Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.07 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUỲNH MAI

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mãsố

: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ SỸ SƠN

Phản biện 1:
Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội

Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chế độ pháp quyền, pháp luật luôn luôn là một công cụ quan
trọng để Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với toàn xã hội, đồng
thời pháp luật cũng là một công cụ để củng cố và bảo vệ sự tồn tại
của Nhà nước. Điều đặc biệt hơn chính là quyền con người, quyền
công dân được coi trọng và bảo đảm và đã được đề cập trong một
Chương II của Hiến pháp mới năm 2013. Mọi hoạt động của Nhà
nước, của cá nhân nào đó đi ngược lại với lợi ích hợp pháp của con
người, xâm phạm tới quyền công dân đã được Hiến pháp và pháp luật
quy định đều phải bị lên án và bị xử lý nghiêm khắc
Đặc biệt, hoàn thiện quy định Bộ luật hình sự nước ta về miễn
trách nhiệm hình sự còn góp phần thực hiện nghiêm chỉnh Nghị
quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược Cải cách tư
pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị đã quy định các nhiệm vụ cải
cách tư pháp.
PLHS nước ta thể hiện chính sách nhân đạo và luôn có sự quan
tâm đặc biệt đến việc hoạch định CSHS. BLHS năm 1999 và BLHS
năm 2015 là bước phát triển mới trong quy phạm của chế định TNHS
và có nhiều sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều
kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh và phòng, chống
tội phạm có hiệu quả.
Đặc biệt, căn cứ vào Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày
06/8/2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp

lệnh năm 2011 và Định hướng sửa đổi Bộ luật hình sự do Ban Soạn
thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) ban hành. Gần đây, ngày 10/9/2012,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg về
việc “Phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm
1999” và Bộ Tư pháp đã công bố Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi để
lấy ý kiến nhân dân (ngày 06/01/2015 trên Website của Bộ Tư pháp)
[67] và ngày 24/5/2015 đã có Dự thảo Bộ luật hình sự trình Quốc hội
cho ý kiến [38]. Theo đó, việc tổng kết và lấy ý kiến đóng góp này

1


nhằm đánh giá một cách khách quan và đầy đủ thực tiễn hơn mười
năm thi hành Bộ luật hình sự, từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung
Bộ luật hình sự, trong đó có chế định miễn trách nhiệm hình sự, góp
phần đáp ứng yêu cầu mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và
hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước.
Vì vậy, từ các lý do đã nêu trên, học viên quyết định chọn đề
tài: “Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam và
thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ” làm luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu chủ đề về “miễn trách nhiệm hình sự” cho thấy đã có
nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp về vấn đề này trên
các sách báo pháp lý hình sự ở trong và ngoài nước như sau:
* Dưới góc độ sách báo pháp lý nước ngoài, đó là những công
trình sau đây: 1) Michael Bogdan (chủ biên), Mục 4 - Miễn trách
nhiệm hình sự, trong sách: Luật hình sự Thụy Điển trong kỷ nguyên
mới, Nxb. Elanders Gotab, Stockholm, 2000; 2) TS. Agnê Barans
Kaitê và TS. Jonas Prapistis, Miễn trách nhiệm hình sự và mối quan

hệ với Hiến pháp và tư pháp, Tạp chí Tư pháp, Cộng hòa Látvia, số 7
(85)/2006; một số công trình khoa học bằng tiếng Nga được dẫn ra
trong Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
2005 của GS.TSKH. Lê Văn Cảm [9, tr.993-1001]; v.v...
* Dưới góc độ sách chuyên khảo, giáo trình trong nước, có các
công trình sau đây: 1) GS. TSKH. Lê Văn Cảm, Mục III - Chế định
miễn trách nhiệm hình sự, Chương 8, trong Sách chuyên khảo Sau
đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần
chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) GS. TSKH. Lê Cảm
(chủ biên), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, 2005; 3) TS. Trịnh Tiến Việt, Chương 3, Trong
sách: Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2013 và, Pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình
sự và thực tiễn áp dụng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; v.v…

2


* Dưới góc độ bài viết trên các tạp chí trong nước, có các công
trình sau đây: 1) GS. TSKH. Lê Cảm, Về các dạng miễn trách nhiệm
hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01/2001; 2) GS. TSKH. Lê Cảm,
TS. Trịnh Tiến Việt, Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn
hình phạt, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2004; 3) PGS. TS. Nguyễn
Ngọc Chí, Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt
Nam, Tạp chí Khoa học (chuyên san Luật), số 4/1997; 4) PGS. TS.
Lê Thị Sơn, Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Tạp
chí Luật học, 5/1997; 5) PGS. TS. Phạm Hồng Hải, Về chế định miễn
trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Dân

chủ và Pháp luật, số 12/2001; 6) TS. Trịnh Tiến Việt, Hoàn thiện các
quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp
hành hình phạt và án treo, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11,
12(6)/2013; v.v...
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm sáng tỏ về phương diện lý luận các
trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam và
việc áp dụng vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những
hạn chế bất cập và các nguyên nhân của chúng, từ đó kiến nghị hoàn
thiện quy định của Bộ luật hình sự và những giải pháp khác nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định pháp luật hình sự Việt
Nam về miễn trách nhiệm hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1) Xây dựng khái niệm miễn TNHS và phân tích ý nghĩa của việc
quy định, đồng thời làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của miễn trách
nhiệm hình sự;
2) Hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của các quy định
về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam từ Sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến nay để rút ra nhận xét, đánh giá;
3) Nghiên cứu, so sánh quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam
về miễn trách nhiệm hình sự để rút ra nhận xét, đánh giá;

3


4) Phân tích quy định Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về
miễn trách nhiệm hình sự và đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ rong giai đoạn 05 năm (2012 - 2016) của những cơ

quan tiến hành tố tụng, từ đó chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và các
nguyên nhân cơ bản;
5) Luận chứng và kiến nghị hoàn thiện quy định về miễn trách
nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam, cũng như đưa ra kiến
nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy các quan điểm khoa học về miễn trách nhiệm hình
sự, các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự và thực
tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để nghiên cứu các vấn đề
thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên góc độ Luật hình sự và tố
tụng hình sự. Các số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm
tội làm phương pháp luận nghiên cứu.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn còn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ
thống… để nghiên cứu đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
- Luận văn là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận
văn thạc sĩ Luật học nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực

tiễn về chế định miễn TNHS trong BLHS Việt Nam

4


- Phân tích một cách có hệ thống và làm sang tỏ những vấn đề cơ
bản của chế định miễn TNHS. Với việc phân tích lý giải, luận văn
góp phần xác định cở sở khoa học cho việc nhận thức chế định miễn
TNHS được thống nhất.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu khái quát việc áp dụng các quy định PLHS về
miễn TNHS trong hoạt động thực tiễn tỉnh Phú Thọ, phân tích một số
điểm chưa phù hợp của BLHS và một số vướng mắc trong quá trình áp
dụng PLHS liên quan đến việc giải quyết vấn đề miễn TNHS.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm ba chương với tên gọi như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và lịch sử lập pháp hình sự Việt
Nam về miễn trách nhiệm hình sự.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về miễn trách
nhiệm hình sự.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và
các kiến nghị.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định miễn trách
nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự xuất hiện khi có trách nhiệm hình sự,
khái niệm, nội dung của miễn trách nhiệm hình sự được bắt nguồn từ
trách nhiệm hình sự. Do đó, làm sáng tỏ nội dung của trách nhiệm
hình sự thì sẽ phản ánh hình thức của trách nhiệm hình sự là miễn
trách nhiệm hình sự.
“Trách nhiệm hình sự” là thuật ngữ được dùng để áp dụng đối với
người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, đồng thời là một dạng của

5


trách nhiệm pháp lý. Như vậy, nếu trách nhiệm hình sự được đặt ra đối
với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự
quy định là tội phạm, thìmiễn trách nhiệm hình sự cũng được áp dụng
với đối tượng này khi có các căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự.
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, cơ sở và những điều kiện của
trách nhiệm hình sự, một số quan điểm khác nhau về khái niệm miễn
trách nhiệm hình sự, dưới góc độ khoa học luật hình sự, tác giả đưa
ra khái niệm này như sau: Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định
nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam và được thể hiện bằng văn
bản với nội dung hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cam đối với người bị coi là có
lỗi trong việc thực hiện hành vi đó, do các cơ quan tư pháp hình sự
có thẩm quyền tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng áp
dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện luật định.

1.1.2 Đặc điểm của việc miễn trách nhiệm hình sự trong luật
hình sự Việt Nam
Thứ nhất, miễn TNHS là một trong những chế định phản ánh rõ
nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và

pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ hai, miễn TNHS do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền
quyết định phải được thể hiện bằng văn bản.
Thứ ba, phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể,
miễn TNHS chỉ được thực hiện bởi một cơ quan tiến hành tố tụng
đang thụ lý hồ sơ vụ án.
Thứ tư, miễn TNHS luôn gắn liền và quan hệ chặt chẽ với chế
định TNHS trong luật hình sự Việt Nam. Khái niệm và cơ sở của
miễn TNHS cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở của TNHS.
Thứ năm, người được miễn TNHS đương nhiên không phải chịu
các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực
hiện (như: không bị truy cứu TNHS, không phải chịu hình phạt hoặc
biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và
không bị coi là có tội).
Thứ sáu, miễn TNHS đối với người thực hiện tội phạm ít nghiêm
trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng,

6


sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được
người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải
và đề nghị miễn TNHS, không chỉ thể hiện sự khoan dung nhân đạo
sâu sắc của chính sách hình sự của Nhà nước ta, mà còn làm giảm
“áp lực”, cường độ áp dụng TNHS và hình phạt khi có căn cứ pháp
lý và những điều kiện cho phép miễn TNHS.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định miễn trách nhiệm hình sự trong
luật hình sự Việt Nam
Do đó, từ khái niệm đã nêu, căn cứ vào các quy định của Bộ
luật hình sự Việt Nam cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa của việc

quy định chế định này như những đặc điểm cơ bản của nó phản
ánh các nội dung sau đây:
* Ý nghĩa thứ nhất - miễn trách nhiệm hình sự thể hiện sự lên án
hành vi, người phạm tội từ phía Nhà nước
* Ý nghĩa thứ hai - miễn trách nhiệm hình sự phản ánh chính sách
phân hóa tội phạm và người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
* Ý nghĩa thứ ba - miễn trách nhiệm hình sự thể hiện nguyên tắc
nhân đạo xã hội chủ nghĩa
* Ý nghĩa thứ tư - miễn trách nhiệm chỉ áp dụng đối với người
thực hiện tội phạm, là chủ thể của tội phạm, nhưng họ lại có những
điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự
* Ý nghĩa thứ năm - miễn trách nhiệm hình sự còn phản ánh
nguyên tắc công bằng (công minh)
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về miễn trách
nhiệm hình sự đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015.

1.2.1. Giai đoạn từ Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với sự ra đời Nhà nước Việt
Nam kiểu mới đầu tiên. Với thắng lợi to lớn mang ý nghĩa chính trị lịch sử này, bên cạnh việc hình thành một Nhà nước kiểu mới đó thì
cũng đồng thời đánh dấu một mốc quan trọng và phát triển trong lịch
sử lập pháp nói chung, lịch sử lập pháp hình sự nói riêng ở nước ta.
Tính từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1985 cho thấy, Nhà nước đã ban hành nhiều văn

7


bản đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề miễn trách nhiệm hình
sự ở các mức độ khác nhau nhưng còn tản mạntrong các văn bản

pháp lý với nhiều tên gọi khác nhau, thực hiện phương châm trong
đường lối xử lý, đó là “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị
kết hợp với giáo dục, thuyết phục” và nguyên tắc nhân đạo trong luật
hình sự nước ta. Tác giả phân tích một số quy định trong văn bản pháp
lý thời kỳ trước khi ban hành Bộ luật hình sự nam 1985 có đề cập đến
vấn đề miễn trách nhiệm hình sự như: Săc lệnh số 52/SL ngày
20/10/1945 xá miễn cho một số tội phạm trước ngày 19/8/1945; Thông
tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá; Sắc
lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 quy định tội phạm về chức vụ; Pháp
lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng
trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội
xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Thông tư số 03BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật quy
định về các tội phạm và hình phạt và Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn
lâu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982.
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến khi
pháp điến hóa lần thứ hai – Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của
hệ thống pháp luật hình sự nói chung, các quy định về miễn TNHS
nói riêng.
Như vậy, quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong lịch sử lập
pháp hình sự Việt Nam trước đây có nhiều tên gọi khác nhau và trong
Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành với tên gọi thống nhất là “miễn
trách nhiệm hình sự” là một điểm tiến bộ không chỉ về mặt kỹ thuật
lập pháp (ngôn từ), mà còn có ý nghĩa về phương diện nội dung, qua
đó, tạo cơ sở pháp lý cho sự kết hợp các biện pháp cưỡng chế về hình
sự của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội trong việc giáo
dục, cải tạo người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam.
1.2.3 Giai đoạn ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 2015


8


Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tuy
nhiên quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sau khi sửa đổi, bổ sung
về miễn trách nhiệm hình sự quy định tại điều 25 không có sự thay đổi
so với bộ luật năm 1999.
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã khẳng định chính sách khoan hồng
và nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta qua việc mở rộng hơn các quy
định về miễn TNHS. Đặc biệt, Bộ luật này còn quy định một điều
luật về miễn TNHS có tính chất chung áp dụng cho mọi tội phạm tại
Điều 25.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã có những quy định mới tại điều 29 –
thêm cụm từ “Căn cứ” miễn trách nhiệm hình sự, trong đó quy định
cụ thể các điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự đã sửa đổi, bổ
sung các quy định còn thiếu của điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999
điều luật cũng gồm ba khoản.
Tóm lại, việc quy định chế định miễn TNHS trong lịch sử lập
pháp hình sự Việt Nam trước đây với nhiều tên gọi khác nhau và
trong BLHS năm 1999 cũng như BLHS năm 2015 có ý nghĩa quan
trọng không chỉ động viên, khuyến khích người phạm tội lập công
chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập
với cộng đồng, mà còn tạo cơ sở pháp lý cho sự kết hợp các biện
pháp cưỡng chế hình sự của Nhà nước với các biện pháp tác động xã
hội trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, qua đó nâng cao hiệu
quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

9



Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi bổ sung, cụ thể hóa chế định
miễn TNHS được quy định tại Điều 29 – Căn cứ miễn trách nhiệm
hình sự, sửa đổi bổ sung khoản 1 và khoản 2; thêm mới khoản 3.
Việc quy định cụ thể, rõ ràng, thay đổi tên điều luật, tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi xem xét việc miễn
trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
2.1. Quy định của Phần chung Bộ luật hình sự về miễn trách
nhiệm hình sự
2.1.1. Trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16
Bộ luật hình sự)
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong những quy
định có ý nghĩa nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội từ bỏ
dứt khoát và vĩnh viễn ý định thực hiện tội phạm đến cùng của mình,
qua đó hạn chế những thiệt hại (hậu quả) nguy hiểm có thể gây ra cho
các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ
2.1.2. Trường hợp do sự thay đổi chính sách, pháp luật (khoản 1
Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015)
Khoản 1 Điều 29 Bộ luật hình sự quy định: “Người phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét
xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” [25].
* Trường hợp do sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho
hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa
Đây là trường hợp khi các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã phạm tội, do tình hình
đã thay đổi, Bộ luật hình sự hiện hành quy định hành vi do người đó

thực hiện đã không còn nguy hiểm cho xã hội, mặc dù vào thời điểm
thực hiện hành vi phạm tội thì hành vi đó được Bộ luật hình sự quy
định là tội phạm.

10


* Trường hợp do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa
Đây là dạng thứ hai của trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29
Bộ luật năm 2015 và nếu thỏa mãn, người phạm tội cũng được miễn
trách nhiệm hình sự.
* Trường hợp do mắc bệnh hiểm nghèo mà người phạm tội
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa
Trường hợp này được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ
luật hình sự năm 2015 quy định: “Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét
xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả
năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa”.
2.1.3. Trường hợp do hành vi tích cực của người phạm tội (khoản
2 Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015)
- Tội phạm mà người tự thú đã thực hiện phải chưa bị phát giác;
- Người tự thú phải khai báo đầy đủ các hành vi phạm tội của
mình và các người đồng phạm khác, cung cấp cho các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền những thông tin, chứng cứ có liên quan đến tội
phạm được thực hiện... để góp phần điều tra, khám phá tội phạm
- Người tự thú còn phải cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu
quả của tội phạm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trường hợp người
phạm tội buộc phải ra trình diện trước sự đe dọa, trước sức ép của
người khác hoặc sau khi bị phát giác, vụ án hình sự được khởi tố, sau
khi có quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã người phạm tội

mới tới trình diện thì không được coi là tự thú.

2.1.4. Trường hợp khi có quyết định đại xá (khoản 1 Điều 29 Bộ luật
hình sự năm 2015)
Cũng theo Điều 29 Bộ luật hình sự, điểm b khoản 3 quy định
người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại
xá. Đây là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mới được nhà
làm luật nước ta quy định bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Theo quy định của Hiến pháp nước ta thì chỉ có Quốc hội mới có
thẩm quyền quyết định đại xá (khoản 15 Điều 50 Hiến pháp năm
1959; khoản 12 Điều 83 Hiến pháp năm 1980 và khoản 10 Điều 84

11


Hiến pháp năm 1992, khoản 11 Điều 70 Hiến pháp năm 2013, riêng
Hiến pháp năm 1946 không quy định).
2.1.5. Trường hợp người phạm tội được người bị hại tự nguyện
hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (khoản 3, Điều 29
Bộ luật hình sự năm 2015)
Trường hợp này được quy định tại khoản 3, Điều 29 của BLHS
năm 2015 quy định: “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc
tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị
hại hoặc đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị
miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình
sự”.
Đây cũng là điểm được bổ sung thêm so với Điều 25 BLHS năm
1999 (SĐBS năm 2009) thể hiện tính khoan hồng, chính sách nhân
đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội.

2.1.5. Trường hợp đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều
90, 91 Bộ luật hình sự năm 2015)
Thứ nhất, người phạm tội là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự là tội phạm (Điều 91).
Thứ hai, tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện phải là tội
phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn.
Thứ ba, người chưa thành niên phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, người chưa thành niên được gia đình hoặc cơ quan, tổ
chức xã hội nhận giám sát, giáo dục.
2.2. Quy định của Phần các tội phạm cụ thể Bộ luật Hình sự Việt
Nam về miễn trách nhiệm hình sự
Hiện nay, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Phần
các tội phạm Bộ luật hình sự có giá trị pháp lý và phạm vi áp dụng
gắn liền với từng tội phạm cụ thể, phục vụ trực tiếp cho công tác đấu
tranh phòng, chống các loại tội phạm riêng biệt, nhưng đồng thời
cũng thể hiện chính sách phân hóa tội phạm, người phạm tội và
nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam.

12


2.2.1. Trường hợp đối với người phạm tội gián điệp (khoản 4 Điều
110 Bộ luật hình sự năm 2015)
Tội gián điệp là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm
xâm phạm đến an ninh quốc gia. Tội phạm này xâm phạm đến độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng,
an ninh đối ngoại của đất nước, sự tồn tại và sự vững mạnh của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì an ninh đối ngoại

chính là nền độc lập của quốc gia, sự bất khả xâm phạm lãnh thổ, sức
mạnh quốc phòng và của chính quyền nhân dân.
2.2.2. Trường hợp đối với người phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản
7 Điều 364 Bộ luật hình sự)
Tội đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng trở lên hoặc dưới
năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm
nhiều lần cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối
lộ. Đây cũng là tội phạm nguy hiểm xâm hại hoạt động đúng và uy
tín của Bộ máy nhà nước ta. Nó gây tác hại đến rất nhiều mặt của đời
sống xã hội.
2.2.3. Trường hợp đối với người phạm tội làm môi giới hối lộ
(khoản 6 Điều 365 Bộ luật hình sự năm 2015)
Tội làm môi giới hối lộ cũng là loại tội phạm nguy hiểm cho xã
hội. Chính vì lẽ đó, trước đây trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều
290), các nhà làm luật nước ta không quy việc miễn trách nhiệm hình
sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ. Bất kể trường hợp nào
hành vi cấu thành tội làm môi giới hối lộ thì người phạm tội đều phải
chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, xuất phát từ chính sách hình sự
của Nhà nước và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì đến
Bộ luật hình sự, tội làm môi giới hối lộ được tách ra thành một điều
luật riêng biệt và người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình
sự, nếu đáp ứng được những điều kiện do Bộ luật hình sự quy định.

13


2.2.4. Trường hợp đối với người phạm tội không tố giác tội phạm
(khoản 2 Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015)

Theo Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi không tố giác tội phạm là
tội phạm được quy định ở Điều 390. Hành vi phạm tội không tố giác
tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức không hành động. Nó
có thể xảy ra trong giai đoạn tội phạm đang chuẩn bị hoặc đang được
thực hiện cũng như sau khi tội phạm đã kết thúc, lỗi của người không
tố giác là lỗi cố ý trực tiếp. Ngoài ra, người phạm tội biết rõ có tội
phạm xảy ra nhưng cố ý không báo cho cơ quan có thẩm quyền biết...
Đặc biệt, hành vi không tố giác tội phạm chỉ cấu thành tội phạm khi
người nào đó không tố giác một trong những tội phạm nhất định
được quy định cụ thể tại Điều 390 Bộ luật hình sự.
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH PHÚ THỌ VÀ CÁC KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Khái quát chung về tình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến áp dụng pháp luật
hình sự về miễn trách nhiệm hình sự
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm
trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng
và Tây Bắc, có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ là 3.519,56 km2. Theo
thống kê năm 2013, Phú Thọ có dân số là 1.322.652 người, trong đó
nữ là 669.288 người, nam là 653.364 người. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của Phú Thọ là 1,2%; mật độ dân số trung bình khoảng 374
người/km2. Tỉnh Phú Thọ có 10/13 huyện, 218/277 xã miền núi, diện
tích miền núi là 3.359,2km2, chiếm 95,1% diện tích toàn tỉnh, dân số
miền núi là 961.800 người, chiếm 72,72% dân số toàn tỉnh. Phú Thọ


14


có 33 dân tộc anh em sinh sống; trong các dân tộc thiểu số có 4 dân
tộc: Mường, Dao, Cao Lan, Mông sống tập trung thành làng, bản
riêng, có bản sắc văn hóa dân tộc đậm nét, các dân tộc thiểu số sinh
sống chủ yếu ở huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy và
Đoan Hùng.
Tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ năm 2012 - 2016 có chiều hướng tăng. Tính chất, thủ đoạn phạm
tội diễn biến có nhiều phức tạp, nhất là một số tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng như: Mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma
tuý với số lượng lớn; Tội phạm về mua bán hoá đơn giá trị gia tăng;
Hiếp dâm trẻ em, tội phạm về tham nhũng, chức vụ không giảm …
và có nhiều loại tội mới xảy ra như tội phạm mạng, lợi dụng mạng
máy tính để thực hiện hành vi lừa đảo, lừa đảo bằng hình thức bán
hàng đa cấp...đối tượng phạm tội ở độ tuổi từ 18 đến 45 chiếm tỷ lệ
cao. Đối tượng chưa thành niên phạm tội tăng hơn so với cùng kỳ và
đặc biệt có trường hợp ở tuổi này phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng như phạm tội giết người, hiếp dâm, cướp tài sản ...
Năm 2012 Cơ quan điều tra hai cấp tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 1314
vụ/1851 bị can; năm 2013 khởi tố 1350 vụ/1885 bị can; năm 2014
khởi tố 1267 vụ/1957 bị can; năm 2015 khởi tố 1331 vụ/2334 bị can;
năm 2016 khởi tố 1315 vụ/2341 bị can; So với các tỉnh lân cận khác,
tình hình tội phạm tại tỉnh Phú Thọ có tỉ lệ xấp xỉ: Như tỉnh Tuyên
Quang, năm 2012 toàn tỉnh xảy ra 1088 vụ/1058 bị can, năm 2013 là
1065 vụ/1088 bị can; năm 2014 là 1103 vụ/1779 bị can; năm 2015 là
1142 vụ/1130 bị can, năm 2016 là 1082 vụ/1140 bị can.

3.1.2. Thực tiễn áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ
Việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự thuộc thẩm
quyền của các Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án căn cứ vào
các giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng để chấm dứt hoạt động tố
tụng hình sự đối với vụ án hoặc đối với bị can, bị cáo theo các quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự.

15


Bảng 3.1: Bảng điều tra số vụ, bị can khởi tố giai đoạn 5 năm 2012
– 2016 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Năm
Số vụ
Bị can
2012
1314
1851
2013
1350
1885
2014
1267
1957
2015
1331
2334
2016
1315
2341

(Số liệu sử dụng được cung cấp bởi Phòng thống kê và Công nghệ
thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ)
Bảng 3.2: Bảng bị can, bị can được miễn THHS giai đoạn 2012 –
2016 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Toà án
Tội danh
Ghi chú
Số vụ Bị can Số vụ Bị can Số vụ Bị cáo
Năm 2012
104
02
04
01
01
01
01
138
01
01
139
01
01
175
01
01
248
01
05
02

07
Năm 2013
133
01
02
202
01
01
248
02
08
01
02
Năm 2014
202
01
01
248
01
06
02
09
104
04
08
02
02
Năm 2015
248
01

06
01
07
104
04
05
02
04
138
01
01
Năm 2016
248
18
97
11
55
01
10
(Số liệu sử dụng được cung cấp bởi Phòng thống kê và Công nghệ
thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ)

16


Việc đình chỉ điều tra vụ án, bị can với lý do miễn TNHS chủ yếu
được thực hiện bởi Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát.
Bảng 3.3: Bảng bị can miễn TNHS giai đoạn 2012 – 2016 trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
Tên

Số vụ Bị can Tỷ lệ %
Cơ quan điều tra
34
117
54%
Viện kiểm sát
26
93
41,2%
Tòa án
03
13
4,8%
(Số liệu sử dụng được cung cấp bởi Phòng thống kê và Công nghệ
thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ)
* Thực hiện Nghị quyết số 109 ngày 27/11/2015của Quốc hội
khoá 13 thi hành Bộ luật hình sự năm 2015, áp dụng các quy định có
lợi cho người phạm tội. Một số tội phạm đã được sửa đổi, bổ sung về
định lượng trong cấu thành tội phạm, áp dụng các căn cứ để miễn
trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình
sự năm 1999, nên trong năm 2016 số vụ án, bị can được đình chỉ ở
giai đoạn điều tra, truy tố tăng cao so với những năm trước.
Cụ thể: Tổng số năm 2016 miễn trách nhiệm hình sự 30 vụ/162 bị
can, bị cáo (tất cả đều là tội đánh bạc quy định tại điều 248 BLHS
năm 1999). Trong đó: Cơ quan điều tra: 18 vụ/ 97 bị can; Viện kiểm
sát: 11 vụ/55 bị can; Toà án: 01 vụ/10 bị cáo.

3.1.3. Những vi phạm, sai lầm trong thực tiễn áp dụng và
nguyên nhân cơ bản
Trong quá trình áp dụng miễn trách nhiệm hình sự vẫn không

tránh khỏi một số tồn tại, hạn chế như sau:
* Khi áp dụng chế định còn nhầm lẫn giữa trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự do sự chuyển biến của tình hình hành vi phạm tội không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa (Khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự năm
2015) với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Việc vận dụng điều
khoản 2 điều 29 BLHS năm 2015 có vụ còn mang tính khiên cưỡng,
do nhận thức và cách hiểu chưa chính xác của một số cơ quan tố tụng.

17


* Còn nhiều trường hợp Cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát
miễn trách nhiệm hình sự trên cơ sở đơn xin bãi nại của người bị hại
– trường hợp chưa được Bộ luật hình sự quy định.
* Việc Tòa án áp dụng miễn TNHS cho bị cáo đáp ứng các điều
kiện còn hạn chế và rất ít. Trong giai đoạn 05 năm (2012-2016), Tòa
án nhân dân tỉnh Phú Thọ chỉ miễn TNHS cho 01 bị cáo về tội cố ý
gây thương tích và 01 bị cáo về tội trộm cắp tài sản vào năm 2012; 10
bị cáo về tội đánh bạc (Điều 133 Bộ luật hình sự) vào năm 2016.
* Việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên còn rất ít và không có thống kê đầy đủ. Quá trình điều tra,
truy tố, xét xử VKS mới chỉ thống kê người chưa thành niên phạm tội
và được theo dõi riêng. Tuy nhiên việc áp dụng chế định miễn trách
nhiệm hình sự và các quy định tại chương XXXII Bộ luật TTHS chưa
được thực hiện nhiều.
3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả của các quy định về miễn trách
nhiệm hình sự
3.2.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả của các quy định về miễn
trách nhiệm hình sự
Trước yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN của dân, do dân và vì dân, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế bà toàn cầu hóa kinh tế, cũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng và
chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự,
an toàn xã hội… thì một trong những biện pháp có ý nghĩa rất quan
trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống PLHS
nói riêng.
* Về phương diện thực tiễn áp dụng
Trên phương diện này, việc áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự cho thấy: bên cạnh
các kết quả đạt được, hiện nay vẫn còn một số trường hợp cơ quan
tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát) đã miễn trách
nhiệm hình sự chưa đúng pháp luật, đánh giá tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi do người phạm tội thưc hiên chưa

18


đầy đủ và chưa chính xác. Hoặc còn nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa
trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự hay chỉ căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ hoặc nhân thân
người phạm tội đó để quyết định.
* Về phương diện lý luận
Trên phương diện này, việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định về chế định này có ý nghĩa quan trọng nhằm
làm sáng tỏ chính sách phân hóa tội phạm và người phạm tội trong
đường lối xử lý của Nhà nước ta, đồng thời thực hiện đúng đắn phương
châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo
dục, thuyết phục”. Đặc biệt, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả này
còn góp phần phục vụ công tác nghiên cứu - giảng dạy với tư cách là
tài liệu tham khảo hữu ích vào khoa học luật hình sự nước ta. Do đó,

việc sửa đổi, bổ sung chế định miễn trách nhiệm hình sự làm phong
phú thêm kho tàng lý luận về miễn trách nhiệm hình sự, tăng thêm tư
liệu “tham khảo” trong quá trình hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam.
* Về phương diện lập pháp hình sự
Về mặt lập pháp cũng cần cụ thể hóa việc hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về miễn
trách nhiệm hình sự. Về mặt này, việc hoàn thiện góp phần giúp cho
các nhà làm luật nước ta nhận thấy những tồn tại, bất cập của chế
định miễn TNHS để sửa đổi, bổ sung hoặc loại trừ những quy định
thiếu chính xác về mặt khoa học và không còn phù hợp với thực tiễn,
cũng như cập nhập những chính sách nhân đạo trong giai đoạn mới
của Nhà nước ta; cũng như phòng, chống việc vi phạm pháp luật.
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về

miễn trách nhiệm hình sự
3.2.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự
Theo PLHS Việt Nam hiện hành, những quy định về trường hợp
miễn TNHS mặc dù đã thể hiện khá rõ ràng với nội dung mang tính chất
nhân đạo của PLHS nhưng theo tác giả cần hoàn thiện những điều kiện
và căn cứ để miễn TNHS

19


* Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
Theo quy định của BLHS năm 2015, trong các trường hợp sau
đây, người phạm tội được miễn TNHS:
- Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS
về tội định phạm (đoạn 2 Điều 16).
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi

chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm
cho xã hội nữa (điểm a khoản 1 Điều 29);
- Khi có quyết định đại xá [ 1] (điểm b khoản 1 Điều 29).
- Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ
được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, thì được miễn TNHS (khoản 4 Điều 110).
Khi có đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để xác định rằng người phạm
tội thuộc một trong bốn trường hợp này thì cơ quan tiến hành tố tụng
có thẩm quyền phải miễn TNHS cho họ.
* Các trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Theo quy định của BLHS năm 2015, trong các trường hợp sau
đây, người phạm tội có thể được miễn TNHS:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình
hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a
khoản 2 Điều 29);
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh
hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội
nữa (điểm b khoản 2 Điều 29);
- Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào
việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất
hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được
Nhà nước và xã hội thừa nhận (điểm c khoản 2 Điều 29);
- Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm
trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người

20


đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách

nhiệm hình sự, thì có thể được miễn TNHS (khoản 3 Điều 29);
- Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu
quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật
này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện
pháp quy định tại Mục 2 Chương này.
Sau khi bổ sung, Điều 29 BLHS năm 2015, được viết lại như sau:
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một
trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi
chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm
cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
c) Nếu vừa cùng thoả mãn một trong những tình tiết nêu tại khoản
2 Điều 29 và một trong những tình tiết quy định tại các điểm a, b, c
khoản 2 Điều 90 hoặc quy định tại khoản 2 Điều 390 của Bộ luật này;
d) Những trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu TNHS và những
trường hợp đã khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại nhưng
người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có
một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình
hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc
bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã
hội nữa;
c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả
vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức
thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến
đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.


21


3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm
nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc
người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn
trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
3.2.2.2. Nâng cao ý thức pháp luật, năng lực, trình độ chuyên môn
của người có thẩm quyền áp dụng miễn trách nhiệm hình sự
Yêu cầu cấp thiết ở đây đòi hỏi phải nâng cao tiêu chuẩn về chính
trị, đạo đức, ý thức pháp luật và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ
tư pháp nói chung, người có thẩm quyền áp dụng miễn trách nhiệm
hình sự trong cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Cụ thể là bồi
dưỡng chính trị và đạo đức, đặc biệt là học tập kiến thức để nâng cao
nhận thức của cán bộ, kiểm sát viên, thẩm phán... về các quy định của
Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự để vận dụng pháp luật chính
xác vào những trường hợp cụ thể trên thực tế. Để làm được việc đó,
đòi hỏi hàng năm các cơ quan tư pháp phải nghiêm túc tiến hành
nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình
độ của cán bộ, ý thức pháp luật nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tư
pháp trong sạch, vững mạnh.

3.2.3. Tăng cường hiệu quả của hoạt động các cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự
Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án nói chung, đình chỉ điều tra, đình
chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự nói riêng là những vấn đề
quan trọng không những Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho các cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, mà còn trong thực

tiễn quá trình giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng có căn cứ, hợp
pháp và đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong công
tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, mà nó có vai trò rất lớn
trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, nếu các cơ quan tư pháp
hình sự có thẩm quyền cho họ được miễn trách nhiệm hình sự, được
hưởng lượng khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước.

22


KẾT LUẬN
Tóm lại, qua việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học:
“Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn
áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” cho phép người viết đưa ra các
kết luận dưới đây:
1. Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định phản ánh chính sách
phân hóa trong luật hình sự Việt Nam, đó là phân hóa các trường hợp
phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để các Cơ quan Điều tra,
Viện Kiểm sát, Tòa án có đường lối xử lý chính xác, công bằng và
đúng pháp luật.
Đặc biệt, nó còn phản ánh nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối
với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động
viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả
năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, hòa nhập với cộng đồng xã hội.
2. Miễn TNHS có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định
rộng lớn và bao trùm trong luật hình sự - chế định trách nhiệm hình
sự. Do đó, quy định đầy đủ và giải quyết tốt vấn đề TNHS và áp
dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp
lý thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích của Nhà

nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
3. Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ để đình
chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thuộc thẩm quyền của các Cơ quan
Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực
tiễn áp dụng chế định này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
05 năm (2012 - 2016) cho thấy, việc áp dụng chủ yếu được thực hiện
trong giai đoạn điều tra, truy tố và do Cơ quan Điều tra và Viện Kiểm
sát thực hiện, còn trong giai đoạn xét xử, Tòa án hầu như không áp
dụng.. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình
sự cho thấy còn gặp nhiều tồn tại, vướng mắc làm hạn chế công tác
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người

23


×