Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY LÀI (Jasminum sambac) VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC BÔNG BẰNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC TẠI XÃ AN SƠN, HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

HỒ THÀNH KẾ

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY LÀI (Jasminum sambac)
VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC BÔNG BẰNG
MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC
TẠI XÃ AN SƠN, HUYỆN THUẬN AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 01/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

HỒ THÀNH KẾ

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY LÀI (Jasminum sambac)
VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC BÔNG BẰNG
MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC
TẠI XÃ AN SƠN, HUYỆN THUẬN AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật


Mã số: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 01/2011

i


NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY LÀI (Jasminum sambac)
VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC BÔNG BẰNG
MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC
TẠI XÃ AN SƠN, HUYỆN THUẬN AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

HỒ THÀNH KẾ

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. TRẦN TẤN VIỆT
Công ty Nhiệt Đới

2. Thư ký:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN

Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2:

TS. TRÁC KHƯƠNG LAI
Công ty Việt Hóa Nông

5. Ủy viên:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ CHẮT
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Hồ Thành Kế sinh ngày 16 tháng 08 năm 1981 tại thị xã Thủ Dầu
Một, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương).
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Bình Phú, huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương năm 1999.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại trường Đại học Nông
lâm, thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 08/2004 – 12/2006 làm việc tại Trung tâm Khuyến nông trực thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước.
Tháng 01/2007 cho đến nay làm việc tại Trung tâm Khuyến nông trực thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Dương.
Tháng 09 năm 2006 theo học Cao học ngành Bảo vệ Thực vật tại Trường Đại
học Nông Lâm, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 16/67, khu phố 3, phường Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0909252353
E-mail:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong
tập luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Hồ Thành Kế

iv


CẢM TẠ
Xin trân trọng cảm ơn:
PGS. TS. Nguyễn Thị Chắt, giảng viên Khoa Nông học, Trường Đại học
Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt và hướng dẫn tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Phòng Sau Đại học cùng Quý Thầy Cô Khoa Nông học, Trường Đại học

Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt khóa
học.
Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công, viên chức Trung tâm Khuyến nông Bình
Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Hội Nông dân và một số hộ trồng lài tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương đã tận tình giúp đỡ tôi trong lúc thực hiện đề tài.
Các bạn lớp Bảo vệ Thực vật 31 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.

Xin được ghi ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã động viên,
hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tham dự khóa học và thực hiện đề tài.

Bình Dương, tháng 01 năm 2011

Hồ Thành Kế

v


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sâu hại trên cây lài (Jasminum sambac) và hiệu quả
phòng trừ sâu đục bông, nụ bằng một số loại thuốc hóa học, sinh học tại xã An
Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương”. Thời gian thực hiện từ tháng 11 năm
2008 đến tháng 12 năm 2009. Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn
Bảo vệ Thực Vật, trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, vùng trồng lài tại xã
An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Mục đích và yêu cầu của đề tài nhằm xác định thành phần sâu hại và thiên
địch trên cây hoa lài, theo dõi biến động mức độ gây hại của sâu đục bông, nụ và
sâu cuốn lá, khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của chúng và hiệu quả phòng trừ
bằng một số thuốc hóa học, sinh học.

Kết quả điều tra thông tin phỏng vấn trực tiếp nông dân về hiện trạng canh
tác lài tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, được ghi nhận như sau:
sâu hại xuất hiện nhiều và phổ biến nhất là sâu cuốn lá (94,4%), sâu đục bông
(64,8%).
Có 13 loài sâu hại gây hại trên cây lài. Loài gây hại chính là sâu đục bông,
nụ (Palpita vitrealis Rossi) với tần số xuất hiện vườn xen (74,44%) cao hơn vườn
thuần (60%) và sâu cuốn lá (Adoxophyes sp.) cũng có tần số xuất hiện vườn xen
(73,33%) cao hơn vườn thuần (52,59%). Bên cạnh đó cũng ghi nhận được 10 loài
thiên địch, xuất hiện nhiều nhất và phổ biến là các loài nhện với tần xuất vườn
thuần (51,48%) cao hơn vườn xen (38,52%).
Biến động mức độ gây hại của sâu đục bông, nụ (Palpita vitrealis Rossi) và
sâu cuốn lá (Adoxophyes sp.), kết quả điều tra cho thấy mức độ gây hại của sâu đục
bông, nụ ở vườn thuần trên phát hoa biến động từ 34,67 – 46,67 % và trên nụ bị hại
biến động từ 16,70 – 25,99 %. Ở vườn lài trồng xen, tỷ lệ phát hoa bị hại biến động
từ 42,67 - 69,33 % và tỷ lệ nụ bị hại biến động từ 22,74 – 33,64 %. Mức độ gây hại
của sâu cuốn lá (Adoxophyes sp.) ở vườn thuần trên đọt biến động trung bình từ
32,00 – 65,33% và tỷ lệ lá bị sâu cuốn lá gây hại biến động từ 7,68 – 18,47%, đối

vi


với vườn xen tỷ lệ đọt bị hại biến động trung bình từ 24,00 – 78,67% và tỷ lệ lá bị
hại từ 6,81 – 23,88%.
Thời gian hoàn thành vòng đời của sâu đục bông, nụ Palpita vitrealis Rossi
biến động từ 23 – 28 ngày. Trong đó, giai đoạn trứng kéo dài trung bình là 3,17 
0,62 ngày, thời gian phát triển trung bình của ấu trùng là 13,13  0,83 ngày, thời
gian giai đoạn nhộng trung bình là 6,63  0,78 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của
thành trùng trung bình là 3,35  0,48 ngày, và tỷ lệ hoàn thành vòng đời trung bình
là 74,76%.
Thời gian hoàn thành vòng đời của sâu cuốn lá Adoxophyes sp. biến động từ

24 – 28 ngày. Trong đó, giai đoạn trứng kéo dài trung bình là 3,5  0,53 ngày, thời
gian phát triển trung bình của ấu trùng là 12,6  0,52 ngày, thời gian giai đoạn
nhộng trung bình là 6,1  0,88 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của thành trùng trung
bình là 3,4  0,52 ngày và tỷ lệ hoàn thành vòng đời trung bình là 79,64%.
Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm trừ sâu đục bông, nụ có hiệu lực cao
nhất đối với thuốc hóa học Selecron 500EC 89,17 % và đối với thuốc sinh học là
Tập kỳ 1.8EC 79,64 % ở thời điểm 5 NSP. Ở thời điểm 7 NSP, hiệu lực cao nhất
đối với thuốc hóa học là Selecron 500EC 76,30 %, sinh học là Tập kỳ 1.8EC
73,66%. Thời điểm 14NSP hiệu lực các loại thuốc điều giảm và hoàn toàn hết hiệu
lực ở thời điểm 21NSP.

vii


ABSTRACT
The thesis “Research pests on jasmine (Jasminum sambac) and effect controlling
methods to moths on chemical and biological pesticide at An Son village, Thuan
An district, Binh Duong provine” was carried out from november, 2008 to december,
2009 in Nong Lam university and the jasmine gardens at An Son, Thuan An, Binh
Duong.

The main goal and requirement of current research was to determine
component pests and natural enemies on jasmine, to watch for the variance of
harmful levels of the major pests, to study their morphological and biological
characters and and effect controlling methods to moths on chemical and biological
pesticide.
The survey results direct interview information on the status of farmers
cultivating jasmine in An Son commune, Thuan An, Binh Duong Province, is
recognized as follows: appear more pests that the most common are tortrix moths
(94,4%), moths (64,8%).

The result showed that on jasmine gardens, there are thirteen species pests.
Main species damaged to jasmine in the fix gardens was moth (Palpita vitrealis R.)
with frequency of occurrence at 74,44 % and at 60 % in the pure gardens, and the
ratio of frequency of tortrix moths (Adoxophyes sp.) in the fix gardens was 73,33 %,
while it was 52,59 % in the pure gardens. Besides, there was ten species of natural
enemies, in which spiders were spread with the highest rate is 51,48 % in the pure
garndens and 38,52 % in the fix gardens.
Observating variance of damaged levels of moths (Palpita vitrealis Rossi)
and tortrix moths (Adoxophyes sp.), results of investigation pointed out that harmful
level of moths, bud worms jasmine in the pure gardens ranged from 34,67 % to
46,67 % on clusters of flowers and from 16,70 % to 25,99 % on buds. In the fix
garden, rate of clusters of fowers, which were attacked by moths changed from
42,67 % to 69,33 % and the result similarity on bud ranged from 22,74 % to 33,64
% in the fix gardens. The harmful levels of tortrix moths (Adoxophyes sp.) on young
shoot and on leaves of shoot in the pure gardens varied at average extent is 32,00 -

viii


65,33 %, 7,68 -18,47 %, respectively. In the fix gardens, rate of young shoots and
leaves of shoots, which were attacked by Adoxophyes sp. ranged average from
24,00 % to 78,67 % and from 6,81 % to 23,88 % respectively.
Palpita vitrealis Rossi pass through about 23 - 28 days. Inside, the phase of
eggs are about 3,17  0,62 days, phase of larval is 13,13  0,83 days, pupa is 6,63 
0,78 days and pre-adult moths is 6,63  0,78 days. The rate of moths finished their
cycle life is 74,76 %.
Adoxophyes sp. pass through about 24 – 28 days. Inside, the phase of eggs
are about 3,5 – 0,53 days, phase of larval is 12,6 – 0,52 days, pupa is 6,1  0,88
days and pre-adult moths is 3,4  0,52 days. The rate of moths finished their cycle
life is 79,64%.

Experiments of controlling moths, the highest efficiency to control moths
after spraying 5 days include with chemical pesticide of Selecron 500EC (reach
89,17%) biological pesticide of Tập kỳ 1.8EC (reach 79,64%). At the time after
sparying 7 days, The highest efficiency to control moths after spraying 5 days
include with chemical pesticide of Selecron 500EC (reach 76,30%), biological
pesticide of Tập kỳ 1.8EC (reach 73,66%). At the time after sparying 14 days, the
efficiently pesticides have reduced and completely did not become effective at
21days.

ix


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Trang chuẩn y

ii

Lý lịch cá nhân

iii

Lời cam đoan

iv


Cảm tạ

v

Tóm tắt

vi

Mục lục

x

Danh sách chữ viết tắt

xiii

Danh sách các bảng

xiv

Danh sách các hình

xv

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục đích và yêu cầu

2

1.2.1. Mục đích

2

1.2.2. Yêu cầu

2

1.2.3. Phạm vi nghiên cứu

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Sơ lược về cây lài

4

2.1.1. Nguồn gốc và phân loại

4


2.1.2. Đặc tính thực vật học và điều kiện sinh thái

5

2.1.3. Giá trị cây lài

5

2.2. Tình hình phát triển cây lài

7

2.2.1. Tình hình phát triển cây lài ở Việt Nam

7

2.2.2. Tình hình phát triển cây lài ở một số nơi trên thế giới

8

2.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại chính trên lài

9

2.3.1. Trong nước

9

x



2.3.2. Ngoài nước

10

2.4. Đặc điểm hình thái, sinh học và mức độ gây hại của một số loại sâu hại chính
trên cây họ lài

11

2.4.1. Palpita vitrealis (Rossi, 1794)

11

2.4.2. Cacoecimorpha pronubana Hübner

14

2.4.3. Prays oleae (Bernard, 1788)

15

2.4.4. Hendecasis duplifacialis Hampson

17

2.5. Biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây lài

18


2.5.1. Trong nước

18

2.5.2. Ngoài nước

19

2.6. Các thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm

21

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

3.1. Nội dung nghiên cứu

26

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

26

3.3. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu

26

3.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu


28

3.4.1. Vật liệu nghiên cứu

28

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu

29

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

36

4.1. Hiện trạng canh tác cây lài tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương,
năm 2008 – 2009

36

4.2. Một số sâu hại và thiên địch trên cây lài tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương, năm 2008 – 2009

43

4.2.1. Một số sâu hại trên cây lài tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương,
năm 2008-2009

43

4.2.2. Một số thiên địch trên cây lài tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình

Dương, năm 2008 – 2009

48

4.3. Mức độ gây hại của hai loài sâu đục bông nụ, sâu cuốn lá Adoxophyes sp. và
đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục bông nụ Palpita vitrealis Rossi, sâu cuốn

xi


lá Adoxophyes sp. trên cây lài tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương,
năm 2009

50

4.3.1. Mức độ gây hại của sâu đục bông, nụ và đặc điểm hình thái, sinh học sâu đục
bông, nụ Palpita vitrealis Rossi

50

4.3.1.1. Mức độ gây hại của sâu đục bông, nụ

50

4.3.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục bông, nụ Palpita vitrealis R.

56

4.3.2. Mức độ gây hại, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá
Adoxophyes sp. tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, năm 2009


63

4.3.2.1. Mức độ gây hại của sâu cuốn lá Adoxophyes sp.

64

4.3.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá Adoxophyes sp.

69

4.4. Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu đục bông, nụ lài của một số thuốc hóa học và
sinh học

76

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

81

5.1. Kết luận

81

5.2. Đề nghị

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO


83

PHỤ LỤC

89

xii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
AT: ấu trùng
BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
CV (Coefficient of Variation): Hệ số biến động
EC (Emulsifiable Concentrate): Dạng nhũ dầu
F (Flowable Concentrate): Dạng huyền phù nước
NSP: Ngày sau phun
NT: nghiệm thức
PGS: Phó giáo sư
SD (Standard Deviation): độ lệch chuẩn
SLCTQS: số lượng cá thể quan sát
TB: trung bình
TĐT: tiền đẻ trứng
TGPT: thời gian phát triển
TLĐBH: tỷ lệ đọt bị hại
TLHBH: tỷ lệ hoa bị hại
TLHTVĐ: tỷ lệ hoàn thành vòng đời
TLLBH: tỷ lệ lá bị hại
TLPHBH: tỷ lệ phát hoa bị hại
Tp. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
TS: Tiến sĩ

TSXH: tần số xuất hiện
TT: thành trùng
X : giá trị trung bình

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1. Một số thông tin về tình hình canh tác lài tại xã An Sơn

37

Bảng 4.2. Kỹ thuật canh tác cây lài

38

Bảng 4.3. Một số sâu bệnh hại trên cây lài và biện pháp phòng trừ của nông dân

41

Bảng 4.4. Thành phần sâu hại chính trên lài tại xã An Sơn

45

Bảng 4.5. Tỷ lệ hiện diện của 3 loài sâu đục bông, nụ lài tại xã An Sơn


47

Bảng 4.6. Một số loài thiên địch trên cây lài tại xã An Sơn

49

Bảng 4.7. Mức độ gây hại của sâu đục bông, nụ trên vườn lài trồng thuần và trồng
xen tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

51

Bảng 4.8. Đặc điểm hình thái của sâu đục bông, nụ Palpita vitrealis Rossi

57

Bảng 4.9. Đặc điểm phát triển của ấu trùng sâu đục bông, nụ Palpita vitrealis Rossi 60
Bảng 4.10. Vòng đời sâu đục bông Palpita vitrealis Rossi

62

Bảng 4.11. Mức độ phát triển của sâu đục bông, nụ Palpita vitrealis Rossi

63

Bảng 4.12. Mức độ gây hại của sâu cuốn lá Adoxophyes sp. trên vườn lài trồng
thuần và trồng xen tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

65

Bảng 4.13. Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá Adoxophyes sp.


70

Bảng 4.14. Đặc điểm phát triển của ấu trùng sâu cuốn lá Adoxophyes sp.

73

Bảng 4.15. Vòng đời sâu cuốn lá Adoxophyes sp.

74

Bảng 4.16. Mức độ phát triển của sâu cuốn lá Adoxophyes sp.

76

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số sâu đục bông, nụ lài tại xã An
Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, năm 2009

77

Bảng 4.18. Hiệu lực các loại thuốc đối với sâu đục bông, nụ lài tại xã An Sơn,
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, năm 2009

xiv

79


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 3.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại khu vực Bình Dương

27

Hình 3.2. Lượng mưa trung bình tại khu vực Bình Dương

28

Hình 3.3. Sơ đồ bố trí các điểm điều tra biến động mật số sâu hại chính trên cây lài 31
Hình 4.1. Một số sâu hại chính trên cây lài tại xã An Sơn

46

Hình 4.2. Triệu chứng gây hại của sâu đục bông, nụ lài

50

Hình 4.3. Biến động mức độ gây hại của sâu đục bông, nụ trên cây lài của 2 dạng
vườn trồng thuần và trồng xen tại xã An Sơn

54

Hình 4.4. Các giai đoạn phát triển của sâu đục bông, nụ Palpita vitrealis Rossi

58

Hình 4.5. Vòng đời sâu đục bông, nụ lài Palpita vitrealis Rossi


61

Hình 4.6. Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá Adoxophyes sp.

64

Hình 4.7. Biến động mức độ gây hại của sâu cuốn lá Adoxophyes sp. trên cây lài cả
2 dạng vườn trồng thuần và trồng xen tại xã An Sơn

66

Hình 4.8. Các giai đoạn phát triển của sâu cuốn lá Adoxophyes sp.

72

Hình 4.9. Vòng đời sâu cuốn lá Adoxophyes sp.

75

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lài hay còn gọi là cây nhài có tên khoa học là Jasminum sambac thuộc
họ lài, có nguồn gốc từ các nước Tây Nam Á và Nam Á: Philippines, Ấn Độ,
Myanmar và Sri Lanka. Trong hoa lài có thành phần hoá học gồm một chất béo
thơm, hàm lượng 0,08% (parafin), indol và các ester formic acetic-benzoic-linalyl

và este anthranylic metyl (Wikimedia Foundation, Inc., 2010). Vì thế, hoa cây lài có
mùi thơm đặc biệt và thường dùng để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn.
Ngoài công dụng trên, cây lài còn là một loại dược liệu, có thể sử dụng hoa,
lá và cả rễ. Rễ có vị cay, ngọt, tính mát và có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.
Hoa và lá lài cũng có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt…
(Nguyễn Hữu Toàn, 2010).
Những năm gần đây, tiêu thụ trà Việt Nam đã tăng khá mạnh, nhu cầu về
những loại trà chất lượng cao, có hương thơm cũng tăng lên rõ nét. Trong số những
loại hoa tạo hương thơm cho trà truyền thống nhất và được ưa chuộng nhất là hoa
sen và hoa lài. Tuy nhiên, cây hoa sen mỗi năm chỉ cho hoa một lần trong khi cây
lài có thể cho hoa vào nhiều thời điểm trong năm nên nguồn cung dồi dào hơn.
Chính vì thế, cây lài ngày càng được quan tâm và đã được trồng ở nhiều nơi trong
nước. Lợi nhuận kinh tế thu được từ việc trồng lài cũng khá cao, bước đầu đã tạo
công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân ở nhiều vùng trong đó xã An
Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương là một điển hình.
Mặc dù cây lài đã được người dân trồng từ lâu nhưng chưa được các cấp, các
ngành địa phương quan tâm đúng mức. Quy trình thâm canh tăng năng suất, biện

1


pháp phòng trừ sâu hại trên lài chỉ dựa chủ yếu vào tập quán của nông dân. Từ khi
nước ta gia nhập WTO, mỗi sản phẩm muốn xuất khẩu đều phải đáp ứng được tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm. Trong đó, việc sử dụng hoa lài để tạo hương thơm cho trà
cũng không ngoài tiêu chuẩn đó. Để đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trà khi xuất khẩu thì khi sử dụng hoa lài để ướp trà cũng cần phải đảm
bảo chất lượng và không chứa chất độc hại. Vì vậy, việc tìm hiểu các loài sâu hại và
đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây lài cũng là một trong những việc
làm cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho người
dân trồng lài.

Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự giúp đỡ của bộ môn Bảo vệ Thực vật –
Trường Đại học Nông Lâm tp.HCM, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sâu hại trên cây lài và hiệu quả phòng trừ sâu đục bông bằng một
số loại thuốc hóa học, sinh học tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương”.

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích xác định thành phần sâu hại, thiên địch
trên cây lài, theo dõi mức độ gây hại của sâu đục bông, nụ và sâu cuốn lá, khảo sát
đặc điểm hình thái, sinh học của chúng và tìm ra cách phòng trị sâu đục bông hiệu
quả bằng một số loại thuốc hóa học và sinh học tại xã An Sơn, huyện Thuận An,
tỉnh Bình Dương.

1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu hiện trạng canh tác cây lài tại xã An Sơn, huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương
- Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên cây lài.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và biến động mật độ của sâu đục
bông, nụ và sâu cuốn lá Adoxophyes sp. trên cây lài.

2


- Khảo sát hiệu quả phòng trừ sâu đục bông lài chính của một số loại thuốc
hóa học và sinh học.

1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành tại xã An Sơn, huyện Thuận An từ tháng 11/2008 đến
12/2009.

- Đối tượng nghiên cứu là sâu hại, thiên địch, hiệu quả phòng trừ sâu đục
bông, nụ lài bằng thuốc hóa học và sinh học trên cây lài.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÂY LÀI
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây lài có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Nam Á: Philippines, Ấn
Độ, Myanmar, Sri Lanka (Wikimedia Foundation, Inc., 2010) và hiện nay, lài đã
được trồng nhiều nơi ở Việt Nam.
Theo CAB international (2005), cây lài được phân loại như sau:
Giới (Kingdom):

Viridiplantae

Ngành (Phylum):

Spermatophyta

Dưới ngành (Subphylum): Angiospermae
Lớp (Class):

Dicotyledonae

Bộ (Order):

Oleales


Họ (Family):

Oleaceae

Giống (Genus):

Jasminum

Loài (Species):

sambac

Đặc điểm bộ Oleales: Thân to, lá mọc đối, không có lá bẹ. Hoa chỉ có hai
tiểu nhụy, hai tâm bì, hột không phôi nhũ. Bộ Oleales chỉ có một họ Oleaceae.
Đặc điểm họ Oleaceae: Thân gỗ leo hay mọc thành bụi, phân nhánh lưỡng
phân rất rõ. Lá không có lá kèm, thường mọc đối hay lá kép lông chim lẻ. Hoa đều
mẫu 5, lưỡng tính, ít khi đơn tính, có lá bắc và hai lá bắc con. Hoa ít khi mọc riêng
lẻ mà xếp thành chùm kép hay xim ở ngọn. Quả khi là quả khô, khi là quả mọng.
(Huỳnh Anh Trúc, 2004).

4


2.1.2. Đặc tính thực vật học và điều kiện sinh thái
Cây lài là cây dạng thân leo hoặc thân bụi, có chiều cao từ 1-3m. Lá lài có 2
dạng là mọc đối xứng hoặc mọc vòng. Lá đơn dạng hình trứng, dài 4-12,5 cm và
rộng 2-7,5 cm. Phát hoa từ 3 – 12 hoa, hoa có mùi thơm đặc trưng, hoa màu trắng,
tràng hoa có đường kính từ 2 - 3 cm với 5 - 9 thùy. Hoa lài nở vào ban đêm và tàn
vào buổi sáng. Quả lài màu nâu đen, dạng quả mọng, có đường kính khoảng 1 cm

(Wikimedia Foundation, Inc., 2010).
Theo Vũ Khắc Chung (2009), nhiệt độ thích hợp cho cây lài sinh trưởng là
20- 33 0C, nhiệt độ thấp từ 8-100C thì cây sinh trưởng kém. Lài là cây ưa sáng, do
đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng mới cho năng suất cao và hoa mới
thơm. Lài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất đồng bằng (pH từ 6,5-7)
đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5-4), từ đất thịt nặng đến đất thịt pha cát. Đối với
đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm sóc tốt, bón phân, tưới
nước đầy đủ lài vẫn cho năng suất hoa cao. Lài cần nước để sinh trưởng và ra hoa
liên tục nhưng không chịu úng do đó cần trồng nơi cao ráo và tưới tiêu thuận lợi.

2.1.3. Giá trị cây lài
 Giá trị thường dùng
Theo Quang Minh (2004) cho biết: hoa lài có tác dụng chữa ngoại cảm, phát
sốt, tiêu chảy, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, tăng huyết áp và trị mụn nhọt. Lá lài
trị rôm sảy, còn rễ thì chữa sưng đau do chấn thương.
Theo thông tin KH&CN (2008), cây lài có nhiều công dụng; lá, hoa, rễ dùng
chữa bệnh. Cây lài có thể dùng làm cảnh, vừa đẹp cảnh quan môi trường, vừa lấy
hoa để ướp chè. Ngoài ra, tinh dầu hoa lài dùng làm nước hoa, sản xuất xà phòng
thơm.
Theo Quang Nghĩa (2009), công dụng của hoa lài có thể trừ hư hỏa, khử hàn
tích, trị mụn nhọt, tiêu ung bướu, làm hết đau. Nước cất từ hoa lài có thể làm tươi
nhuận da thịt. Lá hoa lài có vị cay, tính mát tác dụng thanh nhiệt giải biểu, trị ngoại

5


cảm phát sốt, đầy bụng, tiêu chảy. Còn rễ hoa lài chủ trị té ngã chấn thương gân
xương, đau nhức đỉnh đầu, mất ngủ và có tác dụng gây mê.
 Giá trị kinh tế
Tại Hóc Môn - Bà Điểm, Tp. Hồ Chí Minh là nơi xuất xứ của nghề trồng lài,

là điểm cung cấp hương liệu ướp trà gần như cho cả miền Nam (Hoàng Tùng,
2002).
Nguyễn Ngọc Hạnh và Trần Thanh Lương (2005 đã báo cáo rằng chiết xuất
tinh dầu từ hoa lài đã tạo ra nhiên liệu có chất lượng cao nhằm thay thế hương liệu
ngoại nhập, nâng cao giá trị sử dụng của các nguồn cây trồng. Sản phẩm tinh dầu do
các nhà khoa học VN tách chiết tinh dầu lài khoảng 400USD/100g (tinh dầu ngoại
nhập có giá 674USD/100g).
Mô hình trồng cây hoa lài đang góp phần tích cực vào chương trình xóa đói
giảm nghèo, đem lại niềm vui cho nhiều hộ nông dân ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước (Tin kinh tế, 2006)
Theo Trọng Minh (2006), tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, ông Thái
Văn Tín - Chủ tịch UBND xã An Sơn nhận xét: gần đây bông lài có giá nên hiệu
quả kinh tế vượt hẳn cây ăn trái, cuộc sống của bà con khá lên rất nhiều. Ngoài ra,
cây lài đã góp phần tạo việc làm đáng kể cho một lực lượng lao động nhàn rỗi tại
địa phương nhất là với độ tuổi không có điều kiện đi làm tại các xí nghiệp, công ty.
Cây hoa lài là một loại cây trồng cho hoa có giá trị kinh tế rất cao, công dụng
phổ biến của nó là dùng để ướp trà tạo hương thơm và để chữa một số bệnh hàng
ngày. Tỉnh Trà Vinh, cụ thể là đồng bào Khmer đã tận dụng những cây hoa lài xung
quanh nhà mà trước kia chỉ trồng làm cảnh để phát triển thành một trong những loại
cây trồng xóa đói giảm nghèo (Báo NNVN, 2007).
Theo Thùy Tươi (2008), cây lài trên đất Sóc Sơn – Hà Nội là cây dễ trồng, ít
vốn, giá bán cao (từ 15-30.000đồng/kg), cây lài đã nhanh chóng trở thành lựa chọn
cho bài toán thoát nghèo của người dân địa phương. Thời điểm cao nhất, toàn huyện
có tới 200ha, trong đó, hai xã là Phù Lỗ và Đông Xuân chiếm phần lớn diện tích.

6


Trong những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã
Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh. Nhất là mô hình

trồng hoa theo chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó trồng cây hoa lài là
mô hình mới rất có triển vọng tại địa phương (Chu Trinh, 2010).
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY LÀI
2.2.1. Tình hình phát triển cây lài ở Việt Nam
Cây hoa lài là một loại cây trồng cho hoa có giá trị kinh tế rất cao, và có
nhiều công dụng: lá, hoa, rễ dùng chữa bệnh, cây dùng làm cảnh, vừa đẹp cảnh quan
môi trường, vừa lấy hoa để ướp trà, tinh dầu hoa lài dùng làm nước hoa, sản xuất xà
phòng thơm. Trà hoa lài được dùng để làm nước uống từ lâu đời. Hiện nay, trà hoa
lài của Việt Nam đang có chỗ đứng vững ở thị trường trong nước và ngoài nước
như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông (Thông tin KH&CN, 2008).
Hiện trong nước có nhiều vùng trồng lài như Hóc Môn, Bình Dương, Bình Phước,
Bến Tre, Tiền Giang.
Theo Hoàng Tùng (2002), Hóc Môn - Bà Ðiểm (Quận 12 – Tp.HCM) là nơi
xuất xứ của nghề trồng lài. Năm 1938, ông Huỳnh Văn Ðặng (Ba Ðặng) mang về
Hóc Môn trồng được 30 cây. Lài gặp đất tốt, phát triển nhanh, vài tháng sau ra hoa.
Đến nay, Hóc Môn là điểm cung cấp điểm cung cấp hoa lài để hương liệu ướp trà
gần như cho cả miền Nam và Lâm Đồng. Bên cạnh đó, cây lài cũng đã phát triển
lan qua huyện Củ Chi – Tp. HCM với diện tích 52,8 ha.
Theo Nguyễn Tân (2007), cây hoa lài trồng tập trung ở nơi đất giồng cát thị
xã Trà Vinh và huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Bình quân mỗi hộ trồng từ 1.000
đến 2.000 m2 cây hoa lài và cao nhất là 5.000 m 2. Hiện nay, toàn tỉnh Trà Vinh có
khoảng 200 hộ dân và diện tích trồng cây hoa lài lên tới hơn 43 ha. Trong đó có hơn
37 ha đang cho hoa và thu hoạch đạt 2,78 tấn. Được biết, các hộ nông dân ở Trà
Vinh trồng hoa lài mỗi năm cho thu nhập khoảng 18 triệu đồng /1000m2.
Ở Giồng Trôm - Bến Tre, từ mô hình trồng lài 2500 m2 vào năm 2001 do
ông Hai Bên mạnh dạn chuyển đổi cây trồng đến nay có hơn 10.000m2 vườn lài.

7



Mỗi năm ông xuất đi Tiền Giang và Lâm Đồng gần 14 tấn hoa (Tin KH&CN,
2008).
Theo Chu Trinh (2010), tỉnh Tiền Giang chỉ có ấp Long Hưng, xã Long An,
huyện Châu Thành là có mô hình trồng cây hoa lài. Năm 1990, ông Nguyễn Hữu
Trọng là người đầu tiên đem giống cây này về trồng tại địa phương. Đến nay, toàn
ấp Long Hưng có hơn 20 ha đất trồng hoa lài chuyên canh.
Đặc biệt ở Bình Dương gần đây bông lài có giá nên hiệu quả kinh tế vượt
hẳn cây ăn trái. Cuộc sống của bà con khá lên rất nhiều. Chính vì lài có giá mà thời
gian qua diện tích lài tăng lên đáng kể, toàn xã An Sơn hiện nay có gần 30 ha lài,
tập trung chủ yếu ở 2 ấp An Phú và An Quới (Trọng Minh, 2007).
Mô hình trồng cây lài đang góp phần tích cực vào chương trình xóa đói giảm
nghèo, đem lại niềm vui cho nhiều hộ nông dân ở nhiều nơi trong đó có huyện Lộc
Ninh – Bình Phước (Tin kinh tế, 2006).

2.2.2. Tình hình phát triển cây lài ở một số nơi trên thế giới
Theo Mike, cây họ lài được đưa tới Ai Cập 1000 năm trước công nguyên
(TCN). Đến thế kỉ 14, cây lài được trồng để cung cấp hoa cho vua chúa ở
Afghanistan, Nepal và Ba Tư. Lài sử dụng mùi hương thì phát triển dọc theo những
vùng biển Ả Rập, Ba Tư và sau đó tới Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp. Nó được phát
triển rộng dọc theo vùng biển Địa Trung Hải - từ Châu Phi tới Ai Cập, An Giê Ri và
Ma Rốc. Vào thế kỉ 16, cây lài được Moors mang tới Tây Ban Nha, sau đó tới các
nước Tây Âu như Pháp, Italy và tới Anh vào cuối thế kỷ 17. Hiện nay, cây lài được
trồng rộng rải khắp nơi trên thế giới vì những giá trị mà hoa của nó mang lại. Hoa
lài ngoài mục đích làm đẹp bằng cách cài lên tóc của người phụ nữ các nước khu
vực Nam Á và Đông Nam Á, còn dùng để làm hương trầm hay nước hoa. Một số
nước sản xuất tinh dầu hoa lài như Ấn Độ, Ai Cập, Trung quốc và Ma Rốc. Các
nước trồng lài và cung cấp hoa lài như Philipine, Indonesia, Pakistan (Wikimedia
Foundation, Inc., 2010).

8



Theo Christopher McMahon (1998), ở Ấn Độ, cây lài giữ vai trò rất quan
trọng trong nghề trồng hoa và phát triển mạnh khắp cả nước. Khu vực trồng lài lớn
nhất là Madurai, bang Tamil Nadu. Ở đây, hàng ngày một người lái buôn có thể
mua khoảng 10-15 tấn hoa tươi từ 2000 hộ nông dân. Vào mùa cưới hỏi, hoa lài có
giá rất cao và không những được tiêu thụ ở các thành phố Tamil Nadu, Karnatika,
và bang Kerala mà còn được đưa đến Bombay và New Delhi cũng như Dubai.
Trong đó, Tamil Nadu là bang sản xuất lài lớn nhất Ấn Độ với sản lượng hàng năm
77247 tấn và diện tích 9630 ha tập trung ở các quận như: Dindigul, Salem, Madurai,
Tirunelveli, Virudhunagar, Trichy…. Hoa lài ở đây chủ yếu xuất khẩu qua các nước
láng giềng như Sri Lanka, Singapore, Malaysia và các nước Trung Đông.
Ở Philipine, cây lài được chính phủ cho phép phát triển từ năm 1937 và
Indonesia được chú trọng vào năm 1990 (Wikimedia Foundation, Inc., 2010).

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY LÀI
2.3.1. Trong nước
Hiện nay ở Bình Dương cũng như các tỉnh lân cận, cây lài được trồng nhiều
nơi: Tp. Hồ Chí Minh (350,3ha), Tiền Giang (20ha), Trà Vinh (43ha), Bình Dương
(30ha),… Tuy nhiên, diện tích trồng không tập trung, sản xuất còn mang tính chất
hộ gia đình và tự phát do vậy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng lài
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nông dân qua nhiều năm sản xuất. Biện pháp
phòng trừ sâu bệnh chưa được thực hiện đúng, đủ theo yêu cầu kỹ thuật dẫn đến
vườn lài bị sâu bệnh phá hại nhiều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản
phẩm.
Theo Hai Quang (2010), cây lài thường bị sâu ăn bông, ăn lá. Với sâu ăn
bông, ăn lá, có thể dùng thuốc Vifast 5 ND, Fastac 5 EC, Selecron 500ND,
Supracide 40 EC. Với rệp sáp nên dùng máy bơm tưới vườn có áp xuất cao để xịt,
sau mỗi lần xịt thuốc, phải để ít nhất 1 tuần lễ mới được thu hái bông.
Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Bên (hai Bên), nông dân ấp Tân Lợi,

xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, lài ít bị sâu bệnh nhưng vào tháng

9


×