Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận quản trị học: Các công cụ hoạch định chiến lược (SWOT, BCG, m porter)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.2 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
Chương 1: Hoạch định chiến lược SWOT....................................................2
I. Hoạch định.....................................................................................................2
II. Chiến lược SWOT.........................................................................................2
1. Lịch sử phát triển:..........................................................................................2
2. Ma trận SWOT:.............................................................................................3
3. Phân tích ma trận SWOT:..............................................................................4
3.1: Điểm mạnh (S):..........................................................................................4
3.2: Điểm yếu (W):............................................................................................4
3.3: Cơ hội (O):..................................................................................................5
3.4: Rủi ro (T):...................................................................................................5
4. Các bước xây dựng ma trận SWOT:..............................................................6
5. Chiến lược xây dựng từ SWOT:....................................................................6

Chương 2: Ứng dụng SWOT cho bản thân..................................................6
I. Phân tích mục tiêu bằng SWOT:....................................................................7
1. Điểm mạnh:...................................................................................................7
1.1: Học vấn:.....................................................................................................7
1.2: Kỹ năng:.....................................................................................................7
1.3: Bản thân:.....................................................................................................7
2. Điểm yếu:......................................................................................................8
2.1: Học vấn:.....................................................................................................8
2.2: Kỹ năng:.....................................................................................................8
2.3: Bản thân:.....................................................................................................8
3. Cơ hội:...........................................................................................................8
4. Rủi ro:............................................................................................................8
II. Xây dựng chiến lược từ SWOT.....................................................................9



III. Lựa chọ chiến lược....................................................................................10

Chương 3: Nhận xét về chiến lược SWOT..................................................11
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................12


PHẦN I: MỞ ĐẦU
William Arthur Ward từng nói: “Con người chẳng bao giờ
lên kế hoạch để thất bại, chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc
lên kế hoạch để thành công”. Sự thành công của một cá nhân hay
một tổ chức không chỉ đến từ sự nỗ lực không biết mệt mỏi mà nó
còn phụ thuộc khá nhiều vào quá trình lên kế hoạch để đạt được
mục tiêu đã đề ra. Trong lĩnh vực kinh doanh cũng vậy, cho dù bạn
là nhà quản trị của một công ty nhỏ hay một tập đoàn lớn thì cũng
đều cần có trong tay những công cụ hoạch định chiến lược để có thể
giúp công ty của mình tồn tại cũng như khẳng định vị thế trên
thương trường. Bởi lẽ vậy mà một công ty sau khi thành lập muốn
tồn tại được thì nhà quản trị thường xuyên phải đưa ra những hoạch
định chiến lược để có thể thích nghi với sự thay đổi thất thường về:
Công nghệ, xã hội, tập quán tiêu dùng cũng như các điều kiện về
kinh tế... Sự thay đổi đó có thể là cơ hội của công ty này nhưng
cũng có thể trở thành hiểm họa đối với những công ty khác nếu
không có những chiến lược hợp lý. Chính vì vậy mà nhà quả trị của
mỗi công ty cần áp dụng đúng các công cụ hỗ trợ hoạch định chiến
lược trong từng trường hợp, từng hoàn cảnh để đạt được hiệu quả
cao nhất. Vậy cơ sở lý luận nào để nhà quản trị lựa chọn được một
chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất cho công ty mình. Dưới đây sẽ
là bài tiểu luận của em làm về chủ đề số 6: “Các công cụ hoạch
định chiến lược (SWOT, BCG, M.Porter)”. Bài tiểu luận sẽ tập

trung đi sâu vào việc phân tích công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược
SWOT.
1


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Hoạch định chiến lược SWOT
I. Hoạch định.
Hoạch định là quá trình hết sức phức tạp, được coi là quá trình
thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định các phương án
hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể của tổ chức. Hay nói
cách khác, hoạch định là quá trình xác định các mục tiêu và lựa
chọn những phương thức để đạt được các mục tiêu đó.
II. Chiến lược SWOT.
1. Lịch sử phát triển:
Ma trận SWOT được phát hiện vào những năm 1960 - 1970
sau cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp
chí Fortune bình chọn của viện nghiên cứu Standford, Menlo Park,
California nhằm tìm ra nguyên nhân vì sao có nhiều công ty đã thất
bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu kinh tế học
gồm: Marion Dosher, Ts.Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert
F.Stewart và Birger Lie đã đưa ra “mô hình phân tích SWOT” nhằm
tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của các doanh nghiệp để tìm ra giải
pháp phù hợp nhất giúp các nhà quản trị có chiến lược kinh doanh
hiệu quả nhất.

2


2. Ma trận SWOT:


Mô hình phân tích chiến lược SWOT là một công cụ rất hữu
dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối
với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT là tên viết tắt của:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ
hội) và Threats (Rủi ro). SWOT cung cấp một công cụ phân tích
chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty
hay của một đề án kinh doanh. SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với
doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa
mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh
doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín,
thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì chiến
lược SWOT là một công cụ không thể thiếu trong quá trình hoạch
định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

3


3. Phân tích ma trận SWOT:
3.1: Điểm mạnh (S):
Việc phân tích điểm mạnh (S) sẽ giúp doanh nghiệp thấy được:
• Lợi thế của mình là gì?
• Công việc nào mình làm tốt nhất?
• Nguồn lực nào mình cần và có thể sử dụng?
• Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì?
• Phải xem xét những vấn đề gì trên phương diện của bản thân
và của người khác?
Trong quá trình phân tích các điểm mạnh cần thực tế chứ
không được khiêm tốn. Vì các ưu thế thường được hình thành khi so

sánh với đối thủ cạnh tranh.
3.2: Điểm yếu (W):
Việc phân tích điểm yếu (W) sẽ giúp doanh nghiệp thấy được:
• Cần cải thiện điều gì?
• Cần tránh làm những gì?
• Công việc nào mình làm kém nhất?
• Tại sao đối thủ cạnh tranh lại có thể làm tốt hơn mình?
Trong quá trình phân tích các điểm yếu cần xem xét mọi vấn
đề trên cơ sở cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì người khác sẽ giúp ta
thấy được những yếu điểm mà bản thân không thể thấy.
4


3.3: Cơ hội (O):
Việc phân tích cơ hội (O) sẽ giúp doanh nghiệp thấy được:
• Cơ hội đang ở đâu?
• Cơ hội sẽ đến khi nào?
• Cơ hội nào đem lại lợi ích lớn hơn?
Trong quá trình phân tích các cơ hội cần có tầm nhìn chiến
lược vì cơ hội có thể xuất phát từ mọi sự thay đổi dù là nhỏ nhất. Vì
vậy cần có những phương thức tìm kiếm hữu ích nhất để rà soát lại
các ưu thế của mình và hãy tự đặt câu hỏi: Liệu các ưu thế ấy có mở
ra cơ hội mới nào không?
3.4: Rủi ro (T):
Việc phân tích rủi ro (T) sẽ giúp doanh nghiệp thấy được:
• Những trở ngại nào mà mình đang gặp phải?
• Các đối thủ cạnh tranh đang và sẽ làm gì với mình?
• Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa mình hay không?
• Những thay đổi có để lại nguy cơ gì bấp cập hay không?
• Mọi đòi hỏi đặc thù liệu rằng có gây ảnh hưởng gì không?

Trong quá trình phân tích các rủi ro cần đặt ra thật nhiều tình
huống có thể xảy đến để rồi từ có đưa ra được những biện pháp
khắc phục hợp lý nhất.

5


4. Các bước xây dựng ma trận SWOT:








Liệt kê các điểm mạnh bên trong tổ chức.
Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.
Liệt kê các cơ hội bên ngoài tổ chức.
Liệt kê các rủi ro bên ngoài tổ chức.
Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài.
Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài.
Kết hợp điểm mạnh bên trong với rủi ro bên ngoài.

• Kết hợp điểm yếu bên trong với rủi ro bên ngoài.

5. Chiến lược xây dựng từ SWOT:
• Chiến lược SO: Sử dụng sức mạnh bên trong để tận dụng cơ
hội bên ngoài.
• Chiến lược WO: Cải thiện những điểm yếu bên trong bằng

cách tận dụng cơ hội bên ngoài.
• Chiến lược ST: Sử dụng sức mạnh bên trong để giảm thiểu
ảnh hưởng của rủi ro bên ngoài.
• Chiến lược WT: Là chiến lược phòng thủ nhằm giảm thiểu đi
điểm yếu bên trong và tránh những rủi ro từ bên ngoài.

Chương 2: Ứng dụng SWOT cho bản thân

6


Tình huống: Sau khi ra trường sẽ kiếm được một công việc ổn định
phù hợp với ngành nghề đang theo học.
I. Phân tích mục tiêu bằng SWOT:
1. Điểm mạnh:
1.1: Học vấn:
• Tốt nghiệp loại khá hệ Cao đẳng của trường Đại học Nội Vụ
Hà Nội;
• Có kiến thức chuyên môn: Quản trị văn phòng;
• Sử dụng tin học thành thạo.
1.2: Kỹ năng:
• Giao tiếp tốt;
• Tinh thần làm việc tập thể cao;
• Có kỹ năng trong phân công công việc.
1.3: Bản thân:
• Sức khỏe tốt;
• Ý thức tự giác cao;
• Chấp hành đúng nội quy;
• Có nhiều mối quan hệ từ bên ngoài;
• Chơi được nhiều môn thể thao khác nhau.


7


2. Điểm yếu:
2.1: Học vấn:
• Ngoại ngữ kém.
2.2: Kỹ năng:
• Chưa có kinh nghiệm làm việc.
2.3: Bản thân:
• Tính cách nóng nảy.
3. Cơ hội:
Với việc tìm được một công việc phù hợp với ngành nghề mà
mình đã theo học khi còn là sinh viên sẽ giúp bản thân phát huy
được kỹ năng chuyên môn vốn có. Đồng thời cũng sẽ được tiếp xúc
cũng như làm việc với những con người có cùng chung niềm đam
mê. Từ đó vốn kiến thức cũng như các kỹ năng chuyên môn cũng sẽ
được nâng cao hơn.
4. Rủi ro:
• Phải cạnh tranh với những người tốt nghiệp cùng trường, cùng
lớp, cùng chuyên ngành.
• Phải cạnh tranh trực tiếp với nghành Quản trị văn phòng của
hệ Đại học mà trường mình đã theo học trong khi tấm bằng tốt
nghiệp của mình chỉ dừng lại ở hệ Cao đẳng.

8


• Có quá nhiều cử nhân cùng ngành mà mình đang theo học sau
khi ra trường đã thất nghiệp.

II. Xây dựng chiến lược từ SWOT.
1. Chiến lược SO: “Sử dụng sức mạnh bên trong để tận dụng cơ
hội bên ngoài”.
• Tận dụng triệt để các mối quan hệ trong quá trình xin việc;
• Sử dụng các kỹ năng được học để tận dụng mọi cơ hội.
2. Chiến lược WO: “Cải thiện những điểm yếu bên trong bằng
cách tận dụng cơ hội bên ngoài”.
• Nâng cao trình độ ngoại ngữ để tạo thêm những cơ hội mới;
• Thay đổi tính cách nóng nảy để thích nghi trong mọi môi
trường làm việc.
3. Chiến lược ST: “Sử dụng sức mạnh bên trong để giảm thiểu ảnh
hưởng của rủi ro bên ngoài”.
• Tạo thêm các mối quan hệ để chiếm ưu thế;
• Vận dụng triệt để kỹ năng giao tiếp để mở ra những cơ hội.
4. Chiến lược WT: “Là chiến lược phòng thủ nhằm giảm thiểu đi
điểm yếu bên trong và tránh những rủi ro từ bên ngoài”.
• Không quá xem trọng mức lương thử việc;
• Chưa cần đặt mục tiêu vào những vị trí cao.

9


III. Lựa chọ chiến lược.
Các chiến lược đã đặt ra: SO, WO, ST, WT đều mang lại
những điểm mạnh riêng. Vì vậy trong quá trình xin việc sau này cần
áp dụng một cách khoa học mỗi chiến lược vào mỗi hoàn cảnh thích
hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

10



Chương 3: Nhận xét về chiến lược SWOT
Qua quá trình phân tích về công cụ hoạch định chiến lược
SWOT ở trên thì có thể thấy đây là một trong những công cụ rất hữu
ích đối với các nhà quản lý, lãnh đạo. Việc phân tích SWOT giúp ta
thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như các rủi ro để từ đó
có thể đưa ra những chiến lược hợp lý. Vì vậy mà một nhà quản lý,
lãnh đạo nếu biết cách vận dụng ma trận SWOT vào công việc quản
lý của mình thì thực sự sẽ thành công đồng thời cũng sẽ hạn chế
được những rủi ro không đáng có trong việc đưa ra quyết định.
SWOT không chỉ là trợ thủ đắc lực cho những người lãnh đạo mà
nó còn rất có ích cho bất kì ai nếu sử dụng nó trong quá trình lên kế
hoạch cho những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Việc chúng ta sử
dụng SWOT để xây dựng chiến lược cho riêng mình sẽ giống như
kim chỉ nan dẫn tới thành công. Vì vậy hãy sử dụng SWOT một
cách hợp lý, khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.

11


PHẦN III: KẾT LUẬN
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng trong quá trình hoàn thành
cũng không thể tránh khỏi được những sai sót về phần nội dung
cũng như cách thức trình bày. Vậy nên mong hội đồng chấm thi
đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Bài
làm tham khảo một số tài liệu từ nguồn “Thư viện chia sẻ luận
văn”.

12




×