Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của loài ban hypericum hookerianum wight arn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI BAN
HYPERICUM HOOKERIANUM
WIGHT & ARN.

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LỜI CẢM ƠN

BỘ Y TẾ

Để hoàn thành đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Mạnh
Tuyển – Trưởng bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại
học Dược Hà Nội. Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
dìu dắt tôi trong suốt NGUYỄN
quá trình THỊ
thựcHẢI


hiện đề tài để tôi có
thể hoàn thành được luận văn này

NGHIÊN
ĐIỂM
Tôi xin CỨU
gửi lờiĐẶC
cảm ơn
tới cácTHỰC
thầy côVẬT,
bộ môn
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI BAN
Dược cổ truyền, bộ môn thực vật, Trường Đại học Dược
HYPERICUM HOOKERIANUM
Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
WIGHT & ARN.
thành luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
NCS. ThS. Vũ Dũy Hồng – Viện Dược liệu người đã đồng
hành, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
trình thực hiện đề tài.
MÃ SỐ : 60720406
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
gia đình,Người
bạn bè,
đồng
luôn

bên cạnh
động
viên

hướng
dẫn nghiệp
khoa học:
PGS.TS.
Nguyễn
Mạnh
Tuyển
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Ngày 30/03/2017
Nguyễn Thị Hải

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển – Trưởng bộ môn Dược học cổ truyền,
Trường Đại học Dược Hà Nội. Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành được luận văn
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô bộ môn Dược cổ truyền, bộ môn
thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới NCS. ThS. Vũ Dũy Hồng –
Viện Dược liệu người đã đồng hành, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Ngày 30/03/2017

Nguyễn Thị Hải



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...............................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chương 1. TỒNG QUAN ................................................................................... 2
1.1. VÀI NÉT VỀ CHI HYPERICUM ............................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại ........................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật...................................................................................... 2
1.1.3. Thành phần hóa học ................................................................................. 4
1.1.4. Công dụng ................................................................................................ 10
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY HYPERICUM HOOKERIANUM .................... 12
1.2.1. Thực vật học ............................................................................................ 12
1.2.2. Thành phần hóa học ............................................................................... 13
1.2.3. Tác dụng dược lý ..................................................................................... 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................. 18
2.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................. 18
2.2.1. Hóa chất, dung môi ................................................................................. 18
2.2.2. Trang thiết bị, máy móc ......................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 19
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật ........................................................................... 19

2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học ....................................................... 20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 21
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ............................ 21
3.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học của loài nghiên
cứu....................................................................................................................... 21


3.1.2. Hình ảnh, đặc điểm vi phẫu của lá, thân, rễ loài ban Hypericum
hookerianum ....................................................................................................... 23
3.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hoá học ................................................ 29
3.2.1. Định tính được các nhóm chất hữu cơ chính trong dược liệu ............ 29
3.2.3. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được. ................................... 35
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 43
4.1. Về đặc điểm thực vật.................................................................................. 43
4.2. Về thành phần hóa học .............................................................................. 43
4.2.1. Định tính................................................................................................... 43
4.2.2. Chiết xuất ................................................................................................. 44
4.2.2. Phân lập các hoạt chất ............................................................................ 44
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 45
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

CH2Cl2


Dicloromethan

CC

Sắc ký cột (Column chromatography)

ESI-MS

Phổ khối lượng ion hóa tia điện (Electrospray ionization
mass spectrometry )

IR

Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy)

LD50

Liều gây chết 50% (Lethal Dose, 50%)

MeOH

Methanol

MS

Phổ khối (Mass spectrometry)

NMR


Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear magnetic
resonance)

1

H – NMR

13

C – NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (Carbon (13)
Nuclear magnetic resonance )

TT

Thuốc thử

v/v

Thể tích/thể tích


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Hypericum ở Việt Nam ...................................... 3
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong lá, hoa, quả. 29
Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong thân ............ 31
Bảng 3.3. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong rễ ................ 32
Bảng 3.4. Dữ kiện phổ NMR của hợp chất 1 ................................................. 36

Bảng 3.5. Dữ kiện phổ NMR của hợp chất 2 ................................................. 38
Bảng 3.6. Dữ kiện phổ NMR của hợp chất 3 ................................................. 40


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bụi cây và hoa H. hookerianum [39] ............................................ 13
Hình 3.1. Một số đặc điểm hình thái của loài ban nghiên cứu ....................... 23
Hình 3.2. Vi phẫu lá cây ................................................................................. 24
Hình 3.3. Vi phẫu phiến lá.............................................................................. 24
Hình 3.4. Vi phẫu thân cây ............................................................................. 25
Hình 3.5. Vi phẫu rễ cây ................................................................................. 26
Hình 3.6. Một số hình ảnh bột lá .................................................................... 27
Hình 3.7. Một số hình ảnh bột thân ................................................................ 28
Hình 3.8. Một số hình ảnh bột rễ .................................................................... 29
Hình 3.9. Sơ đồ chiết xuất, phân lập các hợp chất của phần trên mặt đất loài
Hypericum hookerianum ................................................................................. 34
Hình 3.10. Công thức cấu tạo của chất số 1 ................................................... 37
Hình 3.11. Công thức cấu tạo của chất số 2 ................................................... 40
Hình 3.12. Công thức cấu tạo của chất số 3 ................................................... 42



ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ sinh thái thực
vật đa dạng và phong phú. Theo tài liệu “ Danh lục các loài thực vật ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Tiến Bân, tổng số loài thực vật ở Việt Nam lên đến
gần 20.000 loài [2]. Tuy nhiên, theo tài liệu “Danh lục cây thuốc Việt Nam”
của Viện Dược Liệu, tính đến năm 2016 mới có 5117 loài và dưới loài đã
được nghiên cứu và sử dụng.
Loài Hypericum hookerianum có ở Việt Nam và một số nước trên thế

giới. H. hookerianum được dùng ở Nepal, Ấn Độ để chống trầm cảm, chống
co thắt, kích thích thần kinh trung ương, hạ huyết áp và tác dụng chống nấm
trong các bài thuốc cổ truyền [24]. Tại Việt Nam, H. hookerianum hầu như
chưa được sử dụng trong y học cổ truyền, cũng chưa được khảo sát, nghiên
cứu, ứng dụng. Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào trong nước và
quốc tế nghiên cứu về thành phần hóa học của loài ban kể trên. Vì vậy, để
cung cấp thêm những tri thức mới về cây thuốc hiện có ở Việt Nam, chúng tôi
lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của
loài ban Hypericum hookerianum Wight & Arn”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Mô tả được đặc điểm thực vật, đặc điểm vi học và giám định tên khoa
học của mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất, phân lập được 2-5 chất từ mẫu nghiên cứu và xác định cấu
trúc hóa học một số chất đã phân lập.

1


Chương 1. TỒNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ CHI HYPERICUM
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại thực vật Takhtajan (2009)[10] Chi Hypericum
(tiếng Việt gọi là Ban, Lành ngạnh) thuộc họ Ban (Hypericaceae), bộ chè
(Theales), lớp hai lá mầm (Magnoliopsida), ngành Mộc lan (Magnoliophyta),
giới thực vật. Vị trí phân loại chi Hypericum được mô tả trong sơ đồ dưới
đây:
- Giới: Thực vật
- Ngành Mộc lan: Magnoliophyta
- Lớp Hai lá mầm: Magnoliopsida
- Bộ Chè: Theales

- Họ Ban: Hypericaceae
- Chi: Hypericum
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây bụi hoặc nửa bụi, sống lâu năm, không có lông hoặc có lông đơn
giản. Lá mọc đối (hoặc vòng) không cuống hoặc cuống ngắn, gân lông chim
hoặc chân vịt (hiếm khi rẽ đôi), mép nguyên hoặc có tuyến ở mép lá. Cụm
hoa xim, hoa lưỡng tính, hoa hình sao hoặc hình cốc. Đài 5, tiền khai hoa năm
điểm, hiếm khi bốn, xếp chữ thập, không đều hoặc đều, tràng liền một phần
hoặc rời. Tràng 4 hoặc 5, xếp xoắn ốc, màu vàng hoặc vàng chanh (hiếm khi
trắng) mặt dưới thường màu nhạt, hoặc có gân đỏ, không rụng hoặc sớm rụng
sau nở hoa, thường không đối xứng. Nhị hoa chùm 4 hoặc 5, rời và dính vào
họng tràng, có thể dính với nhau thành 3 hoặc 4 bó nhị dính vào đài hoặc
không theo quy tắc hoặc không dính thành cụm chỉ nhị, không rụng hoặc rụng
2


sớm, mỗi bó nhị có thể lên đến 70 nhị, chỉ nhị mảnh, rời nhau hoặc dính 2/3,
bao phấn nhỏ dính lưng hoặc có thể dính gốc, mở dọc, có tuyến liên kết, nhị
vô tính bị khuyết (rất hiếm). Bầu nhụy 3-5 khoang, đính noãn trung trụ hoặc
chỉ một khoang với 2-3-5 hợp điểm đính noãn bên, mỗi hợp điểm có từ 2 đến
nhiều noãn, thân noãn 2 hoặc 3-5, rời nhau hoặc đính một phần đến hoàn
toàn, núm nhụy nhỏ, bè hoặc không. Quả nang chẻ ô hoặc hiếm khi tự mở, vỏ
quả thường chứa dầu. Hạt nhỏ, hình chum hoặc có cánh hẹp, vỏ hạt hình dạng
đa dạng, không có áo hạt (rất hiếm khi có mồng). Cây mầm nhọn, thẳng với
một lá mầm nhọn [29].
Các loài thuộc chi Hypericum:
Chi Hypericum là một chi lớn, gồm 469 loài khác nhau. Theo Thực vật
chí Trung Quốc, ở Việt Nam chi Hypericum có 12 loài [29]. Tuy nhiên, theo
báo cáo của Viện Dược liệu [9], chi Hypericum ở Việt Nam còn có thêm 5
loài nữa, tổng cộng là 17 loài được trình bày tóm tắt ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Hypericum ở Việt Nam
STT Tên khoa học

Tên Việt Nam

TLTK

1

H. acmosepalum N. Robson

Ban lá thuôn

[6], [29]

2

H. ascyron Linnaeus

Ban rỗ

[6], [29]

3

H. attenuatum C. E. C. Fischer ex

[6], [29]

Choisy


4

H. elodeoides Choisy

5

H. garrettii Craib

[9]

6

H. gramineum G. Forster

[6], [29]

7

H. hookerianum Wight&Arn.

Ban Nepal

Ban hooker
3

[6], [29]

[6], [29]



8

H. indicum

9

H. japonicum Thunb ex. Murray

10

H. leschenaultii Choisy

11

H. patulum Thunb ex Murray

12

H. petiolatum L.

13

[9]
Ban, Nọc sởi, Ban nhật [6], [29]
[25]
Ban tròn, Cỏ vỏ lúa

[3]


H. petiolulatum Hook. f. &

[29]

Thomson ex Dyer

14

H. pseudopetiolatum R. Keller

15

H. sampsonii Hance

16

H. uralum Buch. Ham. ex D. Don Ban lá nhỏ

17

[6], [29]

[9]
Ban nguyên thảo, Ban
lá dính, Lưu kinô

H. wightianum Wall. ex Wight &
Arn.

Ban wight


[6], [29]
[6], [29]
[29]

Ngoài ra, tại Việt Nam còn có loài H. perforatum L (Cây ban âu, cỏ
thánh John) đã được nhập nội và đưa vào trồng trọt tại các tỉnh miền núi phía
bắc nước ta từ năm 2004. Ban âu được sử dụng bộ phận trên mặt đất của cây
điều trị bệnh trầm cảm, ngoài ra còn được dùng làm thuốc trị bệnh gan, thuốc
chống viêm, kháng khuẩn, chữa bỏng, chống virus, chống nghiện rượu [30].
1.1.3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của chi Hypericum được nghiên cứu chủ yếu đối
với loài H. perforatum L. Theo các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới,
những hợp chất hóa học có tác dụng sinh học đã được tìm thấy trong dịch
chiết hydroalcoholic (ethanol hoặc methanol) của phần trên mặt đất của H.
perforatum chứa nhiều hợp chất thuộc 6 nhóm chính là: naphthodianthron,
4


phloroglucinol, flavonoid, biflavon, phenylpropan và proanthocyanidin.
Ngoài ra, còn một lượng nhỏ tanin, xanthone, chất béo và amino acid thiết
yếu [20], [28].
Một số hợp chất đã được tìm thấy như sau:
- Nhóm hợp chất naphthodianthron: là những hợp chất điển hình của
chi Hypericum được tìm thấy trong một số loài khác nhau. Trong số các
naphthodianthrone, hypericin (IIIa) là hợp chất được chú ý nhất trên quan
điểm dược lý học vì khả năng ức chế mạnh enzym protein kinase C và khả
năng ức chế tăng sinh của tế bào động vật có vú và nhiều tác dụng dược lý
quan trọng khác. Ngoài ra, các hợp chất khác như emodinanthron (I),
Protohypericin (IIa), Pseudoprotohypericin (IIb), Pseudohypericin (IIIb) và

Cyclopseudohypericin (IV) cũng được tìm thấy và nghiên cứu tác dụng dược
lý trong nhiều năm qua.

5


- Nhóm hợp chất floroglucinol: là những hợp chất được tìm thấy ở
nhiều loài hơn của chi Hypericum so với các hợp chất naphthodianthrone. Tuy
nhiên, nhóm hợp chất này cũng được tìm thấy ở một số họ thực vật khác như
họ hoa hồng (Rosaceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Hai hợp chất liên hệ
gần gũi nhau đã được tìm thấy trong H. perforatum là hyperforin (Va) và
adhyperforin (Vb), tổng lượng của cả hai hợp chất tăng từ khoảng 2%/0,2%
(Va/Vb) trong hoa đến 4,4% và 1,8% trong quả chín. Một hợp chất khác có
cấu trúc phân tử liên kết giữa hyperforin và một sesquiterpen được chiết ra từ
lá của Hypericum perforatum là hydroperoxycadioforin (VI), chứa nhóm
hydroperoxo trong phân tử.

6


- Các hợp chất flavonoid: là những hợp chất có cấu trúc bao gồm
quercetin (VIIa) đóng vai trò như một aglycone liên kết với nhóm chính tạo ra
những hợp chất có hoạt tính sinh học trong các loài Hypericum. Hàm lượng
của các flavonoid chiếm từ 2-4%, trong đó hyperoside (hyperin-VIIb) và rutin
(VIIc) thường chiếm phần lớn trong số các glycoside của H. perforatum so
với quercitrin (VIId) và isoquercitrin (VIIe). Flavonol glycoside có tác dụng
chống co giật, ngoài ra chúng còn ức chế enzym monoamine oxidase A và
catechol-O-methyltransferase

7



- Các hợp chất biflavon: là những hợp chất không phổ biến trong số
những flavone đối xứng vốn đã không có nhiều trong trong cây cỏ, có 2 hợp
chất nhóm này đã được phát hiện trong H. perforatum là 3,8 biapigenin (VIII)
và amentoflavon (IX) với hàm lượng lần lượt là 0,1-0,5% và 0,01-0,05%. Cho
đến nay, chưa có dữ liệu đề cập đến các liệu pháp trị bệnh có ý nghĩa của
biflavone trong H. perforatum. Tuy nhiên, hiện nay amentoflavon được cho
thấy gắn được vào receptor benzodiazepin ở não (invitro) nhưng hợp chất này
lại không thấm qua được hàng rào máu não. Trong thực tế, các biflavonoid
bao gồm amentoflavon được báo cáo trước đó có khả năng ức chế nhóm II
phospholipase A2. Amentoflavon cũng có tác dụng ức chế cyclooxygenase ở
chuột lang và không tác động đến lipoxygenase.

- Các hợp chất phenylpropan: Các hợp chất này xuất hiện ở một số
cây dưới dạng các este của acid hydroxycinnamic như acid p-coumaric, acid
caffeic. Một số hợp chất trong nhóm này xuất hiện dưới dạng chất béo thiết
yếu và có tác dụng gây tê tại chỗ. Trong dịch chiết của H. perforatum, người

8


ta cũng phát hiện được acid chlorogenic (X) nhưng hàm lượng của nó chỉ
dưới 1%

- Các hợp chất proanthocyanidin: những hợp chất này được tìm thấy
trong dược liệu H. perforatum, dưới dạng tanin, tỷ lệ 6,2-11,2% trong dược
liệu thô. Khi định lượng bằng phương pháp chuyển màu với cyanidin được
hàm lượng từ 2-4% và tỷ lệ này đạt cao nhất trước khi cây ra hoa. Procyanidin
B2 hai nhánh (XI) được tách ra từ dược liệu cùng với procyanidin 3 nhánh,

bốn nhánh.
Các hợp chất proanthocyanidin có rất nhiều tác dụng sinh học như
chống o xy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, co mạch và nhiều tác dụng khác
nhưng chưa có tác dụng chống trầm cảm nào được báo cáo.

9


- Các hợp chất khác kèm theo: các hợp chất khác kèm theo được tìm
thấy là các xanthone, được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của các loài
Hypericum. H. perforatum chứa 1,3,6,7-tetrahydroxyxanthone (XII) và
kielcorin C (XIII) với hàm lượng khoảng 0,01%

1.1.4. Công dụng
Trên thế giới, đặc biệt ở Ấn Độ và châu Âu, các loài Hypericum đã
được sử dụng để chữa bệnh trong dân gian từ trên 2.000 năm trước để trị
chứng lo âu và giảm đau, loài được sử dụng phổ biến nhất là H. perforatum,
H. mysorence, H. patulum, H. polyanthenum, H. drummondii [37], [20], [18].
Tại Việt Nam, đồng bào miền núi thường lấy lá cây ban hooker vò ra
ngâm nước, để lắng lấy dịch trong rửa mắt cho gia cầm đau mắt [6]. Trong
những năm 2000, Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã chủ trì một đề tài cấp Bộ
“Sàng lọc một số vị thuốc, bài thuốc nhằm điều chế thuốc điều trị viêm gan
mạn do siêu vi B”. Trong đó nghiên cứu chế phẩm flavonoid chiết xuất từ lá
cây ban tròn (H. patulum Thunb. ex Murray) làm thuốc điều trị viêm gan mạn
do siêu vi B - được gọi là “cao ban tròn” (còn gọi là bột hypatin), kết quả thử
các tác dụng dược lý của bột hypatin được báo cáo như sau:
10


- Tác dụng bảo vệ gan: với liều thử 250mg/kg thể trọng chuột nhắt

trắng, bột hypatin đã làm giảm có ý nghĩa thống kê 36,50% hoạt độ của
enzym GPT và 53,58% hàm lượng bilirubin trong huyết thanh chuột đã bị gây
tăng bởi CCl4.
- Tác dụng ức chế xơ gan: Bột hypatin với các liều thử 125mg/kg và
250mg/kg đã làm giảm hàm lượng colagen trong gan chuột cống trắng bị gây
viêm gan mạn và gây tăng colagen bằng CCl4: 10,76% (P<0.05) và 15,24%
(P<0,001) tương ứng.
- Tác dụng chống oxy hoá: Bột hypatin với các liều thử 125mg/kg và
250mg/kg đã làm giảm hàm lượng MDA trong gan chuột cống trắng bị gây
tăng peroxy hoá lipid bằng CCl4: 21,38% và 13,65% tương ứng.
- Tác dụng trên tổ chức tế bào gan: Bột hypatin đã thể hiện tác dụng
bảo vệ gan trên chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4, tuy không giúp hồi
phục hoàn toàn nhưng đã cải thiện rõ rệt các tổn thương gan, đặc biệt đã hạn
chế mức độ xơ hoá gan rất nhiều so với lô chuột bệnh lý không được điều trị.
Đây là kết quả mới đáng ghi nhận đối với cây ban tròn và chế phẩm flavonoid
toàn phần.
- Tác dụng chống viêm mạn: Bột hypatin với liều thử 250mg/kg đã làm
giảm có ý nghĩa thống kê 23,5% trọng lượng ổ viêm do amian gây ra trên
chuột cống trắng.
- Tác dụng lợi mật: Bột hypatin với liều thử 250mg/kg đã làm tăng tiết
mật 29,29% (P<0,05) so với lô chứng trên chuột nhắt trắng trưởng thành (mô
hình Rudi).
Với các tác dụng dược lý thử trên chuột bị gây viêm gan cấp và mạn
tính bằng CCl4 đã liệt kê ở trên, chế phẩm flavonoid ban tròn đáp các yêu cầu
đối với một thuốc điều trị viêm gan mạn do vi rút VGB. Vì vậy flavonoid của
11


cây ban tròn được chọn để tiếp tục nghiên cứu trên độc tính cấp và độc tính
bán trường diễn, kết quả nghiên cứu như sau:

- Độc tính cấp: kết quả thử độc tính cấp cho thấy liều không có chuột
chết LD0= 5000mg bột flavonoid, gấp 40 lần liều có tác dụng (125mg/kg).
Điều này chứng tỏ bột Flavonoid ban tròn có tính an toàn cao khi sử dụng.
- Độc tính bán trường diễn: Cho thỏ uống bột flavonoid ban tròn liều
5000mg/kg thể trọng trong 30 ngày liên tục đã không gây ảnh hưởng đến
chức năng gan, chức năng thận và chức năng tạo máu của thỏ thí nghiệm. Kết
quả nghiên cứu mô học gan thận cho thấy hình ảnh tế bào gan và thận của thỏ
không bị tổn thương sau khi uống bột flavonoid 5000mg/kg × 30 ngày, không
thấy sự khác biệt khi so sánh với hình ảnh tế bào gan và thận của lô đối
chứng. Như vậy, có thể kết luận chế phẩm flavonoid ban tròn không gây độc
đối với cấu trúc tế bào gan và thận [1].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY HYPERICUM HOOKERIANUM
1.2.1. Thực vật học
H. hookerianum là một loài thuộc chi Hypericum, phân bố ở Nam,
Đông Nam Trung Quốc, Bangladesh, Bhutan, Đông Nam và Nam Ấn Độ,
Myanmar, Nepal, Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam [23]. Ở Việt Nam, loài cây
này được gọi là Ban hooker, phân bố ở Lào Cai (Sapa) [6], [8].
H. hookerianum thuộc loại cây bụi thấp, rậm rạp, cao đến 1,75m, bụi
cây có đỉnh tròn, cành thẳng đứng có nhiều nhánh, phần thân non có 4 cạnh,
trong đó có 2 cạnh sắc hơn, chia đốt dài 1,2 đến 6cm, mỗi đốt không dài quá
độ dài của lá. Cuống lá dài 1-4mm, phiến lá thuôn dài hình lưỡi mác hoặc
hình trứng, mặt dưới lá màu xám hoặc lam nhạt, lá có các vệt hoặc chấm nhỏ
thưa dần từ giữa ra rìa lá. Phiến lá có từ 3 đến 4 đôi gân chính, không nhìn
thấy gân cấp 3 hình lưới, gân lá tạo các hình nêm nhọn hoặc hình trái tim
12


chóp nhọn. Cụm hoa có từ 1 đến 5 hoa mọc ở đầu cành, lá bắc hình lưỡi mác
hay thuôn nhọn, cách đài hoa 3-16mm, rụng sớm. Hoa có đường kính 3-6cm,
hình chén, nụ hoa hình trứng hoặc hình cầu. Đài hoa xếp vòng hình trứng

ngược hoặc hình thìa, kích thước 5-10×4-8mm, trên đài hoa có những đường
gân rõ nét rất đặc trưng, mép đài hoa có răng cưa nhỏ, đều. Cánh hoa màu
vàng kim đậm đến nhạt, dài gấp 3 lần đài hoa, mép nhẵn, hình trứng đến tròn.
Nhị hoa xếp thành bó, mỗi bó có 60-80 nhị, nhị dài nhất 5-9mm, độ dài trung
bình bằng 0,25-0,35 lần độ dài cánh hoa. Bầu nhụy hoa hình trứng, kích thước
5-7×4-8mm, vòi nhụy dài 2-4mm, bằng 0,35-0,7 lần độ dài bầu nhụy, cong
dần hướng ra ngoài. Quả hình tròn hoặc hình oval, kích thước 0,9-1,7 cm × 712 mm. Hạt màu màu nâu đỏ sẫm, kích thước 0,7-1mm, không có gờ, vỏ
ngoài có các đường mắt lưới [24], [23].

Hình 1.1. Bụi cây và hoa H. hookerianum [39]
1.2.2. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của H. hookerianum chưa được nghiên cứu nhiều
trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây cho thấy loài H. hookerianum mọc
13


hoang ở khu vực Western Ghats - Ấn Độ có chứa hypericin, tuy nhiên chưa
tìm thấy chất này trong cây H. hookerianum sống ở nơi khác [31].
1.2.3. Tác dụng dược lý
Trong hai thập kỷ gần đây, đã có một số công bố về nghiên cứu tác
dụng dược lý của H. hookerianum trên các tạp chí khoa học.
Về khả năng gây độc tế bào, Vijayan P và cộng sự đã chiết bằng các
dung môi khác nhau đối với các bộ phận khác nhau của cây H. hookerianum.
Các dịch chiết đó được sử dụng cho nhiều phương pháp thử nghiệm đồng thời
để đánh giá khả năng sống của một số dòng tế bào bình thường và tế bào ung
thư thông qua trị số IC50 . Kết quả cho thấy cả 3 loại dịch chiết methanol của
lá, thân cây và phần trên mặt đất của H. hookerianum đều có tác dụng gây độc
tế bào đối với cả dòng tế bào bình thường và ung thư [38].
Về tác dụng chống ung thư, nghiên cứu của Santoshkumar H. Dongre
(Ấn Độ) và cộng sự cho thấy cao chiết methanol của H. hookerianum được

làm khô ở nhiệt độ 40-50oC dưới áp suất thấp được uống liều 100 và
200mg/kg thể trọng mỗi ngày 1 lần, trong trong 10 ngày làm tăng thời gian
sống thêm trung bình lần lượt từ 18,5±0,22 đến 24,33±0,42 và 33,00±1,34
ngày trên chuột thí nghiệm được tiêm tế bào ung thư Dalton’s Lymphoma
ascitic (DLA) so với nhóm chứng. Thời gian sống thêm trong thử nghiệm này
cũng cho thấy tác dụng làm tăng thời gian sống thêm của dịch chiết methanol
của H. hookerianum tương đương với liệu pháp điều trị bằng methotrexate
liều uống 3,4mg/kg thể trọng là 26,16±0,36 ngày [17].
Về tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, nghiên cứu của Pulok K.
Mukherjee đã khảo sát cao chiết của hai loài H.patulum và H. hookerianum
với hai liều 200mg/kg và 400mg/kg trên các mô hình động vật thí nghiệm
khác nhau. Sau đó nghiên cứu các thông số gồm: hoạt động tự nhiên của
14


chuột, thăm dò hành vi chui đầu, thử nghiệm mê lô chữ Y, tác động đến thời
gian ngủ và theo dõi tác động trên thân nhiệt của chuột. Tất cả các thử nghiệm
cho thấy dịch chiết của H.hookerianum làm tăng hoạt động tự nhiên của
chuột, tăng hành vi thăm dò của chuột, làm giảm thời gian ngủ của chuột
được gây ra bởi pentobarbiton. Khi thử nghiệm tác dụng của các cao chiết với
thân nhiệt của chuột, kết quả cho thấy các cao chiết của H.hookerianum làm
giảm đáng kể thân nhiệt của chuột được gây sốt, tuy nhiên không ảnh hưởng
trên thân nhiệt bình thường. Cao chiết của H.patulum không có tác dụng trên
thân nhiệt chuột trong thử nghiệm này [24].
Tác dụng chống virus được P. Vijayan và cộng sự (Đại học Dược JSS,
Ootacamund, Tamil Nadu, Ấn Độ) nghiên cứu cho thấy cao chiết methanol
phần trên mặt đất của H. hookerianum có tác dụng kháng virus đối với Herpes
simplex virus type I (HSV-1) ở nồng độ không gây độc với tế bào chủ. Theo
đó, nồng độ ức chế 50% virus (IC50) của cao chiết chiết bằng phương pháp
Soxhlet là 50μg/ml [37].

Về tác dụng kháng khuẩn của H. hookerianum, nghiên cứu của Pulok
K. Mukherjee và cộng sự đã dùng ba loại dung môi là methanol, aceton và
chloroform lần lượt chiết lá và thân cây tạo ra 6 cao chiết dược liệu để thử tác
dụng kháng khuẩn với 6 vi khuẩn là Pseudomonas cepacia, Bacillus subtilis,
Bacillus megaterium, Bacillus coagulans, Staphylococcus aureus và
Escherichia coli. Kết quả cho thấy tất cả 6 dịch chiết đều thể hiện tác dụng
kháng khuẩn, trong đó cao chiết methanol của lá và thân có tác dụng kháng
khuẩn mạnh nhất [25].
Về tác dụng chống oxi hóa của H. hookerianum, nghiên cứu của H.
Raghu Chandrashekhar và cộng sự sử dụng cao chiết methanol của lá, rễ, hoa
và phần trên mặt đất của cây để khảo sát tác dụng chống oxy hóa invitro bằng
8 phương pháp khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 cao chiết được
15


×