Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Long An (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.31 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------------

BÙI THỊ LAN

ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LONG AN

Ngành
Mã số

: Quản trị kinh doanh
: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH TUẤN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Thị Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP SỞ .......................... 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức .......................... 8
1.2. Mục tiêu và vai trò của đào tạo đội ngũ cán bộ công chức ................. 14
1.3. Nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ công chức ........................................ 16
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo đội ngũ cán bộ công chức ............. 22
1.5. Kinh nghiệm và bài học về đào tạo đội ngũ cán bộ công chức của một
số Sở Lao động thương binh và Xã hội ....................................................... 28
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH
LONG AN ...................................................................................................... 32
2.1. Tổng quan về Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ......... 32
2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ công chức tại Sở Lao động Thương Binh và
Xã hội tỉnh Long An .................................................................................... 41
2.3. Phân tích thực trạng đào tạo cán bộ công chức tại Sở Lao động Thương
binh và Xã hội tỉnh Long An ....................................................................... 45
2.4. Đánh giá chung về kết quả đào tạo cán bộ công chức tại Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ......................................................... 55
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI SỞ LAO ĐỘNG

THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LONG AN ...................................... 62
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển đội ngũ cán bộ công chức tại Sở Lao
động Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ................................................ 62
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ công
chức tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ...................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

TT

Nội dung

1

CBCC

Cán bộ công chức

2

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


3

ĐTBD

Đào tạo, bồi dưỡng

4

KHCN

Khoa học công nghệ

5

TB&XH

Thương binh và Xã hội

6

UBND

Ủy ban nhân dân

7

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng:

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức Sở Lao động TB&XH tỉnh Long An ..................... 33
Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
công chức tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Long An ........................................ 42
Bảng 2.3: Bảng thống kê Cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC tại
Sở Lao động – TB&XH tỉnh Long An............................................................ 43
Bảng 2.4: Số lượng CBCC được đào tạo qua các năm 2012 đến 2016 .......... 50
Bảng 2.5. Số lượt người đào tạo đúng với yêu cầu của đơn vị với tổng số
người đã tham gia đào tạo qua các năm. ......................................................... 51
Bảng 2.6. Kinh phí đào tạo cán bộ công chức qua các năm ........................... 52
Bảng 2.7 Mức độ đánh giá về tính thiết thực của chương trình đào tạo ......... 54
Bảng 2.8 Tình hình kiểm tra kết qua thực hiện công việc sau khi đào tạo của
đơn vị ............................................................................................................... 55
Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC .......... 43
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ về cơ cấu cán bộ công chức theo độ tuổi ...................... 44
Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo................................. 18
Sơ đồ 1.2: Mục tiêu, chiến lược tác động đến công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong tổ chức .......................................................................... 26


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng

vào nền kinh tế với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tầm nhìn đến năm
2020 phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, nhu cầu về nhân
lực cả về số lượng và chất lượng để phục vụ quá trình phát triển trong giai đoạn
tới là rất lớn, đòi hỏi phải hoàn thiện và đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực
sao cho phù hợp với nhu cầu đó. Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng, hiệu quả, bền
vững cũng như sự phát triển của tất cả các tổ chức, đơn vị nói riêng. Ngoài ra
còn có các yếu tố khác là: hạ tầng, thể chế, khoa học - công nghệ, …
Thời gian qua, đội ngũ cán bộ công chức đã và đang góp phần quan
trọng vào quá trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hành
chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp mà Đảng và nhân dân mong đợi. Tuy
nhiên, trước những thách thức của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế, một bộ phận không nhỏ CBCC đã bộc lộ những hạn chế cả về năng lực
chuyên môn và ý thức chính trị. Thực tế không ít công chức trong các cơ quan
làm việc thiếu chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhiều cán bộ công
chức bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm thiếu sự năng động sáng tạo và đổi
mới, cách làm việc quan liêu không được đào tạo bài bản theo đúng quy trình
chuẩn hóa, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ
thiếu trách nhiệm dẫn đến sự trì trệ về phương thức hoạt động trong các cơ
quan nhà nước.
CBCC ngành Lao động TB&XH tỉnh Long An không nằm ngoài thực
trạng chung của đội ngũ CBCC cả nước; đội ngũ CBCC ngành Lao động
TB&XH mặc dù đã được quan tâm đầu tư, đào tạo và bồi dưỡng, chất
lượng đã được nâng lên, đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi rất khắt
khe của quá trình phát triển trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, nhìn chung

1



đội ngũ CBCC của ngành Lao động TB&XH tỉnh Long An vẫn còn nhiều
hạn chế, bất cập như chất lượng CBCC chưa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng, Tỉnh chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút CBCC có trình độ cao
về ngành nghề công việc. Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, các cơ quan chức năng của tỉnh Long An
cần nhanh chóng có những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
ngành Lao động TB&XH. Trong những năm trở lại đây Long An đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Năm 2016, tình
hình kinh tế - xã hội tỉnh Long An có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt
là tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,0% hoàn thành kế hoạch đề ra. Cơ
cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, kim ngạch xuất - nhập
khẩu đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Ước cả năm 2016, kim ngạch
xuất khẩu đạt 4,34 tỉ USD, vượt 2% kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ;
kim ngạch nhập khẩu 3,22 tỉ USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,4% so với
cùng kỳ… Một trong những yếu tố quan trong đóng góp vào các thành quả
phát triển này của tỉnh đó là nguồn nhân lực đang được tăng lên cả về số
lượng và chất lượng, trong đó có nguồn nhân lực trong ngành Lao động
TB&XH. Trong thời gian tới để phát huy và nâng cao các thành tựu trong
phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
là một đòi hỏi tất yếu.
Vì vậy, đề tài “Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức tại Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tỉnh Long An” được xác định là chủ đề nghiên cứu có
tính cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Lao động
TB&XH, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về khoa học quản trị nguồn nhân lực đã có rất nhiều công
trình, đề tài nghiên cứu, đóng góp rất lớn trong việc cung cấp lý luận về phát
triển nguồn nhân lực nói chung trên mọi lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã tham khảo một số các công trình nghiên
cứu, đề tài như sau:

2


(1) Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, (2004), Xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân [21]: Nghiên cứu đề cập tới với trò, vị
trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ
CBCC; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử
dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại
của các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó xác định hệ thống các
yêu cầu, tiêu chuẩn của CBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
(2) Nguyễn Thế Vịnh, (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Xây
dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) [27]:
Nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng,
phát triển đội ngũ cán bộ công chức. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập tới xây
dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở nói chung, chưa nêu rõ từng trường
hợp cụ thể.
(3) Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, (2003), Luận cứ khoa học cho
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước[24]: Trong tác phẩm này, tác giả đã khẳng định
được rõ vị trí, vai trò và yêu cầu khách quan, cấp bách của việc nâng cao chất
lượng đội ngũ CBCC. Đồng thời, góp phần lý giải, hệ thống hóa các căn cứ
khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Từ đó đưa ra những
phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBCC phù hợp với thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tác
phẩm chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu đối tượng CBCC nói chung mà
chưa đi sâu vào đối tượng đặc thù là CBCC cấp xã.
(4) Chu Xuân Khánh, (2010), Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công

chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam[16], Luận án tiến sĩ:
Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận những quan niệm về công chức nhà nước
của một số quốc gia khác nhau làm cơ sở để phân tích so sánh với thực tiễn
3


công chức ở Việt Nam, từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ công
chức hành chính nhà nước và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức
hành chính nhà nước. Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng về xây dựng
và phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước Việt Nam trên cơ sở
đó rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức hành
chính nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công
chức hành chính chuyên nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả đã không
tiếp cận theo hướng về khoa học quản trị nhân lực mà tiếp cận dựa trên quan
điểm quản lý hành chính.
(5) Đỗ Nguyễn Quang Vinh, (2014), Đào tạo và phát triển đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng
Tháp[26], Luận văn thạc sĩ: Luận văn đã cung cấp cơ sở lý luận về đào tạo và
phát triển đội ngũ CBCC tại tỉnh Đồng Tháp. Tác giả đã phân tích những tác
động của các yếu tố trong và ngoài ảnh hưởng tới quá trình đào tạo và phát
triển cán bộ. Qua đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác đào tạo cán bộ. Tuy nhiên các giải pháp chỉ nêu chung chung, chưa đề cập
rõ tính khả thi trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Sở Lao động
TB&XH tỉnh Đồng Tháp.
(6) Ngoài ra còn rất nhiều bài báo đề cập tới vấn đề phát triển nguồn
nhân lực, đặc biệt với việc đào tạo phát triển đội ngũ CBCC. Tuy nhiên các
nghiên cứu phân tích này tập trung chủ yếu trên phạm vi rộng hoặc về phương
pháp luận. Đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể và toàn diện về
đào tạo đội ngũ CBCC tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Long An.
Do đó, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài “Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức

tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Long An” đang là chủ đề nghiên
cứu có tính cần thiết về cả về mặt lý luận và thực tiễn.

4


3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích chung
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Lao động TB&XH phục vụ
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
3.2. Mục đích cụ thể
Trên cơ sở những lý luận về CBCC, chất lượng CBCC và đào tạo
CBCC, luận văn tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội
ngũ CBCC tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Long An, đồng thời đề xuất giải
pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và Sở
Lao động TB&XH tỉnh Long An nói riêng.
- Tổng quan và làm rõ hơn vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo đội ngũ
CBCC trong việc phát triển tổ chức: khái niệm, đặc điểm, vai trò của đội ngũ
CBCC trong xu hướng toàn cầu hóa và thời đại công nghiệp 4.0.
- Phân tích cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CBCC, hệ thống hóa
quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đội ngũ CBCC.
- Nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng, tác động tới hoạt động đào tạo đội
ngũ CBCC.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo đội ngũ CBCC tại
Sở Lao động TB&XH tỉnh Long An.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo
đội ngũ CBCC tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Long An trên cơ sở tình hình
thực tế và định hướng mục tiêu của tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là công tác đào tạo đội ngũ CBCC ngành Lao động TB&XH tỉnh Long
An (thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đội ngũ
CBCC tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Long An và các giải pháp).
4.2. Phạm vi nghiên cứu

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×