Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhận thức cộng đồng trong các hoạt động sản xuất cà phê tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.34 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
*********

LÊ THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 09/2017

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
*********

LÊ THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành : Quản Lý Môi Trường Và Tài Nguyên
Mã số

: 06.85.01.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn Khoa học:
TS.NGUYỄN TRI QUANG HƯNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2017

i


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH GIA LAI

LÊ THỊ HẰNG
Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Lê Thị Hằng sinh ngày 28 tháng 04 năm 1991 tại Thành Phố
Pleiku, Gia Lai.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Pleiku, tỉnh Gia Lai năm

2009.
Tốt nghiệp Đại học ngành Quản Lý Môi Trường Và Tài Nguyên hệ chính
quy tại Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 06 năm 2014 theo học Cao học ngành Quản Lý Môi Trường Và Tài
Nguyên tại trường Đại học Nông Lâm, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 38D Hùng Vương, Tổ 1 phường Iakring, Thành Phố Pleiku,
Gia Lai
Điện thoại: 0946920868
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhận thức cộng
đồng trong các hoạt động sản xuất cà phê tỉnh gia lai” là công trình nghiên cứu của
tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực.
Tôi cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 09 năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Thị Hằng

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm
ơn trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, phòng Sau đại học, khoa Môi
Trường và Tài Nguyên; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học – TS. Nguyễn
Tri Quang Hưng, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này, tôi
vô cùng biết ơn và trân trọng những ý kiến quý báu của Thầy đã giúp tôi trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Gia Lai cùng các phòng Môi Trường, Nông Nghiệp
và trung tâm Quan Trắc tại địa bàn thành phố Pleiku, huyện Chư Sê, Chư Pưh, Đăk
Đoa, Chư Prông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập các số
liệu nghiên cứu.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Hằng

iv

năm 2017


TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến hành đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và
nhận thức cộng đồng trong các hoạt động sản suất cà phê tại tỉnh Gia Lai. Nhìn

chung, nhiệt độ trung bình có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 1985-2015. Lượng
mưa có sự phân bố không đồng đều, giảm sút rõ rệt ở khu vực phía Tây và Đông
Nam. Tình trạng thiếu nước sản xuất trong mùa khô và ảnh hưởng tiêu cực của lũ
lụt trong mùa mưa. Mức độ thiệt hại về diện tích và năng suất cà phê khá nghiêm
trọng. Sự thay đổi thất thường của thời tiết không chỉ tác động trực tiếp lên cây cà
phê mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại gây ảnh hưởng đến
năng suất và sản lượng cà phê. Để đáp ứng với tình trạng thiếu nước, nông hộ ứng
phó bằng hình thức tưới trực tiếp vào gốc cà phê (69 %). Phương án sử dụng tưới
phun mưa bằng hệ thống giàn tưới (23 %) cũng được quan tâm thực hiện. Về lâu dài
cần có chính sách hỗ trợ người dân ứng phó với những tác động tiêu cực của
BĐKH.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, cà phê, Gia Lai, ảnh hưởng, sản xuất.

v


ABSTRACT
The purpose of study aims to assess effects of climate change and public
awareness of coffee production activities in Gia Lai province. In general, Gialai
annual average temperature tends to increase in periods from 1985 to 2015. An
annual precipitation shown a different distribution as well as decreasing in West and
Southeast. The studying results shown that a lack of water resources during dry
season for production activities and a negative effects of floods in rainy season. The
survey shows an damage of area changing and coffee productivity are serious. The
unusual change of weather not only directly affects on coffee trees but also makes
relevant conditions for diseases which effects on coffee productivity. In response to
lack of water supply, almost of farmers adapted by directly irrigation methods into
coffee plant’s ground (about 69 %). Besides, the different solution like rainy
irrigation system is also considered (23 %). In the future, however, the appropriate
policies should be developed to help public coping with the negative effects of

climate change.
Keywords: Climate change, coffee, Gialai, effect, production.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y...........................................................................................................i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN..............................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................iv
TÓM TẮT...............................................................................................................v
ABSTRACT...........................................................................................................vi
MỤC LỤC............................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................xiii
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2
Ý nghĩa của luận văn...............................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu.........................................................................4
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................4
1.1.2. Biểu hiện của BĐKH (IPCC, 2007)...............................................................5
1.1.3. Nguyên nhân gây BĐKH...............................................................................5
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê......................................................................5
1.2.1.Yêu cầu khí hậu của cây cà phê vối................................................................6
1.2.2. Điều kiện đất đai và nguồn nước...................................................................8

1.3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngành cà phê trên thế giới và Việt Nam...............9
1.3.1. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngành cà phê trên thế giới.................................9
1.3.2. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngành cà phê ở Việt Nam................................11
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu...................................................................11
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Gia Lai.............................................................11

vii


1.4.1.1. Khí hậu và thời tiết...................................................................................12
1.4.1.2. Đất đai......................................................................................................15
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................18
1.4.2.1. Tăng trưởng kinh tế..................................................................................18
1.4.2.2. Đặc điểm xã hội........................................................................................20
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.............................................22
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...............................................................22
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................23
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................25
2.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................26
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu..........................................................26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa................................................28
2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu......................................................29
2.2.4. Phương pháp kế thừa...................................................................................30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................31
3.1. Thống kê sơ bộ đặc điểm nông hộ điều tra.....................................................31
3.1.1. Độ tuổi của chủ hộ.......................................................................................31
3.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ........................................................................32
3.1.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ...............................................32
3.1.4. Quy mô và kinh nghiệm trồng cà phê..........................................................33

3.1.5. Tuổi vườn....................................................................................................35
3.2. Thực trạng diễn biến BĐKH ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai................................36
3.2.1 Nhiệt độ........................................................................................................36
3.2.2. Lượng mưa..................................................................................................37
3.2.3. Số giờ nắng..................................................................................................39
3.2.4. Độ ẩm không khí.........................................................................................40
3.2.5. Hạn hán.......................................................................................................41

viii


3.3. Ảnh hưởng và thực trạng nhận thức BĐKH của cộng đồng trong các hoạt
động sản xuất cà phê ở Gia Lai...................................................................43
3.3.1. Nhận thức chung về BĐKH.........................................................................43
Đối với kênh thông tin nhận biết về BĐKH, quá trình điều tra cho thấy nguồn
thông tin về BĐKH là một trong những nguồn thông tin có ích cho quá
trình sản xuất giúp người dân có thể chủ động được trong sản xuất, tìm
giải pháp ứng phó để đảm bảo cho quá trình sản quá trình sản xuất lâu
dài và bền vững..........................................................................................44
3.3.2. Ảnh hưởng và nhận thức của cộng đồng về BĐKH trong các hoạt động
sản xuất cà phê tỉnh Gia Lai.......................................................................45
3.3.2.1. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất cà phê tỉnh Gia Lai.........45
Về những sự thay đổi yếu tố nhiệt độ được trình bày bảng 3.25. Nhiệt độ là
một dạng năng lượng thứ cấp của năng lượng mặt trời. Chế độ nhiệt ở
vùng nghiên cứu thể hiện khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình giữa các tháng giao động từ 21,9 – 25,7 0C.................47
3.3.2.2. Nhận thức ảnh hưởng của BĐKH đến dịch bệnh trên cà phê...................50
3.3.2.3. Nhận thức ảnh hưởng của BĐKH đến việc sử dụng phân bón trong sản
suất cà phê..................................................................................................52
3.3.2.4. Nhận thức ảnh hưởng của BĐKH đến tưới tiêu trong sản xuất cà phê.....53

3.3.2.5. Nhận thức ảnh hưởng của BĐKH đến sự thay đổi thời tiết cực đoan và
tác động lên hoạt động sản xuất cà phê.......................................................56
Ngoài ra, các hiện tượng thiên tai là hậu quả rất lớn mà BĐKH mang lại cho
con người đặc biệt là người nông dân mà cụ thể ở đây là người nông
dân trồng cà phê. Thiên tai thường xảy ra bất ngờ và ít được dự báo, đặc
biệt người nông dân rất ít được tiếp xúc với các phương tiện truyền
thông nên việc nhận biết về các thiên tai còn rất hạn chế. Vì thế họ
thường phải gánh chịu những hậu quả thiên tai lớn nhất............................63
3.3.2.6. Nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của BĐKH trong mối liên hệ
năng suất cà phê.........................................................................................64

ix


3.3.2.7. Hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu của người dân địa phương..............65
3.4. Dự báo tác động BĐKH đến sản xuất cà phê và đề xuất giải pháp ứng phó
.................................................................................................................... 66
3.4.1. Dự báo tác động của BĐKH đến hoạt động sản suất cà phê tỉnh Gia Lai
.................................................................................................................... 66
3.4.2. Đề xuất giải pháp ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
.................................................................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................71
Kết luận................................................................................................................. 71
Kiến nghị............................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................73
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 75

x



DANH MỤC CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1. Độ tuổi của nông hộ điều tra.................................................................31
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của hộ điều tra...........................................................32
Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu ở các hộ điều tra..................................................33
Bảng 3.4. Tình hình lao động ở các hộ điều tra.....................................................33
Bảng 3.5. Quy mô trồng cà phê ở các hộ điều tra.................................................34
Bảng 3.6. Tuổi vườn cà phê ở các hộ điều tra.......................................................35
Bảng 3.7. Nhiệt độ TB (0C) trong các thời kỳ tại một số địa điểm ở tỉnh Gia
Lai..............................................................................................................37
Bảng 3.8. Lượng mưa trung bình (mm) trong các thời kỳ ở tỉnh Gia Lai..............39
Bảng 3.9. Sự thay đổi độ ẩm (%) trong các thời kỳ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.......40
Bảng 3.10. Tần suất (%) giá trị Sa.I > +1 ( tần suất xảy ra hạn khí tượng)...........41
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá mức độ khô hạn năm 2015......................................42
Bảng 3.12. Sự thay đổi của thời tiết......................................................................43
Bảng 3.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê.......................................44
Bảng 3.14. Các kênh thông tin nhận biết về BĐKH của nông hộ.........................45
Bảng 3.15. Tỉ lệ giữa diện tích và sản lượng cà phê của nông hộ điều tra.............46
Bảng 3.16. Nhiệt độ trung bình hàng tháng của tỉnh năm 2005 - 2015 (oC)..........47
Bảng 3.17. Diễn biến độ ẩm qua các tháng trong năm (%)...................................48
Bảng 3.18. Số giờ nắng, tốc độ gió và lượng bốc hơi tại tỉnh Gia Lai...................49
Bảng 3.19. Hình thức tưới cà phê ở các hộ điều tra..............................................55
Bảng 3.20. Nhận thức của nông hộ về lượng mưa ảnh hưởng đến năng suất........57
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của lượng mưa lên rụng quả cà phê.................................58
Bảng 3.22. Một số yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng cà phê tại vùng
nghiên cứu..................................................................................................59
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của hạn hán đến cây cà phê..............................................61
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của lũ lụt đến cây cà phê..................................................62
Bảng 3.25. Tình hình thiên tai của địa phương.....................................................63


xi


Bảng 3.26. Mức độ thiệt hại đến diện tích và năng suất........................................63
Bảng 3.27. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất cà phê............................64
Bảng 3.28. Tuổi cây cà phê ảnh hưởng đến năng suất...........................................65
Bảng 3.29. Cách ứng phó với BĐKH....................................................................66
Bảng 3.30. Dự báo diện tích (Ha) bị ảnh hưởng do hạn hán đến năm 2020 và
2030............................................................................................................ 67
Bảng 3.31. Dự báo diện tích (Ha) bị ảnh hưởng do lũ lụt đến năm 2020 và
2030............................................................................................................ 68

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH TRANG
Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu..................................................................12
Hình 2.1. Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu......................................................26
Hình 3.1. Biểu đồ kinh nghiệm trồng cà phê của các hộ điều tra..........................35
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn NĐTB năm ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 1985 - 2015
.................................................................................................................... 36
Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến tổng lượng mưa năm tỉnh Gia Lai giai đoạn 19852015............................................................................................................ 38
Hình 3.4. Diễn biến diện tích trồng cà phê trong tỉnh Gia Lai..............................46
Hình 3.5. Các loại sâu, bệnh trên cà phê của các hộ điều tra................................51
Hình 3.6. Biểu đồ tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra.......................52
Hình 3.7. Biểu đồ nguồn nước tưới cà phê của các hộ điều tra.............................54
Hình 3.8. Biểu đồ nhu cầu nước trồng cà phê của các hộ điều tra........................54

xiii



MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan
tâm. Việc phát sinh quá mức khí gây ra hiệu ứng khí nhà kính là nguyên nhân dẫn
đến sự ấm lên của trái đất làm trầm trọng thêm quá trình biến đổi khí hậu – đây
chính là hiểm họa và thách thức lớn đối với nhân loại. Theo nghiên cứu mới nhất
của Liên hiệp quốc, nguyên nhân dẫn đến BĐKH 90 % do con người gây ra. BĐKH
làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm
biến mất đi một số loài và nguy cơ xuất hiện nhiều loài bệnh dịch mới trong sản
xuất nông nghiệp. BĐKH tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, tác
động xấu đến chăn nuôi, trồng trọt của người dân…
Gia Lai là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên. Trong những năm gần
đây, diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên nói chung cũng như tỉnh Gia Lai nói riêng
đang có xu hướng cực đoan hơn. Thiên tai xảy ra thương xuyên với các hiện tượng
lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô; dông, lốc xoáy, mưa
đá xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn. Đứng trước những thay đổi bất
thường của khí hậu, rất nhiều ngành, lĩnh vực đã bị tác động gây ảnh hưởng nghiêm
trọng. Đáng chú ý nhất là ngành nông nghiệp của tỉnh đặc biệt là sản xuất cà phê.
Theo thống kê năm 2015 toàn tỉnh có 79.732 ha cà phê, tổng sản lượng là 201.012
tấn, năng suất bình quân thấp chỉ đạt 2,5 tấn nhân/ha, chất lượng chưa thật đảm
bảo để cạnh tranh trên thị trường trong nước. Hàng năm ngành sản xuất cà phê phải
hứng chịu những tác động bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi
khí hậu gây ra như những đợt mưa cuối vụ lớn, kéo dài và những đợt khô hạn đã tác
động đến tình hình thu hái, chế biến, và sự ra hoa đậu quả của cây cà phê làm năng
suất cà phê giảm sút. Dưới tác động của BĐKH năng suất, sản lượng cà phê ngày

1



càng giảm; sản lượng biến động thường xuyên; nguy cơ dịch bệnh, mất mùa và
những thiệt hại về kinh tế ngày càng tăng, gây rất nhiều khó khăn cho những người
trực tiếp sản xuất cà phê. Mặt khác, cây cà phê nơi đây đa số được trồng từ năm
1982 với giống cây chủ yếu là tự ươm nên chất lượng giống cây không tốt, khả
năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh thấp và cho đến nay tuổi của cây đang ở trong
giai đoạn già cỗi dẫn đến sản lượng quả không cao. Chính những điều này làm cho
thu nhập của người dân nơi đây còn nhiều bấp bênh, đời sống không ổn định, người
dân không an tâm sinh sống và kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế và xã hội khác
Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu từ đó đề ra các giải
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp tỉnh Gia Lai đặc biệt là cây
cà phê là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do đó, đề tài“Nghiên cứu ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu và nhận thức cộng đồng trong các hoạt động sản xuất cà
phê tỉnh Gia Lai” được thực hiện để làm luận văn cao học.
Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đánh giá biến đổi khí hậu và nhận thức của cộng đồng trong các
hoạt động sản xuất cà phê tỉnh Gia Lai, đưa ra các nhóm giải pháp nhằm ứng phó
với biến đổi khí hậu theo hướng phát triển bền vững sản xuất cà phê.
 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất và năng suất cà phê trên địa bàn
tỉnh Gia Lai (2005-2015);
 Đánh giá những diễn biến của BĐKH và nhận thức của cộng đồng ở tỉnh
Gia Lai;

 Xác định được diễn biến, xu hướng tác động và mức độ tổn thất/thiệt hại

do hậu quả của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất cà phê;
 Đề xuất các giải pháp khả thi ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
đến hoạt động sản xuất cà phê.


2


Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai
 Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005 đến 2015
 Đối tượng nghiên cứu: Cây cà phê
Ý nghĩa của luận văn
 Ý nghĩa khoa học:
- Nghiên cứu tổng quan về biến đổi khí hậu dựa trên những tài liệu có cơ sở
khoa học, được nhiều người hiểu biết và sử dụng như tài liệu tham khảo
- Đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất cà phê
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
 Ý nghĩa thực tiễn
- Việc nghiên cứu, đánh giá tác động BĐKH đến hoạt động sản xuất cà phê,
nhận thức của cộng đồng và đề xuất các nhóm giải pháp góp phần ứng phó và thích
ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
- Dự báo những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đến hoạt
động sản xuất cà phê đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm
Thời tiết: Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một địa điểm vào thời điểm
nhất định, được xác định bằng các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió,

mưa,… Thời tiết có thể được dự báo hàng giờ, hàng ngày hay dài hơn đến một tuần
[3]
Khí hậu: Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào
đó, như một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc toàn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu dài
(theo tổ chức khí tượng thế giới – WMO, thời gian thích hợp để đánh giá là 30
năm), so với thời tiết, khi hậu thường ổn định hơn [3]
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt/thời tiết cực đoan: TTCĐ là các hiện
tượng trong số các yếu tố khí tượng nằm ở hai phía, thậm chí vượt ra ngoài các cực
trị của dao động thời tiết,… (các hiện tượng khí tượng dị thường và thiên tai như
mưa lớn và không có mưa dài ngày, hạn hán và lụt lội, nắng nóng và rét hại, bão tố,
…). Các hiện tượng thời tiết cực đoan thực chất là các thiên tại xảy ra bất thường,
gây ra các tổn hại to lớn cho tự nhiên và đời sống xã hội [3]
Biến đổi khí hậu: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung
bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường
là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong
hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do các hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần khí quyển hay trong khai thác và sử dụng đất. [3]

4


1.1.2. Biểu hiện của BĐKH (IPCC, 2007)
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
 Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu

trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. [7]
1.1.3. Nguyên nhân gây BĐKH






Do quá trình tự nhiên: sự tương tác, vận động giữa trái đất và vũ trụ.
Do hàm lượng khí CO2 tăng lên trong khí quyển.
Do bức xạ của Mặt trời, động đất và núi lửa.
Do trái đất đang nóng dần lên
Do tác động của con người: Dân số tăng đến mức báo động; phát triển

kinh tế quá nóng, do con người sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, sử dụng
phân bón, các loại hóa chất bảo vệ thực vật và sinh hoạt, thuốc trừ sâu, khai thác sử
dụng đất, rừng, chăn nuôi gia súc, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
 Do chiến tranh. [7]
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm đòi hỏi những điều kiện sinh
thái tương đối khắt khe. Vì vậy cần nắm vững yêu cầu sinh thái của từng loại cà phê
để phân vùng quy hoạch cho thích hợp nhằm khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên
của mỗi vùng. Trong 2 yếu tố sinh thái chính của cây cà phê là khí hậu và đất đai thì
yếu tố khí hậu đóng một vai trò mang tính quyết định. Đối với đất đai ta có thể khắc
phục được bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác, cải tạo đất,… Nhưng đối với các
yếu tố khí hậu mặc dù có áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng chỉ ít nhiều
hạn chế bớt tác hại của nó chứ không thể làm thay đổi được. Vì vậy, khi quy hoạch


5


vùng trồng phải đặc biệt xem xét đến các yếu tố khí hậu trước sau đó mới đến các
yếu tố đất đai.
1.2.1.Yêu cầu khí hậu của cây cà phê vối
 Nhiệt độ:
Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ là yếu tố quan trọng mang tính giới hạn
đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Phạm vi nhiệt độ thích hợp phụ
thuộc vào từng loài, từng giống cà phê . Cà phê i rất thích hợp đối với điều kiện khí
hậu xích đạo điển hình. Nhiệt độ thích hợp trung bình từ 22 - 26 oC, ít thay đổi, mưa
nhiều và phân bố trên 9 tháng trong năm, độ ẩm không khí thường xuyên ở gần độ
ẩm bão hòa. Cây cà phê vối chịu rét kém so với cây cà phê chè (Coffea arabica).
Các rối loạnsinh lý xuất hiện ngay từ nhiệt độ 8 - 10 oC và cây cà phê chết trước
điểm đông giá. Nhiệt độ cao cũng gây tác hại đối với cây cà phê vối, nhất là không
khí thiếu độ ẩm, làm cho lá rụng, các ngọn cành, các chồi héo đi và chết.[9]
 Lượng mưa:
Sau nhiệt độ, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu quyết định đến
khả năng sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê. Cây cà phê vối
thường ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở những vùng có cao độ thấp.
Lượng mưa thích hợp hàng năm từ 1.500 - 1.800mm và phân bố tương đối đều
trong khoảng 9 tháng. Đối với cây cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên
ngoài yêu cầu phải có thời gian khô hạn ít nhất là 2-3 tháng sau giai đoạn thu hoạch
để phân hóa mầm hoa thì vào giai đoạn lúc cây nở hoa yêu cầu phải có thời tiết khô
ráo, không có mưa, mưa phùn hoặc sương mù nhiều để quá trình thụ phấn được
thuận lợi. Khi lượng mưa dưới mức 800-1.000mm thì dù có được phân bố tốt,
ngành trồng cà phê sẽ trở nên bấp bênh, khả năng sinh lợi giảm sút. Ở nước ta nói
chung và Tây Nguyên nói riêng lượng mưa phân bố không đều. Lượng mưa tập
trung khoảng 70-80 % vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước. Mùa khô thường
kéo dài từ 3 - 5 tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm từ 20-30 %, do vậy có


6


nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm trọng. Để khắc phục hiện tượng này, tưới
nước là biện pháp hàng đầu trong việc thâm canh tăng năng suất cà phê.[9]
 Độ ẩm:
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây
trồng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây. Ẩm độ
không khí trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Ẩm
độ không khí cao sẽ làm giảm sự mất hơi nước của cây qua quá trình bốc thoát hơi
nước. Tuy nhiên, nếu ẩm độ không khí quá cao lại là điều kiện thuận lợi cho nhiều
loại sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu độ ẩm không khí quá thấp làm cho quá
trình bốc thoát hơi nước tăng lên rất mạnh sẽ làm cho cây bị thiếu nước và héo, đặc
biệt là các tháng mùa khô có nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn. Ẩm độ quá thấp cùng
với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ hoa bị
thui, quả non bị rụng. Ngoài độ ẩm không khí, quá trình bốc thoát hơi nước qua lá
cà phê còn phụ thuộc vào tốc độ gió, nhiệt độ môi trường, ẩm độ đất,… Tại Kenya
Wallis (1963); Blore (1966) đo được lượng bốc thoát hơi nước trên các vườn cà phê
đã kín tán vào mùa khô lạnh là 75 mm/tháng và vào mùa mưa nóng là 150
mm/tháng [9].
 Ánh sáng:
Trong điều kiện tự nhiên, tổ tiên của các loài cà phê đều sinh sống dưới
những tán rừng, vì vậy bản chất của cây cà phê là cây ưa che bóng. Tuy nhiên trong
quá trình ñược trồng trọt và chọn lọc, nhiều giống cà phê đã thích nghi dần với môi
trường mới không có cây che bóng. Cà phê vối là cây thích ánh sáng trực xạ yếu.
Những nơi có ánh sáng trực xạ với cường độ mạnh thì cần có lượng cây che bóng
vừa phải để điều hòa ánh sáng, điều hòa quá trình quang hợp của cây.[9]

 Gió:


7


Cây cà phê xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm và tương đối
lặng gió. Tuy nhiên, gió nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông không khí, tăng
khả năng bốc thoát hơi nước, trao đổi chất của cây và quá trình thụ phấn. Gió mạnh
hoặc bão sẽ làm rụng lá, quả, gãy cành và thậm chí đỗ cả cây gây thiệt hại lớn đến
năng suất vườn cây. Nhìn chung, tất cả các vùng trồng cà phê ở nước ta đều bị ảnh
hưởng của gió hoặc bão. Vì vậy, cần phải có hệ thống cây đai rừng chắn gió chính
và phụ, cây che bóng để hạn chế tác hại của gió.[9]
1.2.2. Điều kiện đất đai và nguồn nước
Đất trồng cà phê đòi hỏi phải có tầng canh tác dày trên 0,7 m, tơi xốp, có khả
năng thoát nước và giữ ẩm tốt, thành phần cơ giới từ trung bình đến hơi nặng. Về
hóa tính cây cà phê có thể trồng trên đất pH KCl từ 4,5 – 6,5, song thích hợp nhất là
từ 4,5 – 5,0. Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ trong đất là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới chất lượng vườn cây, hàm lượng mùn thích hợp trong đất trồng cà phê
phải trên 3%, nếu hàm lượng mùn < 3% vẫn có thể trồng được cà phê nhưng sinh
trưởng và năng suất bị ảnh hưởng xấu. Đối với lân và kali thì hàm lượng dễ tiêu có
tương quan chặt đến năng suất cà phê hơn hàm lượng tổng số. Trong đất bazan có
độ phì cao (cấp I) đòi hỏi hàm lượng mùn > 3,5%, đạm tổng số >2%, lân dễ tiêu >
6,0 mg/100g đất và kali dễ tiêu > 25 mg/100g đất. Đất được xem có độ phì thấp
(cấp III), ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cà phê thì hàm lượng hữu cơ
trong đất chỉ đạt < 2,5%, đạm tổng số < 0,12%, lân dễ tiêu < 3 mg/100g đất, kali dễ
tiêu < 10 mg/100g đất [21]. Đất giàu mùn và giàu dinh dưỡng thì cà phê sinh trưởng
phát triển thuận lợi, tuy nhiên đất có dinh dưỡng trung bình nhưng biết áp dụng các
biện pháp thâm canh phù hợp thì cà phê vẫn có khả năng cho năng suất cao [19].
Trong điều kiện canh tác cà phê ở Tây Nguyên, ngoài các tiêu chuẩn về lý hóa tính
đất thì điều kiện nước tưới cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng cà phê. Vùng được xem là thuận lợi là vùng có sông suối, ao, hồ không bị cạn

kiệt ở mùa khô và có khoảng cách tưới từ nguồn nước đến nơi sử dụng không quá
1.000 m [21].

8


1.3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngành cà phê trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngành cà phê trên thế giới
Sự diễn biến của khí hậu là yếu tố chính dẫn đến sự thay đổi của năng suất cà
phê trên thế giới. Tuy nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời và độ ẩm tương đối
không khí ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý của cây cà phê, nhưng các điều
kiện về nhiệt và mưa được coi là những yếu tố quan trọng nhất để xác định năng
suất tiềm tàng của cây cà phê.
 Brasil
Do nhiệt độ tăng lên và sương giá giảm đi, việc trồng cà phê ở phía nam
nước này trở nên thích hợp hơn. Theo cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Brasil
(EMBRAPA) thì nhiệt độ tăng lên 10 oC sẽ giảm 200.000 km2 vùng đất hiện đang
có tiềm năng sản xuất cà phê. Nhiệt độ tăng lên 30 oC sẽ có 320.000 km2 cà phê
phải di chuyển.
 Colombia
Trong điều kiện khí hậu thay đổi, giá thành sản phẩm sẽ tăng lên vì sự nảy
nở nhanh chóng của dịch bệnh. Có nhiều loại sâu thường bị hạn chế bởi sự có mặt
của các thiên dịch, một loại hình khí hậu không ổn định có thể làm thay đổi tình
hình và tạo điều kiện thích hợp cho loại sâu này phát triển. Ví dụ như loại mọt đục
quả, trong môi trường khô hơn có thể ảnh hưởng sự có mặt của nấm Beauveria
bassiana, giảm bớt hiệu quả của chúng và hạn chế một cách tự nhiên hoặc làm
nhiễm độc một cách nhân tạo, vì xúc tiến việc gia tăng quần thể của loại sâu này.
Nếu trong năm lượng mưa tăng lên, ngược lại với tác động hạn chế của thời kỳ
mưa, và vòng đời liên tục bị gián đoạn. Hiệu quả tương tự cũng xảy ra do kết quả
của nhiệt độ cao. Sự tăng nhiệt độ ở độ cao trên mực nước biển và độ cao vĩ độ

miền núi sẽ dẫn theo sự phát triển bệnh lây lan ra ở các vùng mà trước đây chưa có.
Cà phê bị tác hại của bệnh gỉ sắt, nấm hồng và thối rễ, chúng sinh sôi nảy nở nhanh
chóng do mưa dai dẳng, độ ẩm không khí cao của môi trường. Thiếu nước không

9


phải là hiện tượng chung của các vùng cà phê ở Colombia và do đó nông dân không
cần tưới.
Tuy nhiên, nhiệt độ tăng cao dẫn đến bốc hơi nhiều, nước trong đất bị mất đi
dẫn đến sự đòi hỏi nước, và nông dân lại phải lo tưới cà phê gây nên sự nâng cao
giá thành sản xuất. Niên vụ cà phê 2010/2011 cho thấy mưa lớn do hiện tượng thời
tiết La Nina bắt đầu vào cuối năm trước gây mưa lớn lụt lội sạt lở đất ảnh hưởng
việc vận chuyển,xuất khẩu cà phê. Sản lượng 6 tháng đầu vụ cà phê 2011/2012có
tăng lên chút ít nhưng thật bất hạnh sản lượng vụ (vụ Mitaca) của nước này lại bị
mưa lớn ảnh hưởng đến sản lượng.
 Uganda
Có lẽ Uganda là nước cảm nhận thấy tầm quan trọng to lớn hơn của sự tổn
thất do biến đổi khí hậu mang đến cho ngành cà phê nước này. Trước hết là diện
tích đất canh tác thích hợp bị thu hẹp. Nếu nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu
tăng lên 20oC hay hơn 20oC thì hầu như đất thích hợp cho cà phê không còn nữa.
Đã có dấu hiệu mưa thất thường ở đất nước này. Từ tháng 3 đến tháng 7 ít mưa
mang khô hạn đến làm sản lượng cà phê bị giảm. Nhưng những trận mưa cuối năm
lại bị lụt lội, gây xói mòn lở đất….Như thế ngành cà phê bị đe dọa nghiêm trọng.
Nông dân trồng cà phê ở 1 số nơi đã bắt đầu thực hiện các biện pháp giảm nhẹ thiệt
hại như trồng nhiều cây để tạo bóng mát cho cà phê, áp dụng tủ gốc cho cà phê, che
phủ mặt đất để giữ nước tưới, đào
Những mối quan hệ giữa các thông số khí hậu và sản xuất nông nghiệp là rất
phức tạp vì các yếu tố môi trường tác động lên sinh trưởng phát triển của cây theo
các con đường khác nhau trong các giai đoạn tuần hoàn của cây cà phê. Các mô

hình khí tượng nông nghiệp liên quan đến sinh trưởng, phát triển và năng suất có
thể cho ta các thông tin nhằm giám sát tình trạng nước ngầm trong đất và dự báo
năng suất dựa trên nhiệt độ không khí và tình hình căng thẳng về nguồn nước, do
cân bằng nước ngầm trong các giai đoạn sinh trưởng của các loại cây trồng khác
nhau, định hướng tác động của nước ngầm có thể sử dụng được lên việc giảm năng

10


×