Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo án Trải nghiệm sáng tạo: Khám phá nét đẹp trang phục một sô dân tộc việt Nam CD 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 13 trang )

Tiết 1
HƯỚNG DẪN CHỦ ĐỀ HĐTNST:
KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP TRONG TRANG PHỤC
MỘT SỐ DÂN TỘC VIỆT NAM
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

-Tên bài học: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề: Khám phá nét đẹp trong
trang phục một số dân tộc Việt Nam.
- Hình thức dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 5 – 7 học sinh, tổ chức
hoạt động tại lớp học; chuẩn bị, tìm hiểu ở nhà.
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Học sinh: SGK GDCD8; DGK Lịch sử, Mĩ thuật 6,7,8 và các tranh ảnh, tài liệu,
máy tính có kết nối Intenet, giấy bìa A0, bút sáp màu, bút dạ
+ Giáo viên: Máy tính có kết nối Intenet, các tài liệu nghiên cứu của các học giả
có liên quan…
BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI HỌC.

- Qua các tài liệu văn học, lịch sử và các tài liệu liên quan, xác định được các đặc
điểm như:
+ Tập quán sinh sống, trang phục của các dân tộc có trên địa bàn Nghệ An: Thái,
Thổ.
+ Các đặc điểm bên ngoài trang phục: các loại trang phục, họa tiết, hoa văn, màu
sắc.
+ Các đặc điểm tập tục: tập quán sử dụng qua các thời đại…
+ Vai trò của trang phục các dân tộc trong đời sống hiện tại
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.
I.

Mục tiêu hoạt động:



1. Kiến thức: Dựa vào các tài liệu văn học, lịch sử và các tài liệu liên quan, xác
định được các đặc điểm như: tập quán sinh sống, trang phục của các dân tộc có
trên địa bàn Nghệ An, Quỳ Hợp như Thái, Thổ.
2. Kỹ năng: Học sinh biết cách phối hợp và làm việc theo nhóm và tìm kiếm thông
tin và diễn đạt thành văn bản hoàn chỉnh.
-

Có khả năng tạo, thiết kế, vẽ được một số trang phục để trình bày, triển lãm khi
báo cáo hoạt động.

3. Thái độ: Học sinh có thái độ kính trọng, tự hào về vẻ đẹp của các trang phục dân
tộc và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy.
4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực sáng tạo
+ Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
+ Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực diễn đạt…
5. Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức về giá trị của truyền thống văn hóa các dân tộc trong xã hội ngày nay,
ý thức để bảo tồn và phát huy.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, tạo lập văn bản…
BƯỚC 4: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của tiết học và kiểm tra sự chuẩn bị của
học sinh.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.



Hoạt động của giáo viên và học sinh

Định hướng nội dung

I. Tìm kiếm thông tin.

* Mục tiêu:
- Học sinh tìm kiếm, đọc lại các tài liệu nói về tập quán sinh - Hs hđ theo hướng
sống, trang phục của các dân tộc có trên địa bàn Nghệ An

dẫn

hoặc Quỳ Hợp như Thái, Thổ
* Hình thức hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm 5 –
7 em
* Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc nhóm với SGK, tài liệu tranh ảnh, máy
tính kết nối mạng internet:
+ Đọc lại các tài liệu viết về tập quán sinh sống, trang phục
của các dân tộc Thái, Thổ
* Tìm hiểu:
+ Các đặc điểm bên ngoài trang phục: các loại trang phục, - Hs hđ theo hướng
dẫn
họa tiết, hoa văn, màu sắc.
+ Các đặc điểm tập tục: tập quán sử dụng qua các thời kì…
+ Vai trò của trang phục các dân tộc hiện tại
* Học sinh tìm kiếm và xử lí thông tin:
- Nhóm trương phân công các thành viên trong nhóm lựa - Hs hđ theo hướng

chọn và tìm kiếm thông tin trong SGK, tài liệu, tranh ảnh… dẫn
- Các thành viên trong nhóm tìm kiếm và trình bày kết quả.
II. Xử lí thông tin.

Cả nhóm thống nhất xây dựng các thông tin và sắp xếp theo hệ thống của phiếu sau:

Trang phục các dân tộc trên địa bàn


Nơi cư
Các dân tộc
trú

Số lượng
người

Phong
tục tập Các loại,
quán chủng loại

Trang phục
Chất
liệu

Kiểu
dáng

Họa tiết,
hoa văn


Màu
sắc

Thái
Thổ

4. Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh về nhà xây dựng ý tưởng và chuẩn bị cho bài
báo cáo.
Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
==========================================================================================================

Tiết 2 ( có thể chia thành nhiều tiết)
HƯỚNG DẪN CHỦ ĐỀ HĐTNST:
KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP TRONG TRANG PHỤC
MỘT SỐ DÂN TỘC VIỆT NAM
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

-Tên bài học: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề: Khám phá nét đẹp trong
trang phục một số dân tộc Việt Nam.
- Hình thức dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 5 – 7 học sinh, tổ chức
hoạt động tại lớp học; chuẩn bị, tìm hiểu ở nhà.
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Học sinh: SGK GDCD8; DGK Lịch sử, Mĩ thuật 6,7,8 và các tranh ảnh, tài liệu,
máy tính có kết nối Intenet, giấy bìa A0, bút sáp màu, bút dạ
+ Giáo viên: Máy tính có kết nối Intenet, các tài liệu nghiên cứu của các học giả
có liên quan…
BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI HỌC.


- Qua các tài liệu văn học, lịch sử và các tài liệu liên quan, xác định được các đặc
điểm như:


+ Tập quán sinh sống, trang phục của các dân tộc có trên địa bàn Nghệ An hoặc
Quỳ Hợp: Thái, Thổ.
+ Các đặc điểm bên ngoài trang phục: các loại trang phục, họa tiết, hoa văn, màu
sắc.
+ Các đặc điểm tập tục: tập quán sử dụng qua các thời đại…
+ Vai trò của trang phục các dân tộc trong đời sống hiện tại
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.
I. Mục tiêu hoạt động:

1. Kiến thức: Dựa vào các tài liệu văn học, lịch sử và các tài liệu liên quan, xác
định được các đặc điểm như: tập quán sinh sống, trang phục của các dân tộc có
trên địa bàn như Thái, Thổ.
2. Kỹ năng: Học sinh biết cách phối hợp và làm việc theo nhóm và tìm kiếm thông
tin và diễn đạt thành văn bản hoàn chỉnh.
- Có khả năng tạo, thiết kế, vẽ được một số trang phục để trình bày, triển lãm khi
báo cáo hoạt động.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ kính trọng, tự hào về vẻ đẹp của các trang phục dân
tộc và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy.
4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực sáng tạo
+ Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
+ Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực diễn đạt…
5. Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức về giá trị của truyền thống văn hóa các dân tộc trong xã hội ngày nay,

ý thức để bảo tồn và phát huy.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, tạo lập văn bản…


BƯỚC 4: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của tiết học và kiểm tra sự chuẩn bị của
học sinh.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Định hướng nội dung

III. Trình bày kết quả và sản phẩm.

* Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm
* Giáo viên giao nhiệm vụ:

- Hs hđ theo hướng
dẫn

* Các nhóm trình bày kết quả:
* Giáo viên tổ chức cho hs phản biện, tư vấn, định hướng
bài viết thu hoạch cho học sinh.
- Kết quả thông tin dự kiến thu được:
* Dân tộc Thái ở Nghệ An có 269.491 người, ở Quỳ Hợp có các nhóm như Thái

trắng, Thái đen.
+ Ngôn ngữ: Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ
ngôn ngữ Thái-Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái
Lan), tiếng Lào của Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang ở miền nam Trung
Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay,
Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.
+ Đặc điểm kinh tế:
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng
lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người
Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình
chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi
tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền
đẹp.


+ Văn hóa: Trong lễ hội của người Thái thường có Múa sạp, Múa Quạt .
Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu
của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái
là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn
cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất
thích ca hát, đặc biệt là khắp tay. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể
đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân
khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai
đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.
+ Hôn nhân:
- Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà
chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn
quá. Cô gái Thái khi lấy chồng phải búi tóc (tẳng cẩu)
+ Tục lệ ma chay:
- Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là

lễ tiễn người chết về "mường trời".
+ Nhà cửa:
- Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là họ
xây nhà sàn. Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng. Còn
nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà
người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà
người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác
nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có
nhiều hình thức trang trí khác nhau.
Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng. Vì khay
điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần
lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng.
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian
đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ


của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách
nam.
+ Trang phục:
- Người Thái đen không phải là do màu da đen, mà trang phục, đồ dùng của họ
chủ yếu là màu đen: váy đen, nệm đen, màn đen, đặc biệt “áo cóm” ( áo ngắn) truyền
thống của họ là màu đen, ống tay nối các màu khác nhau. Ngày nay do giao lưu văn
hóa với các dân tộc khác nên chị em cũng may nhiều màu. Song, cổ áo thì phải là cổ
tầu. Còn áo người Thái trắng cổ tim, cổ chữ v hoặc cổ tròn.
Váy người Thái đen thêu hoa văn nhỏ, tỉ mỉ, nhìn từ xa chỉ thấy những mảng
màu. Thân váy có sọc ngang hoặc không có. Chất váy lại rất dày. Dây thắt lưng
(Xái éng) bằng sợi trắng, đoạn đầu thân váy làm bằng vải đỏ. Chuẩn ăn mặc của họ là
“ Húa lénh éng phe” nghĩa là Đầu váy đỏ, dây thắt lưng to bản mới là người biết ăn
mặc.
- Váy người Thái trắng thêu hoa văn rõ ràng, nổi bật.Nhưng váy mỏng hơn. Chân

váy có hình bảy sắc cầu vồng. dây thắt lưng xanh hoặc đỏ, buông tà bên hông rất điệu
đà. Chân váy buông trùm mắt cá chân. Chuẩn ăn mặc của họ là “Con cau pang, tín
xin làm” (Nghĩa là: búi tóc to bè, váy buông sát đất).

Trang phục người Thái trắng

Trang phục người Thái Đen

Họa tiết của hoa văn thổ cẩm của cả hai nhóm cơ bản giống nhau, đều thể hiện
được sự thống nhất cao về tính hình học và cách điệu hóa. Đồng thời cách thêu cũng
giống nhau là không cần vẽ mẫu, chỉ đếm ô và thêu theo trí tưởng tượng. Tuy nhiên,
bên cạnh đó có một số điểm khác biệt:
NỘI DUNG

NHÓM THÁI ĐEN

Nội dung mô phỏng Động vật, thực vật, đồ vật; mô

NHÓM THÁI TRẮNG

Động vật, thực vật. Mô


phỏng nhiều họa tiết chỉ là một

phỏng tổng thể.

Đường nét

bộ phận của con vật, đồ vật.

Chủ yếu là các hình khối chắc

Đường nét mềm mại, uyển

Màu sắc

khỏe
Họa tiết được thêu chủ yếu trên

chuyển
Họa tiết được thêu trên

nền vải màu đen, có nhiều họa

nhiều nền vải, Không có

tiết sử dụng màu đen
Chủ yếu trang trí đối xứng;

họa tiết sử dụng màu đen
Trang trí tự do; Trang trí

Trang trí hai mặt ( Mặt trong và

trên một bề mặt,( mặt phía

mặt ngoài như nhau)

trong không rõ hình).


Hình thức trang trí

* Dân tộc Thổ:
Dân tộc Thổ là một cộng đồng dân cư bao gồm các nhóm người mang tên Kẹo,
Mọn, Cuối, Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng, cư trú ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ,
Quỳ Hợp, Con Cuông và Tương Dương thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Dân số
khoảng 80.000 người. Người Thổ có nhiều dòng họ, trong đó họ Trương là một họ
lớn chiếm số đông trong cộng đồng, tiếp đến là các họ Lê, họ Nguyễn, họ Phạm, họ
Bùi, họ Đinh…Người Thổ ở Quỳ Hợp có các nhóm: Kẹo, Mọn, Ly Hà.
+ Ngôn ngữ:
Về ngôn ngữ song song với tiếng Mường, tiếng Việt và tiếng Chứt chứ không
phải là phương ngôn tiếng Mường...
+ Đặc điểm kinh tế:
Người Thổ sinh sống dựa chủ yếu vào kinh tế nương rẫy. Số ruộng đất để làm
lúa nước rất ít. Lúa rẫy khô và cây gai là hai loại cây sống thích hợp với loại đất này.
Trình độ canh tác rẫy đất dốc khá cao thể hiện ở khâu làm đất. Công cụ điển hình của
họ là chiếc “cày nại” (cần nộn) và chiếc gậy chọc trổ hạt. Ban đầu người ta phát
nương rẫy gieo hạt từ năm sau trở đi mới dùng cày bừa trong sản xuất... Cùng với
trồng lúa, đồng bào trồng gối vụ, xen canh sắn, ngô, đỗ, lạc, mía.
Người Thổ có nghề trồng gai và chế biến các sản phẩm từ cây gai rất phát triển. Nghề
này chủ có ở vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, không có ở Con Cuông và
Tương Dương. Người Thổ dùng các sản phẩm này để đổi lấy những thứ mà dân tộc


mình

không

sản


xuất

được,

chủ

yếu



quần

áo.

Nghề đan lát khá phổ biến trong hầu hết đàn ông người Thổ. Nhiều loại sản phẩm đẹp
đem đổi chác, mua bán với các cư dân quanh vùng được nhiều người ưa thích (như
ghế mây, bồ đựng quần áo, hộp kim chỉ…) nhất là các sản phẩm của cư dân Đan Lai Ly





Tày

Poọng.

Cư trú dọc các sông suối lớn, đồng bào Thổ có nhiều phương pháp đánh bắt cá cổ
truyền ít thấy ở các dân tộc khác. Dụng cụ đánh bắt cá ở đây độc đáo và phong phú:
Hom giỏ kết bằng tai hoa mây (lá ngáng), xúc vợt (việc), vó trời (cuộng), chíp, đăng,
chài


v.v…

Do nền kinh tế sản xuất còn ở trình độ thấp nên đời sống của đồng bào gặp nhiều khó
khăn triền miên. Bù đắp sự ít ỏi của thu nhập do nương rẫy đưa lại, các hình thức thu
nhặt lâm, thổ sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Đan Lai - Ly
Hà và Tày Poọng. Tỷ lệ thu thập các sản vật chất tự nhiên này chiếm vai trò rất đáng
kể trong đời sống vật chất của đồng bào. Đó là dấu ấn đậm nét của nền kinh tế tước
đoạt”. Nền kinh tế hàng hoá chỉ mới manh nha xuất hiện bằng các hình thức trao đổi,
những thứ mà đồng bào không sản xuất được (muối, vải, dầu đèn…).
+ Văn hóa:
Nền văn hoá vật chất của đồng bảo Thổ cũng có những nét đặc biệt riêng.
Những biểu hiện văn hoá vật chất điển hình (như trang phục, công cụ sản xuất) hết
sức đơn giản, lại pha tạp - dấu ấn của một dân tộc được cơ cấu bằng nhiều nguồn dân
cư khác nhau.
Vì đời sống vật chất không cao nên giữa các thành viên, trong nội bộ bản với nhau
mối quan hệ là tương thân, tương ái, đoàn kết. Ngày làm nhà mới, ngày gieo hạt, cả
bản giúp đỡ nhau tận tình.
+ Hôn nhân:
Do sống xen kẽ với các tộc khác, và luôn ở trong tình trạng đời sống khó khăn,
nơm nớp lo lắng về sự đồng hoá văn hoá của các thế lực ngoài dân tộc nên ý thức cố
kết cộng đồng của cư dân Thổ khá vững mà có lẽ biểu hiện cao nhất là ý thức về chế
hôn nhân nội tộc của cộng đồng. Tuy các nhóm ở xa nhau nhưng quan hệ hôn nhân


rất chặt chẽ. Việc kết hôn với người khác tộc lại rất hạn chế. Trong nội bộ dân tộc,
trai gái trong thời kỳ tìm hiểu có tập tục “ngủ mái”. Trong đêm “ngủ mái” trai gái làm
quen nhau một cách lành mạnh. Lệ tục khắt khe lên án các hành vi mờ ám. Tục này
chỉ có các nhóm ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, không có ở các nhóm Con Cuông,
Tương Dương.

Từ các đêm “ngủ mái”, trai gái đồng ý lấy nhau thì từng bước thực hiện các nghi thức
bắt buộc như nhờ người làm mối (ông pìn), thăm hỏi nhau thường xuyên (1 tháng 1
lần), dạm hỏi và xin cưới. Tục cưới xin ở người Thổ trước đây khá tốn kém và phiền
phức trong khi đời sống còn ở mức rất thấp.
+ Tục lệ ma chay:
Quan niệm của đồng bào về thế giới cõi âm rất phức tạp. Có đủ loại thần ma…
trong tín ngưỡng của đồng bào. Họ cho rằng thần trên trời, ma dưới đất, có những
người lùn ở dưới mặt đất, có “tô khụ” tức là các con thuồng luồng ở dưới nước. Có
làng thờ hàng chục vị thần (14 - 15 vị), bao gồm nhân thần thiên thần và cả những vật
vô tri… Đó là các vị thần Đông, thần Tây, thần Đức Ông, Thuỷ Tề… có nơi còn thờ
cả

thần

Cao,

Sơn,

thần

Cả,

thần

Đẹt,

thần

Sơn


Dương…

Người Thổ cúng ma bằng tiếng Cuối do các thầy cúng tiến hành. Khi cúng tổ tiên, họ
cúng bằng tiếng phiên âm Hán - Việt. Người chết được gọi hồn vía để nhập liệm làm
cỗ.
Từ khi hạ huyệt trở đi, người ta tổ chức các lễ cúng 3 ngày, 50 ngày và 100 ngày.
Người Thổ không có tục bốc mả, hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán đồng bào tổ
chức quét mả, mời tổ tiên về ăn tết, sau đó vào các dịp Tết Đoan Ngọ (5 - 5), Trung
Nguyên (15 - 7) và Tết Cơm Mới (10 - 10) đều được đồng bào cúng chu đáo.
+ Nhà cửa:
Nhà ở phần lớn là nhà làm bằng gỗ rừng, tre nứa lá giản đơn, cột ngoạm, chỉ
cần một con giao và cái rìu là dựng được nhà. Nhà sàn có nhiều ở nhóm Tày Poọng
do cư trú gần gũi và lâu dài mà ảnh hưởng nhà sàn Thái.
+ Trang phục:


Áo quần của họ phần lớn do đổi chác mà có. Có một vài đặc điểm chung
nhưng có thể phân biệt được là: Đàn ông Thổ mặc áo lượng đen, khăn nhiễu tím,
quần dài trắng cạp vấn (giống đàn ông Kinh. Váy phụ nữ vùng Quỳ Hợp lại giống
váy Thái (có sọc viền chân váy, dày) trong khi váy của phụ nữ vùng Lâm La lại giống
váy Mường và mang dáng dấp Kinh (có dọc theo dấu ngón trỏ xuống). Áo phụ nữ
vùng Quỳ Hợp năm thân, màu nâu hoặc trắng (gần giống người Kinh), áo phụ nữ
vùng Lâm La thêm cổ viền giống áo cánh phụ nữ Kinh. Một số cư dân mặc yếm trắng
(giống Kinh), đội khăn vuông (giống Mường), có tang chít khăn trắng ( giống Kinh)


IV. Luyện tập
TT
1
2

3
4

Điều em học được
Em biết được nguồn gốc, nơi cư trú của một
số các dân tộc trên địa bàn
Em biết phong tục tập quán của một số các
dân tộc trên địa bàn
Em biết cách giới thiệu về sản phẩm của
em.
Em cảm thấy vui sướng khi mình làm được

Ý kiến của em
Đúng

Không rõ Chưa đúng


sản phẩm.
5 Em biết cách lắng nghe khi người khác nói.
6 Em bắt đầu biết cách làm cho mọi người
chú ý lắng nghe.
7 Em mong muốn khám phá thêm về các dân
tộc khác.
8 Em biết tôn trọng và mong muốn học hỏi
các dân tộc khác.
V. Kết thúc
- Y/c HS tự giới thiệu trước gương ở nhà
- Lắng nghe.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội

dung tiếp theo trong bài
- Nhận xét giờ học.



×