Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Xây nhà thời buổi khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.49 KB, 4 trang )

So với gần một năm trước đây, giá các loại vật liệu xây dựng đều tăng trung bình
từ 60% đến 100%, nhất là các vật liệu cơ bản như gạch, cát, sỏi, xi măng
So với năm trước, chi phí xây dựng hiện tăng gần gấp đôi. Ngày càng nhiều người
không kham nổi đành từ bỏ ý định hoặc tự túc theo kiểu thuê thợ và không có giám sát.
Với những chủ đầu tư hầu bao rộng rãi, họ cũng buộc phải thận trọng.

Chị Phương (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang có nhu cầu xây một căn nhà 50 m2, hai tầng
đơn giản, có 4 phòng khép kín để cho thuê. Đầu tháng 4, chị dò hỏi thì biết xây tiết kiệm
nhất cũng phải mất 300 triệu đồng, tương đương mỗi m2 xây dựng khoảng 3-4 triệu đồng.
Chần chừ mãi, đến tận cuối tháng 5, chị vẫn chưa thể xây và gần như từ bỏ luôn ý định vì
giá tăng quá nhanh, gần gấp rưỡi. "Tôi không nghĩ mất nhiều tiền đến thế vì chỉ tính xây
đơn giản. Có lẽ phải đầu tư sang hướng khác vậy", chị Phương cho biết.

Những công trình nhà tư nhân đang xây dựng bị bỏ dở vì thiếu nguyên vật liệu

Vợ chồng chị Minh và cô con gái 4 tuổi ở phố Phạm Hùng lâu nay vẫn sống cùng với
bố mẹ chồng. Nhưng từ khi mang bầu đứa con thứ hai, gia đình định mở tum để biến thành
hai phòng rộng rãi. Chị thấy ổn khi người quen mách 2 triệu một m2 xây dựng. Nhưng
tham khảo kỹ càng, chị Minh ngã ngửa khi biết khoản kinh phí đó thậm chí chưa đủ để xây
một nửa công trình như mong muốn vì hiện giá xây dựng đã khoảng 5 triệu đồng một m2.
"Nhu cầu của gia đình chỉ là mở phần sân thượng vốn đã có sẵn tum, biến thành hai phòng
ngủ, không cần toilet gì cả. Nhưng chi phí thì không đơn giản như mình nghĩ", chị nói.
Theo lời khuyên của kiến trúc sư, để tiết kiệm chi phí, chị có thể làm theo dạng chỉ xây
tường bao, lợp mái tôn mát, rồi ốp trần thạch cao giả, vẫn khá thẩm mỹ. Đây là cách dễ
nhất để tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn phải mất khoảng gần 3 triệu một m2. Mặt bằng 40 m2
sẽ tốn tổng cộng chừng 120 triệu đồng, tiết kiệm khoảng 80-100 triệu so với xây kiên cố.
"Có lẽ đành phải 'thiết kế' lại ngôi nhà của mình", chị Minh nói.
Còn đối với những trường hợp không thể không "dấn thân" vì chưa có chỗ ở, lại đã lên
kế hoạch xây nhà từ lâu, họ chấp nhận nhưng thận trọng vì nhiều khoản tiền phải đi vay
mượn. Theo một chủ đầu tư tại khu Cầu Giấy, trước đây, phí dự phòng của họ để xây nhà
là khoảng 10% tổng kinh phí, nhưng nay, họ sẽ phải chuẩn bị ít nhất 50%, vì tình hình giá


cả biến động không biết đâu mà lần. "Ngoài ra, khi làm hợp đồng với nhà thầu, chúng tôi
đều rất chi ly, tính toán từng chi tiết nhỏ nhất. Cũng từ những chuyện này mà đôi khi mối
quan hệ nhà thầu và chủ đầu tư trở nên khá căng thẳng", người này cho biết.
Nhưng dù có đủ tiền, họ cũng vẫn chưa thể yên tâm vào việc xây dựng vì hiện hầu hết
các nhà thầu không ai dám nhận công trình trọn gói, việc trước đây họ rất hứng thú. Thông
thường, xây một căn nhà cũng phải mất từ 3 tháng cho tới 1 năm. Những hợp đồng trọn gói
nào đã ký rồi coi như chấp nhận lỗ. Có nhiều nhà thầu, "ngửi" thấy trước mùi lỗ đã quyết
định đơn phương hủy hợp đồng, sẵn sàng chịu nộp phạt theo % giá trị hợp đồng hoặc qua
đàm phán với chủ đầu tư. "Thà như vậy vẫn còn hơn là biết chắc chắn lỗ rồi mà vẫn phải
mất công làm", một chủ thầu cho biết.
Hiện các nhà thầu chỉ nhận việc theo dạng cung cấp nhân công, toàn bộ nguyên vật liệu
đều do chủ nhà tự lo. Nhưng nhân công cũng tăng với giá chóng mặt. Cách đây hơn nửa
năm, chi phí cho nhân công được tính trung bình khoảng 250.000 đồng một m2 sàn xây
dựng (xây khung, chưa tính thô, chát, lát sàn, sơn...) thì nay đã tăng lên mức 450.000 hoặc
500.000 đồng một m2.
Các nhà thầu hiện nay cho biết rất khó định giá các công trình vì giá nguyên vật liệu
thay đổi liên tục. So với gần một năm trước đây, giá các loại vật liệu xây dựng đều tăng
trung bình từ 60% đến 100%, nhất là các vật liệu cơ bản như gạch, cát, sỏi, xi măng... Đơn
cử như gạch xây nhà tăng từ 700 đồng lên đến 1.700 đồng một viên.

Những công trình lớn như thế này bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các biến động giá cả

Một người làm thầu xây dựng đã 20 năm cho biết đây là thời điểm làm ăn khó khăn
nhất. Thời buổi ít khách, chỉ còn cách bám vào các chủ đầu tư có tiềm lực cố mà sống, còn
không đành chấp nhận nhịn đói hoặc tìm hướng chuyển nghề.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×