Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: QUẢN LÝ, HƯỚNG DẪN VÀ THỰC VIỆC CƯỚI TẠI UBND PHƯỜNG XUÂN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI
–––––––––––––––––––

Họ tên sinh viên

THÀO SEO KẾNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, BẬC CAO ĐẲNG,
HỆ CHÍNH QUY
KHÓA HỌC (2014 – 2017)

Tên cơ quan: UBND phương Xuân La
Địa chỉ : Số 32 đường Xuân La.
Người hướng dẫn nghiệp vụ: Nguyễn Ngọc Hương

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh và
các bác, các chú và các anh/chị Phường Xuân La đã nhiệt tình, hướng dẫn, giúp
đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu và viết báo cáo,giúp em tìm hiểu thực tế
về nghiệp vụ của mình và làm quen với môi trường làm việc sau này để em có
thể hoàn thiện bài báo cáo của mình một cách hoàn thiện nhất và hoàn thành bài
thực tập được tốt hơn.
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn với sự hỗ trợ dù ít
hay nhiều,dù trực tiếp hay gián tiếp,trong suốt thời gian bắt đầu học tập giảng
đường đến nay em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô khoa Văn hóa


– TT và xã hội và thầy cô trong trường đã tận tình giúp đỡ truyền đạt cho em
không những kiến thức chuyên môn mà cả kinh nghiệm thực tế trong suốt quá
trình học tâp.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực xong còn những mặt hạn chế nên bài báo cáo
không tránh khỏi những sai sót,khiếm khuyết.Em rất mong nhận được sự góp ý
của quý thầy cô để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn .
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe,niềm tin để tiếp
tục thực hiện xứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau.


ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG XUÂN LA
Trụ sở số 32 Xuân La – Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: 043.836.1226 - Email: xuanla.gov.vn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND PHƯỜNG XUÂN LA...............1
1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển............................................1
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................1
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân
dân phường Xuân La.......................................................................................5
1.2.1. Chức năng của Uỷ ban nhân dân phường Xuân La..............................5
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân phường Xuân La.............5
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường Xuân La........................6
1.2.4. Các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân phường..................8
PHẦN 2. NHẬT KÝ VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP............................................9

2.1. Nhật Kí thực tập.......................................................................................9
2.2. Đánh giá kết quả thực tập.......................................................................11
2.2.1. Đánh giá về trình độ, kỹ năng của bản thân.......................................11
2.2.2. Đánh giá về cơ sở thực tập..................................................................11
PHẦN 3. QUẢN LÝ, HƯỚNG DẪN VÀ THỰC VIỆC CƯỚI TẠI UBND
PHƯỜNG XUÂN LA........................................................................................12
3.1. Công tác chỉ đạo triển khai quản lý, hướng dẫn và thược hiện việc cưới....12
3.1.1 Công tác chỉ đạo...................................................................................12
3.1.2.Công tác triển khai...............................................................................12
3.1.2.1.Công tác tuyên truyền.......................................................................12
3.1.2.2.Công tác biểu dương, khen thưởng và xử lý các sai phạm...............13
3.2. Kết quả thực hiện quản lý, hướng dẫn và thực hiện việc cưới...............13
3.2.1. Sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và
các tầng lớp nhân dân:...................................................................................13
3.2.2.Mặt làm được.......................................................................................14
3.2.3.Mặt hạn chế..........................................................................................15


3.2.4.Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................15
3.3. Đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả hơn trong quản lý,
hướng dẫn và thực hiện việc cưới.................................................................15
3.3.1. Phương hướng – Nhiệm vụ những năm tiếp theo...............................15
3.3.2. Giải pháp.............................................................................................16
3.3.3. Đề xuất –Kiến nghị.............................................................................18


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-Uỷ ban nhân dân: UBND
-Hội đồng nhân dân: HĐND
-Văn hóa thông tin: VHTT



PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND PHƯỜNG XUÂN LA
1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 69/CP
ngày 28/10/1995 của Chính Phủ và Quyết định số 3631/QĐ – UB ngày
29/10/1995 của UBND thành phố Hà Nội, theo đó quận có 8 đơn vị hành chính
cấp phường, bao gồm 3 phường của quận Ba Đình (Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ)
và 5 xã của huyện Từ Liêm (Xuân La , Phú Thượng, Nhật Tân, Quảng An, Tứ
Liên) hợp thành.
Phường Xuân La có vị trí địa lý như sau:
- Phía bắc giáp phường Phú Thượng và Xuân Đỉnh;
- Phía nam giáp phường Nghĩa Đô, phường Bưởi;
- Phía tây giáp xa Cổ Nhuế;
- Phía đông giáp Hồ Tây, phường Nhật Tân.
Xuân La có diện tích 235,047 ha, có 5.386 hộ với 21.574 nhân khẩu,
được chia thành 8 đơn vị cụm dân cư với 49 tổ dân phố. Mật độ dân số trung
bình khoảng 4.000 người/1km2. Cơ cấu dân cư khá đa dạng, trong đó số lao
động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trên 35%.
Là một phường thuần nông, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với
quy mô nhỏ, trồng lúa và rau. Trong vòng 10 năm trở lại đây, Xuân La là một
địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh, ¾ diện tích đất canh tác được quy hoạch,
thực hiện các dự án phát triển đồng bộ đô thị, trong đó có nhiều dự án trọng
điểm của Thành phố như: Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Dự án xây dựng hạ
tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, đường Lạc Long Quân, Vành đai II, khu đô
thị mới Tây Hồ Tây…Nhiều khu dân cư mới hình thành, trong đó có khu tái
định cư với số lượng dân số tăng cơ học cao. Sản xuất nông nghiệp thu hẹp lại,
dồn vào thành một số khu vực có diện tích nhỏ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ

lúa sang cây hoa đào có giá trị kinh tế cao hơn, xuất hiện một số mô hình kinh tế
1


hộ kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi cho thu nhập ổn định và cao hơn. Kinh tế
dịch vụ phát triển khá nhanh (chủ yếu là dịch vụ, hàng tiêu dùng và xây dựng)
và dần trở thành nguồn thu ngân sách chủ yếu. Tổng giá trị ngân sách trên địa
bàn hàng năm bình quân từ 10 – 12 tỷ đồng. Kinh tế ổn định đã và đang góp
phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng
lên rõ rệt.
An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định, nhiều năm không xảy ra
trọng án, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm mạnh. Nhiều
năm liền phường được Thành phố công nhận là có chuyển hóa mạnh về đấu
tranh chống tệ nạn xã hội. Đảng bộ phường lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, toàn phường có trên 600 đảng viên
sinh hoạt theo 14 đầu mối chi bộ trực thuộc.
* Thuận Lợi: Trong các năm gần đây, hoạt động kinh tế, chính trị ổn định
và có bước phát triển khá mạnh so với những năm trước đây. Hoạt động văn hóa
xã hội có chuyển biến rõ nét và dần đi vào chiều sâu, các hoạt động văn hóa, văn
nghệ - thể dục thể thao phát triển đầu ở các khu vực dân cư. Hoạt động giáo dục,
y tế, công tác chính sách từng bước được xã hội hóa. Trạm y tế phường đạt và
duy trì chuẩn quốc gia; trên địa bàn có 01 trường Đại học và 04 trung tâm đào
tạo nghề. Trường Tiểu học, Mầm non đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2, xây dựng
trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, hoàn thành xong phổ cập
giáo dục Trung học cơ sở. 7/8 khu dân cư có nhà văn hóa, sân chơi. Trên 100%
hệ thống đường ngõ đã được bê tông hóa, 100% đã có điện sinh hoạt, 96% sử
dụng nước sạch. Hiện nay tiếp tục đồng bộ cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa
phường.
* Khó khăn: Tuy nhiên, mặc dù đang trong quá trình đô thị hóa nhanh,
song nếp sống đô thị hóa chưa hình thành rõ, còn ảnh hưởng bởi quan hệ cộng

đồng khu dân cư, tổ dân phố. Cơ chế thị trường có tác động rõ rệt tới quan hệ xã
hội và ảnh hưởng tới hoạt động lãnh đạo, điều hành và quản lý nhà nước của
UBND phường.
Quá trình đô thị hóa nhanh, nhiều dự án sử dụng đất, thu hẹp diện tích đất
2


sản xuất nông nghiệp, chỉ còn lại trên 20 ha, trong đó có nhiều khu sản xuất đất
nông nghiệp bị chia nhỏ, nằm xen kẽ trong các dự án, không đủ điều kiện để tiếp
tục canh tác. Số lao động nông nghiệp dôi dư nhiều, cần phải chuyển đổi nghề
để sinh sống. Toàn phường hiện nay vẫn còn khoảng 11 hộ nghèo theo tiêu
chuẩn mới và có trên 20 hộ cận nghèo. Đã nảy sinh một số vấn đề xã hội: đã xảy
ra nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân liên quan đến các vấn
đề về đất đai, tài sản…, Tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn về ma túy vẫn còn khá phức
tạp vấn đề về tôn giáo tín ngưỡng và một số vấn đề khác có ảnh hưởng, tác động
trực tiếp tới hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền (điều chỉnh địa giới
hành chính, phân chia quản lý các khu dân cư, công tác quản lý đất đai, giải
quyết các vấn đề do lịch sử để lại liên quan đến di tích, đất công….).
Việc triển khai các dự án đô thị diễn ra nhanh, cùng lúc song lại thiếu tính
tổng thể, dẫn đến sự thiếu chặt chẽ trong quản lý quy hoạch, tạo ra sự không
đồng bộ về kết cấu hạ tầng, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Chế độ chính sách GPMB còn những bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế dẫn
tới nhân dân trong khu vực GPMB khiếu kiện nhiều… Mặt khác chế độ chính
sách đối với đội ngũ cán bộ công chức phường và cán bộ giúp việc ở tổ dân phố
chưa thỏa đáng, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan chức năng, chuyên môn
và các tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung còn có những hạn chế… Tất cả
các vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động điều hành quản lý của
UBND phường.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Phường Xuân La thành lập năm 1995 từ một xã ở ngoại thành Hà Nội

trong có làng Quán La Xã, tên cổ là đỗng Dà La, một vùng đất có nhiều gò cao ở
phía tây hồ Tây. Cho đến thế kỷ 10, từng có sông Thiên Phù chảy qua bến Lâm
Ấp ở Dà La, phía bắc thông ra sông Hồng ở bến Nhật Tân, phía nam nối với
sông Tô Lịch ở vùng Bưởi. Dân Dà La thời đó đông đúc, có nghề trồng lúa,
đánh cá và buôn bán. Đầu thế kỷ 11, sông Thiên Phù bị lấp hoàn toàn, đỗng Dà
La mới mất vị thế giao thông quan trọngVào đời vua Đường Minh Hoàng, niên
hiệu Khai Nguyên, thứ sử Quảng Châu là Lư Hoán sang giữ Giao Châu, đóng
3


quân lập phủ ở Dà La, đổi tên đỗng thành thôn An Viễn. Đạo Giáo thời đó đang
phát triển, Lư Hoán cho dựng quán Khai Nguyên trên gò Thất Diệu để thờ thần
Huyền Thiên Trấn Vũ. Về sau thôn An Viễn lại đổi theo tên quán thành thôn
Khai Nguyên, dân quen gọi nôm na là làng Quán La. Trên gò nay vẫn còn cây
thị hơn nghìn tuổi, được gắn biển “Cây di sản Việt Nam”.
Quán Khai Nguyên suốt mấy trăm năm từng có nhiều đạo sĩ tới tu luyện
trước khi đạo Giáo suy thoái. Thời Lý, các vị vua đóng đô ở Liễu Giai gần đó
nên thường đến thăm. Vào đời vua Trần Dụ Tông (1341—1369), nhà sư Vân
Thao cho trùng tu quán rồi đổi thành chùa, đặt tên là An Dưỡng tự. Về sau, do
mạt pháp, sư bỏ đi nơi khác, chùa bị hoang phế, dân chuyển làm miếu thờ Sơn
thần, nay vẫn còn dấu tích ở trước cổng đình Quán La.
Trong chùa có quả chuông khắc tên “Khai Nguyên tự chung”, được đúc
vào tháng Chạp năm đầu niên hiệu Thiệu Trị (khoảng đầu năm 1842), sau khi
quả chuông đúc năm Nhâm Thân niên hiệu Chính Hòa (1692) bị thất lạc. Chùa
Khai Nguyên hiện lưu giữ một cuốn sách gỗ (mộc thư) có ba chữ “Khai Nguyên
tự". Chùa còn có tấm bia niên hiệu Thái Đức thứ 11 triều Tây Sơn (1778) nói về
quá trình tu bổ
Bên dưới có các pho tượng Phật tam thế, ở tầng thứ 5 giữa chính điện có
bày tượng Quán thế âm thiên thủ thiên nhãn ngồi phía sau các tượng Cửu Long
và Tuyết Sơn đầu quấn khăn, lưng khoác vải. Điều đặc biệt là ở hai đầu hồi tiền

đường còn có nhiều bức tượng nằm trong các động đá nhỏ. Ngoài các tượng
khác thường thấy trong chùa như tượng Đức Ông, Thánh hiền, Hộ pháp, Thập
điện Diêm vương và bộ tượng Mẫu, lại có một pho nữa được cho là tạc vua
Đường Minh Hoàng.
Chùa Khai Nguyên và đình Quán La Xã có chiều dài lịch sử đặc biệt và
hiếm thấy ở Việt Nam. Tại đây còn lưu giữ được 18 đạo sắc phong, 11 bia đá cổ
ghi chép việc tu sửa, tôn tạo đình, chùa. Cụm di tích này đã được xếp hạng Di
tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào ngày 03-01-1992

4


1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban
nhân dân phường Xuân La
1.2.1. Chức năng của Uỷ ban nhân dân phường Xuân La
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003,
UBND các cấp nói chung, Uỷ ban nhân dân phường Xuân La nói riêng là cơ
quan Hành chính Nhà nước ở địa phương, quản lý phạm vi, lãnh thổ của quận
theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của HĐND và cơ quan cấp trên
trong lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, An Ninh, Xã hội, Quốc phòng. Cụ thể là:
– Phát triển Kinh tế Công nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thương
nghiệp, Văn hoá, Xã hội, Giáo dục, Y tế và Dịch vụ;
– Thu chi ngân sách của địa phương;
– Tuyên truyền Giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật;
– Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước của các tổ chức và
công dân, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân;
– Về công tác thi hành án, giải quyết đơn thư khiếu nại.
UBND phường Xuân La do Hội đồng nhân dân phường Xuân La bầu ra,
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan Hành chính Nhà nước
ở địa phương, chịu trách nhiệm trước cơ quan cùng cấp và cơ quan Nhà nước

cấp trên.
UBND Phường Xuân La thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa
bàn phường Xuân La , góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong
bộ máy Hành chính Nhà nước từ Trung ương đến Cơ sở, là cơ quan chấp hành,
phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân phường Xuân La .
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân phường Xuân La
UBND phường Xuân La làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. UBND phường Xuân La có nhiệm vụ chỉ đạo
điều hành thực hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm
đã đề ra, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các Tổ dân phố trong hoạt động quản lý
Nhà nước.
Nhiệm vụ của UBND phường Xuân La được quy định tại Luật Tổ chức
5


HĐND và UBND ngày 26/11/2003. Cụ thể là:
– Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển Kinh tế, Xã hội, An ninh,
Quốc phòng hàng năm và nhiều năm của phường. Xây dựng Kế hoạch đầu tư và
xây dựng các công trình trọng điểm của phường trình HĐND cùng cấp thông
qua, quyết định, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
– Xây dựng quy chế làm việc của UBND phường, công tác tổ chức bộ
máy và thực hiện quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước. Bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với các tập thể cá nhân do UBND
phường trực tiếp quản lý.
– Xây dựng chương trình công tác hàng năm của UBND phường, các biện
pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND phường về Kinh tế, Xã hội, An ninh
Quốc phòng, thông qua các báo cáo khác của UBND phường trước khi trình
HĐND phường.
– Kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ
chốt do UBND phường quản lý hoặc những vụ việc phức tạp theo quy định của

Luật khiếu nại tố cáo.
– Kiểm điểm đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể và cá nhân
thuộc UBND phường hàng năm.
– Giải quyết những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền
của UBND phường.
UBND phường chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 2003, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và
Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp
phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh và thực hiện chính sách
khác trên địa bàn.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường Xuân La
Cơ cấu tổ chức của UBND phường gồm có: 01 Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch
và 12 phòng, ban chuyên môn. Mỗi thành viên của UBND phường chịu trách
nhiệm cá nhân về công việc được phân công trước HĐND, UBND và Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân phường; cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về
6


hoạt động của UBND phường trước Quận uỷ, HĐND, UBND Quận, Đảng uỷ,
HĐND phường Xuân La và các Cơ quan Nhà nước cấp trên khác.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường (Đồng chí: Trần Bá Viêm):
Chủ tịch UBND là người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý, điều hành và chịu
trách nhiệm toàn diện các mặt hoạt động của UBND phường trước UBND Quận
và thành phố Hà Nội, và thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế làm việc của
UBND phường;
Chỉ đạo chung việc xây dựng chương trình, kế hoạch và thực hiện các
nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường.
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác: Nội chính, An ninh Quốc phòng, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, địa giới hành chính, đối ngoại,
công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công tác thi đua - khen thưởng, chương trình
công tác của UBND phường, chỉ đạo chung công tác tiếp dân, giải quyết khiếu

nại - tố cáo của công dân;
Đảm bảo mối quan hệ phối hợp giữa UBND phường với Quận uỷ,
Thường trực HĐND quận Tây Hồ;
Trực tiếp làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng, Chủ
tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự... Trưởng các Ban chỉ đạo khác được thành lập
theo chương trình kế hoạch công tác thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tư pháp, Thanh tra, Công an
phường, Ban chỉ huy Quân sự.
Các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường.
Giúp việc cho Chủ tịch là 2 phó chủ tịch, mỗi phó chủ tịch được giao
nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực nhất định.
Phó chủ tịch quản lý Kinh tế của Uỷ ban nhân dân phường (Đồng chí
Lê Tiến):
Phụ trách kinh tế - đô thị trực tiếp phụ trách các mảng: kinh tế, đô thị,
xây dựng, môi trường.
Phó chủ tịch quản lý Văn xã của Uỷ ban nhân dân phường (đồng chí
Nguyễn Văn Dũng):
7


Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và tập thể UBND phường, HĐND
phường về công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục - Đào
tạo, Văn hoá - Thông tin, Thể dục - Thể thao, Văn phòng UBND phường, Lao
động Thương binh và Xã hội, Đào tạo nghề, Dân số - Kế hoạch hoá gia đình,
phòng chống tệ nạn xã hội, Bảo hiểm xã hội, Công tác tôn giáo và các vấn đề xã
hội khác;
Giúp việc cho Chủ tịch còn có 03 uỷ viên Uỷ ban nhân dân. Gồm:
- Trưởng Công an phường (đồng chí Đỗ Doanh Chiến).
- Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quận sự phường (đồng chí Hà Tiến
Mạnh).

- Văn phòng UBND (đồng chí Trần Thị Đoàn).
1.2.4. Các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân phường.
(phụ lục số 2)
Giúp việc cho Chủ tịch và các phó chủ tịch UBND phường có 12 phòng,
ban chuyên môn trực thuộc UBND phường, thực hiện chức năng nhiệm vụ theo
quy hoạt động của UBND. 8 phòng, ban chuyên môn của UBND phường gồm:
- Văn phòng UBND phường;
- Phòng Lao động Thương binh và Xã hội;
- Phòng Văn hoá Thông tin - Thể dục thể thao;
- Phòng Kế toán;
- Phòng Quản lý đô thị;
- Phòng Tư pháp;
- Phòng tiếp nhận hồ sơ hành chính;
- Phòng Địa chính;
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân phường còn có 5 đoàn thể chính trị gồm: Hội
Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ
quốc; và các đoàn thể xã hội như: Hội Chữ Thập đỏ, Hội Người Cao Tuổi, Hội
Cựu thanh niên xung phong, Hội khuyến học, Hội Bộ đội trường sơn….

8


PHẦN 2
NHẬT KÝ VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1. Nhật Kí thực tập
Thời gian thực tập từ ngày 20/03/2017 đến ngày 14/04/2017

STT
Tuần


Thời Gian

Nội dung công việc

Đến gặp mặt lãnh đạo UBND phường
Tuần 1

20/03/2017

Từ ngày

Xuân La, trực tiếp gặp cán bộ văn hóa để
nghe sự hướng dẫn chỉ đạo về công việc

20/03/2017

của mình.

đến
24/03/2017

21/03/2017

Chuẩn bị cho Hội Nghị đại biểu Nhân dân

22/03/2017

Đi khảo sát khu dân cư, Chùa Vạn Niên,
các khu Di tích


23/03/2017

Chuẩn bị đại hội Thể dục thể thao

24/03/2017

Chuẩn bị đại hội Đoàn TNCSHCM

27/03/2017

Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi họp của

Tuần 2

ủy ban

Từ ngày
27/03/2016

28/03/2017

Chuẩn bị Đại hội Thể dục thể thao

29/03/2017

Viết giấy mời, photo tài liệu

30/03/2017

Treo pano, áp phích


Đến
31/03/2016

9


Tuần 3

31/03/2017

Đánh văn bản

03/04/2017

Chuẩn bị cơ sở vật chất cho phòng họp

04/04/2017

Đánh văn bản, rà soát công văn

05/04/2017

Treo băng rôn, áp phích, pano

06/04/2017

Chuẩn bị cho đại hội Thể dục thể thao

07/04/2017


Photo tài liệu, đánh văn bản

10/04/2017

Chuẩn bị kì họp HĐND

11/04/2017

Chuẩn bị đại hội Cựu Chiến Binh

12/04/2017

Viết giấy mời, photo tài liệu, đánh văn bản

13/04/2017

Đi khảo sát các cụm dân cư

14/04/2017

Đánh văn bản, chuẩn bị đại hội Thể dục thể

Từ ngày
03/04/2017
Đến
07/04/2017

Tuần 4
Từ ngày

10/04/2017
Đến
14/04/2017

thao

10


2.2. Đánh giá kết quả thực tập
2.2.1. Đánh giá về trình độ, kỹ năng của bản thân
Sau thời giant ham gia thực tập tại UBND phường Xuân La, em nhận
thấy bản thân đã có nhiều tiến bộ. Những kiến thức thức chúng em được giảng
dạy, tiếp thu trên giảng đường có cơ hội được thực hành, áp dụng trong công
việc thực tế.
Bên cạch đó em cũng nhận thấy năng lực, sự hiểu biết của bản thân còn
hạn chế kỹ năng làm việc chưa thật chuyên nghiệp, và thiếu sót để đủ vững chắc
để công tác trong môi trường thực tế cũng như trong quá trình thực tập.
Em hy vọng sau thời gian thực tập, quá trình học tập có thể cải thiện và bổ
sung và nâng cao kỹ năng làm việc cũng như kiến thức của mình thật tốt để học
tập và làm việc đạt hiệu quả hơn nữa.
2.2.2. Đánh giá về cơ sở thực tập.
UBND phường xuân là một Phường, có cơ sở vật chất tốt, lãnh đạo vào
nhân viên làm việc ở đây thân thiện với người dân, có đầy đủ các cơ sở vật chất
và luôn tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá
trình thực tập.

11



PHẦN 3
QUẢN LÝ, HƯỚNG DẪN VÀ THỰC VIỆC CƯỚI TẠI UBND PHƯỜNG
XUÂN LA
3.1. Công tác chỉ đạo triển khai quản lý, hướng dẫn và thược hiện
việc cưới
3.1.1 Công tác chỉ đạo
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Quyết định 308/2005/QĐTTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới Đảng ủy phường đã ban hành nghị quyết chỉ đạo UBND và các
đoàn thể trong phường thực hiện theo nội dung Quyết định của Thủ tướng,
UBND –UBMTTQ phường đã họp và phối hợp ban hành kế hoạch liên tịch về
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cùng với việc
đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Đảng ủy phường coi đây là nhiệm vụ chính trị xã hội quan trọng, cần chỉ đạo
đồng bộ, thường xuyên nên đã tập trung cao việc triển khai thực hiện các nội
dung của Quyết định bằng nhiều giải pháp gắn với việc thực hiện các chương
trình, kế hoạch của Đại hội đảng bộ phường các nhiệm kỳ vừa qua.
3.1.2.Công tác triển khai
3.1.2.1.Công tác tuyên truyền
Với nhiều hình thức tuyên truyền như: trên hệ thống loa truyền thanh
phường, MTTQ và các đoàn thể thường xuyên tổ chức tuyên truyền gắn với các
cuộc họp, quán triệt đảng viên gương mẫu và nghiêm túc thực hiện, vận động
hội viên, đoàn viên hưởng ứng. Thông qua hội nghị lấy ý kiến của nhân dân về
những việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, xây dựng quy ước ở cộng
đồng dân cư các nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới được
đưa vào nghị quyết của chi bộ, của hội nghị nhân dân bàn việc xây dựng đời
sống văn hóa để đảng viên và nhân dân tổ dân phố, khu dân cư cùng thực hiện.
Các đoàn thể đã lồng ghép nội dung tuyên truyền thực hiện Quyết định
12



của Thủ tướng đến cán bộ, hội viên của mình, đề nghị cán bộ cơ sở, trưởng các
chi hội đoàn thể gương mẫu chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động hội
viên thực hiện. Việc thực hiện Quyết định được gắn với thực hiện các phong trào
“Phụ nữ Thủ đô thanh lịch-hiện đại”, “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao
động, sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” của Hội LHPN, thực
hiện tiêu chí “Cựu chiến binh Thủ đô thanh lịch – văn minh” của Hội CCB, thực
hiện tiêu chí “Tuổi trẻ Thủ đô văn minh – thanh lịch - hiện đại” của Đoàn TNCS
HCM, phong trào “Người cao tuổi gương sáng”, “Ông bà mẫu mực, con cháu
thảo hiền” của Hội người cao tuổi.
3.1.2.2.Công tác biểu dương, khen thưởng và xử lý các sai phạm
Trong những năm triển khai thực hiện, UBND phường chưa tổ chức hội
nghị biểu dương, khen thưởng cũng như xử lý sai phạm trong việc cưới. Do
nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như ảnh hưởng của phong tục, tập quán,
kinh tế ngày càng phát triển của nhân dân địa phương nên không thể nào đạt
được tỷ lệ 100% theo khuôn khổ quy định trên mà chỉ cơ bản phần nào thực hiện
theo quy định tránh được sự phiền hà, tốn kém. Việc thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được tính thêm vào điểm ưu tiên khi
bình xét danh hiệu tổ dân phố văn hóa, khu dân cư văn hóa, tiên tiến để đề xuất
cấp trên khen thưởng, biểu dương tại hội nghị tổng kết phong trào Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp phường và quận.
3.2. Kết quả thực hiện quản lý, hướng dẫn và thực hiện việc cưới
Tính đến tháng 11/2016 có 104 đôi đăng ký kết hôn, trong đó có 78 đôi tổ
chức đám cưới trang trọng, tiết kiệm đạt tỷ lệ 75%. Nhìn chung tình trạng tổ
chức cưới ăn uống linh đình dài ngày, nhiều mâm đã giảm nhiều so với trước.
3.2.1. Sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền
và các tầng lớp nhân dân:
UBND phường đã phối hợp với UBMTTQ và các ngành đoàn thể triển
khai thực hiện, kết hợp nhiều biện pháp để tuyên truyền, vận động cán bộ và
nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của

Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
13


và Quyết định số 308/2005/QĐ-Ttg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ
và Công văn số 127-CV/TW ngày 17/4/2009, Chỉ thị số 11-CT/TU “về việc tiếp
tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội'
ngày 3/10/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ngày các văn bản của
BCĐ Thành phố và BCĐ Quận về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới
chống lãng phí.
Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân đã tích cực, chủ động chỉ
đạo và tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các chi bộ, đảng viên, hội viên, đoàn
viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Thời gian triển khai ngắn nhưng thực
sự đem lại hiệu quả cao và có nhiều chuyển biến tích cực về mặt nhận thức. Các
nội dung của Quyết định đã từng bước đi vào cuộc sống, dư luận nhân dân đồng
tình cao với nội dung của Quyết định, hình thành môi trường văn hóa lành
mạnh, tiết kiệm vui tươi, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia
đình, khơi dậy và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ mê tín dị đoan
và bỏ các hủ tục rườm rà theo tục lệ cũ trong việc cưới.
3.2.2.Mặt làm được
Đa số thực hiện đúng quy định về Luật hôn nhân và gia đình, phù hợp tập
quán và truyền thống văn hóa tại địa phương, các đôi nam nữ trước khi cưới
được tự do tìm hiểu trên nguyên tắc, tự nguyện và làm thủ tục đăng ký kết hôn
và cấp giấy kết hôn tại UBND phường; nghi lễ cưới không còn những rườm rà
nhưng sâu sắc, thường chỉ còn lễ ăn hỏi và lễ cưới. Sính lễ cũng giảm, không
còn nạn thách cưới, tùy theo hoàn cảnh kinh tế gia đình của hai thông gia mà
quyết định trên tinh thần vì hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ, thời gian tổ chức lễ
cưới cũng ngắn gọn (phần lớn chỉ đãi tiệc trong một ngày), mỗi đám chỉ làm
khoảng từ 20 đến 60 mâm phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình. Đặc
biệt là từ khi có Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 03/10/2012 của Thành ủy Hà Nội về

việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố
Hà Nội, cán bộ, đảng viên đã gương mẫu, đi đầu trong thực hiện tổ chức tiệc
cưới.

14


3.2.3.Mặt hạn chế
Một số cán bộ, đảng viên, công chức trong các cơ quan, đơn vị…, một
số gia đình có điều kiện kinh tế khá, giầu…tổ chức tiệc cưới phô trương, linh
đình, mời đông khách, làm cỗ bàn rình rang, tốn kém, lãng phí, gây dư luận
không tốt trong nhân dân làm ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng dân cư.
- Một số đám cưới xảy ra tình trạng say rượu gây mất trật tự, còn dựng
rạp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây cản trở giao thông, các dàn nhạc sử dụng
âm thanh quá lớn, còn bật nhạc quá khuya làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời
sống của những người xung quanh
3.2.4.Nguyên nhân của những hạn chế
- Mới dừng ở công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chứ
chưa có chế tài đối với những cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định của pháp
luật.
- Một số các ban ngành đoàn thể chưa tích cực đổi mới hình thức tuyên
truyền, vận động nhân dân, vẫn còn có suy nghĩ việc tuyên truyền vận động thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, việc lễ hội là công việc của
riêng bộ phận văn hóa thông tin và ban vận động của khu dân cư.
- Một số cán bộ, đảng viên, công chức chưa gương mẫu thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang.
- Nhận thức của người dân còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc vận
động xóa bỏ thói quen cũ, nếp sống cũ đã lỗi thời, lạc hậu.
- Một số phần tử còn hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng tôn
giáo để làm trái pháp luật.

3.3. Đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả hơn trong quản lý,
hướng dẫn và thực hiện việc cưới
3.3.1. Phương hướng – Nhiệm vụ những năm tiếp theo
- Các cấp ủy Đảng, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị cần đưa
nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới vào các Nghị quyết, Kế
hoạch, Chương trình công tác năm để tổ chức triển khai thực hiện.
- Tăng cường công tác vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa
15


bàn phường chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, làm cho mỗi gia đình, mỗi người dân
hiểu biết ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết phải thực hiện trong thời gian tới. Gắn
kết việc vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới với việc thực
hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào thi
đua khác.
- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo,
quản lý cần phải thực sự nêu gương trong việc xây dựng và thực hiện đời sống
văn hóa, sinh hoạt chuẩn mực nhất là trong việc cưới giáo dục, quản lý người
thân trong gia đình chấp hành, thực hiện tốt pháp luật, không tổ chức đám cưới
linh đình gây lãng phí, không mời khách trong giờ làm việc.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt nghị quyết hội nghị đại
biểu nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao chất lượng xây
dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, thực hiện xây dựng phường văn hóa
và phường đạt chuẩn văn minh đô thị.
- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh
hoạt văn hóa văn nghệ cho nhân dân, tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, tăng
cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, lễ hội theo quy định của pháp luật.
3.3.2. Giải pháp

- Cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trên địa
bàn cần nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới coi việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới là nhiệm vụ
trọng tâm, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Từ đó tăng cường đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động thực hiện
nếp sống văn minh về việc cưới trong đời sống nhân dân. Phát huy vai trò nêu
gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân tự nguyện, tích cực hưởng ứng thực hiện tốt nếp sống
văn minh, nhất là trong việc cưới.
16


- Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của
thành phố phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện tổ chức cưới cho con, hay bản
thân theo những quy định sau:
+ Thực hiện các thủ tục kết hôn theo đúng quy định pháp luật; tiến hành
các nghi thức hôn lễ với tinh thần "vui tươi - lành mạnh - tiết kiệm".
+Số lượng khách mời dự tiệc không quá 300 người (nếu nhà trai và nhà
gái tổ chức tiệc chung thì khách mời không quá 600 người).
+ Không tổ chức tiệc cưới nhiều lần; không mời khách trong giờ làm việc.
+ Không tổ chức cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp
với đời sống, thu nhập chung của cộng đồng dân cư và cán bộ công chức, như
khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp...
+ Khuyến khích hình thức báo hỷ sau ngày cưới thay cho việc mời dự tiệc
cưới.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong việc cưới, việc tang và các sinh hoạt khác đối với cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức và nhân dân, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, phê
phán những biểu hiện cổ hủ lạc hậu, xa hoa lãng phí, hiếu danh, vụ lợi không

phù hợp với yêu cầu của cuộc sống văn minh.
- Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện luôn luôn coi trọng công tác
tuyên truyền. Hàng năm nên lấy ý kiến của nhân dân để bổ sung, chỉnh sửa vào
quy ước của tổ dân phố cho phù hợp với thực tiễn của cuộc sống, Xây dựng và
giới thiệu những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nếp sống văn minh
đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Chú trọng hình thức
tổ chức giản dị, gọn nhẹ, lành mạnh, tiết kiệm, tuân thủ về an ninh trật tự, vệ
sinh môi trường…
- Tổ chức có hiệu quả việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Chỉ thị,
Chương trình, Kế hoạch của Trung ương, Thành phố, quận và phường về thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Kịp thời động viên
khen tưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt để động viên khuyến khích phong
trào ngày càng phát triển.
17


3.3.3. Đề xuất –Kiến nghị
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc: Là lực lượng nòng cốt quan trọng
chỉ đạo gắn nội dung thực hiện việc cưới theo nếp sống văn minh với phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cùng với các tổ chức thành
viên vận động các phụ lão nhắc nhở con cháu gương mẫu thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, trong việc quyết định về quy mô, hình thức và nội
dung tổ chức các việc cưới của mỗi gia đình.
- Đề nghị Bộ VHTT&DL đưa tiêu chí thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang làm tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua của cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức và gia đình văn hóa tại cơ sở hàng năm.
- Đề nghị các cấp nghiên cứu bổ sung quy định, chế tài xử lý đối với đảng
viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm về việc cưới, việc tang.
- Tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tới kiểm tra các lễ hội,
xử lý nghiêm khắc, kiên quyết các hiện tượng tiêu cực và các hành vi vi phạm

khác trong lễ hội; kiên quyết đưa những hộ kinh doanh các sản phảm trái với
thuần phong, mỹ tục như đổi tiền lẻ, bán đồ vàng mã, kinh doanh trò chơi có
thưởng biến tướng thành cờ bạc, xem bói, ăn xin…ra khỏi khu vực lễ hội.

18



×