Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.85 KB, 76 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, các ngân hàng thương mại
là một trung gian tài chính không thể thiếu trong thị trường tài chính tiền tệ.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, Việt Nam gia nhập WTO và
các tổ chức kinh tế, thương mại vùng, hoạt động kinh doanh ngoại hối rất
quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu từ dịch vụ cung
ứng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Láng Hạ” để viết chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết chung về hoạt động kinh doanh ngoại hối của
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh
Ngân hàng NHNo&PTNT Láng Hạ.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi
nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Láng Hạ.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Trần Đức Kiển - cán bộ hướng dẫn tôi
tại Chi nhánh và cô Nguyễn Thị Thùy Dương – giáo viên hướng dẫn, đã giúp
tôi rất nhiều để tôi hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhung
Chương 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối
1.1.1 Những vấn đề chung về tỷ giá
1.1.1.1 Định nghĩa tỷ giá
Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các
quốc gia phải thanh toán với nhau. Mỗi quốc gia có một đồng tiền riêng khác
nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác
nhau. Hai đồng tiền được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ


này được gọi là tỷ giá. Vì vậy, tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu
thị thông qua đồng tiền khác
Ví dụ: 1 USD = 16.540 VND. Tức là giá của USD được biểu thị thông
qua VND và 1 USD có giá là 16.540 VND.
1.1.1.2 Phân loại tỷ giá
a. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, gồm:
- Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua
vào đồng tiền yết giá
- Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng
tiền yết giá.
- Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá thỏa thuận hôm nay nhưng việc thanh
toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.
2
- Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc
thanh toán xảy ra sau đó từ hai ngày làm việc trở lên.
- Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng đầu tiên giao dịch
trong ngày.
- Tỷ giá đống cửa: là tỷ giá áp đóng cho hợp đồng cuối cùng giao dịch
trong ngày.
- Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ
ba (đồng tiền trung gian).
- Tỷ giá chuyển khoản: Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho giao dịch
mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
- Tỷ giá tiền mặt: Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại,
tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng. Thông thường, tỷ giá mua tiền mặt thấp
hơn tỷ giá bán tiền mặt va tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển
khoản.
- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Ngày nay, do
ngoại hối được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại các ngân

hàng là tỷ giá điện hối.
- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư (không phổ
biến).
b. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá, gồm:
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do Ngân hàng Trung ương công bố, nó
phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức
được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên
quan tới tỷ giá chính thức. ở Việt Nam, tỷ giá chính thức là cơ sở để các
ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.
3
- Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân
hàng do quan hệ cung cầu trên thị trường tự do quyết định.
- Tỷ giá cố định: là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên
độ giao động hẹp. dưới áp lực cung cầu thị trường, để duy trì tỷ giá cố định,
buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối
quốc gia thay đổi.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo
quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết: là tỷ giá được thả nổi nhưng NHTW tiến
hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
c. Căn cứ vào tính chất tác động đến thương mại quốc tế
Căn cứ vào tính chất tác động đến thương mại quốc tế, gồm:
- Tỷ giá song phương
- Tỷ giá thực song phương
- Tỷ giá đa biên (tỷ giá trung bình)
- Tỷ giá thực đa biên
1.1.1.3 Các phương pháp yết tỷ giá
Trên thị trường có hai cách để yết tỷ giá đó là:
- Yết tỷ giá trực tiếp

- Yết tỷ giá gián tiếp
a. Yết tỷ giá trực tiếp
Yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp thể hiện tỷ giá cuả một đơn vị
ngoại tệ bằng một số lượng tiền tệ trong nước.
VD: ngày 19/09/2008 tỷ giá của Vietcombank được niêm yết như sau:
E(VND/USD) = 16,665  1 USD = 16,665 VND
4
Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và
thường bằng 1. Nội tệ là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
b. Yết tỷ giá gián tiếp
Yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp thể hiện tỷ giá của một đơn vị
trong nước bằng một số ngoại tệ. Cách niêm yết này thường dùng ở một số ít
nước có đồng nội tệ manh như Mỹ, Anh, Canada…
VD: E(USD/VND) = 0.00006.
Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và thường
bằng 1 (hoặc có thể bằng 100, 1000).
Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ
thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
1.1.1.4 Điểm tỷ giá và chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra
a. Điểm tỷ giá
Điểm tỷ giá là đơn vị (thông thường là số thập phân cuối cùng) của tỷ
giá được yết theo thông lệ trong các giao dịch ngoại hối.
VD: 1 EUR = 1.4369 USD  1 điểm có nghĩa là 0.0001 USD
Đối với những đồng tiền chính, thông thường tỷ giá được yết với 4
chữ số thập phân, cho nên số thập phân thứ 4 được gọi là điểm tỷ giá của các
đồng tiền này.
Đối với tỷ giá nghịch đảo thì chữ số thập phân sau dấu phẩy của tỷ giá
nghịch đảo bằng số chữ số trước dấu phẩy của tỷ giá thuận cộng với 3.
b. Chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra

Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra gọi là Spread. Để có thu
nhập từ hoạt động mua bán ngoại hối, ngân hàng yết tỷ giá sao cho tỷ giá
5
mua vào thấp hơn tỷ giá bán ra. VD, E(VND/USD) = (16,665 – 16,730).
Spread được tính theo hai cách như sau:
Cách 1: Tính theo điểm tỷ giá (số tuyệt đối):
Spread = 16,730 – 16,665 = 75 VND,tức 75 điểm.
Điều này có nghĩa là nếu Ngân hàng yết giá đồng thời vừa mua vừa
bán 1 USD thì lãi sẽ là 75 điểm, tức 75VND.
Cách 2: Tính theo tỷ lệ %
Spread =
Spread không phải là một tỷ lệ cố định cho tất cả các giao dịch và cho
tất cả các đồng tiền, mà phụ thuộc vào:
- Số lượng ngoại tệ trong giao dịch: Số lượng ngoại tệ trong giao dịch
càng lớn thì spread càng nhỏ.
- Tầm cỡ cũng như sự nổi tiếng của trung tâm tài chính. Ví dụ, tại
London hay New York thì spread sẽ nhỏ hơn.
- Tính chất ổn định hoặc không ổn định của đồng tiền tham gia giao
dịch: các đồng tiền có giá trị ổn định thì được giao dịch với spread nhỏ hơn
với đồng tiền không ổn định.
- Tỷ trọng của đồng tiền trong giao dịch: Những đồng tiền được giao
dịch nhiều như USD, EUR, GBP…thì spread của chúng sẽ nhỏ hơn.
- Phương tiện giao dịch là tiền mặt, kiều hối, séc, kỳ phiếu, thẻ tín
dụng hay chuyển khoản…
Nếu ngân hàng mua và bán cùng với số lượng ngoại tệ như nhau thì
ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận mà không cần bỏ đồng vốn nào. Nếu ngân
hàng mở rộng spread, thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn trong mỗi giao dịch.
Nhưng mở rộng spread sẽ không hấp dẫn khách hàng. Do đó trong cạnh
tranh các ngân hàng có xu hướng thu hẹp spread nhằm tăng doanh số giao
dịch hơn là mở rộng spread.

6
c. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Acbit)
Kinh doanh chênh lệch tỷ giá là việc tận dụng cơ hội tỷ giá không
thống nhất giữa các ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời mà không chịu rủi ro
tỷ giá. Nếu hai ngân hàng cùng yết tỷ giá nhưng tỷ giá mua vào của ngân
hàng thứ nhất lớn hơn tỷ giá bán ra của ngân hàng thứ hai, thì có thể tân
dụng cơ hội này để kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Ví dụ:
VND/USD Mua vào Bán ra
Ngân hàng A 16,665 16,730
Ngân hàng B 16,733 16,740
Khi tỷ giá mua vào của ngân hàng B là 16,733 lớn hơn tỷ giá bán ra
của ngân hàng A là 16,730 thì nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được
thực hiện theo các bước:
Chi phí mua 1 USD tại ngân hàng A: -16,730
Thu nhập từ bán 1 USD cho ngân hàng B +16,733
Lãi thu được từ mua bán mỗi USD: 16,733 – 16,730 = 3 VND, tức 3 điểm.
1.1.1.5 Tỷ giá chéo
Theo nghĩa rộng tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được xác định thông
qua đồng tiền thứ ba gọi là tỷ giá chéo. Ví dụ, có hai tỷ giá: E(X/Z) = (a, b)
và E(Y/Z) = (c, d) thì tỷ giá E(X/Y) = (x, y) gọi là tỷ giá chéo, đồng tiền Z
được gọi là đồng tiền thứ ba (hay đồng tiền trung gian).
Theo nghĩa hẹp: Vì đồng USD là đồng tiền tiêu chuẩn cho nên triên thị
trường ngoại hối các đồng tiền khác đều được yết giá qua USD, do đó, tỷ giá
giữa hai đồng tiền bất kỳ trong đó không có mặt của USD đều được coi là tỷ
giá chéo. Nói các khác, tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ đều được suy ra từ tỷ
giá giữa chúng với USD, tức là đồng USD luôn đóng vai trò là đồng tiền
trung gian.
7
1.1.1.6 Tỷ giá chéo giản đơn
Tỷ giá chéo trong trường hợp không tồn tại chênh lệch tỷ giá mua vào

bán ra gọi là tỷ giá chéo giản đơn.
1.1.1.7 Tỷ giá chéo phức hợp
Hiện nay trên các thị trường hối đoái thường chỉ thông báo tỷ giá giữa
USD và các đồng ngoại tệ khác (trừ đồng Bảng Anh). Vì vậy cần xác định tỷ
giá giữa các đồng tiền tệ khác nhau ví dụ giữa đồng Mác Đức với đồng Yên
Nhật, giữa đồng EUR và đồng Việt Nam… Phải sử dụng phương pháp tính
chéo để xác định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền không được niêm yết hay
xác định tỷ giá của hai loại tiền tệ yết giá gián tiếp.
Trường hợp 1: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng yết giá trong
cả hai tỷ giá:
E(Y/X) = (a, b); E(Z/X) = (c, d)
E(Y/Z) = (a/d, b/c)
Trường hợp 2: Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò là đồng tiền định
giá vừa đóng vai trò là đồng tiền yết giá:
E(Y/X) = (a, b); E(X/Z) = (c, d)
E(Y/Z) = (a.c, b.d)
Trường hợp 3: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền đinh giá
trong cả hai tỷ giá:
E(X/Y) = (a, b); E(X/Z) = (c, d)
 E(Y/Z) = (c/a, d/b)
1.1.1.8 Trạng thái luồng tiền và rủi ro lãi suất
a. Khái niệm trạng thái luồng tiền
Luồng tiền dương: Các khoản thu nhận tiền gửi từ người khác gọi là
luồng tiền vào hay luồng tiền dương. Luồng tiền dương được tính trong một
8
khoảng thời gian nhất định, ví dụ doanh số thu trong một ngày, một tuần,
một tháng…
Luồng tiền âm: Các khoản chi trả cho người khác gọi là luồng tiền
ra hay luồng tiền âm. Luồng tiền âm tính cho một khoảng thời gian nhất
định. Ví dụ, chi cho một ngày, một tuần, một tháng…

Trạng thái luồng tiền ròng: Là chênh lệch giữa luồng tiền dương và
luồng tiền âm tại một thời điểm do đó nó phản ánh số dư tại một thời
điểm.
Như vậy, giao dịch trên thị trường tiền tệ (đi vay và cho vay) làm
phát sinh luồng tiền dương và âm của một đồng tiền tại các thời điểm khác
nhau.
Giao dịch trên thị trường tiền tệ (mua và bán) làm phát sinh luồng
tiền dương và âm của hai đồng tiền tại cùng một thời điểm.
b. Ý nghĩa và xác định trạng thái luồng tiền
Chênh lệch giữa dòng tiền âm và dòng tiền âm gọi là luồng tiền
ròng.
Trạng thái luồng tiền ròng dòng dương phản ánh luồng tiền vào lớn
hơn luồng tiền ra trong kỳ tính toán. Luồng tiền phụ trội phát sinh có thể
sử dụng để trả nợ hay đầu tư. Nếu lãi suất thị trường tăng sẽ làm phát sinh
lãi và nểu lãi suất giảm sẽ phát sinh lỗ.
Trạng thái luồng tiền âm phản ánh luồng tiền ra lớn hơn luồng tiền
vào trong kỳ tính toán. Nếu lãi suất thị trường tăng sẽ làm phát sinh lỗ và
nếu lãi suất giảm sẽ phát sinh lãi.
Trạng thái luồng tiền cân bằng xảy ra khi luồng tiền vào bằng với
luồng tiền ra trong kỳ tính toán. Những thay đổi của lãi suất không làm
phát sinh lỗ hay lãi.
9
Trong thực tế, trạng thái luồng tiền thường được tính toán vào thời
điểm cuối ngày giao dịch tức không tính riêng cho từng kỳ tính toán. Khi
có trạng thái luồng tiền ròng khác 0, nghĩa là phải chịu rủi ro lãi suất,
nghĩa là khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ làm phát sinh lãi hay lỗ.
1.1.1.9 Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
a. Khái niệm trạng thái ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ là trạng thái khi các giao dịch làm phát sinh sự
chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ.

Các giao dịch làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ bao gồm:
- Mua, bán ngoại tệ
- Thu, chi lãi suất bằng ngoại tệ
- Các khoản thu, chi phí dịch vụ bằng ngoại tệ
- Các khoản cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ
- Ngoại tệ giả và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.
- Các khoản ngoại tệ bị rách, nát, hư hỏng mất giá trị…
Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng
thái ngoại tệ trường đối với ngoại tệ này. Các giao dịch làm phát sinh trạng
thái ngoại tệ trường:
- Mua một ngoại tệ
- Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ.
- Thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ
- Nhận quà biếu, tặng, viện trợ bằng ngoại tệ.
- Bán ngoại tệ giả và các giấy tờ có giá giả ghi bằng ngoại tệ.
- Tìm thấy ngoại tệ bị mất…
Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng
thái ngoại tệ đoản. Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản gồm:
- Bán một ngoại tệ
10
- Chi lãi huy động vốn bằng ngoại tệ.
- Chi trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ.
- Cho, biếu, tặng, viện trợ bằng ngoại tệ.
- Mua ngoại tệ giả và các giấy tò có giá giả ghi bằng ngoại tệ.
- Ngoại tệ bị mất, rách, hư hỏng…
Chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ của một ngoại tệ tại một thời
điểm gọi là trạng thái ngoại tệ ròng phản ánh số dư tại một thời điểm.
Tài sản có > Tài sản nợ: thì ngoại tệ có trạng thái ròng dương.
Tài sản có < Tài sản nợ: Thì ngoại tệ có trạng thái ròng âm.
b. Ý nghĩa và xác định trạng thái ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ trường và đoản phát sinh trong ngày, trong tuần,
trong tháng…do đó, nếu gọi điểm đầu của kỳ tính toán là t
o
, điểm cuối kỳ là
t
1,
thì công thức xác định trạng thái ngoại tệ ròng tại thời điểm cuối t
1
của kỳ
tính toán là:
NEP
F
(t
1
) = LFC
F
(t
o
– t
1
) - SFC
F
(t
o
– t
1
)
Trong đó:
LFC
F

(t
o
– t
1
): trạng thái trường của ngoại tệ F trong kỳ tính toán
SFC
F
(t
o
– t
1
): trạng thái đoản của ngoại tệ F trong kỳ tính toán.
NEP
F
(t
1
): trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ F tại thời điểm (t
1
).
Nếu NEP
F
(t
1
) > 0 thì ngoại tệ F ở trạng thái ngoại tệ ròng dương.
Trạng thái ngoại tệ ròng dương xảy ra khi doanh số các giao dịch làm tăng
quyền sở hữu lớn hơn doanh số các giao dịch làm giảm quyền sở hữu ngoại
tệ. với tỷ giá được yết sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và
nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá thì khi tỷ giá tăng lên sẽ tạo ra lãi
ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ làm phát sinh lỗ ngoại hối.
Nếu NEP

F
(t
1
) < 0 thì ngoại tệ F ở trạng thái ngoại tệ ròng âm. Trạng
thái ngoại tệ ròng âm xảy ra khi doanh số các giao dịch làm giảm quyền sở
11
hữu ngoại tệ lớn hơn doanh số các giao dịch làm tăng quyền sở hữu ngoại tệ.
với tỷ giá được yết giá sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và
nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, thì khi tỷ giá giảm sẽ tạo ra lãi ngoại
hối và khi tỷ giá tăng sẽ phát sinh lỗ ngoại hối.
Nếu NEP
F
(t
1
) = 0 thì ngoại tệ F ở trạng thái cân bằng. trạng thái ngoại
tệ cân bằng xảy ra khi doanh số các giao dịch làm tăng quyền sở hữu cân
bằng với với doanh số các giao dịch làm giảm quyền sở hữu ngoại tệ. Những
thay đổi của tỷ giá không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối.
Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ thường được tính tại thời điểm cuối
của mỗi ngày giao dịch, tức không tính riêng cho từng thời kỳ tính toán.
Công thức xác định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày tương tự như
công thức xác định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ tính toán, chỉ
khác là các trạng thái ngoại tệ được xác định không phải ở cuối kỳ mà ở thời
điểm cuối ngày giao dịch.
1.1.2 Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và các quy tắc phòng ngừa
Về bản chất kinh doanh ngoại hối tự bản thân nó chứa đựng rủi ro rất
cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác phải đối mặt như
rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật…thì kinh doanh ngoại hối
còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động
thường nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành

rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương
mại. các nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá như sau:
1.1.2.1 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá
Trên thị trường ngoại hối có ba phương pháp cơ bản để thu lãi. Ví dụ,
trên thị trường giao ngay, đó là:
12
Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối: Nhà kinh
doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào
đó, chờ cho tỷ giá biến động sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi.
Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: là việc tại cùng một thời
điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có
giá trị cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng
một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá
không chịu rủi ro tỷ giá (vì không tạo ra trạng thái) và không phải bỏ vốn
Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra: Do tỷ giá mua vào
bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là
thu nhập của ngân hàng. Về thực chất, trong giao dịch này, ngân hàng đóng
vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng nên không
chịu rủi ro tỷ giá và không cần bỏ vốn.
Qua trên, nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì
trạng thái ngoại hối mở. Trạng thái ngoại hối mở của ngoại hối mở của một
ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ của một ngoại tệ tại một
thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu
về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại tệ trong đó
thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu. Chính vì vậy, trong thực tế chỉ cần
quản lý tốt trạng thái mua bán ngoại tệ cũng đủ ngăn ngừa rủi ro tỷ giá phát
sinh.
Đối với mỗi ngoại tệ, tại một thời điểm nếu tổng tài sản có lớn hơn
tổng tài sản nợ thì ngoại tệ đó trạng thái trường. Khi đồng tiền này lên giá
làm phát sinh lãi ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ làm

phát sinh lỗ ngoại hối. nếu tổng tài sản có nhỏ hơn tổng tài sản nợ thì ngoại
tệ đó ở trạng thái đoản. khi đồng tiền này lên giá làm phát sinh lỗ ngoại hối
và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối.
13

×