Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f) Ở KHU VỰC LA NGÀ TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

KIỀU PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG
TẾCH (Tectona grandis Linn. f)
Ở KHU VỰC LA NGÀ
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

KIỀU PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG
TẾCH (Tectona grandis Linn. f)
Ở KHU VỰC LA NGÀ
TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số : 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA RỪNG
TẾCH (Tectona

grandis Linn. f) Ở KHU VỰC LA NGÀ,
TỈNH ĐỒNG NAI
KIỀU PHƯƠNG ANH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. BẢO HUY
Đại học Tây Nguyên

2. Thư ký:

TS. BÙI VIỆT HẢI
Đại học Nông Lâm TP.HCM

3. Phản biện 1:

TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN

Hội KHKT Lâm Nghiệp TP.HCM

4. Phản biện 2:

TS. NGÔ AN
Đại học Nông Lâm TP.HCM

5. Ủy viên:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM
Đại học Nông Lâm TP.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

1


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Kiều Phương Anh, sinh ngày 29 tháng 06 năm 1982, tại khu phố 5, thị
trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Là con Ông Kiều Thanh Tịnh và
Bà Nguyễn Thị Phương.
Tốt nghiệp trung học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Thống Nhất A,
tỉnh Đồng Nai năm 2000.
Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm TP.HCM, hệ chính quy, chuyên ngành Lâm
nghiệp năm 2005.
Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: chưa lập gia đình.
Địa chỉ liên lạc: khu phố 5, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng

Nai
Điện thoại:

Nhà riêng: 0613864418
Di động: 0918425015

Email:



2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngày 18 tháng 10 năm 2010
Ký tên

KIỀU PHƯƠNG ANH

3


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên
ngành Lâm nghiệp, hệ chính quy, tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau đại học, Ban giám

hiệu trường Đại học Nông Lâm và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt
chương trình đào tạo Thạc sỹ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, các bạn học
viên lớp cao học Lâm nghiệp 2007 đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình
thực hiện luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS.
TS. Nguyễn Văn Thêm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn
này.
Tác giả xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp
La Ngà - Đồng Nai và cán bộ - công nhân viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá
trình điều tra, thu thập số liệu để tác giả có được thành quả này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2010

KIỀU PHƯƠNG ANH

4


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và năng suất của rừng tếch
(Tectona grandis Linn. f) ở khu vực La Ngà, tỉnh Đồng Nai” đã được tiến hành tại
Công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai từ tháng 05-2009 đến tháng 3-2010.
Đề tài hướng vào những mục tiêu nghiên cứu sau đây:
Làm rõ đặc điểm sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây và trữ
lượng lâm phần rừng tếch 28 tuổi trồng ở La Ngà, tỉnh Đồng Nai; So sánh và đánh giá
ảnh hưởng của tuổi và cấp đất đến sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây
và trữ lượng lâm phần; Xây dựng những mô hình biểu thị quan hệ giữa những nhân tố
điều tra trên thân cây; Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế.
Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học để đánh giá sự thích nghi của
tếch với lập địa ở La Ngà, đồng thời đề xuất những giải pháp nuôi dưỡng và khai thác

rừng tếch.
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên đây, tác giả đã sử dụng phương
pháp điều tra lâm phần dựa trên những ô tiêu chuẩn tạm thời tương ứng với tuổi và cấp
đất khác nhau. Tổng số 2 cấp đất đã đo đạc 18 ô tiêu chuẩn. Quá trình sinh trưởng và
năng suất của rừng tếch được nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê trữ lượng lâm phần
ở các ô tiêu chuẩn 2.500 m2. Trong các ô tiêu chuẩn, đã tiến hành thống kê các đặc
điểm sinh trưởng và năng suất của lâm phần. Việc phân tích và đánh giá đặc điểm sinh
trưởng được thực hiện bằng hàm Gompertz với các biến định lượng (D1.3, H, M, A).
Đề tài đã thu được những kết quả dưới đây:
(1) Đường kính bình quân của những quần thụ tếch trồng ở tuổi 6, 14, 20 và 28
đạt tương ứng 8,7 cm, 16,3 cm, 21 cm và 25,4 cm. Lượng tăng trưởng thường xuyên
hàng năm về đường kính ở tuổi 6, 14, 20 và 28 đạt tương ứng là 0,94 cm, 0,89 cm, 0,69

5


cm và 0,42 cm; còn lượng tăng trưởng trung bình năm về đường kính tương ứng là
1,45 cm, 1,16 cm, 1,05 cm và 0,91 cm. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm cao
nhất về đường kính rơi vào tuổi 8 (0,96 cm/năm) còn lượng tăng trưởng trung bình
năm cao nhất về đường kính rơi vào tuổi 2 (2,61cm/năm). Suất tăng trưởng về đường
kính suy giảm rất nhanh theo tuổi, trong đó ở tuổi 6, 14, 20 và 28 đạt tương ứng 10,8%,
5,4%, 3,3% và 1,7%.
(2) Chiều cao bình quân của những quần thụ tếch trồng ở tuổi 6, 14, 20 và 28
đạt tương ứng 8,8 m, 16,6 m, 20,6 m và 23,5 m. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng
năm về chiều cao ở tuổi 6, 14, 20 và 28 tương ứng là 1,06 m, 0,82 m, 0,52 m, 0,24 m;
còn lượng tăng trưởng trung bình năm về chiều cao tương ứng là 1,46 m, 1,19 m, 1,03
m và 0,84 m. Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm cao nhất về chiều cao và
lượng tăng trưởng trung bình năm cao nhất về chiều cao tương ứng rơi vào tuổi 8
(1,06cm/năm) và tuổi 2 (2,37cm/năm). Suất tăng trưởng về chiều cao suy giảm rất
nhanh theo tuổi; trong đó ở tuổi 6, 14, 20 và 28 tương ứng là 12,2%, 4,9%, 2,5% và

1%.
(3) Sinh trưởng đường kính của những quần thụ tếch trồng ở La Ngà trong
khoảng 28 năm đầu thay đổi rõ rệt theo hai giai đoạn tuổi – đó là giai đoạn sinh trưởng
nhanh từ 2-12 tuổi và sinh trưởng chậm từ 13-28 tuổi. Tốc độ sinh trưởng đường kính
ở giai đoạn từ 2-12 tuổi nhanh hơn tương ứng 1,8 lần so với giai đoạn từ 13-28 tuổi.
(4) Sinh trưởng về chiều cao bình quân của những quần thụ tếch trồng ở La Ngà
trong khoảng 28 năm đầu thay đổi rõ rệt theo hai giai đoạn tuổi – đó là giai đoạn sinh
trưởng nhanh từ 2-10 tuổi và sinh trưởng chậm từ 11-28 tuổi. Tốc độ sinh trưởng
đường kính và chiều cao ở giai đoạn từ 2-10 tuổi nhanh hơn 1,5 lần so với giai đoạn từ
11-28 tuổi.
(5) Tại La Ngà, trữ lượng gỗ thân cây trung bình của rừng tếch trồng ở tuổi 6,
14, 20 và 28 tương ứng là 36,3, 144,6, 279,4 và 409,5 m3/ha. Lượng tăng trưởng
thường xuyên hàng năm về trữ lượng ở tuổi 6, 14, 20 và 28 là 8,02, 19,13, 25,14 và

6


26,39 m3/ha/năm. Lượng tăng trưởng thường xuyên bình quân năm về trữ lượng ở tuổi
6, 14, 20 và 28 là 6,04, 10,33, 13,97 và 17,52 m3/ha/năm. Suất tăng trưởng về trữ lượng
suy giảm rất nhanh theo tuổi; trong đó ở tuổi 6, 14, 20 và 28 tương ứng là 22,1%,
13,2%, 9% và 5,4%/năm.
(6) Sinh trưởng về đường kính của những quần thụ tếch trồng ở La Ngà sau 28
năm thay đổi tùy theo cấp đất; trong đó đường kính bình quân của những lâm phần trên
cấp đất I cao hơn cấp đất II ở thời điểm tuổi 8, 18, 28 tương ứng là 2,1, 3,8 và 4,5 cm;
còn lượng tăng trưởng hàng năm trên cấp đất I cũng lớn hơn 0,21cm ở giai đoạn 8 tuổi,
0,12cm ở giai đoạn 18 tuổi và 0,3cm ở giai đoạn 28 tuổi.
(7) Khi giả định mức lãi suất vay vốn trồng rừng hiện hành là 10,5% so với tổng
giá trị gỗ sản phẩm của rừng đến kỳ khai thác chính, thì tuổi khai thác tối ưu về kinh tế
đối với rừng tếch trồng ở tỉnh La Ngà là 17 năm. Mô hình dự đoán tuổi khai thác rừng
tếch tối ưu về kinh tế (Akt, năm) có dạng: Akt = (3.48349- ln(AS/SA))/0.06461785.2


7


ABSTRACT
Topic "Research of growth characteristics and productivity of teak forests
(Tectona grandis Linn. F) in the area of La Nga, Dong Nai Province" was held at La
Nga Forestry Company, Dong Nai province from January to December 05-2009 32010.
Topics focus on the following research objectives:
Clarify the growth characteristics of trunk diameter, tree height and forest
reserves of the 28-year-old teak plantation forest at La Nga, Dong Nai province;
compare and evaluate the impact of land granted to the age and growth trunk diameter,
tree height and forest reserves part; building models demonstrating the correlation
between the factors investigated on the trunk; determining the age of teak forest
exploitation for economic optimization.
The results of this research is the scientific basis for evaluating the adaptation of
teak with the foundation of La Nga, simultaneously proposed solutions raised teak
forests and mining
To achieve the research objectives above, the authors used the method of
investigation based on the interim standard box corresponding to different age and
level land. Total land supply has two cells measuring 18 standard. The process of
growth and productivity of teak forest were studied based on the statistics of forest
reserves in the standard cell 2,500 m2. In the standard cell, has conducted statistical
characteristics of growth and productivity of the forestry section. The analysis and
evaluation of growth characteristics is done by Gompertz function with quantitative
variables (D1.3, H, M, A).
Themes of the results obtained below:

8



(1) The average diameter of the enemy teak plantation at age 6, 14, 20 and 28
respectively reached 8.7 cm, 16.3 cm, 21 cm and 25.4 cm. The amount of regular
annual growth in diameter at the age of 6, 14, 20 and 28 respectively reached 0.94 cm,
0.89 cm, 0.69 cm and 0.42 cm, Now the average amount of growth in the
corresponding diameter is 1.45 cm, 1.16 cm, 1.05 cm and 0.91 cm. The amount of
regular annual growth highest fall in the age of 8 in diameter (0.96 cm / year) and
average annual growth of the highest fall in the age of two diameters (2.61 cm / year).
Diameter growth rates decline rapidly with age, which at the age of 6, 14, 20 and 28
respectively reached 10,8,2%, 5.4%, 3.3% and 1.7%.
(2) The average height of the enemy teak plantation at age 6, 14, 20 and 28
respectively reached 8.8 m, 16.6 m, 20.6 m and 23.5 m. The amount of regular annual
growth in height at the age of 6, 14, 20 and 28 respectively 1.06 m, 0.82 m, 0.52 m,
0.24 m, while average annual growth of about height 1.46 m, respectively, 1.19 m, 1.03
m and 0.84 m. The amount of regular annual growth in height and the highest volume
growth in the highest average height corresponding fall in the age of 8 (1.06 cm / year)
and age 2 (2.37 cm / year). Height growth rates decline rapidly with age, which at the
age of 6, 14, 20 and 28, respectively 12.2%, 4.9%, 2.5% and 1%.
(3) Diameter growth of teak growing populations in the La Nga receptors in
about 28 years to change markedly under the two year period - that period of fast
growth from slow growth and 2-12 age from 13-28 years old. Diameter growth rate in
the period from 2-12 years of age 1.8 times faster than the corresponding period from
13-28 years old.
(4) Growth of the average height of the enemy in teak plantation in the La Nga
about 28 years to change markedly under the two year period - that period of fast
growth from slow growth and 2-10 age from 11 - 28 years old. Growth rate in diameter
and height in the period from 2-10 years old compared to 1.5 times faster than the
period from 11-28 years old.

9



(5) At the La Nga, wood reserve stem planted teak forests average age 6, 14, 20
and 28 respectively are 36.3, 144.6, 279.4 and 409.5 m3/hectare. The amount of regular
annual growth of reserves at the age of 6, 14, 20 and 28 are 8.02, 19.13, 25.14 and
26.39 m3/ha/year. The amount of growth per year on regular reserve at the age of 6, 14,
20 and 28 are 6.04, 10.33, 13.97 and 17.52 m3/ha/year. Growth rate of reserves decline
rapidly with age, which at the age of 6, 14, 20 and 28, respectively 22.1%, 13.2%, 9%
and 5.4% per year.
(6) Diameter growth of teak growing acceptance of the pants after 28 years at
La Nga varies according to soil level; in which the average diameter of the forest above
ground level higher than the level I land at the time of the age of 8 II, 18, 28 are
respectively 2.1, 3.8 and 4.5 cm; Now annual growth of above ground level I is greater
than 0.21 cm in stage 8, and 0.12 cm in stage 18 and 0.3 cm in the stage 28 years old.
(7) When assuming interest rates loans current forest is 10.5% of total timber
value of forest products to the mining period, the optimum age of exploitation for
economic planted teak forests in the province of La Nga is 17 years. Age model
predicts the optimal exploitation of teak forest economics (Akt, year) of the form: Akt
= (3.48349-ln (AS / SA)) / 0.06461785.2

10


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

TRANG CHUẨN Y………………………………………………………………..i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN……………………………………………………………...ii

LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………...iii
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………….iv
TÓM TẮT………………………………………………………………………...v
SUMMARY……………………………………………………………………….
MỤC LỤC………………………………………………………………………..xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG……………………………………………………...xv
DANH SÁCH CÁC HÌNH……………………………………………………...xvii
DANH SÁCH PHỤ LỤC………………………………………………………..xix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………xiii
1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….....1
1.1. Đặt vấn đề…………………………………………………………………….1
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu…………………………………………….4
1.3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..4
1.4. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………….....4
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU………………………………………………..6
2.1. Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của tếch…………………………....6
2.1.1. Đặc điểm phân loại…………………………………………………………6
2.1.2. Phân bố tự nhiên của tếch…………………………………………………...7
2.2. Phương thức quản lý rừng tếch trồng…………………………………………8
2.2.1. Những nghiên cứu về chặt nuôi dưỡng rừng tếch trồng……………………8
2.2.2. Những nghiên cứu về mật độ trồng rừng tếch……………………………..10

11


2.2.3. Những nghiên cứu về lập địa trồng rừng tếch……………………………..12
2.2.4. Những nghiên cứu về các yếu tố sinh thái khác…………………………...14
2.2.5. Những nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng tếch trồng…………..15
2.3. Thảo luận chung……………………………………………………………..16
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 19

3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….19
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu………………………...19
3.1.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………………19
3.1.1.2. Địa hình và đất…………………………………………………………..19
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn………………………………………………………...20
3.1.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..20
3.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………..23
3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….23
3.3.1. Cơ sở phương pháp luận…………………………………………………..23
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………...24
3.3.2.1. Những chỉ tiêu nghiên cứu………………………………………………24
3.3.2.2. Thu thập dữ liệu về những đặc trưng quần thụ tếch……………………..24
3.3.2.3. Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế……………………..25
3.3.2.4. Thu thập những số liệu khác…………………………………………….26
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………26
3.3.3.1. Sinh trưởng D1.3, H thân cây và M lâm phần……………………………26
3.3.3.2. Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế…………………….28
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………………………...32
4.1. Sinh trưởng đường kính và nhân tố ảnh hưởng……………………………...32
4.1.1. Đặc điểm sinh trưởng đường kính thân cây………………………………..32
4.1.2. Ảnh hưởng của tuổi đến sinh trưởng đường kính thân cây...........................35
4.1.3. Ảnh hưởng của cấp đất đến sinh trưởng đường kính thân cây……………..36

12


4.2. Sinh trưởng chiều cao và nhân tố ảnh hưởng………………………………. 43
4.2.1 Đặc điểm sinh trưởng chiều cao thân cây………………………………….43
4.2.2. Ảnh hưởng của tuổi đến sinh trưởng chiều cao thân cây………………….47
4.3. Sinh trưởng và năng suất của rừng tếch ở La Ngà…………………………..53

4.3.1. Quá trình biến đổi trữ lượng rừng tếch…………………………………….53
4.3.2. Ảnh hưởng của cấp đất đến trữ lượng rừng tếch…………………………..55
4.4. Xác định chu kỳ khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế……………………...60
4.4.1. Trữ lượng gỗ sản phẩm của rừng tếch…………………………………….60
4.4.2. Xác định tuổi khai thác rừng tếch tối ưu về kinh tế……………………… 61
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………….66
5.1. Kết luận……………………………………………………………………...66
5.2. Kiến nghị…………………………………………………………………….67
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………69
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………

13


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên gọi đầy đủ

A

Tuổi cây

D1.3 (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực

H (m)

Chiều cao toàn thân cây


M (m3/ha)

Trữ lượng gỗ của lâm phần

ZHmax

Lượng tăng trưởng chiều cao hàng năm cao nhất

ZDmax

Lượng tăng trưởng hàng năm lớn nhất về đường kính

ZMmax

Lăng trưởng trữ lượng đạt cực đại

V (m3)

Thể tích thân cây

Se

Sai số tiêu chuẩn

M(I) và M(II) (m3/ha)

Trữ lượng gỗ của lâm phần thuộc cấp đất I và II.

MspA (m3/ha)


Trữ lượng gỗ sản phẩm của lâm phần ở tuổi A năm

ZD (cm/năm)

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về
đường kính thân cây

ZH (m/năm)

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều
cao thân cây

ZM (m3/ha/năm)

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về trữ
lượng thân cây

ΔD (cm/năm)

Lượng tăng trưởng bình quân năm về đường kính

ΔH (m/năm)

Lượng tăng trưởng bình quân năm về chiều cao

14


ΔM (m3/ha/năm)


Lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ lượng

Pd (%)

Suất tăng trưởng đường kính thân cây

Ph (%)

Suất tăng trưởng chiều cao thân cây

PM (%)

Suất tăng trưởng trữ lượng thân cây

P (VNĐ /m3)

Đơn giá 1 đơn vị gỗ sản phẩm

SA (VNĐ /ha)

Tổng giá trị gỗ sản phẩm của rừng ở tuổi A năm.

ΔSA (VNĐ /năm)

Lượng gia tăng giá trị gỗ sản phẩm hàng năm.

ΔSA/SA

Tỷ lệ gia tăng giá trị gỗ sản phẩm hàng năm.


I (%)

Lãi suất vay vốn trồng rừng

I*SA (VNĐ)

Chi phí cơ hội của vốn

Akt

Tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế

F

Thống kê F

P(α = 0,05 hay 0,01)

Mức ý nghĩa thống kê

MAE

Trung bình tuyệt đối của các sai lệch

K

Tỷ lệ lợi dụng

MA


Trữ lượng gỗ cây đứng ở tuổi A

CP

Chi phí cơ hội của vốn

15


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây của rừng tếch 28 tuổi
ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai........................................................ ..31
Bảng 4.2 Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây của những lâm phần tếch
28 tuổi trên cấp đất I ở khu vực La Ngà................................................36
Bảng 4.3 Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây của những lâm phần tếch
28 tuổi trên cấp đất II ở khu vực La Ngà...............................................38
Bảng 4.4 Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây của những lâm phần tếch
28 tuổi ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai..............................................42
Bảng 4.5 Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây của rừng tếch 28 tuổi
trên cấp đất I ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai.....................................46
Bảng 4.6 Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây của rừng tếch 28 tuổi
trên cấp đất II ở khu vực La Ngà tỉnh Đồng Nai...................................49
Bảng 4.7 Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng tếch 28 tuổi ở khu vực
La Ngà tỉnh Đồng Nai............................................................................52
Bảng 4.8 Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng tếch 28 tuổi trên cấp

đất I ở khu vực La Ngà .........................................................................55
Bảng 4.9 Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng tếch 28 tuổi trên cấp
đất II ở khu vực La Ngà.........................................................................56
Bảng 4.10 Quá trình sinh trưởng trữ lượng của rừng tếch 28 tuổi ở khu

16


vực La Ngà tỉnh Đồng Nai...................................................................58
Bảng 4.11 Dự đoán tổng giá trị gỗ sản phẩm và tỷ lệ gia tăng giá trị gỗ
sản phẩm hàng năm của 1 ha rừng Tếch ở La Ngà, Đồng Nai………60
Bảng 4.12 Dự đoán tuổi khai thác tối ưu về kinh tế đối với rừng tếch trồng
ở La Ngà tùy theo mức lãi suất vay vốn trồng rừng………………….62

17


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1 Bản đồ vị trí các vùng trong khu vực nghiên cứu tại Công ty Lâm nghiệp
La Ngà, Đồng Nai……………………………………………………..20
Hình 3.2 Đồ thị xác định tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế theo quan hệ
(ΔSA/SA)% = I%.....................................................................................28
Hình 3.3 Đồ thị xác định tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế theo quan hệ
ΔSA = I*SA……………………………………………………………..28
Hình 4.1 Quá trình sinh trưởng D của rừng tếch ở La Ngà được mô tả bằng
hàm Gompertz………………………………………………………….32

Hình 4.2 Tăng trưởng D của rừng tếch ở La Ngà………………………………..32
Hình 4.3 Biểu đồ so sánh tốc độ sinh trưởng D(cm)thân cây tếch theo hai
giai đoạn tuổi: 2-12 và 12-28…………………………………………. 34
Hình 4.4 Biểu đồ so sánh tốc độ sinh trưởng D(cm)thân cây tếch trên hai
cấp đất ở La Ngà……………………………………………………… 35
Hình 4.5 Quá trình sinh trưởng D của rừng tếch ở La Ngà……………………...37
Hình 4.6 Tăng trưởng D của rừng tếch trên cấp đất I ở La Ngà…………………37
Hình 4.7 Quá trình sinh trưởng D của rừng tếch ở La Ngà……………………. 39
Hình 4.8 Tăng trưởng D của rừng tếch trên cấp đất II ở La Ngà……………….. 40
Hình 4.9 So sánh quá trình sinh trưởng D của rừng tếch trên hai cấp đất
ở La Ngà tỉnh Đồng Nai………………………………………………. 41

18


Hình 4.10 Quá trình sinh trưởng chiều cao của rừng tếch ở La Ngà được
mô tả bằng hàm Gompertz………………………………………….. 43
Hình 4.11 Tăng trưởng H của rừng tếch ở La Ngà………………………………44
Hình 4.12 Biểu đồ so sánh tốc độ sinh trưởng H(m)thân cây tếch theo hai
giai đoạn tuổi: 2-10 và 11-28…………………………………………45
Hình 4.13 Quá trình sinh trưởng chiều cao của rừng tếch trên cấp đất I ở
La Ngà……………………………………………………………….. 47
Hình 4.14 Tăng trưởng H của rừng tếch trên cấp đất I ở La Ngà……………… 48
Hình 4.15 Quá trình sinh trưởng chiều cao của rừng tếch trên cấp đất II ở
La Ngà……………………………………………………………….. 50
Hình 4.16 Tăng trưởng H của rừng tếch trên cấp đất II ở La Ngà……………….50
Hình 4.17 Tăng trưởng trữ lượng của rừng tếch ở La Ngà………………………53
Hình 4.18 Tăng trưởng trữ lượng của rừng tếch trên cấp đất I ở La Ngà………..56
Hình 4.19 Tăng trưởng trữ lượng của rừng tếch trên cấp đất II ở La Ngà………57
Hình 4.20 Trữ lượng và trữ lượng gỗ sản phẩm của 1ha rừng tếch từ 4-28

tuổi ở La Ngà…………………………………………………………59
Hình 4.21 Tuổi khai thác tối ưu về kinh tế đối với rừng tếch ở La Ngà................61

19


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1. “Biểu cấp đất rừng trồng tếch ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Việt Nam (Tóm tắt)………………………………………………………... a
Phụ lục 2. Phân tích hồi quy tương quan giữa D1.3 – A của rừng tếch theo
mô hình Gompertz……………………………………………………..b
Phụ lục 3. Kiểm định sự khác biệt về sinh trưởng D theo hai giai đoạn tuổi
từ 2-12 và 13-28......................................................................................c
Phụ lục 4. Kiểm định sự khác biệt về sinh trưởng D theo hai cấp đất………….....d
Phụ lục 5. Phân tích hồi quy tương quan giữa D1.3 – A của rừng tếch theo
mô hình Gompertz trên cấp đất I……………………………………….e
Phụ lục 6. Phân tích hồi quy tương quan giữa D1.3 – A của rừng tếch theo
mô hình Gompertz trên cấp đất II………………………………………f
Phụ lục 7. Phân tích hồi quy tương quan giữa H – A của rừng tếch theo
mô hình Gompertz……………………………………………………...g
Phụ lục 8. Kiểm định sự khác biệt về sinh trưởng H theo hai giai đoạn tuổi từ
2-10 và 10-28…………………………………………………………h
Phụ lục 9. Phân tích hồi quy tương quan giữa H – A của rừng tếch theo
mô hình Gompertz trên cấp đất I ……………………………………..i
Phụ lục 10. Phân tích hồi quy tương quan giữa H – A của rừng tếch theo
mô hình Gompertz trên cấp đất II …………………………………….j
Phụ lục 11. Phân tích hồi quy tương quan giữa M – A của rừng tếch 28 tuổi theo

20



mô hình Gompertz……………………………………………………...k
Phụ lục 12. Phân tích hồi quy tương quan giữa M – A của rừng tếch 28 tuổi theo
mô hình Gompertz trên cấp đất I ……………………………………..l
Phụ lục 13. Phân tích hồi quy tương quan giữa M – A của rừng tếch 28 tuổi theo
mô hình Gompertz trên cấp đất II …………………………………….m
Phụ lục 14. Phân tích hồi quy tương quan giữa ΔSA/SA với A rừng tếch…………n

21


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tài nguyên rừng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân loại. Rừng có ý
nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, diện tích và
chất lượng rừng ngày càng giảm mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một
thời gian dài, diện tích rừng Việt Nam giảm đi liên tục (Năm 1943 là 14,3 triệu ha và
năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Từ 1943 đến 1995, bình quân 1 năm giảm 0,79% diện
tích rừng tự nhiên. Kết quả kiểm kê rừng năm 1999 cho biết: tổng diện tích có rừng cả
nước là 10,9 triệu ha, độ che phủ tương ứng là 33,2%.. Tính đến 2006, bình quân trên
đầu người đạt 0,14 ha/người, xếp vào loại thấp nhất trên thế giới (0,97 ha/người). Chất
lượng rừng giảm nhanh chóng, chỉ còn 9% diện tích rừng giàu, 58% diện tích là rừng
nghèo.
Trước thực tế mất rừng và các nhu cầu về gỗ, đảm bảo an ninh môi trường cũng
như nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong nhiều năm qua, chính phủ Việt
Nam bằng nỗ lực của mình và sự trợ giúp của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đã
đầu tư khá lớn vật tư, tiền vốn để trồng, phục hồi và phát triển rừng thông qua các
chương trình mục tiêu như chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, và các
nguồn vốn khác .... Đồng thời đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo vệ và phát

triển tài nguyên rừng. Do đó, trồng rừng hiện nay đang là một vấn đề cần được quan
tâm đặc biệt ở Việt Nam.
Nâng cao số lượng và chất lượng rừng bằng cách phục hồi rừng tự nhiên và
trồng rừng là mục tiêu chính của ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để trồng

22


rừng có hiệu quả cần phải có những nghiên cứu chi tiết về các quy luật, đặc điểm lâm
học của cây rừng. Trong đó, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và năng suất của cây
rừng là quan trọng.
Tếch (Tectona grandis Linn. F) là loài cây gỗ lớn, gỗ quý mọc tương đối nhanh
và biên độ sinh thái rộng của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, phân bố tự nhiên ở Ấn Độ,
Myanmar, Thái Lan và Lào và đã được trồng thành công trên diện tích hàng triệu ha ở
vùng Nam Á và Đông Nam Á (Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan…). Do tếch cho gỗ có chất
lượng tốt và giá trị thương phẩm cao, nhu cầu thị trường lớn, đồng thới nó là loài cây
dễ trồng và thích nghi với nhiều lập địa khác nhau, nên hiện nay tếch đã được trồng
rộng rãi không chỉ trong khu vực phân bố tự nhiên, mà còn cả những khu vực nằm
ngoài khu phân bố tự nhiên như Sri Lanka, Bangladesh, khu vực nhiệt đới của Trung
Quốc, Việt Nam; Ghana, Nigeria, Ivory Coast, Senegal, Togo và Benin ở Tây Phi;
Sudan, Tanzania ở Đông Phi; Trinidad, Puerto Rico và Panama ở Trung Mỹ; Brazil và
Ecuador ở Nam Mỹ (FAO, 1957; Keogh, 1994),(Kuang Bingchao and Bai Jiayu,
1995), (Kaosa–ard, A. 1981), (Kaosa–ard, A. 1995).
Ở Việt Nam, tếch cũng đã được trồng thử nghiệm từ thập niên 60, trồng tập
trung vào những năm 70-80 của thế kỷ XX trên diện tích lớn ở khu vực Đắc Lắc, Gia
Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Lai Châu, Tuyên Quang, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Năm 1960, có trên 200ha rừng tếch đã được trồng thành công ở Định Quán và nay
được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là rừng giống tếch chuyển hóa. Theo số liệu
của bộ Lâm Nghiệp, trong thời gian 1986-1992, toàn quốc đã trồng được 4670ha rừng
tếch, nhiều nơi rừng tếch sinh trưởng khá tốt nhưng cũng có nơi chưa tốt lắm. Tại La

Ngà (Đồng Nai) tếch đã được đưa vào trồng rừng từ năm 1978 trên đất bazan nâu đỏ và
đất feralit đỏ vàng phát triển từ đá phiến sét (Dẫn theo [Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc
Bình (1995)]). Mục tiêu chính của trồng rừng tếch ở Việt Nam là sản xuất gỗ với năng
suất cao và chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu về gỗ đồ mộc cao cấp (trang trí nội thất
nhà cửa và tàu thuyền) và mộc gia dụng (bàn, ghế, giường, tủ…)[Forest Science Sub-

23


×