Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.26 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HOÀNG THỊ THƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017


Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HOÀNG THỊ THƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành
Lớp
Khoa

: Phát triển nông thôn
: K45 – PTNT – N02
: Kinh tế & PTNT

Khóa học
: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Kinh tế
& Phát triển nông thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn
thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Văn Hán,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng
Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ
quan và nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi
đã đào tạo giảng dạy giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại
nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan khoa Kinh
Tế & Phát triển nông thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã
trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.Cô đã
chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế
cũng như các kĩ năng trong khi viết bài, để em hoàn thành bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân
viên UBND xã Văn Hán cùng bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp
đỡ em trong thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn anh Phạm Văn Tuấn đã cung
cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra
anh còn chỉ bảo tận tình chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, cũng như trong quá

trình công tác của anh đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra
trường.


ii

Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô giáo trong
khoa KT & PTNT trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên sau nữa em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình bạn bè đã luôn động viên và bên cạnh em những
lúc khó khăn.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thị Thương


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Văn Hán năm 2016 ......................... 36
Bảng 4.2: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Văn Hán qua 3 năm (2014- 2016) ... 42
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của ngành
Nông nghiệp xã Văn Hán qua 3 năm (2014 - 2016) ...................... 49
Bảng 4.4: Kết quả chăn nuôi 3 năm (2014- 2016) ........................................ 49
Bảng 4.5: Tình hình khí hậu thủy văn của xã Văn Hán năm 2016 ................ 52
Bảng 4.6: Diện tích lúa bị nhiễm bệnh của các hộ điều tra năm 2014 - 2016 .... 57
Bảng 4.7: BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp theo ý kiến của người dân .. 59
Bảng 4.8: BĐKH tác động đến năng suất cây trồng vật nuôi ........................ 60
Bảng 4.9: Thống kê chăn nuôi năm 2016 xã Văn Hán .................................. 61
Bảng 4.10: Tình hình thiệt hại ngành chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2014
- 2016 ........................................................................................... 63

Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ người dân từng nghe thông tin về biến đổi khí hậu ..68
Bảng 4.12: Số hộ và tỷ tệ hộ nghe thông tin về BĐKH qua các phương tiện
thông tin ....................................................................................... 68
Bảng 4.13: Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ............................. 69
Bảng 4.14: Nguyên nhân gây ra BĐKH theo ý kiến của người dân .............. 70
Bảng 4.15: Tác động của BĐKH qua nhận xét của người dân ...................... 71
Bảng 4.16: Các biện pháp ứng phó với BĐKH của người dân ...................... 72
Bảng 4.17: Đề nghị của người dân với chính quyền địa phương để ứng phó
với BĐKH .................................................................................... 73


iv

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

ANTT - TT ATXH : An ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

DT

: Diện tích

ĐVT

: Đơn vị tính




: Lao động

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TD - TT

: Thể dục thể thao

THCS

: Trung học cơ sở

TM - DV

: Thương mại - Dịch vụ

UBND

: Ủy ban nhân dân

USD

: Đô la mỹ



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài ................................................................ 4
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu ..................................... 5
2.1.3. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp ......................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 13
2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới ............. 13
2.2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam .............. 22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 29
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 29



vi

3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 30
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 30
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Văn Hán ............................. 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 31
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................ 39
4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và biểu hiện của BĐKH trên địa bàn xã
Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................ 48
4.2.1. Hoạt động trồng trọt.................................................................... 48
4.2.2. Hoạt động chăn nuôi ................................................................... 49
4.2.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản .................................................... 50
4.2.4. Hoạt động lâm nghiệp ................................................................. 50
4.2.5. Tình hình khí hậu, thủy văn tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên ......................................................................................... 50
4.3. Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Văn
Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................................................... 56
4.3.1. Tác động đến ngành trồng trọt .................................................... 56
4.3.2. Tác động đến ngành chăn nuôi gia súc ........................................ 61
4.3.3. Tác động đến ngành lâm nghiệp ................................................. 64
4.3.4. Tác động đến ngành nuôi trồng thủy sản ..................................... 66
4.4. Nhận thức của ngươi dân về biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp 67
4.4.1. Tình hình tiếp cận với thông tin về BĐKH ................................. 67
4.4.2. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ............................. 69
4.4.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu theo ý kiến của người dân..... 70
4.4.4. Những giải pháp người dân đã làm để đối phó với BĐKH .......... 71
4.5. Các giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu ...................... 73



vii

4.5.1. Giải pháp xã hội .......................................................................... 73
4.5.2. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
trồng trọt............................................................................................... 74
4.5.3. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
chăn nuôi .............................................................................................. 76
4.5.4. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh
vực lâm nghiệp .................................................................................... 76
4.5.5. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản ............................................................................... 77
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................................... 78
5.1. Kết luận .............................................................................................. 78
5.2. Kiến nghị ............................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 80
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của
toàn cầu. Hiện nay thì biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang rất rõ rệt với sự gia
tăng nhiệt độ lên 10C trong vòng thế kỷ qua, lượng mưa, tần suất đang có dấu
hiệu thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi
dần đến các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên, Việt Nam phải
hứng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán hơn trước.

Việt Nam được coi là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi BĐKH, do có bờ biển trải dài 3260 km (không kể các
đảo). Hiện tượng thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến một vài hệ thống tự nhiên
của Việt Nam, nền kinh tế và con người. Bằng chứng của hiện tượng BĐKH
có thể thấy rõ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình đã tăng 0,5oC và mực nước
biển dâng cao 20 cm so với 50 năm trước. Theo tính toán nhiệt độ trung bình
ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng lên 1m vào
năm 2100 [1]. Những hiện tượng tiêu cực như mưa lớn, hạn hán và bão lụt
ngày càng xuất hiện với cường độ lớn hơn ở Việt Nam.Theo cảnh báo của
Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của BĐKH và mực nước biển dâng cao.
Văn Hán, là một xã miền núi của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm
Huyện khoảng 15 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 19 km. Toàn
Xã có trên 2 nghìn hộ dân với gần 10 nghìn nhân khẩu, gồm 8 dân tộc anh em
cùng chung sống.
Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang này càng gia tăng và có
tính chất bất thường hơn. Sự xuất hiện của những hiện tượng khí hậu cực


2

đoan đang tác động rất lớn đến cuộc sống của con người và các hoạt động sản
xuất mà biểu hiện rõ nhất trong ngành nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu
như vậy, sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cây
trồng hợp lí thích nghi với môi trường để năng suất cây trồng không bị ảnh
hưởng theo hướng xấu.
Ở nước ta, nền nông nghiệp được coi là quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra các sản phẩm trực tiếp để nuôi
sống con người, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng
trong nền kinh tế xã hội của quốc gia, là chỗ dựa cho các ngành khác phát

triển và là nguồn dự trữ cho chính sách xã hội của nhà nước. Với ý nghĩa đó,
sản xuất nông nghiệp cần được quan tâm trước thực trạng biến đối khí hậu
hiện nay. Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ,tỉnh Thái Nguyên cũng là địa phương
chịu ảnh hưởng của BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy,
để hiểu biết hơn về diễn biến của việc thay đổi khí hậu trên địa bàn thì việc
nghiên cứu tác động của BĐKH đến tình hình sản xuất nông nghiệp là việc
làm cần thiết.
Từ những lý do trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Tác động của
biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Văn
Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên’’.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng về những tác động của biến đổi khí hậu đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong thời gian qua. Từ đó,
đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với sự tác động của BĐKH đến sản
xuất nông nghiệp.


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Văn Hán, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
-Tìm hiểu được một số đặc điểm về hoạt đông sản xuất nông nghiệp
của người dân trên địa bàn xã Văn Hán.
- Đánh giá được những tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.
- Đưa ra được các giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong
lĩnh vực nông nghiệp.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Khóa luận có thể giúp sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức
đã học vào trong thực tiễn.
- Giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu hạn chế rủi ro của
biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
- Giúp các cơ quản lý có kiến thức sâu hơn từ đó đưa ra chính sách,
biện pháp quản lý phù hợp nhất với địa phương.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công
tác phòng, chống thiên tai.
- Xây dựng được kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin
liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về
giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân
dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Tháng 12 năm 1998, Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto và
chính thức phê chuẩn Nghị định thư này vào tháng 9/2002.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững
ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
- Quyết định số 35/2005/QĐ-TTg ngày 17/12/2005, Thủ tướng Chính
phủ ban hành về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam.
- Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ra phê
duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007-2010.
- Năm 2007, Việt Nam công bố Chiến lược Quốc gia về phòng chống,
thích nghi và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007).
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2008, của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 1002/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 07 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý


5

rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 5/12/2011, của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu
2.1.2.1. Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu
- Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó.
Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục, hoặc trên phạm
vi toàn cầu trên cơ sở một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên).
- Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm nhất định, được xác

định bằng tổ hợp các yếu tố như: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ, gió, mưa.
Các hiện tượng nắng, gió, mưa, mây, nóng, lạnh… thường thay đổi nhanh
chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Thời tiết có thể dự báo được
hàng ngày, hàng giờ, hay dài hơn đến một tuần.
- Biến đổi khí hậu là “ sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến đổi về các thuộc tính của
nó được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỉ hoặc dài
hơn” [12].
Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH: “BĐKH là những
ảnh hưởng có hại của BĐKH, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc
sinh học gây là ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc hoạt động của các
hệ thống kinh tế- xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” [12].
2.1.2.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên
- Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên gồm thay đổi cường
độ ánh sáng của mặt trời, xuất hiện các điểm đen mặt trời (sunsports), các
hoạt động núi lửa, thây đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.


6

- Với sự xuất hiện của các sunsports làm cho cường độ tia bức xạ mặt
trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất
làm thay đổi bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).
- Sự thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng
lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ
khi tạo thành mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ ánh sáng của mặt trời
đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài thì sự
thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời là không ảnh huởng lớn đến BĐKH.

- Núi lửa phun trào: khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi, tro
vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng lớn đến khí hậu
trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí khi được phun ra bởi núi
lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không
gian vài vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
- Đại dương ngày nay: các đại dương là một thành phần chính của hệ
thồn khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.
Thay đổi trong lưu lượng đạo dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu trông qua
sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển.
- Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất: trái đất quay quanh mặt trời với
một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,50. Thay đổi độ nghiêng của quỹ
đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ cực kỳ nhỏ có
thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy ảnh hưởng không lớn đến BĐKH.
- Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự
nhiên đóng góp một phần nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ
đến hiện tại. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Uỷ Ban Liên Chính
Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động
con người [7].


7

Nguyên nhân gây ra BĐKH do các hoạt động con người
- Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ trái đất
tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu do các hoạt động của con
người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, vv)
phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải,… và thay đổi mục
đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong nông
nghiệp và nạn phá rừng. Ngoài ra các hoạt động khác như đốt sinh khối, sản

phẩm sau thu hoạch.
- Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động
của con người của Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH công bố qua các năm sau:
+ Trong báo cáo của IPCC 1995: Cho rằng hoạt động con người chỉ
đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH.
+ Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi nhà nghiên cứu thực hiện các
nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp
vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH.
+ Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực
hiện, kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp 90% nguyên nhân gây
ra BĐKH.
+ Và theo bản báo cáo của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động
con người đóng góp 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này được công
bố vào năm 2013. [7], [8]
2.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Các biểu hiện của sự BĐKH bao gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất


8

- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn đến sự ngập úng các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển.
Chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển. [3]
2.1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu
- Đến tài nguyên nước:
+ BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước trên các lưu vực sông, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới đời sống và hoạt động sản xuất của người dân.
+ Có nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa.
+ Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào
mùa khô, gây khó khăn cho việc cung cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử
dụng nước.
- Đến môi trường:
+ Sự tăng nước biển sẽ làm nhiễm mặn các vùng ven biển, môi trường
nước mặt bị ô nhiễm nặng nề.
+ Nhiệt độ tăng lên làm tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng và
NO- 3 độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất.
+ Làm thay đổi chu trình C trong đất làm môi trường đất thay đổi theo
xu hướng bất lợi cho thực vật và vi sinh vật.
+ Làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây độc trực tiếp cho con
người và động vật.
- Đến nông lâm ngư nghiệp và an ninh lương thực:


9

+ Đối với sản xuất nông nghiệp:
• Có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo
trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng.
• Ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng
khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
• Làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các

hiện tượng thời tiết nguy hiểm làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng
và vật nuôi.
• Gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
+ Đối với sản xuất lâm nghiệp:
• Chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
• Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật tăng, một số loài động,
thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.
• Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng,
phát triển sâu bệnh, dịch bệnh.
+ Đối với thủy sản:
• Nước biển dâng làm chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi làm
các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
• Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loại cá có
giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn.
- Đến năng lượng
- Đến công nghiệp và xây dựng
- Đến giao thông vận tải
- Đến văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại
- Đến sức khỏe con người


10

2.1.3. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp
2.1.3.1. Khái niệm nông nghiệp
- Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà
con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra
sản phẩm như lương thực, thực phẩm,… để thỏa mãn các nhu cầu của mình.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.[4]
- Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự

nhiên. Các điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ
mặt trời … trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì
đây là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; là ngành sản xuất mà
việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra
sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh
tác còn thô sơ và lạc hậu.
2.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế, cần phải
duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí và tiết kiệm.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: cần phải
hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ: Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lý,
đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dịch vụ, làng nghề,… tận dụng thời
gian dỗi.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là
cây trồng, vật nuôi.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất
hàng hóa.[13]
2.1.3.3. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Các nhân tố tự nhiên


11

- Tài nguyên đất: Đất là tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất không thể
thiếu trong nông nghiệp.
- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu phù hợp và thuận lợi cho phép phát triển
nền nông nghiệp phù hợp. Khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa nên là
điều kiện để phát triển nông nghiệp quanh năm đa dạng và phong phú không
bị gián đoạn như các nước ôn đới.[13]

- Tài nguyên nước: Trong nông nghiệp thì tài nguyên nước đóng vai trò
quan trọng nó là cơ sở để sinh trưởng và phát triển cho nền nông nghiệp. Ông
bà ta xa xưa đã có câu: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để cho thấy
vai trò quan trọng của nước.
- Tài nguyên sinh vật: Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là
điều kiện thuận lợi cho nhân dân nhân giống thuần chủng và lai tạo giống mới
có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt.[13]
Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Dân cư và lao động ảnh hưởng đến nông nghiệp dưới dạng hai góc độ:
là lực lượng sản xuất và là nguồn tiêu thụ các nông sản
* Lực lượng sản xuất:
+ Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo
chiều rộng (mở rộng diện tích khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh,
tăng vụ,..).
+ Nguồn lao động được xem xét trên hai mặt: Số lượng và chất lượng
(trình độ học vấn, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể
lực,…).[13]
* Nguồn tiêu thụ:
Được xem xét ở tất cả các mặt như sau: truyền thống, tập quán ăn uống,
quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực thực phẩm.
- Khoa học - Công nghệ: Là đòn đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.


12

Nhờ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật con người hạn chế
được ảnh hưởng của tự nhiên tạo ra sự chủ động trong hoạt động nông nghiệp.
Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo
hướng CNH, hình thành vùng chuyên canh: lúa, rau,… [13]
Các biện pháp kĩ thuật được sử dụng trong nông nghiệp như sau:

+ Điện khí hóa
+ Cơ giới hóa
+ Thủy điện hóa
+ Hóa học hóa
+ Sinh học hóa
Nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích và
của một người lao động sẽ được nâng cao.
- Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp
Ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức sản xuất
nông nghiệp. Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường
gây ra những tác động rất lớn tới phát triển nông nghiệp. [13]
Ví dụ: Ở Việt Nam chính sách khoán 10, chương trình giao đất giao
rừng cho các hộ nông dân… thúc đẩy nền nông nghiệp [hát triển mạnh mẽ.
- Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
Tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản.
+ Có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp
nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam.
+ Nguồn vốn tăng nhanh được phân bố và sử dụng có hiệu quả tác
động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát
triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, đưa tiến bộ khoa
học và công nghệ vào nông nghiệp…


13

+ Có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng
nông nghiệp chuyên môn hóa.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới
Biển đổi khí hậu vẫn là mối quan tâm chung của nhiều nhà khoa học và

tổ chức quốc tế. Hiện thực thế giới nóng lên đang dần nghiêm trọng. Mưa lớn
ở Pakistan, lũ lớn ở Mỹ, Úc và một số nước khác là những điển hình. Độ tập
trung khí nhà kính trên trái đất tăng kỷ lục, sẽ tăng độ giữ nhiệt trong không
khí và lẫn trong đại dương. Năm 2010 cũng so sánh tương đương với năm
nóng kỷ lục 2005, với nhiệt độ đất liền và bề mặt biển toàn cầu cao hơn
0,62oC so với nhiệt độ trung bình 13,9oC của thế kỷ 20. Bờ Đông Mỹ tuyết
lạnh hơn, Amazon ở Brazil hạn hán tồi tệ. Nhiệt độ hiện nay chỉ tăng 0,7oC
nếu tăng hơn sẽ thế nào, chiến tranh hạt nhân sẽ có thể giảm 3-4oC (NASA) sẽ
tác động trái đất ra sao? La Nina, El Nino ảnh hưởng có liên quan gì trái đất
ấm lên? Trung Quốc hạn hán gây bất ổn giá thực phẩm đẩy lạm phát tăng
5,4% (thông tấn Bloomberg) ngân hàng Trung Quốc đã bình ổn tăng lãi suất
6,06%. Bất ổn và diễn biến cực đoan cần phải có sự dự phòng.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008, cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vấn đề biến đổi khí hậu đang làm nhiều
người trên thế giới lâm vào cảnh đói ăn hơn.
Kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sản xuất lúa gạo tại châu Á
có thể sẽ giảm 4% trong thế kỷ này. Ở Ấn Độ, nếu nhiệt độ không khí gia
tăng 2oC, năng suất lúa sẽ giảm 0,75 tấn/ha và tại Trung Quốc năng suất lúa
nước trời sẽ giảm từ 5 đến 12%. 40 quốc gia vùng cận Sahara ở châu Phi sẽ
giảm sản lượng cây lương thực lấy hạt từ 10 đến 20% do BĐKH.
Thế giới đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH, Đông Nam Á
cũng là một trong khu vực phải hứng chịu tác động khắc nhiệt do BĐKN.


14

Năm nước ở Đông Nam Á gồm Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Philippines
và Campuchia nằm trong danh sách 30 nước chịu tác động khắc nghiệt của
thay đổi khí hậu. Đông Nam Á có thể sẽ là một trong những khu vực dễ bị tác
động nhất trước tình trạng biến đổi khí hậu trái đất, do phần lớn trong số 500

triệu dân của khu vực sống trong các khu vực đồng bằng châu thổ hoặc các
quần đảo có độ cao tương đối thấp so với mực nước biển. Những khu vực này
rất dễ bị ngập nếu mực nước biển dâng lên do hiện tượng Trái đất nóng lên.
Tuy nhiên, vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của dư luận và
chính quyền các nước.
Theo dự báo của Trung tâm nghiên cứu năng lượng châu Á-Thái Bình
Dương (APERC), cơ quan do Diễn đàn APEC bảo trợ, từ năm 2002 tới 2030,
lượng khí thải nhà kính tại Đông Nam Á có khả năng sẽ tăng gấp 4 lần - gấp
đôi Nhật Bản và bằng khoảng 1/3 của Mỹ, 1/4 của Trung Quốc. Nghiêm trọng
hơn, mức độ hấp thụ tự nhiên các loại khí thải nhà kính tại Đông Nam Á đang
có chiều hướng giảm do nạn phá rừng, đặc biệt tại các khu vực vốn có thảm
thực vật bao phủ như đảo Kalimantan (Indonesia), bang Sarawak và Sabah
trên đảo Borneo (Malaysia) và khu vực miền núi dọc theo sông Mekong tại
Việt Nam, Lào, Campuchia, một số khu vực của Myanmar, Thái Lan.
Một số nước trong khu vực đang đẩy mạnh chiến lược sử dụng nhiên
liệu sinh học, chủ yếu từ dầu cọ, do lo ngại biến động của giá dầu trên thị
trường thế giới và sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu, nhưng chiến lược
này kéo theo nguy cơ gia tăng phá rừng để mở rộng diện tích canh tác.
Trong khi đó, chiến lược chuyển đổi sang các loại nhiên liệu khác như khí
hóa lỏng, thủy điện…của nhiều nước trên thực tế cũng không khắc phục được
tình trạng phá hoại môi trường. Quá trình sản xuất khí gas bản thân nó đã gây ô
nhiễm nặng, trong khi phát triển thủy điện sẽ kéo theo những tác động tiêu cực
tới điều kiện tự nhiên. Thực tế các đập nước thủy điện ở thượng nguồn sông


15

Mekong đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống của các cộng đồng dân cư ở hạ lưu,
đặc biệt là tại Việt Nam. Ba mùa khô vừa qua, mực nước sông Mekong đã hạ
xuống mức rất thấp do ảnh hưởng của các đập thủy điện ở phía Bắc.

Năng lượng hạt nhân cũng là một trong những chủ đề được nhiều nước
chú ý. Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar đang có ý định xây dựng các
nhà máy điện nguyên tử quy mô lớn, có thể hoàn thành vào cuối thập kỷ tới. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa lường hết đối với loại hình năng lượng này.
Hầu hết các nước Đông Nam Á đều sử dụng phổ biến các phương tiện
giao thông thế hệ cũ. Đây là nguồn khí thải rất độc hại, đặc biệt là từ hàng
chục triệu xe máy đang lưu hành ở các nước. Do bình quân thu nhập đầu
người trong khu vực còn thấp, tỷ lệ hộ gia đình có ô tô không cao, nhưng
trong vài năm tới, số lượng ô tô sẽ tăng lên, trong khi các dự án giao thông
công cộng mặc dù đang có kế hoạch triển khai, nhưng cũng phải mất nhiều
năm nữa mới bắt đầu triển khai.
Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí
nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí
quyển sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy
làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
Nhiều hậu quả không diễn biến theo một con đường thẳng. Thí dụ về
mặt sinh thái, khí CO2 tăng sẽ ảnh hưởng có lợi cho sự phát triển rừng, nhưng
khi khí hậu biến đổi thì rừng sẽ bị phá hủy - đây là tác động có hai hậu quả
đối nghịch với điều chúng ta dự kiến trong tương lai. [23]
- Núi băng biến mất
Nhiệt độ trái đất tăng cũng khiến chúng ta dễ dàng nhận thấy, diện tích
của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh
nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị
lớp băng vĩnh cửu bao phủ, hay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã


16

tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện.
Nước biển dâng cao do nhiệt độ trái đất ngày càng tăng. Nó khiến cho các

tảng băng tăng nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên toàn thế giới
tăng theo [19].
Phản ứng nhạy cảm của nhiều núi băng về việc tăng nhiệt độ tương
đối thấp của khí hậu là điềm báo trước cho chúng ta thấy, nếu sức nóng
toàn cầu gia tăng lên nhiều độ C thì phần lớn các núi băng trên thế giới sẽ
không còn. Núi băng còn là nơi dự trữ nước, ngay cả khi mưa nhiều vẫn
cho nước quanh năm. Ngành nông nghiệp và nước sinh hoạt trong các
thành phố lớn vùng núi lệ thuộc vào nguồn nước này. Nếu các núi băng
biến mất thì điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề lớn và đe dọa cuộc sống của
hàng triệu người vì thiếu nước [21].
Sự tan hủy của vùng băng phủ có thể chỉ xảy ra trong khoảng thời gian
vài trăm năm, chứ không phải vài ngàn năm [25].
- Mực nước biển đang dâng lên
Một trong những hậu quả có tính vật lý do khí hậu toàn cầu nóng gây ra
là mực nước biển tăng lên. Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực
nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay
lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và
đại dương [21].
Người ta đã từng quan sát hiện tượng này trong lịch sử phát triển của
khí hậu. Vào cao điểm của thời băng giá (cách đây khoảng 20 000 năm), lúc
khí hậu toàn cầu lạnh hơn khoảng 4 đến 70C thì mực nước biển thấp hơn hiện
nay khoảng 120m và người ta có thể đi bộ mà không bị ướt chân từ châu Âu
lục địa sang Anh quốc. Vào cuối thời băng giá, mực nước biển tăng nhanh,
đến khoảng 5m cho mỗi thế kỷ [22].
Theo hãng tin AFP, WMO cho biết mực nước biển tăng cao kỷ lục vào


×