành một trong
những nghề mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Gần đây, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang nuôi trồng
thuỷ sản (NTTS) phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL). Theo Bộ Thủy sản, chỉ trong vòng 4 năm (2001 - 2004) các tỉnh ĐBSCL
đã chuyển được gần 320.000 ha đất nông nghiệp sang NTTS. Ở những vùng ven
biển tôm sú là đối tượng chính cho vùng đất chuyển đổi, điều này kéo theo diện tích
và sản lượng tôm nuôi liên tục tăng. Năm 2001 diện tích nuôi tôm các tỉnh ĐBSCL
là 398.965 ha, năm 2004 đã tăng lên 521.335 ha (tăng 10%/năm) và sản lượng từ
127.899 tấn tăng lên 222.643 tấn. Nếu như năm 2001, từ con tôm, các tỉnh trong
vùng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 705 triệu USD thì năm 2004 đã lên 1.028
triệu USD, chiếm trên 50% cơ cấu giá trị xuất khẩu của toàn vùng. Với nhiều thuận
lợi về điều kiện tự nhiên cũng như tiềm năng diện tích, nghề nuôi tôm khu vực
không ngừng phát triển với tính đa dạng cao về mô hình nuôi như chuyên tôm
quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh - thâm canh (BTC-TC), mô hình nuôi
kết hợp với rừng ngập mặn và hình thức nuôi tôm luân canh với lúa. Trong đó, theo
Phạm Văn Dư (2010) diện tích gia tăng đáng kể từ mô hình tôm – lúa (đạt
140.000ha năm 2009 tăng 20.000ha so với 2008), phổ biến ở các tỉnh: Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Nuôi tôm lúa luân canh đang
được xem là mô hình canh tác thích hợp cho vùng nhiễm mặn theo mùa và bước
đầu được đánh giá là có tính bền vững cả về kinh tế lẫn sinh thái so với hướng nuôi
độc canh (ACIAR, 2003). Theo Nguyễn Thanh Phương (2002), từ khi đưa vào giai

1


đoạn nuôi thử nghiệm mô hình tôm - lúa đã được sự chấp thuận rộng rãi của nông
dân vùng nhiễm mặn do tính hiệu quả về kinh tế và cho đến nay đã tích luỹ được
nhiều cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của mô hình cùng với quy trình cơ bản về
kỹ thuật canh tác phù hợp từ các địa phương.
Nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh kiên Giang bắt đầu từ những năm 80, chủ yếu
theo hình thức quảng canh, hoàn toàn dựa vào tự nhiên, năng suất rất thấp. Năm
1995 toàn tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản 21.198ha trong đó diện tích nuôi tôm
6.471ha. Cho đến năm 2000, từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông

nghiệp – chuyển nhiều vùng đất trước đây hoang hóa hoặc nhiễm phèn mặn trồng
lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm sú thì nghề nuôi tôm của tỉnh có những bước phát
triển nhảy vọt. Từ tổng diện tích nuôi khoảng 12.520 ha (năm 2000) tăng lên 67.725
ha (năm 2004), 78.620ha (năm 2007) và 81.255 ha (năm 2008). Trong đó diện tích
nuôi tôm lúa là 66.410 ha (chiếm trên 81% tổng diện tích nuôi tôm) (UBND tỉnh
2006; Sở thuỷ sản 2008; Sở NN và PTNT 2008).
Tuy diện tích và sản lượng nuôi tôm lúa hàng năm đều tăng nhưng năng suất
bình quân còn thấp, chưa khai thác đúng tiềm năng về kinh tế và thiếu ổn định nên
thu nhập người nuôi còn khá bấp bênh. Cùng với sự phát triển mang tính tự phát
không theo quy hoạch đã làm ảnh hưởng không ít đến môi trường, chất lượng giống
suy giảm, dịch bệnh đã gây tổn thất không nhỏ cho người nuôi. Bên cạnh đó, nông
dân chuyển từ lúa sang tôm phải thay đổi hẳn tập quán sản xuất, kiến thức về nuôi
tôm hạn chế nên tính rủi ro càng cao. Năm 2008, toàn tỉnh có diện tích tôm bị thiệt
hại 3.960 ha, nên diện tích thu hoạch chỉ còn 77.295 ha/81.255 ha thả nuôi (Cục
thống kê Kiên Giang, 2008) và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm diện tích sản
xuất tôm-lúa giảm vào năm 2009 (chỉ còn 62.498 ha)
Dù có tính rủi ro cao nhưng hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải
tiến ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng diện tích. Do vậy, trong kế hoạch phát
triển hàng năm của ngành, việc phát huy và nâng cao hiệu quả của các mô hình nuôi
tôm QCCT luôn được quan tâm nhất là mô hình nuôi kết hợp một vụ tôm luân canh
một vụ lúa ở các vùng chuyển đổi. Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 diện tích

2


nuôi tôm QCCT và tôm lúa là 120.000 ha chiếm 92,30% tổng diện tích nuôi tôm
(UBND tỉnh Kiên Giang, 2009). Nhưng cho đến nay, trong công tác nghiên cứu
khoa học công nghệ của tỉnh vẫn chưa có đề tài nào phân tích rõ vai trò cũng như
hiện trạng và tiềm năng phát triển của nuôi tôm lúa để từ đó có thể khắc phục những
hạn chế đồng thời phát huy thế mạnh của mô hình.

Trước tình hình trên, để tìm ra một số giải pháp cơ bản phù hợp nhằm phát
triển ổn định nghề nuôi tôm lúa, ứng dụng đúng những ưu thế của loại hình này vào
sản xuất một cách có hệ thống. Việc đánh giá và phân tích những yếu tố có ảnh
hưởng quyết định đến hiệu quả của loại hình sản xuất này là rất cần thiết và đề tài
“Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình tôm sú - lúa luân canh ở tỉnh
Kiên Giang” được thực hiện cho mục tiêu này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình tôm - lúa luân canh ở tỉnh Kiên
Giang. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương và người
nông dân đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng phát triển cũng như tìm ra những ưu
khuyết điểm của mô hình để có biện pháp cải thiện nhằm mở rộng phát triển mô
hình một cách bền vững và thích hợp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng và so sánh hiệu quả kinh tế của 3 mô hình canh tác tôm lúa, lúa chuyên 2 vụ và tôm QCCT đơn trong tỉnh.
Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng năng suất, lợi nhuận, thu nhập
mô hình tôm – lúa
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác tôm - lúa trong xu
hướng cải tiến mô hình sản xuất.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về nghề nuôi tôm
2.1.1 Nuôi tôm trên thế giới
Theo thống kê của FAO năm 2002 đến 2004, sản lượng tôm nuôi thế giới đã
tăng 28%, từ 1,5 triệu tấn lên hơn 2,4 triệu tấn. Trung Quốc là một cường quốc về
nuôi trồng thuỷ sản, chiếm hơn 65% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi của thế giới, phần

lớn sản lượng nuôi là cá nhưng những năm gần đây đã có những thành công vượt
bậc trong nuôi tôm. Năm 2000, Trung Quốc sản xuất 217.000 tấn tôm, đến năm
2002 sản lượng đã tăng gấp đôi và năm 2007 đã đạt gần 1,5 triệu tấn tôm vượt qua
Thái Lan trở thành nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới. Tiếp đến những
nước có sản lượng tôm nuôi cao ước đạt năm 2007 là Thái Lan (530.000 tấn), Việt
Nam (385.000 tấn), Inđônêxia (trên 300.000 tấn), Ấn Độ (160.000 tấn), Êcuđo (gần
140.000 tấn) và Bănglađet (trên 80.000 tấn) (Nguyễn Thái Phương, 2008).
2.1.2. Nuôi tôm ở Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích mặt nước và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở nước ta tăng nhanh
trong những năm gần đây. Năm 2000 là 641.900 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là
589.600 tấn; năm 2004 là 920.100 ha, sản lượng 1.202.500 tấn; năm 2006 là
976.500 ha, sản lượng 1.693.900 tấn; năm 2008 là 1.052.600 ha, sản lượng
2.465.600tấn; trong đó diện tích nuôi mặn lợ là 713.800 ha, riêng nuôi tôm 629.300
ha (Niên giám thống kê, 2009). Theo Nguyễn Thị Kim Thoa (2009) tốc độ tăng
trưởng trung bình hàng năm của diện tích nuôi tôm Việt Nam là 9,8% và của
ĐBSCL là 9,6%. Tuy Việt Nam gia nhập nhóm các cường quốc “tôm” chậm hơn
một số nước khác nhưng đã thâm nhập mạnh vào thị trường thế giới nhờ tận dụng

4


uy tín về chất lượng và đang đứng thứ 3 về sản lượng nuôi tôm (Thanh Phong lược
dịch, 2007).
Nghề nuôi tôm Việt Nam phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương
phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 nhưng sự bùng nổ được đánh
dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09, cho phép chuyển đổi
một phần diện tích trồng lúa nhiễm phèn mặn, ruộng làm muối năng suất thấp, đất
hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. Song song với việc mở rộng diện tích, sản
lượng tôm nuôi cũng tăng mạnh từ sau năm 2000 và Việt Nam trở thành một trong
5 nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất trên thế giới. Cụ thể, năm 2006 sản lượng

tôm nuôi là 354.514 tấn, đến 2007 đạt sản lượng 384.519 tấn, năm 2008 đạt sản
lượng 388.359 tấn (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2000 - 2008 (tấn)
Khu vực

2000

2004

2006

2007

2008

Đồng bằng sông Hồng

4.450

13.023

14.098

16.054

14.511

69

123


355

388

294

18.18

33.201

37.214

43.563

51.216

Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền
Trung

8

Tây nguyên

18

55

62


88

61

Đông Nam Bộ

1.786

12.772

15.948

14.896

15.207

ĐBSCL

68.99

222.643 286.837 309.531 307.070

5
Cả nước

93.50

281.816 354.514 384.519 388.359


3
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2008; niên giám thống kê tóm tắt, 2009)
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có phong trào nuôi thủy sản mạnh nhất
nước, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở tất cả các loại
hình mặt nước, mặn, lợ, ngọt. Theo tổng cục thống kê, năm 2008 ĐBSCL có tổng
diện tích nuôi trồng 752.200 ha đã sản xuất được 1.838.638 tấn thuỷ sản, chiếm
74,57% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước.

5


Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở ĐBSCL và phân bố rải
rác dọc các cửa sông, kênh, rạch ven biển miền Trung, Đồng bằng sông Hồng, sông
Thái Bình ở miền Bắc. Trong các tỉnh ĐBSCL có thể nói Cà Mau là tỉnh có diện
tích nuôi tôm lớn nhất với 262.177 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích nuôi của
ĐBSCL. Về sản lượng tôm Cà Mau đạt 94.867 tấn, Bạc Liêu 63,751 tấn và Sóc
Trăng 58,045 tấn trong năm 2007 (Nguyễn Thị Kim Thoa, 2009). Theo Quy hoạch
của Bộ thuỷ sản diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 ở khu vực ĐBSCL cho
nuôi thủy sản nước mặn - lợ là 649.430 ha và con tôm đã được xác định là vật nuôi
chủ lực với các loại hình nuôi khác nhau tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển như
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang.
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ĐBSCL
Theo Tổng cục thống kê (2008) diện tích tự nhiên Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) là 40.602 km2, chiếm khoảng 12,26% diện tích tự nhiên của cả
nước. ĐBSCL có diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là khoảng 3,29 triệu ha,
trong đó đất trồng lúa là 2 triệu ha, diện tích nuôi thủy sản là 0,5 triệu ha, còn lại là
diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng và cây trồng khác.
Dân số ĐBSCL năm 2008 khoảng 17,70 triệu người, trong đó tỷ lệ nữ giới
chiếm 50,66%. Dân số phần lớn tập trung ở vùng nông thôn, ở khu vực thành thị chỉ

có khoảng 21,47% trong tổng dân số của toàn vùng. ĐBSCL có 4 dân tộc chính
cùng sinh sống với nhau, đó là: Kinh, Hoa, Khmer, và Chăm.
ĐBSCL là vùng có tiềm năng về kinh tế rất lớn với khả năng khai thác, chế
biến các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu rất đa dạng,
phong phú như trồng cây ăn quả, cây lương thực và nuôi trồng thủy sản có giá trị
xuất khẩu lớn của cả nước. Hiện nay ĐBSCL có cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp
là: nông nghiệp 73,34%, thủy sản 25%, lâm nghiệp 1,5%. Thủy sản được coi là
ngành mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu nên giá trị tăng nhanh trong sản xuất
nông – lâm - ngư nghiệp. Nhờ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn

6


đã tăng trưởng nhanh đạt 7,25% năm, thu nhập bình quân đầu người của ĐBSCL
tăng qua các năm và đứng thứ 3 cả nước sau Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Hồng (Tổng cục thống kê).
940

1000
800

628

600
400

342

371


1999

2002

471

Thu nhập

200
0
2004

2006

2008

Thu nhập bình quân đầu người (nghìn đồng/tháng)

(Nguồn: Tổng cục thống kê, số liệu thống kê về giáo dục - y tế - văn hóa - đời sống)
Hình 2.1: Thu nhập bình quân theo giá thực tế của ĐBSCL qua các năm
2.2.2 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, có 1 thành phố, 1 thị xã và 13
huyện trải dài trên 4 vùng sinh thái: tứ giác Long Xuyên, tây Sông Hậu, bán đảo Cà
Mau và hải đảo. Có bờ biển dài 198 km từ Hà Tiên đến giáp Cà Mau và trên 105
hòn đảo lớn nhỏ. Điều kiện tự nhiên rất phong phú, đa dạng để phát triển nuôi trồng
thủy sản theo các loại hình: nước ngọt, nước lợ, nước mặn và nuôi lồng bè trên biển.
Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 - 11 và mùa
nắng từ tháng 12 - 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình dao động khoảng 27,4 ± 0,30C,
nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất hàng năm xuất hiện vào các tháng 4 (28 290C) và tháng 1 (25 - 260 C). Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 giờ/năm. Lượng
mưa dao động 2.200 mm/năm. Ẩm độ trung bình 81,9 ± 0,6%. Thủy văn chịu sự chi

phối bởi 3 yếu tố: thủy văn biển Tây, thủy văn Sông Hậu và mưa nội đồng.
Theo Tổng cục thống kê; Cục thống kê Kiên Giang năm 2008, tỉnh Kiên
Giang có tổng dân số 1.727.600 người trong đó nữ chiếm 50,1%, tổng số hộ

7


357.465 hộ, tỉ lệ hộ nghèo 7,45%. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh 634.600 ha,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp 439.100 ha, diện tích gieo trồng lúa cả năm là
609.203 ha. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2008 107.553 ha, sản
lượng 110.229 tấn (diện tích nuôi tôm 81.255 ha, sản lượng 28.600 tấn), đến cuối
năm 2009 tổng diện tích nuôi thuỷ sản tăng lên 118.277 ha, sản lượng 115.704 tấn
(diện tích nuôi tôm sú giảm chỉ còn 77.419 ha, sản lượng đạt 31.207 tấn) (Sở Nông
nghiệp và PTNT 2008, 2009).
Diện tích đất nuôi tôm lúa của tỉnh tập trung ở các huyện ven biển, trong đó
phát triển mạnh ở các huyện vùng U Minh Thượng gồm An Minh, An Biên, Vĩnh
Thuận, U Minh Thượng; ở vùng Tây Sông Hậu nuôi tôm lúa phát triển ở huyện Gò
Quao và một phần huyện Châu Thành nhưng diện tích nuôi không đáng kể. Tại
vùng tứ giác Long Xuyên diện tích quy hoạch nuôi tôm lúa huyện Hòn Đất cũng
khá lớn, nhưng phong trào nuôi không phát triển do hệ thống thủy lợi chưa phù hợp.
Huyện Gò Quao: theo Cục thống kê Kiên Giang dân số trung bình năm 2008
là 150.055 người trong đó tỉ lệ nữ chiếm 51.9%, tỉ lệ người dân tộc Khmer cao
chiếm 30.2%. Tổng số hộ 30.423 hộ, tỉ lệ hộ nghèo 11,09%. Diện tích đất tự nhiên
424 km2, trong đó diện tích đất trồng lúa 2 vụ là 24.856 ha, diện tích mặt nước nuôi
trồng thủy sản 3.593 ha (nuôi cá nước ngọt chiếm 34,8%). Diện tích nuôi tôm năm
2008 đạt 2.967 ha, sản lượng 723 tấn; năm 2009 diện tích nuôi tôm giảm còn 2.014
ha, sản lượng 775 tấn và 100% diện tích nuôi tôm đều sản xuất theo hình thức nuôi
tôm luân canh trồng lúa.
Huyện Vĩnh Thuận: dân số 96.021 người, tổng hộ 19.656 hộ, trong đó hộ
nghèo chiếm 12,96%. Diện tích trồng lúa 2 vụ năm 2008 là 10.000 ha, nuôi tôm là

19.440 ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp là 90 ha, nuôi tôm
quảng canh, quảng canh cải tiến là 4.882ha và nuôi tôm lúa 14.468 ha chiếm
74,42% tổng diện tích nuôi tôm trong toàn huyện. Tổng sản lượng tôm nuôi đạt
5.910 tấn; năm 2009 diện tích nuôi tôm tăng nhẹ 19.688 ha, trong đó nuôi công
nghiệp là 95 ha, tổng sản lượng tôm cả năm 6.580 tấn.

8


×