Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hình thức và pham vi hành nghề của luât sư nước ngoài tại Viêt Nam, một số vấn đề về thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.31 KB, 10 trang )

Mở Đầu
Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước, nghề Luật sư ở nước ta hiện
nay cũng đang phát triển không ngừng, số lượng luật sư không ngừng ra tăng và
chất lượng dịch vụ cũng ngày càng được nâng cao, song song với đó thì số lượng
Luật sư nước ngoài cũng tăng lên rất đáng kể, từ 18 tổ chức Luật sư nước ngoài và
hơn 50 Luật sư vào năm 1996, sau hơn 20 năm, bộ tư pháp đã từng cấp phép cho
445 Luật sư nước ngoài và gần 90 tổ cức hành nghề Luật sư nước ngoài đến từ
nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Nhật…,điều đó cho thấy sức
hút và tiềm năng của thị trường nghề luật ở Việt Nam giành được sự quan tâm từ
rất nhiều tổ chức hành nghề luật và Luật sư nước ngoài, tạo nên một sự cạnh tranh
mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cũng như thử thách cho giới Luật sư trong nước.
Để làm rõ thêm các quy định của pháp luật Việt Nam về đối tượng “Luật sư nước
ngoài”, em xin phân tích đề tài “Hình thức và pham vi hành nghề của luât sư nước
ngoài tại Viêt Nam, một số vấn đề về thực trạng và giải pháp”.
Nội Dung
I.
Cơ sở pháp lý với hoạt động của Luật sư nước ngoài tại Việt Nam
1. Điều kiện hành nghề của Luật sư nước ngoài
Điều 74 Luật Luật sư 2012 quy định:
“Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép
hành nghề luật sư tại Việt Nam:
1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền của nước ngoài cấp;
2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

1


3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam


hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề
luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.”
Như vậy để đủ điều kiện hành nghề Luật sư ở Việt Nam thì một cá nhân phải là
Luật sư theo pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch, phải có chứng chỉ hành
nghề còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đó cấp, có kinh
nghiệm tư vấn pháp luật, cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Quy
tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, được tổ chức hành nghề luật
sư ở nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được tổ chức hành nghề Luật
sư ở Việt Nam hay chi nhánh, công ty luật nước ngoài ở Việt Nam tuyển dụng.
2. Hình thức và phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam
Được quy định tại điều 75 và 76 luật Luật sư 2012, theo đó:
“Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước
ngoài tại Việt Nam;
2. Làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành
nghề luật sư Việt Nam.”;
“Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và
pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp
luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử
nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một
luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện,
2


người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa
án Việt Nam.”
II.

Phân tích hình thức và phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài ở
Việt Nam


1. Phân tích hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam
Từ các căn cứ trên và quy định của Luật Luật sư 2012 về hình thức hành nghề
của Luật sư Việt Nam tại điều 23và Điều 49,
Điều 23 “Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập
hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao
động cho tổ chức hành nghề luật sư;
2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này.”
Điều 49 “Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng
lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư….”,
ta thấy Luật sư nước ngoài không được phép tham gia thành lập tổ chức hành nghề
luật sư ở Việt Nam, không được hành nghề với tư cách cá nhân như luật sư Việt
Nam, tức là không được ký hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức không phải là
tổ chức hành nghề luật sư để hành nghề luật sư ở Việt Nam, đây là hạn chế tất yếu
cần có đối với các Luật sư nước ngoài để tạo sự công bằng trong việc hành nghề
trong bối cảnh nghề Luật sư ở Việt Nam còn rất trẻ so với nhiều nước khác. Nghề
luật sư ở nước ta sau cách mạng tháng 8 mới thực sự được định hình từ năm 1945
theo sắc lệnh 46/SL của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát triển từ năm 1987 theo
Pháp lệnh Tổ chức Luật sư của Hội đồng nhà nước đến giai đoạn hiện nay với luật
Luật sư 2006 và luật Luật sư 2012. Có thể nói chúng ta mới chỉ có mấy chục năm
định hình và phát triển trong khi đó ở nhiều nước phương tây, nghề Luật sư đã phát
3


triển mạnh từ hàng trăm năm trước, do vậy với hạn chế về vốn, độ chuyên nghiệp
Luật sư trong nước vẫn còn nhiều khó khăn để cạnh tranh với Luật sư nước ngoài.
2. Phân tích phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam
Theo điều 22 Luật luật sư 2012 thì luật sư Việt Nam được “Tham gia tố tụng
với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người

bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong
các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan
đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.”, như vậy so với
Luật sư Việt Nam thì Luật sư nước ngoài cũng bị hạn chế hơn về phạm vi hành
nghề, cụ thể:
- Họ không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.
- Họ chỉ được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các
dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, chỉ được tư vấn pháp luật
Việt Nam nếu có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng được điều kiện như
Luật sư Việt Nam.
4


- Họ không được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc
có liên quan đến pháp luật Việt Nam.
Việc hạn chế như trên không nằm ngoài mục đích tạo sự công bằng cho các
Luật sư Việt Nam trong việc hội nhập nghề Luật sư, chúng ta không thể “mở cửa”
ồ ạt các thị trường trong khi ta còn chưa thực sự có vị thế đủ để cạnh tranh với các
Luật sư nước ngoài. Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng việc không cho các
Luật sư nước ngoài tham gia tranh tụng cũng như tham gia rộng rãi hơn vào các
hoạt động khác sẽ làm chậm quá trình cải cách tư pháp bởi lẽ theo họ “Tòa án

không thể cư xử với một luật sư nước ngoài giống như họ vẫn thường cư xử với
luật sư Việt Nam, đó là một trong những khía cạnh của sinh hoạt tòa án và tố tụng
ở Việt Nam, cho nên phải nói rằng những sinh hoạt tố tụng như vậy không chuyên
nghiệp và khi luật sư nước ngoài tham gia vào thì nó bộc lộ tất cả những cái
không chuyên nghiệp như vậy, không chỉ khó giữa các hãng luật và Luật sư với
nhau mà khó cho cả sinh hoạt vốn dĩ rất tế nhị.”và “Vì cải cách tư pháp phải được
giám định bởi xã hội, và giám định xã hội nghề nghiệp là giám định chuyên nghiệp
nhất. Và giới luật sư là một trong những lực lượng giám định cái chất lượng công
cuộc cải cách tư pháp chuyên nghiệp nhất. Vì thế cho nên nếu như mà không có sự
tham gia của một lực lượng luật sư đã tham gia trong một nền tư pháp tiên tiến thì
cái việc cải cách tư pháp sẽ chậm lại và thậm chí nó cho chất lượng cải cách kém
đi.”1, quan điểm này rất có lý khi xác định sự cần thiết của việc tham gia tố tụng
của Luật sư nước ngoài, với sự tham gia của họ thì các cơ quan tiến hành tố tụng
chắc chắn sẽ hành động minh bạch hơn, văn minh hơn và các nước trên thế giới sẽ
đánh giá tốt và khách quan hơn về nền tư pháp Việt Nam khi họ được lắng nghe ý
kiến của các Luật sư nước họ đã hành nghề ở Việt Nam. Mặc dù việc này sẽ gây
thêm sức ép cạnh tranh cho các Luật sư Việt Nam nhưng phần nào đó cũng góp
phần tích cực trong quá trình cải cách tư pháp, tuy nhiên việc “hội nhập” này có
1 Luật sư Nguyễn Trần Bạt tổng giám đốc công ty tư vấn luật Investconsult

5


thể là chủ trương về lâu về dài, đối với bối cảnh hiện nay khi mức độ chuyên
nghiệp của cơ quan tư pháp còn chưa cao cũng nhưu năng lực cạnh tranh của các
hãng luật Việt Nam còn hạn chế thì vẫn chưa thể để luật sư nước ngoài tham gia tố
tụng.
III.

Thực trạng và giải pháp về một số vấn để liên quan đến hình thức và


phạm vi hành nghề của luât sư nước ngoài tại Viêt Nam
1. Vẫn có trường hợp Luật sư nước ngoài tư vấn pháp luật Việt Nam, cần
có cơ chế kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm minh
Theo một nhóm luật sư là tác giả bài viết “Chính sách liên quan đến tổ
chức và hoạt động của luật sư nước ngoài tại Việt Nam - Kiến nghị hoàn thiện
sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư” đăng trên cổng thông tin điện tử bộ tư pháp thì
“Thực tế cho thấy hầu hết luật sư nước ngoài đã tham gia tư vấn pháp luật Việt
nam. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường hành nghề luật sư và tính
nghiêm minh của pháp luật. Trong quá trình hành nghề, chúng tôi đã được đọc và
phải đọc rất nhiều bản tư vấn luật Việt Nam và ý kiến pháp lý do luật sư nước
ngoài ký tên và đóng dấu hãng luật nước ngoài. Trong những bản tư vấn và ý kiến
pháp lý đó có ghi rõ rằng “chúng tôi là hãng luật nước ngoài và không được tư
vấn pháp luật Việt Nam và bản tư vấn này chỉ dùng để thảo luận hoặc để tham
khảo”2. Đây rõ ràng là hình thức tư vấn pháp lý, được “ngụy trang” dưới mác tài
liệu tham khảo, vì vậy trong trường hợp này nếu phát hiện cơ sở hành nghề luật
nước ngoài hoặc Luật sư nước ngoài có thu tiền của khách hàng thì có sơ sở khẳng
định họ có hành vi tư vấn pháp luật trái pháp luật và cần xử phạt. Để khắc phục
tình trạng này, pháp luật cần quy định cụ thể nếu hãng luật nước ngoài không có
luật sư Việt Nam hoặc Luật sư nước ngoài có điều kiện như Luật sư Việt Nam
không được ký, đóng dấu vào văn bản tư vấn về pháp luật Việt Nam. Nếu tổ chức
2 Nhóm Luật sư - Chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của luật sư nước ngoài tại Việt Nam - Kiến nghị
hoàn thiện sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư

6


hành nghề Luật sư đó không có luật sư Việt Nam hoặc Luật sư nước ngoài có điều
kiện như luật sư Việt Nam thì mọi văn bản của họ cung cấp cho khách hàng liên
quan đến pháp luật Việt Nam có thể coi là tư vấn trái pháp luật và có thể bị xem xét

xử lý.
2. Luật sư nước ngoài không chịu sự quản lý của đoàn luật sư là một thiếu
sót lớn, cần quy định về vấn đề này
Trong khi Luật sư nước ngoài chỉ chịu sử quản lý của cơ quan nhà nước (Sở
và Bộ tư pháp) thì Luật sư Việt Nam còn chịu sự quản lý của các Đoàn Luật sư,
điều này tạo nên lỗ hổng trong việc giám sát cũng như không có nhiều cơ chế thích
hợp để quản lý các Luật sư nước ngoài. Nếu như quy định Luật sư nước ngoài phải
đăng ký với đoàn luật sư địa phương nơi trụ sở họ làm việc thì chúng ta sẽ có thêm
cơ chế giám sát nhạy bén hơn, cơ chế kỷ luật rộng hơn đối với các vi phạm của
Luật sư nước ngoài như cảnh cáo, khiển trách, đình chỉ hoạt động. thay vì chỉ có
hình thức rút giấy phép theo quy định tại điều 83 luật Luật sư. Như vậy cần bổ
sung quy định của Luật luật sư theo hướng quy định ác đoàn luật sư địa phương có:
- Trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong
việc quản lý các tổ chức hành nghề luật sư trong nước và nước ngoài, quản lý luật
sư (Việt Nam và nước ngoài) và hoạt động hành nghề của các luật sư đó ở địa
phương; và
- Nhắc nhở, yêu cầu các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư
cách cá nhân thuộc tổ chức mình (Việt Nam và nước ngoài) trong việc chấp hành
chế độ báo cáo, thống kê định kì.
Việc gia hạn giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài phải có ý kiến xác
nhận của Đoàn luật sư địa phương nhằm đảm bảo luật sư đó có thời gian hoạt động
tại địa phương và đã chấp hành nghiêm chỉnh những quy tắc và pháp luật Việt Nam
7


đối với luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Bộ Tư pháp sẽ căn cứ vào nhu
cầu thực tế để cấp giấy phép hoặc gia hạn giấy phép cho các công ty luật nước
ngoài. Bộ Tư pháp cũng sẽ tham khảo ý kiến của Liên đoàn Luật sư trước khi cấp
giấy phép hoặc gia hạn giấy phép cho các công ty luật nước ngoài.


Kết Luận

Mặc dù hiện nay nhà nước cần hạn chế hình thức và phạm vi hoạt động của
các Luật sư nước ngoài để tạo môi trường bình đẳng cho việc xây dụng đội ngũ
Luật sư Việt Nam nhưng điều đó không có nghĩa là các Luật sư Việt Nam chúng ta
không tự nâng cao kiến thức và địa vị của mình mà chắc chắn sẽ trau dồi nhiều
hơn, học hỏi nhiều hơn từ các luật sư nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh
cùng với sự hội nhập và mở cửa của nghề Luật sư trong tương lai.

Tài Liệu Tham Khảo

8


1. Luật luật sư 2012;
2. Chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của luật sư nước ngoài
tại Việt Nam - Kiến nghị hoàn thiện sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư (bài
3.

viết trên cổng thông tin điện tử bộ tư pháp;
(Tại sao Việt Nam không muốn luật sư nước ngoài

4.

hoạt động tố tụng?)
/>
Mục Lục
Mở Đầu......................................................................................................................1
Nội Dung...................................................................................................................1
I. Cơ sở pháp lý với hoạt động của Luật sư nước ngoài tại Việt Nam..........1

9


1. Điều kiện hành nghề của Luật sư nước ngoài..........................................1
2. Hình thức và phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam. .2
II. Phân tích hình thức và phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt
Nam........................................................................................................................3
1. Phân tích hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam......3
2. Phân tích phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam.........4
III. Thực trạng và giải pháp về một số vấn để liên quan đến hình thức và
phạm vi hành nghề của luât sư nước ngoài tại Viêt Nam.................................6
1. Vẫn có trường hợp Luật sư nước ngoài tư vấn pháp luật Việt Nam, cần
có cơ chế kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm minh........................................6
2. Luật sư nước ngoài không chịu sự quản lý của đoàn luật sư là một
thiếu sót lớn, cần quy định về vấn đề này.......................................................7
Kết Luận....................................................................................................................8
Tài Liệu Tham Khảo..................................................................................................9

10



×