Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận dân sự 2 Bồi thường thiệt hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.68 KB, 25 trang )

1

Đề số 25: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân
sự năm 2015- Những vấn đề lí luận và thực tiễn.
Lời mở đầu
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định pháp lí xuất hiện sớm nhất
trong lịch sử pháp luật dân sự trên Thế giới. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
hay còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lí.
Tại Việt Nam, chế định này đã có lịch sử phát triển trong một thời gian. Quá trình
lập pháp của Việt Nam cũng nhận thấy rõ vai trò của chế định này trong việc điều
chỉnh các quan hệ trong những trường hợp gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà không xuất hiện giao kết hợp
đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc phạm vi hợp đồng
đã giao kết. Vì thế, đến Bộ luật dân sự 2015, chế định bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn, được quy định tại Phần thứ ba
Nghĩa vụ và Hợp đồng, chương XX Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Vậy bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015 được
quy định như thế nào?

Giải quyết vấn đề


2
I.

Một số vấn đề lí luận chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.

theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:
Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:



Như đã nói, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm
pháp lí, nó thuộc dạng trách nhiệm dân sự. Hiện nay, khái niệm cụ thể về “trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” chưa được các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành giải thích. Tuy nhiên, trên những cơ sở pháp lí đã có và thực tiễn đã
áp dụng, có thể đưa ra khái niệm “ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng” như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách
nhiệm dân sự, theo đó, người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt hại
cho những tổn thất gây ra cho người khác khi có những điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà giữa người gây thiệt hại với người
bị thiệt hại không có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây
thiệt hại không thuộc phạm vi hành vi thực hiện hợp đồng.
Khái niệm trên được xây dựng từ cơ sở điều 274 Bộ luật dân sự 2015 về
nghĩa vụ: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi
ích của một hoặc của nhiều chủ thế khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” và
khoản 5 điều 275 về căn cứ phát sinh nghĩa vụ: “Gây thiệt hại do hành vi trái pháp
luật”. Có thể thấy, sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật chính là căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong đó có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Với trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa
vụ, và từ nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại. Từ đó, chúng ta thấy mối quan hệ
giữ nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, dẫn đến khái niệm “nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (còn gọi là “trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng”).


3

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ thể có thể là cá

nhân, pháp nhân, trong một số trường hợp khác có thể là Nhà nước: cơ quan nhà
nước, cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án…. Trong
những trường hợp cụ thể, các bên trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có thể có một hoặc nhiều người tham gia, song, quy đổi chỉ gồm hai chủ thể
chính là người bị thiệt hại (còn gọi là người có quyền) và người gây ra thiệt hại
(còn gọi là người có nghĩa vụ) là các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện cho bên có quyền nghĩa vụ mà bên có
quyền yêu cầu hay do pháp luật quy định, tùy theo chủ thể, mối liên hệ chủ thể giữa
các bên mà có thể là nghĩa vụ đơn người, nghĩa vụ riêng rẽ, nghĩa vụ liên đới…
Trong quan hệ pháp luật nói chung, khách thể là những lợi ích vật chất, lợi
ích tinh thần hoặc lợi ích xã hội khác mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia
quan hệ pháp luật, trong đó, lợi ích vật chất là vật, tiền, vàng bạc, giấy tờ có giá…;
lợi ích tinh thần- lợi ích phi vật chất là văn hóa, sức khỏe, quyền tác giả…; lợi ích
xã hội khác là những hành động xã hội. Như vậy, trong quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng thì khách thể của quan hệ này luôn phải thể hiện dưới dạng “hành
động xã hội”, thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt
hại khi có sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” diễn ra đối với chủ thể bị
thiệt hại.
2.

Đặc điểm của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Trách nhiệm dân sự nói chung, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung mang tính chất của
trách nhiệm dân sự, hay nói cách khác, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là một loại trách nhiệm dân sự. Việc quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại
bằng tài sản nhằm khôi phục tình trạng bị thiệt hại. Hậu quả của việc áp dụng trách
nhiệm này là những bất lợi, thiệt hại để bù đắp những thiệt hại mà người gây ra
thiệt hại đã gây ra cho chủ thể khác. Và như vậy, việc bồi thường thiệt hại không



4

chỉ bảo đảm việc những thiệt hại được đền bù ổn thỏa mà còn mang tính giáo dục
cao tới cộng đồng về việc tuân theo pháp luật, tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác.
Tiếp nữa, trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hai bên chủ thể
(bên có trách nhiệm bồi thường và bên bị thiệt hại) chưa từng có quan hệ hợp đồng,
hoặc có những thiệt hại xảy ra liên quan đến hợp đồng. Điều này là căn cứ quan
trọng để quyết định có là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay không. Cuối
cùng, thiệt hại bồi thường nói chung hay thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng phát
sinh do hành vi trái pháp luật gây ra và luôn mang đến hậu quả bất lợi về tài sản
cho người phải bồi thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người phải bồi
thường có thể không là người gây ra hậu quả, thiệt hại. Ví dụ trong trường hợp con
chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại, hay con đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có tài
sản để bồi thường thì trong trường hợp này, cha mẹ, người giám hộ, người đại diện
theo pháp luật đứng ra để bồi thường…
Vậy, việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật được dựa trên những căn cứ
nào để xác định lỗi của chủ thể phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho chủ
thể bị thiệt hại?
II.

Những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

1.

hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:
Cơ sở pháp lí:

Theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi

thường thiệt hại: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác… 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người
chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại…”. Như vậy, một
chủ thể chỉ cần có “hành vi xâm phạm” đến quyền và lợi ích của chủ thể khác và


5

“gây thiệt hại” thì “phải bồi thường” hoặc trường hợp khác, thiệt hại không phải do
chủ thể mà do tài sản thuộc sở hữu của chủ thể gây thiệt hại thì khi đó, chủ sở hữu
hoặc người chiếm hữu tài sản lúc đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ở
đây, nhà làm luật không quy định bằng những đại lượng cụ thể để tính mức độ thiệt
hại phải bồi thường, như vậy rất khó cho việc xác định giá trị phải bồi thường cho
chủ thể bị thiệt hại.
Để tháo gỡ khó khăn trên, trong thời điểm chưa có hướng dẫn chi tiết áp
dụng cho Bộ luật dân sự 2015, chúng ta có thể áp dụng tương tự pháp luật “Nghị
quyết 03/2006/NQ-HĐTP ban hành ngày 08/07/2006 về hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Theo
mục I.1 trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải có các điều kiện sau:
thiệt hại xảy ra, hành vi trái pháp luật, mối quan hệ giữa thiệt hại xảy ra với hành vi
trái pháp luật , và lỗi của người gây thiệt hại. Những điều kiện phát sinh trách
nhiệm trên là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường,
người được bồi thường và mức bồi thường của bên phải bồi thường cho bên được
bồi thường.
2.

Có thiệt hại xảy ra:


Thiệt hại có thể hiểu là những tổn thất xảy ra, tính được thành tiền, bao gồm:
những mất mát, hư hỏng, hủy hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm
ngăn chặn, khắc phục thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân, pháp nhân.
-Thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe là thiệt hại về vật chất, bao gồm:
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm chi phí bồi
dưỡng chăm sóc, phục hồi sức khỏe, thuốc thang, cứu chữa, những thu nhập thực tế
bị mất, bị giảm sút khác do thiệt hại về sức khỏe… Về tính chất, thiệt hại về tài sản
có thể dễ dàng đo đếm được, biểu hiện cụ thể như bị mất tài sản, giảm sút tài sản,


6

chi phí sửa chữa, hạn chế sửa chữa, chi phí khác gắn với khai thác, sử dụng tài
sản… Còn những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cũng có thể quy đổi ra từ những
chi phí khám chữa. Nói chung, loại thiệt hại vật chất dễ bồi thường hơn so với thiệt
hại do tổn thất về tinh thần.
-Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại là những thiệt hại do tổn
thất về tinh thần, bao gồm: chi phí ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế
bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại… Do tính chất mà
thiệt hại về tinh thần khó, thậm chí là không thể trị giá được bằng tiền, cũng thể
phục hồi được. Như vậy đối với bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần, thì mục đích
chính là an ủi, động viên, cảm thông, chia sẻ thiệt hại. Đối với cá nhân, là do sức
khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính
mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gữi nhất của nạn nhân phải chịu đau
thương, buồn phiền mất mát, và như vậy, họ cần phải được bồi thường một khoản
tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu đựng. Đối với thiệt hại tinh thần của pháp
nhân, đó là những danh dự, uy tín bị xâm phạm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín
nhiệm…vì bị hiểu lầm và cần phải được bồi thường thiệt hại một khoản tiền để bù
đắp tổn thất mà pháp nhân đó phải chịu. Theo Bộ luật dân sự, mức bồi thường thiệt

hại về tinh thần do các bên thỏa thuận, mức tối đa do pháp luật quy định.
Như vậy, thiệt hại phải được xác định đúng để làm căn cứ cho việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại có phát sinh không, thiệt hại đó có thể là thiệt hại
trực tiếp hoặc thiệt hại gián tiếp, tuy nhiên việc xác định thiệt hại phải tôn trọng
quy luật khách quan, có nghĩa là đánh giá khách quan từ thực tế chứ không được
suy diễn chủ quan từ bản thân người bồi thường hay bản. Từ việc xác định đúng
thiệt hại, đúng trách nhiệm bồi thường, sẽ là cơ sở cho việc ấn định mức giá bồi
thường cho người bị thiệt hại.
3.

Có hành vi trái pháp luật:


7

Điều 14- khoản 1 và điều 15- khoản 2 Hiến pháp 2013 có quy định: “Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật”, “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của
người khác” và tại khoản 4 điều 3 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Việc xác lập,
thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích
quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Như vậy, bất cứ hành vi xâm phạm đến đến quyền được bảo vệ về tính mạng, danh
dự, sức khỏe, uy tín, tài sản của người khác đều là hành vi trái pháp luật, và phải
chịu bồi thường thiệt hại.
Có thể hiểu, hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được
thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp
luật, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác và do đó nó xâm phạm đến các quy định chung được pháp luật bảo
vệ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi gây thiệt hại có thể là hợp pháp

trong trường hợp người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ pháp luật quy định hay
nghĩa vụ khác hợp pháp, nói cách khác, có những trường hợp hành vi gây thiệt hại
không bị coi là trái pháp luật: hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, tình thế cấp
thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng… thì trong những trường đó mặc dù là
hành vi trái pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy
nhiên, nếu vượt quá những giới hạn trên hay lỗi không phải hoàn toàn mà một phần
do bên phải bồi thường thì người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại.
4.

Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật:

Trong mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật,
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra phải là kết
quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả
và kết quả bao giờ cũng là hậu quả của nguyên nhân Chỉ khi nào, hành vi trái pháp


8

luật và thiệt hại xảy ra có mối liên hệ nội tại tất yếu thì người vi phạm mới phải bồi
thường thiệt hại. Trong nhiều trường hợp, có nhiều người cùng gây thiệt hại cho
một người thì việc xác định mối quan hệ nhân quả này có ý nghĩa xác định lỗi trực
tiếp và phải bồi thường nhiều hơn so với những đối tượng còn lại; hay trong trường
hợp cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại đều có lỗi, việc xác định mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra có ý nghĩa trong việc xác
định người gây thiệt hại có phải bồi thường hay không, nếu phải bồi thường thì
mức bồi thường là bao nhiêu.
Tuy nhiên việc xác định mối quan hệ trên nhiều khi khá khó khăn, bởi con
người không chỉ chịu tác động của những mối quan hệ mà còn chịu tác động của
nhiều hiện tượng tự nhiên khác. Vì thế, mối quan hệ trên chỉ có thể xem xét trong

góc độ xã hội- nơi mà hành vi trái pháp luật phát sinh và thời điểm con người phát
sinh hành vi trái pháp luật và làm xảy ra hậu quả thiệt hại. Mặt khác, chúng ta cần
phải xem xét khách quan, toàn diện, để phân tích các sự kiện có liên quan trong
trường hợp cụ thể, từ đó mới có thể kết luận chính xác về hành vi là nguyên nhân,
gây ra hậu quả thiệt hại của người gây thiệt hại.
5.

Có lỗi của người gây thiệt hại:

Việc nhấn mạnh đến gây thiệt hại do “hành vi” trái pháp luật trong Bộ luật dân
sự 2015 giúp đảm bảo quyền được bồi thường của bên bị thiệt hại được tốt hơn,
điều đó có nghĩa là chỉ cần có “hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt
hại” thì phải bồi thường. Thêm nữa, nếu quy định như Bộ luật dân sự 2005 “người
nào có lỗi cố ý hoặc vô ý…” là một điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại là do lỗi của người gây thiệt hại thì chỉ đúng với thiệt hại do người gây ra.
Tuy nhiên, lỗi không thể thể hiện thái độ chủ quan của chủ thể (ở đây là vật) với
hành vi gây thiệt hại( thiệt hại do vật gây ra) bởi vì không thể tìm được yêu tố lỗi
trong một vật vô tri vô giác gây thiệt hại. Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 không đặt


9

nặng vấn đề lỗi của người gây thiệt hại, mà chỉ cần có “hành vi xâm phạm gây thiệt
hại” thì sẽ phải bồi thường.
Tuy nhiên, theo quan điểm riêng, người viết cho rằng vấn đề lỗi của người gây
thiệt hại vẫn là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mặc dù trong
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có chú ý: đối với trường hợp pháp luật có quy định
việc bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của
người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản

quy phạm pháp luật đó. Nghĩa là trong dân sự, vấn đề lỗi trong bồi thường thiệt hại
vẫn được bỏ ngỏ. Đối với vấn đề về lỗi có thể áp dụng điều 634 lỗi trong trách
nhiệm dân sự tại mục 4 Chương XV: những quy định chung của Bộ luật dân sự
2015.
Theo khoa học pháp lí, lỗi là thái độ tâm lí của người đối với hành vi gây thiệt
hại cho xã hội do người đó thực hiện đối với hậu quả thiệt hại cho xã hội của hành
vi đó, được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Điều 364 Bộ luật dân sự
2015 quy định: “ Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình
sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không
mong muốn nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra”; “Lỗi vô ý là trường hợp một
người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải
biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn chặn được”. Lỗi được quy định là điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự mà
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói riêng là một loại trách nhiệm dân sự nên lỗi cũng là điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thế nhưng, lỗi trong trách nhiệm
dân sự là lỗi suy đoán (việc suy đoán có thể đúng hoặc sai) bởi hành vi gây thiệt hại
là hành vi trái pháp luật, nên hành vi của người gây thiệt hại được suy đoán là có
lỗi. Và như vậy, vấn đề lỗi sẽ rất “mở” đối với người gây thiệt hại, bởi chỉ cần


10

người gây thiệt hại chứng minh được họ không có lỗi thì họ không phải chịu trách
nhiệm bồi thường, như vậy, thiệt hại xảy ra ai sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại?
Đó cũng là điểm tiến bộ hơn của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật 2005 khi
bỏ đi quy định “do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm…” (điều 604 Bộ luật dân sự 2005)
mà thay bằng “có hành vi xâm phạm…” (điều 584 Bộ luật dân sự 2015), điều này
giúp vấn đề thiệt hại của người bị thiệt hại được bảo đảm được đền bù, bồi thường

thích đáng. Tuy nhiên, một số điểm vẫn chưa thực sự thống nhất trong Bộ luật dân
sự 2015, nếu như đã bỏ quy định về lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, như đã chứng minh ở trên, thì tại sao không sửa quy định tại
khoản 3 điều 586 Bộ luật dân sự 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cá nhân: “….nếu người giám hộ chứng minh được việc mình không có
lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường” ? Điều
này cho thấy khi có thiệt hại xảy ra, người giám hộ mặc nhiên bị suy đoán là có lỗi
gây ra thiệt hại, nên chỉ cần người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi thì
không phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường nếu muốn, người bị thiệt hại
phải chứng minh ngược lại, song nhiều khi không thể chứng minh được, mặt khác
người bị thiệt hại đã bị thiệt hại, lại còn phải đi chứng minh, như vậy sẽ càng khó
khăn, vất vả thêm cho họ. Như vậy, không quy định người bị thiệt có nghĩa vụ
chứng minh là hợp lí. Thế nhưng, nếu người giám hộ chứng minh được lỗi không
phải của mình, thì ai sẽ là người đứng ra bồi thường những thiệt hại cho người bị
thiệt hại?
Một số trường hợp được miễn lỗi: người chứng minh được mình không có lỗi,
người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ
hành vi… và do đó họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi gây ra thiệt hại.
Trong những trường hợp trên, những người giám hộ, người đại diện, cơ quan hữu
quan liên quan sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm, bởi những người này đã mắc
lỗi là không quản lí, chăm sóc, giáo dục, trông nom họ, nên họ phải bồi thường.


11
III.

Những quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo

1.


quy định của Bộ luật dân sự 2015:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện
một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, các bên cần tôn
trọng thỏa thuận của nhau về bồi thường nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật,
đạo đức xã hội và cần thực hiện đúng theo Điều 585 có quy định về nguyên tắc bồi
thường thiệt hại, có thể trình bày ngắn gọn như sau:
Thứ nhất, bồi thường phải toàn bộ và kịp thời. Thiệt hại phải được bồi
thường toàn bộ nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản,
sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các
điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao
gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên
để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.
Việc bồi thường toàn bộ là phù hợp với nguyên tắc công bằng cũng như mục đích
của chế định bồi thường thiệt hại. Bồi thường kịp thời là việc Tòa án phải giải
quyết nhanh chóng yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định; trong
trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời
theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
Việc bồi thường kịp thời giúp khắc phục nhanh chóng nhất tình trạng bị thiệt hại
của người bị thiệt hại, cũng như đối với những trường hợp người bị thiệt hại không
đủ điều kiện hay vượt quá khả năng để khắc phục thiệt hại sẽ có những giải pháp
kịp thời cho người bị thiệt hại.
Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức
bồi thường. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai
điều kiện sau: “không có lỗi hoặc có lỗi vô ý” và “ thiệt hại quá lớn so với khả


12


năng kinh tế của mình”, nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường
so với khả năng kinh tế của họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ
hoặc phần lớn số thiệt hại đó. Nguyên tắc này đã quy định về việc được giảm mức
bồi thường, tuy nhiên điểm hạn chế của nó không quy định được giảm bao nhiêu,
hay nói cách khác, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn phải bồi thường
bao nhiêu cho người bị thiệt hại. Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án khi ra
quyết định phải căn cứ vào những tình tiết, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể… để quyết
định mức bồi thường được giảm.
Thứ ba, mức bồi thường thiệt hại khi không còn phù hợp với thực tế thì các
bên có thể yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi
mức bồi thường. Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế nghĩa là
do có sự thay đổi về tình hình kinh tế xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi
thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự
thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên
mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay
đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.
Thứ tư, không được bồi thường thiệt hại khi lỗi là do bên bị thiệt hại hoặc do
bên bị thiệt hại không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lí để ngăn chặn, hạn chế
thiết hại cho chính mình.
2.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Hành vi gây ra thiệt hại có thể do bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân…
Song có những trường hợp người phải bồi thường không phải là người gây ra thiệt
hại. Việc bồi thường thiệt hại phải do người có “khả năng” bồi thường và họ phải
tham gia vào quan hệ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Tại điều 586 Bộ luật dân sự
2015 có quy định về năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, việc cá
nhân bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài



13

sản, và khả năng có thể bồi thường của cá nhân. Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở
lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã
thành niên, người đã thành niên theo quy định của pháp luật là người có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, “năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự” (điều 19
BLDS 2015), như vậy họ phải chịu trách nhiệm do hành vi gây thiệt hại bất hợp
pháp của mình, vì thế tự họ đứng ra thực hiệc hiện nghĩa vụ bồi thường bằng tài sản
của họ. Thế nhưng, trên thực tế vẫn xuất hiện nhiều trường hợp mà người đã thành
niên từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng không có bất cứ khoản thu nhập nào, không có tài
sản riêng để bồi thường, nói cách khác, họ không có khả năng về tài sản trên thực
tế, vì vậy trong trường hợp này, hoặc cha mẹ, người thân thích sẽ đứng ra tự
nguyện bồi thường cho con, em mình hoặc là sẽ chờ đến khi người gây thiệt hại có
khả năng về tài sản để bồi thường thiệt hại; tuyệt đối trong trường hợp trên, không
được ép buộc cha mẹ, người thân thích phải bồi thường thay, vì sự tự nguyện trong
dân sự được đề cao, người gây thiệt hại là con, em họ đã đủ năng lực trách nhiệm
dân sự, tự họ chịu trách nhiệm.
Khoản 2 điều 586 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với những người không đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bao gồm: người chưa
đủ 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Đối với người chưa đủ 15
tuổi, cha mẹ phải dùng tài sản của cha mẹ để bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài
sản của cha mẹ không đủ để bồi thường thì lấy tài sản riêng của con ra để bồi
thường phần còn thiếu. Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, thì áp
dụng ngược lại, phải lấy tài sản của con ra để bồi thường, trường hợp không bồi
thường đủ, thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của cha mẹ.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi gây thiệt hại thì có hai trường hợp xảy ra.

Thứ nhất, theo điều 586, người giám hộ đối với những người đó được dùng tài sản


14

của những người được giám hộ để bồi thường, nếu người được giám hộ không có
tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng
tài của mình…người giám hộ chứng minh được họ không có lỗi thì thiệt hại xảy ra
sẽ không được bồi thường; điều này tương tự như đoạn 2 khoản 2 điều 586 đối với
người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại, mà không có tài sản để bồi
thường và không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ còn nhưng không có “khả năng” (vật
chất, nhận thức…) thì họ sẽ không phải bồi thường. Thứ hai, theo quy định tại điều
599, người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời
gian trường học, bệnh viện quản lí thì trường học, bệnh viện phải bồi thường; nếu
trong thời gian quản lí mà trường học, bệnh viện chứng minh được họ không có lỗi
trong quản lí thì cha mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực
hành vi dân sự phải bồi thường. “Thời gian quản lí” là thời hạn mà các tổ chức theo
quy định về nghề nghiệp như trường học, bệnh viện có nghĩa vụ giáo dục, chữa
bệnh mà họ đã không thực hiện chức năng của mình, do lỗi quản lí không tốt ở họ,
khiến cho người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho
những người khác. Vấn đề là việc xác định “thời gian quản lí”, có thể thấy chưa
thực sự rõ ràng và gặp nhiều vướng mắc trên thực tiễn.
Đối với trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người đó
phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Xác định trách nhiệm bồi thường
của mỗi người trong việc “cùng gây thiệt hại” dựa trên cơ sở mức độ lỗi của mỗi
người, nếu như không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại
theo các phần bằng nhau (điều 587 Bộ luật dân sự 2015).
Trong Bộ luật dân sự chỉ quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cá nhân mà không có quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường của các chủ thể khác như: pháp nhân. Điều đó không có nghĩa rằng phủ

nhận năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của chủ thể khác, mà vẫn thừa nhận các
chủ thể khác luôn có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường bồi thường thiệt hại. Ví


15

dụ: trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước… trong trường hợp cơ quan nhà nước
gây thiệt hại, cụ thể là cơ quan tiến hành tố tụng xét xử sai người vô tội, thì người
đứng ra thụ lí vụ án sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị kết án oan đó.
Người thụ lí vụ án là đại diện nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện nhiệm vụ
nhà nước giao cho, nên khi họ làm sai, nhà nước sẽ là chủ thể đứng ra bồi thường
(áp dụng Điều 600 về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây
ra).
3.

Vấn đề thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại và thời hiệu khởi kiện yêu

cầu bồi thường thiệt hại:
3.1.
Về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại:
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại là khoảng thời gian mà người được bồi
thường được hưởng bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại. Thời hạn hưởng
bồi thường được xác định dựa vào khả năng của người bị thiệt hại lao động tạo ra
được thu nhập. Điều 593 quy định: Nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng
lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường kể từ thời điểm mất hoàn
hoàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có
tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn như sau: người chưa thành niên hoặc đã
thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra (tiền cấp dưỡng được

tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống) được hưởng tiền cấp dưỡng cho
đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham
gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân; người đã thành niên nhưng
“không có khả năng lao động” được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết. Theo
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP người không có khả năng lao động là người bị liệt
cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ


16

quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ
81% trở lên.
Như vậy, quy định tại điều 593 đã rõ ràng hơn trong việc tính thời hạn
hưởng bồi thường, tuy nhiên mới chỉ có quy định cho người mất hoàn toàn khả
năng lao động và người chết nhưng họ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác mà
không thấy có quy định thời hạn bồi thường đối với trường hợp người bị thiệt hại bị
suy giảm sức lao động.
3.2.

Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Thời hiệu khởi kiện nói chung theo quy định tại khoản 3 điều 150 Bộ luật
dân sự 2015 là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó
kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Tại điều 588, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể
từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm. Như vậy, sau 03 năm kể từ ngày người có quyền khởi kiện yêu
cầu bồi thường thiệt hại biết hoặc phải biết mình bị xâm phạm, có thiệt hại xảy ra
về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín mà không khởi kiện thì

mất quyền khởi kiện, khi đó bên bị thiệt hại không còn quyền khởi kiện để yêu cầu
đòi bồi thường thiệt hại.
4.

Xác định thiệt hại:

Hành vi xâm phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường, do đó việc xác định
thiệt hại sẽ là căn cứ để phát trách nhiệm bồi thường, ấn định mức bồi thường. Xác
định thiệt hại được quy định tại mục 2 Chương XX Bộ luật dân sự 2015. Những
thiệt hại cần phải xác định là: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (điều 589); thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm (điều 590); thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (điều
591); thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (điều 592).


17
4.1.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

Điều 589 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: tài sản bị
mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài
sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
thiệt hại khác do pháp luật quy định. “Chi phí hợp lí” là chi phí thực tế cần thiết,
phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trị trung bình ở từng
địa phương tại thời điểm chi phí (trích Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, giải thích
“chi phí hợp lí” áp dụng tương tự pháp luật dùng chung cho các điều luật 589, 590,
591, 592 Bộ luật dân sự 2015). Có thể thấy, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao
gồm thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp. Thiệt hại được bồi thường bằng vật,
tiền, hoặc thực hiện một công việc; nếu không thể bồi thường bằng hiện vật thì quy
đổi trị giá tài sản bằng tiền dựa trên giá thị trường tại thời điểm hiện tại để bồi

thường ; trường hợp bồi thường thiệt hại những lợi ích phát sinh từ tài sản trong
việc sử dụng, khai thác tài sản là hoa lợi, lợi tức phải là những tài sản mà chắc chắn
nếu không bị thiệt hại sẽ thu được.
4.2.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

Trong quan hệ dân sự, bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm có ý
nghĩa đền bù một phần thiệt hại gây ra cho người bị thiệt hại về vật chất, giúp
người bị thiệt hại và người thân thích của họ khắc phục những khó khăn, trợ cấp
cho nạn nhân và gia đình. Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc xác định
thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
Thứ nhất, chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: tiền thuê phương tiện đưa đi
cấp cứu, tiền khám bệnh bao gồm chụp chiếu, thử máu, siêu âm, xét nghiệm, tiền
thuốc thang, tiền viện phí, tiền làm các bộ phận giả (nếu có),… để hỗ trợ hoặc thay
thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.


18

Trường hợp do yêu cầu của cơ sở khám chữa bệnh về việc chăm sóc nạn nhân thì
người bị bồi thường phải chi phí trực tiếp cho người phải chăm sóc nạn nhân.
Thứ hai, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu
trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do
sức khỏe bị xâm phạm mà thu nhập thực tế của họ bị giảm sút hay mất thì họ được
bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút đó. Xác định thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại như sau:
-


Đối với trường hợp thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, hợp đồng lao
động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị thiệt

-

hại bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị.
Đối với trường hợp người bị thiệt hại có mức thu nhập hàng tháng khác nhau, thì
lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (hoặc tất cả các tháng) trước khi

-

sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị.
Đối với trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng không ổn định và
không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng

-

loại nhân với thời gian điều trị.
Đối với người bị thiệt hại mà chưa có việc làm, chưa có thu nhập thực tế thì không
được bồi thường theo khoản b điều 590 Bộ luật dân sự 2015.
Thứ ba, chi phí hợp lí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Chi phí hợp lí cho người chăm sóc cho
người bị thiệt hại bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở
địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm
sóc cho người bị thiệt hại tprong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu
của cơ sở y tế. Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị được xác định tương tự như người bị thiệt hại; nếu trong thời gian
chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao
động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo
hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.



19

Thứ tư, thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 590 còn quy định về bồi thường “một khoản tiền để bù đắp tổn thất
về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu”. Việc xác định tổn thất tinh thần
khi sức khỏe bị xâm phạm rất khó xác định, cần phải căn cứ vào nhân thân từng đối
tượng, mức độ thiệt hại... Với quy định về bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
cần chú ý một số vấn đề sau: khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cần được bồi
thường cho chính người bị thiệt hại; trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm
phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần;
mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa
thuận được thì được xác định không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định.
4.3.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

Sinh mạng con người là vô giá, không thể đem ra so sánh mạng người với
nhau, không thể trị giá thành tiền với mỗi mạng người. Điều 591 Bộ luật dân sự
2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, xác định bao gồm: thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại điều 590 của Bộ luật dân sự 2015; chi
phí hợp lí cho việc mai táng gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc
khâm niệm, khăn tang, hương, nến, xe tang, chi phí chôn cất hoặc hỏa táng theo
phong tục tập quán, không tính các chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc
mộ…; khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ
cấp dưỡng: thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm
phạm, đối tượng được bồi thường cấp dưỡng được xác định theo mục 2.3 phần II
tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.

Tại điều 591 cũng quy định về “một khoản tiền khác để bù đắp về tinh
thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại,
nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi


20

dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng một khoản
tiền. Những người thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ nhất quy định tại
điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Trong việc áp dụng quy định này, cần
chú ý một số điểm sau: xác định đúng đối tượng được nhận khoản tiền bồi thường
bù đắp tổn thất về tinh thần; trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm,
những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt
hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại của
người bị thiệt hại được bồi thường một khoản tiền bồi bù đắp tổn thất về tinh thần;
mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
được xác định không quá một trăm lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.
4.4.

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, uy tín
của tổ chức bị xâm phạm. Nói chung, những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy
tín không thể xác định, trị giá thành tiền như thiệt hại về tài sản, việc xác định thiệt
hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín là xác định “chi phí hợp lí để hạn chế, khắc
phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do pháp
luật quy định”, thực chất đó là những tổn thất vật chất, tài sản do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm. Chi phí hợp lí để hạn chế khắc phục thiệt hại bao gồm

chi phí cần thiệt cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ
chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, tiền tàu xe, đi lại, thời gian
bỏ ra để khiếu nại, cải chính… Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế,
khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút thì họ được


21

bồi thường khoản thi nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. Do đó, việc bồi
thường thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng ban đầu của người bị xâm phạm là chi
phi phí phải bỏ ra và thu nhập bị mất.
Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi
thường thiệt hại theo quy định trên, còn phải bồi thường “một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu” (khoản 2 điều
592). Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm phải được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. Trong mọi trường hợp
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường trên do các bên thỏa thuận,
nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa bồi thường không quá mười lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định.
IV. Thực

tiễn vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định

của Bộ luật dân sự 2015:
Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017,
có thể nói việc áp dụng trên thực tế còn mới, tuy nhiên đã đem lại một số những

điểm tích cực, chứng minh tính ưu việt của chế định này sau khi được sửa đổi, bổ
sung hoàn thiện. Ví dụ như vấn đề về lỗi, và căn cứ xác lập trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, tìm hiểu 2 vụ việc thực tế sau đây sẽ chúng ta sẽ thấy
được nguyên nhân gây ra thiệt hại là do hành vi trái pháp luật:
-Vụ việc 1: Tiến thấy xe máy của bố mẹ để ở sân nhà, chìa khoá vẫn cắm ở ổ khoá
của xe, nên đã lấy xe đi làm. Trên đường đi, vì vượt ẩu nên xe máy do Tiến điều
khiển đã lao sang trái đường và đâm vào bà Hiền đang dắt xe đạp đi ngược chiều ở
phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ, làm bà Hiền chết.
-Vụ việc 2: Đạt điều khiển xe máy của mình chở Bình đi bán vỏ chai bia. Khi Bình
vào quán bán vỏ chai bia thì Bình ngồi trên xe máy chờ. Do Đạt không rút chìa


22

khoá xe máy nên Bình nổ máy và nói Đạt ngồi sau để Bình đèo về, Đạt đồng ý. Do
không làm chủ được tốc độ và xử lý kém nên Bình đã khiến cho trục bánh trước
bên phải xe máy vướng vào phía bên trái xe đạp của bà Bảy là người đi cùng chiều
với Bình. Kết quả làm cho bà Bảy chết, Bình và Đạt bị thương nhẹ, xe đạp và xe
máy đều bị hư hỏng.
Trong cả hai vụ việc trên, thiệt hại phát sinh thực chất là từ hành vi của
người điều khiển phương tiện giao thông (Tiến và Bình) chứ không phải do chính
phương tiện giao thông gây ra; xe máy chỉ là phương tiện mà người điều khiển sử
dụng gây thiệt hại. Nếu xác định lỗi của tài sản thì là điều không thể, mặt khác đây
cũng không phải là thiệt hại do tài sản gây ra mà do chính hành vi của con người
gây ra thiệt hại, dẫn đến việc phải bồi thường, cụ thể trong 2 tình huống trên là bồi
thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Như vậy, ưu điểm của điều 584 đã
được thấy rõ.
Nếu người trông nom, quản lý, sử dụng mà chứng minh họ không có lỗi thì
chủ sở hữu của tài sản gây ra thiệt hại phải bồi thường. Nếu chủ sở hữu chứng minh
được nguyên nhân gây ra thiệt hại không phải do tự thân tài sản, mà do sự kiện bất

khả kháng, do lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại hay do lỗi của người thứ ba thì sẽ
không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp tài sản là sản phẩm,
hàng hoá gây ra thiệt hại do lỗi trong cấu trúc, thiết kế của sản phẩm, thì chủ sở hữu
của tài sản đó sẽ có quyền yêu cầu nhà sản xuất sản phẩm phải chịu trách nhiệm bồi
thường hoặc bồi hoàn cho mình (nếu chủ sở hữu đã bồi thường cho người bị thiệt
hại).
Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 đã không đặt nặng vấn đề lỗi trong điều kiện
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi đối với vật thì điều đó không đúng nên có với
những quy định hiện tại, chúng ta thấy phần nào chế định bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng đã phạt huy được những ưu điểm.
Bên cạnh đó, một số điểm về lí luận có thể sẽ gây khó khăn trong quá trình
áp dụng thực tiễn của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người viết đã


23

chỉ ra trong quá trình phân tích ở trên. Một số vấn đề trình bày theo quan điểm của
người viết, kính mong thầy (cô) xem xét và đóng góp ý kiến!

Kết luận
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại chương
XX phần thứ ba Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015, người viết thấy
rằng Bộ luật dân sự 2015 đã sửa đổi khá nhiều những mặt bất cập của bộ luật trước,
mặt khác Bộ luật dân sự 2015 cũng bổ sung khá nhiều điểm mới tiến bộ và hợp lí
trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là chế định khá phức tạp, có lịch sử đâu đời và thực sự cần thiết
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể dân sự, trên cơ sở lí
luận và thực tiễn đã trình bày, người viết khẳng định tính quan trọng của chế định
này. Việc Bộ luật dân sự 2015 tái ghi nhận và hoàn thiện chế định bồi thường thiệt
hại thể hiện tính dân chủ, nhân đạo sâu sắc của nhà nước ta, đồng thời khẳng định

tính khoa học, chính xác, hợp lí hợp tình trong việc áp dụng từ cơ sở lí thuyết tới
thực tiễn áp dụng của chế định để đảm bảo cũng cố quan hệ dân sự nói chung và
quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng, trong đó có bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.


24

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2, Trường đại học Kiểm Sát Hà Nội,
2.
3.
4.
5.

2014.
Hiến pháp 2013.
Bộ luật dân sự 2015.
Bộ luật dân sự 2005.
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ban hành ngày 08 tháng 07 năm 2006 về
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường

6.

thiệt hại ngoài hợp đồng
/>
7.
8.
9.


thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong.aspx
/> /> />

25

Mục lục


×