Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sinh viên NCKH giáo dục kĩ năng thích ứng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.77 KB, 7 trang )

GIÁO DỤC KỸ NĂNG THÍCH ỨNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO
5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Tên tác giả

Lê Thúy Trầm

Lớp: 54A Ngành: Giáo dục mầm non
Khoa: Giáo
dục
Nhóm ngành: Khoa
học Giáo dục
1.
·

Mở đầu:
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài:
Vấn đề giáo dục (GD) kỹ năng sống nói chung và kỹ năng thích

ứng xã hội (TƯXH) nói riêngđã được nhiều nhà nghiên cứu trong
nước và trên thế giới đề cập đến.
Nhà tâm lý học Spencer H với tác phẩm “Những nguyên lý tâm lý
học” là người khởi xướng của tâm lý học thích ứng, ông cho rằng:
cuộc sống là sự thích ứng liên tục của các mối quan hệ bên trong với
mối quan hệ bên ngoài.
Năm 1980, Janes W với tác phẩm “The Principles of Psychology”
ông cho rằng: đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là Nghiên
cúu mối quan hệ giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài
và đây chính là bản chất của quá trình thích ứng của cá thể.
Năm 1979, tác giả Golomstooc A.E đã đưa ra quan điểm về thích
ứng trong nghề nghiệp. Bên cạnh đó có rất nhiều quan điểm về thích


ứng trong GD. Hai tác giả Ilin E.P và Nhikitin V.A khẳng định: tính
hiệu quả của quá trình GD và việc xây dựng “sức khỏe” đạo đức và
tâm lý trong quá trình GD sẽ phụ thuộc vào vấn đề sinh viên thích


ứng với tốc độ như thế nào với các điều kiện, hoàn cảnh mới. Hay
tác giả Pêtoropxky A.V cho rằng: sự TƯXH là quá trình thích nghi tích
cực của cá nhân hoặc tập thể (lớp, nhóm) với các điều kiện vật chất,
các tiêu chuẩn và giá trị được xác định của môi trường xã hội.
Ở Việt Nam, tác giả Vũ Thị Nho cùng một số nhà khoa học đã
nghiên cứu đề tài “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh
tiểu học, Năm 2000, tác giả Phan Quốc Lâm đã bảo về luận án tiến
sỹ với đề tài “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1”.
Luận án đã đưa ra chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự
thích ứng của hoạt động học tập của học sinh lớp 1. Trên cơ sở đó,
nhằm nâng cao mức độ thích ứng cho học sinh.
Như vậy, có nhiều công trình, nhiều tác phẩm được nghiên cứu đã
cung cấp nền tảng lý luận và phương pháp quý báu cho các đề tài
nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, các tác giả chỉ mới xây dựng lý luận
và phương pháp kỹ năng TƯXH cho con người nói chung, đối tượng
người đi làm và sinh viên nói riêng, đối tượng trẻ mầm non hầu như
chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu.
·

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Kỹ năng TƯXH là thành phần quan trọng trong nhân cách con

người của xã hội hiện đại. Kỹ năng này cần được GD cho trẻ ngay từ
tuổi mầm non, đặc biệt, độ tuổi MG 5-6 tuổi là mốc quan trọng vì tiếp
sau giai đoạn này trẻ sẽ bước vào môi trường học tập mới với nhiều

thay đổi nên việc trang bị cho trẻ đầy đủ và chắc chắn những kỹ năng
thích ứng là rất quan trọng.
Hoạt động khám phá xã hội (KPXH) là một trong những nội dung
GD khám phá môi truờng xung quanh ở trường mầm non, giúp trẻ
làm quen với thế giới xung quanh, các mối quan hệ trong gia đình,


truờng học và xã hội. Đây chính là môi trường thuận lợi để GD kỹ
năng TƯXH cho trẻ mầm non.
Thực tế cho thấy, giáo viên các trường mầm non còn ít quan tâm
đến việc GD cho trẻ kỹ năng thích ứng môi trường xã hội, chưa chú
trọng đầu tư vào nội dung và phương pháp để đạt kết quả cao. Do
đó, trẻ nhìn chung còn thiếu hụt rất nhiều những kỹ năng TƯXH cơ
bản để có khả năng đáp ứng tốt với những yêu cầu của xã hội ngày
nay.
Từ những lý do mang tính thời sự đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Giáo
dục kỹ năng thích ứng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua hoạt động khám phá xã hội”.
·

Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng GD kỹ năng TƯXH cho trẻ MG 5-6 tuổi hiện

nay trên cơ sở đó xây dựng nội dung GD kỹ năng TƯXH cho trẻ MG
5-6 tuổi thông qua hoạt động KPXH.
·

Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận; Phương pháp nghiên cứu thực


tiễn: phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra bằng
phiếu Anket, phương pháp sử dụng sản phẩm hoạt động của giáo
viên mầm non, phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp
bổ trợ: phương pháp thống kê toán học.
·

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
o

Đối tượng nghiên cứu: Đề xuất một số biện pháp và xây dựng

một số giáo án có nội dung GD kỹ năng TƯXH cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động KPXH.
o

Phạm vi nghiên cứu:


-

Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng nội dung GD kỹ

năng TƯXH cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động KPXH ở 3 trường mầm non xã Quỳnh
Châu, Tân Thắng và Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
2.

Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được:

2.1. Nội dung nghiên cứu:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng thích ứng xã hội cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá xã hội
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thích ứng xã hội
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá xã hội
2.2. Kết quả nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Đề tài đã khái quát được ý nghĩa, vai trò và nội dung của GD kỹ
năng TƯXH cho trẻ 5-6 tuổi. Đưa ra được một số khái niệm: Khái
niệm: “TƯXH”; “Kỹ năng TƯXH”.
Kỹ năng TƯXH là khả năng cá nhân vận dụng những kiến thức,
những kinh nghiệm về thế giới xung quanh để đối mặt và giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong quá trình sống, học tập và làm việc một
cách hiệu quả.
Chương 2: Thực trạng GD kỹ năng TƯXH cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động KPXH.
- Đề tài tiến hành điều tra trên 6 giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi và 30
trẻ 5-6 tuổi ở 3 trường MN xã Quỳnh Châu, Tân Thắng và Ngọc Sơn,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu 10 đề tài KPXH để giáo viên tiến hành tổ chức cho
trẻ hoạt động. Kết quả thu được cho thấy, chỉ có 3/10 giáo án có tích


hợp nội dung GD kỹ năng TƯXH cho trẻ song nội dung và phương
pháp chưa khoa học và chặt chẽ, cách thức thực hiện chưa sát thực,
các giáo án còn lại giáo viên chưa chú trọng thực hiện nội dung này.
- Quan sát 1 tiết học thuộc chủ đề Bản thân dạy trên 30 trẻ lớp 5a
Bảng: Mức độ thực hiện các nhóm kỹ năng TƯXH của trẻ 5 - 6
tuổi
TUÂN

CT
KN

THƯƠNG

THỦ

LƯỢNG

QUY
TẮC

BẢO VỆ TÌM KIẾM
BẢN

SỰ GIÚP

THÂN

ĐỠ

CỘNG
TÁC

TỰ
ĐIỀU
CHỈNH

Số trẻ


SL

14

13

9

7

10

17

đạt

%

47

57

43

30

23

37


Số trẻ

SL

16

17

21

23

19

13

%

53

43

57

70

76

63


chưa
đạt

Dựa vào bảng, thấy rằng, số trẻ thực hiện được các nhóm kỹ năng
TƯXH còn ở mức thấp, chưa đồng đều.
Chương 3: Một số biện pháp GD kỹ năng TƯXH cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động KPXH.
Một số biện pháp đã đề xuất:
- Đổi mới quy trình và phương thức tổ chức hoạt động KPXH.
- Tăng cường công tác quản lý và phát huy vai trò của các tổ
chức trong nhà trường để GD kỹ năng TƯXH cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong GD kỹ năng
TƯXH cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động KPXH.
- Nâng cao tính tích cực tự giác cho trẻ trong thực hành.


Bên cạnh đó, đề tài đã xây dựng một số đề tài cho hoạt động
KPXH để GD kỹ năng TƯXH cho trẻ 5-6 tuổi: gồm các đề tài: “Bé
khám phá trường tiểu học”; “Trò chuyện về người thân trong gia đình
bé”; “Bé và các bạn lớp mẫu giáo”;“Cửa Lò - quê hương bé”: “Bé
khám phá sản phẩm của nghề nông”;“Bé và luật lệ giao thông đường
bộ”.
3.

Kết luận và kiến nghị:

3.1. Kết luận:
- GD kỹ năng TƯXH không những góp phần rèn luyện các thao tác
tư duy cho trẻ mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ,
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong hoạt động và các hoạt động học

tập khác sau này.
- Giáo viên đã biết cách lập kế hoạch tổ chức và tích hợp GD kỹ
năng TƯXH cho trẻ 5-6 tuổi song kết quả trên trẻ chưa cao.
3.2. Kiến nghị:
- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tạo điều kiện nghiên cứu
để giáo viên có những định hướng sâu sắc với nội dung GD kỹ năng
TƯXH cho trẻ 5-6 tuổi.
- Bổ sung cơ sở vật chất để quá trình dạy đạt hiểu quả cao.
- Giáo viên tìm hiểu nội dung GD kỹ năng TƯXH cho trẻ 5-6 tuổi và
xây dựng các hoạt động thực tế đạt kết quả cao.
4.

Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có):

[1]. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình GD học (2003), NXB Đại học Vinh.
[2]. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình GD kỹ năng sống (2007), NXB
Đại học Sư phạm.
[3]. Bộ GD và đào tạo (2001), Chiến lược phát triển GD đến năm
2010.


[4]. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển toàn diện con người thời kỳ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[5]. Lương Thị Bình – Phan Lan Anh (2012), Các hoạt động GD tình
cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, NXB GD Việt Nam.



×