Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh lớp 4,5 trong dạy học luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.94 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA
HỌC SINH LỚP 4, 5 TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên tác giả: Đặng Thị Dung

Lớp: 54A1 - GDTH

Khoa: Giáo dục
Nhóm ngành: Giáo dục Tiểu học
1. MỞ ĐẦU


Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Ngay từ thời cổ đại, ở phương Tây, nhà Triết học cổ đại Hy Lạp Socrate
(469-390 TCN) đã từng nói: “Hãy nhận biết bản thân mình” và trong dạy
học, với phương pháp đàm thoại, ông đã giúp người đọc phát hiện ra chân
lí bằng cách đặt câu hỏi gợi mở để tìm ra kết luận. Ở phương Đông,
Khổng Tử (551-479 TCN) người Trung Quốc đã quan tâm đến việc khích
lệ tư duy của học sinh. Các thời đại sau đó luôn quan tâm tới việc phải làm
sao giúp học sinh (HS) phát huy được tích tích cực sáng tạo trong học tập.
Cho tới những năm cuối thế kỉ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và
trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục – Đào tạo thường nói tới
việc cần thiết phải chuyển từ kiểu dạy học "lấy giáo viên (GV) làm trung
tâm” sang kiểu dạy học “lấy học sinh làm trung tâm- hay dạy học phải phát
huy tính tích cực nhận thức (TTCNT) của HS” nhấn mạnh vai trò của
người học.
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng Sản Việt Nam khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học; từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS…”. Định hướng trên đã được


pháp chế hóa trong Luật giáo dục (2005): “ Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù


hợp với đặc điểm từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Ở tiểu học, đặc biệt là các lớp
4, 5 là giai đoạn mà nhu cầu nhận thức và khám phá của các em rất
phong phú trong tất cả các lĩnh vực, thông qua học tập tất cả các môn nói
chung và phân môn Luyện từ và câu (LTVC) của môn Tiếng Việt nói riêng.
Vì vậy để làm tốt điều này, cần phải có một số biện pháp phát huy TTCNT
của HS lớp 4, 5 trong dạy học LTVC.


Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước đã đặt ra những yêu cầu cao đối với sự phát triển
toàn diện của con người Việt Nam nói chung và chất lượng nguồn nhân
lực nói riêng. Điều đó cũng nói lên vai trò to lớn của giáo dục trong việc
đào tạo nguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất và nhân cách cao đáp
ứng với yêu cầu xã hội. Thực tế đó đòi hỏi giáo dục phải đổi mới một cách
toàn diện từ mục tiêu giáo dục – đào tạo, nội dung, phương pháp giáo dục
- dạy học.
Bên cạnh đó, ngày nay do khoa học công nghệ ngày càng được phát triển
nhanh dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Thực tế đó đã có sự ảnh hưởng lớn
đến việc dạy học ở trường, đòi hỏi phải có sự không ngừng đổi mới và
hiện đại hóa nội dung dạy học. Quá trình dạy học hiện nay của cả nước
đang tồn tại mâu thuẫn lớn giữa khối lượng và tính chất của nội dung dạy
học ngày càng phong phú đa dạng, hiện đại, yêu cầu dạy học ngày càng
cao nhưng thời gian học tập trong nhà trường có hạn, các phương pháp

dạy học (PPDH) đã lỗi thời và lạc hậu.
Thực tế dạy học cho thấy, GV đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp dạy
học đa dạng và khác nhau nhưng HS vẫn còn rất thụ động trong việc học
phân môn Luyện từ và câu. Từ đó sinh ra cảm giác nhàm chán trong giờ


học, các em thấy khô khan bị động…Kết quả của việc này là kết quả học
tập không cao, không đặt được hiểu quả cần thiết.
Để nâng cao chất lượng học tập và đặc biệt là phát huy tính tích cực chủ
động của HS trong quá trình dạy học phân môn LTVC, GV cần phải tìm ra
những biện pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy được TTCNT của HS.
Từ lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh lớp 4, 5 trong dạy học Luyện từ và câu” để nghiên
cứu.


Mục tiêu
Đề xuất các biện pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để phát huy tính
tích cực nhận thức của HS lớp 4, 5 trong dạy học Luyện từ và câu.



Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các PPNC sau:



Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nhằm thu thập các thông
tin lí luận để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài: Phương pháp phân tíchtổng hợp tài liệu, Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.




Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhằm thu thập các thông
tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài: Phương pháp điều
tra, Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục, Phương pháp nghiên
cứu các sản phẩm hoạt động.



Phương pháp thống kê toán học: Xử lí các số liệu thu được



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp phát huy tính cực nhận
thức của học sinh lớp 4, 5 trong dạy học Luyện từ và câu.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT
ĐƯỢC
2.1. Khái niệm: Tính tích cực nhận thức là các hoạt động nhằm làm
chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng


tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học
tập.
2.2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS lớp 4, 5
trong dạy học Luyện từ và câu


Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của GV về sự cần thiết phải phát
huy tính tích cực hoạt động của HS lớp 4, 5 trong dạy học Luyện từ
và câu
a) Mục tiêu của biện pháp
Giúp GV có những thay đổi nhận thức về sự cần thiết phát huy tính
tích cực nhận thức của học sinh lớp 4,5 trong dạy học Luyện từ và câu.
b) Nội dung của biện pháp
Cung cấp cho giáo viên những nội dung kiến thức, kĩ năng sư phạm
sâu hơn về phân môn LTVC.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
- Tổ chức cho GV tham gia những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy
học nhằm nâng cao nhận thức của GV.
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng cho GV về ý thức, thói quen tự học,
tìm tòi học hỏi những kiến thức mới đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
- Tổ chức các buổi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho GV.
Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học Luyện từ và câu lớp 4, 5
đề phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh lớp 4, 5
a) Mục tiêu của biện pháp


Về kiến thức: Các em nắm vững nội dung chương trình SGK theo
quy định, biết sử dụng từ và câu trong giao tiếp, biết được những mối
quan hệ về thế giới xung quanh, bản thân, gia đình nhà trường và xã hội.



Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản như
nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng sử dụng vốn từ và câu trong học tập và trong
cuộc sống hàng ngày.





Về thái độ: Hình thành và phát triển ở các em học sinh lớp 4,5 tính
tích cực tự giác học tập đúng đắn. Phát triển phẩm chất của con người lao
động Việt Nam. Rèn luyện cho các em tính cần cù, cẩn thận, có ý thức
trách nhiệm, có tình cảm yêu thương, quan tâm đến xung quanh…
b) Nội dung biện pháp



Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo
của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức;



Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng
tạo các phương pháp khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa
đạt mục tiêu dạy học vừa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của
trường;



Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của HS trong
dạy học LTVC;



Đổi mới PPDH học theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt
động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân. GV phải biết khai thác lợi

thế của tập thể để phát triển từng cá nhân.



Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành;



Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại
trong dạy học.
+ Cách thức thực hiện biện pháp
- Trong quá trình dạy học phân môn LTVC lớp 4, 5 GV phải tổ chức các
hoạt động học tập đa dạng và phong phú, giúp HS lĩnh hội kiến thức và
hình thành kĩ năng.
- Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của HS: khi tiến hành
giờ học LTVC thì GV hướng dẫn HS cách tự đọc sách, cách lấy thông tin,
cách phân tích và hiểu dù ở mức độ khác nhau.
- Tổ chức hoạt động tri thức bằng hệ thống các câu hỏi.
- Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp và ứng xử sư phạm.


- Phối hợp nhiều PPDH học sẽ giúp HS đỡ nhàm chán trong học tập và có
hứng thú hơn.
Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh giá
trong dạy học Luyện từ và câu
a) Mục tiêu của biện pháp.
Đổi mới hình thức tổ chúc dạy học, kiểm tra và đánh giá trong dạy học
LTVC nhằm khảo sát mức độ chiếm lĩnh nội dung, chiếm lĩnh tri thức của
HS để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học.
b) Nội dung của biện pháp

Về hình thức dạy học: Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học



khác nhau, học ở trên lớp, ngoài trời, ngoại khóa, hoạt động theo lớp,
theo nhóm, theo cặp, theo cá nhân, hoặc tự học tự nghiên cứu phù hợp
với yêu cầu của nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm nhận thức của
HS.
Về kiểm tra đánh giá: Chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau: +



Đảm bảo tính khách quan khi kiểm tra, đánh giá; + Tính toàn diện trong
kiểm tra, đánh giá; + Tính hệ thống trong kiểm tra; + Tính phát triển trong
quá trình kiểm tra.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
- Cần phải thiết kế đề kiểm tra, trước khi tiến hành kiểm tra đánh giá cho
HS;
- Phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra; Xác định mục
tiêu và nội dung cần kiểm tra;

Thiết kế đáp án, biểu điểm cho bài kiểm

tra;
- Tăng cường vai trò tự kiểm tra đánh giá của người học;
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập.
Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện để phát huy tính tích cực nhận
thức của học sinh lớp 4, 5 trong dạy học Luyện từ và câu



a) Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện những điều kiện cần thiết thì góp phần hoàn thiện quá
trình dạy học nhằm phát huy TTCNT của HS trong dạy học LTVC.
b) Nội dung của biện pháp
Các điều kiện cần đảm bảo để phát huy TTCNT của HS Tiểu học
được thể hiện qua hai mặt: các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài.


Các yếu tố bên trong bao gồm HS và GV
+ Về học sinh: Phải đảm bảo về các mặt như:

Đặc điểm trí tuệ (tái

hiện, sáng tạo…); Năng lực; Tình trạng sức khỏe; Trạng thái tâm lí (hứng
thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí…); Điều kiện vật chất, tinh
thần; Môi trường tự nhiên, xã hội.
+ Bản thân GV phải luôn ý thức được về sự cần thiết phải phát huy
TTCNT của HS lớp 4, 5 trong dạy học LTVC.


Các yếu tố bên ngoài:
+ Về nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy
học, kiểm tra đánh giá trong dạy học LTVC phải được xây dựng đổi mới
sao cho phù hợp với đội tuổi của các em;
+ Cơ sở vật chất của trường học của lớp học;
+ Nâng cao trình độ năng lực quản lí của đội ngũ quản lí, đổi mới công tác
quản lí chỉ đạo các cấp…
+ Cách thức thực hiện biện pháp
Nâng cao trình độ, năng lực nhận thức của HS bằng việc tạo điều kiện cho

các em được học tập với nội dung chương trình gần gũi với cuộc sống
hàng ngày của các em, sử dụng PPDH phát huy TTCNT của các em.
Nâng cao nhận thức của GV, trước hết phải đảm bảo cung cấp cho GV
những nội dung kiến thức, kĩ năng sư phạm sâu hơn về phân môn LTVC.
Thường xuyên kiểm tra và bổ sung đồ dùng dạy học, trang thiết bị mới để
có thể sử dụng trong quá trình dạy học. Tổ chức những lớp tập huấn về


việc sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu…
cho đội ngũ GV.
Tổ chức những đợt rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, những chuyên đề về
nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ cán bộ, tổ chức các đợt tập huấn
về công tác quản lí cho các cấp…
1.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Thông qua quá trình nghiên cứu từ những cơ sở lí luận của vấn đề đến cơ
sở thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các GV tiểu học ngày nay
mặc dù có sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc phát huy TTCNT của
HS trong dạy học nhưng vẫn chưa có thể vận dụng được những phương
pháp hay đề xuất ra những biện pháp nhằm làm phát huy TTCNT cho HS.
Vì vậy, mong rằng các biện pháp này trong quá trình thực hiện phải đảm
bảo được các nguyên tắc và mục tiêu, tính thực tiễn, tính hiệu quả và tính
khả thi. Như vậy mới có thể giúp HS lớp 4,5 phát huy được TTCNT trong
dạy học phân môn LTVC.
3.2. Kiến nghị
- Với Bộ GD& ĐT
Cần có sự đổi mới tiếp tục trong chương trình giáo khoa, sao cho có sự
phân hóa xã hội, kinh tế và chính trị của từng vùng khác nhau của cả

nước.
Tăng cường hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho việc trang bị, đổi mới
những cơ sở vật chất, thiết bị dạy học sao cho đáp ứng được yêu cầu của
bài học.
Thường xuyên cử những cán bộ quản lí giáo dục, cán bộ phụ trách
chuyên môn về lĩnh vực PPDH học tập kinh nghiệm của các chuyên gia
nước ngoài, chọn lọc những cái mới có thể áp dụng ở Việt Nam.
- Với Sở, Phòng GD& ĐT


Có sự phối hợp đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng trong nội dung
đào tạo GV Tiểu học;
Có sự quản lí chặt chẽ và thực hiện đúng quy định trong khâu tuyển GV;
Nhanh chóng truyền đạt và thực hiện những chủ trương, chính sách mà
Bộ GD& ĐT đã ban hành;
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới nội dung chương
trình, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới về kiểm
tra đánh giá;
Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV;
Thành lập một ban thanh tra chuyên kiểm tra đột xuất về quá trình dạy
học, các cơ sở vật chất dụng cụ học tập của các trường tiểu học để nắm
được thực trạng hiện tại.
- Với các trường và giáo viên tiểu học
Tăng cường tổ chức những chương trình hội thảo, bồi dưỡng cho GV Tiểu
học về nghiệp vụ sư phạm. Tăng cường nâng cao nhận thức của họ về sự
cần thiết của việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh;
Tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện dạy học để phát huy tính tích
cực nhận thức của HS.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Chu Thị Thủy An (chủ biên), TS. Chu Thị Hà Thanh

(2010), Dạy học luyện từ và câu, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[2]. GS.TS Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
II, Nxb Đại học sư phạm.
[3]. PGS.TS Hoàng Hòa Bình (chủ biên, 2007), Những vấn đề chung về
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, Nxb
Giáo dục.
[4]. Hồ Ngọc Đại (Chủ biên,1994), Công nghệ giáo dục, Nxb Giáo dục.


[5]. Nguyễn Kế Hào (chủ biên, 1998) Đổi mới nội dung và phương pháp
giảng dạy ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.
[6]. PGS.TS Phạm Minh Hùng (Chủ biên, 2008), Một số vấn đề thời sự
của Giáo dục Tiểu học.
[7]. Bùi Văn Huệ (Chủ biên, 2008), Tâm lí học Tiểu học, Nxb Đại học Sư
phạm .
[8].TS Trần Thị Hương (2012), Dạy và học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm
Tp Hồ Chí Minh.



×