Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Các kỹ năng và chức năng quản trị của bà thái hương trong công tác quản trị tại công ty cổ phần sữa việt nam TH true milk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.51 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG VÀ KĨ NĂNG CỦA NHÀ
QUẢN TRỊ...........................................................................................................3
1.1. Một số khái niệm....................................................................................3
1.1.1. Quản trị, nhà quản trị...........................................................................3
1.1.2. Chức năng của nhà quản trị.................................................................4
1.1.3. Kỹ năng nhà quản trị...........................................................................5
1.2. Yếu tố ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị.......................6
1.3. Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các bậc quản trị.........................6
1.4. Kỹ năng quản trị của bà Thái Hương trong công tác quản trị tại Công
ty Cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk.................................................................7
Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC KĨ NĂNG VÀ CHỨC NĂNG QUẢN CỦA
BÀ THÁI HƯƠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM TH TRUE MILK.......................................................9
2.1. Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương và khái quát chung về Công ty
cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk.......................................................................9
2.1.1. Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương................................................9
2.1.2. Khái quát chung về Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk....9
2.2. Phân tích các chức năng quản trị của bà Thái Hương...............................11
2.2.1. Hoạch định.........................................................................................11
2.2.2. Tổ chức..............................................................................................11
2.2.3. Lãnh đạo............................................................................................12
2.2.4. Kiểm tra............................................................................................12
2.3. Phân tích các kĩ năng quản trị của bà Thái Hương....................................13
2.3.1. Kĩ năng tư duy...................................................................................13
2.3.2. Kỹ năng nhân sự................................................................................15
2.3.3. Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ........................................................16



Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP NHẰM PHÁT HUY
CHỨC NĂNG VÀ KĨ NĂNG QUẢN TRỊ CỦA BÀ THÁI HƯƠNG NÓI
RIÊNG VÀ CÁC NHÀ QUẢN TRỊ NÓI CHUNG........................................17
3.1. Một số nhận xét về các kĩ năng quản trị của bà Thái Hương..................17
3.1.1. Tích cực.............................................................................................17
3.1.2. Tiêu cực.............................................................................................18
3.2. Một số đóng góp nhằm nâng cao các kĩ năng quản trị đối với các nhà
quản trị...........................................................................................................................19
3.2.1. Các giải pháp về nhận thức...............................................................19
3.2.2. Các giải pháp thực tiễn......................................................................19
KẾT LUẬN........................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................24
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

“Một quốc gia, một tổ chức không có chiến lược cũng giống như một con
tàu không có bánh lái, không biết sẽ đi về đâu”. Điều này nói lên tầm quan trọng
đặc biệt của chiến lược hay còn gọi là những chức năng và kĩ năng của các nhà
quản trị trong mọi hoạt động của tổ chức, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hoạt
động kinh doanh như hiện nay, khi mà chúng ta đang phải tồn tại và phát triển
trong một nền kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh luôn là vấn đề mà các
cấp lãnh đạo phải quan tâm. Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con
người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ
và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi
trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau để cùng hoàn thành các
nhiệm vụ và các mục tiêu đã định. Quản trị là một quá trình bao gồm việc hoạch
định, tổ chức, quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị
một cách có hệ thống. C.Mác đã ví nhà quản trị như người nhạc trưởng điều

khiển các nhạc công : “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một
dàn nhạc thì cần phải có người chỉ huy, người nhạc trưởng”. Điều này cho thấy
tầm quan trọng của nhà quản trị đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong
giai đoạn nền kinh tế bất ổn như hiện nay, các nhà quản trị có thể kinh ngạc
trước sự thay đổi vận mệnh nhanh chóng của công ty. Công ty có thể rơi vào
tình trạng khó khăn mà ban giám đốc không có bất kỳ sai lầm nào trong điều
hành, quản lý. Điều tối quan trọng trong những trường hợp như thế này là các
giám đốc phải ghi nhớ rằng thậm chí trong giai đoạn khó khăn nhất, nền tảng cơ
bản của vai trò giám đốc vẫn cần phải tiếp tục được áp dụng: Các giám đốc phải
chịu trách nhiệm giám sát công việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nếu ban
quản trị của một công ty có thể nhận thức được những rủi ro tiềm tàng phát sinh
từ những điều kiện thị trường đang thay đổi và sẵn sàng điều chỉnh mô hình
cũng như chiến lược kinh doanh của công ty thích ứng với những thay đổi này,
họ có thể giảm thiểu được tổn thất nếu khủng hoảng xảy ra hoặc cao hơn còn có
thể chặn đứng tình trạng khủng hoảng tiềm tàng.
Để thực hiện được, các nhà doanh nghiệp những người đứng đầu của công ty cần phải
1


huy động chức năng và vai trò của mình một cách có hiệu quả. Muốn có được kết quả như
vậy thì yêu cầu đặt ra là các nhà doanh nghiệp phải phân tích tình hình của mình nói riêng và
tình hình chung của các đơn vị trong nước và quốc tế . Đồng thời phải lên kế hoạch chuẩn bị
các kĩ năng tiết đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để làm cơ sở cho việc quản trị. Nhà
quản trị cấp cao chính là những người ở tầng trên cùng của hệ thống quản trị, là người chịu
trách nhiệm cuối cùng về vấn đề thành bại của tổ chức mình.
Có 3 chức năng mà bất kỳ người quản trị cấp cao nào cũng cần phải có đó là: chức
năng tổ chức, chức năng hoạch định và chức năng kiểm soát. Kỹ năng cũng vậy bao gồm: kỹ
năng tư duy, kỹ năng nhân sự và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Để trả lời những câu hỏi
trên em đã chọn đề tài: “Các kỹ năng và chức năng quản trị của bà Thái Hương trong công
tác quản trị tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam TH True Milk" làm bài tiểu luận bộ môn

Quản trị học. Với mục đích hiểu rõ thêm về môn học cũng như vấn đề này.
Ngoài phần mở đầu, kết thúc bài tiểu luận được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về chức năng và kĩ năng của nhà quản trị.
Chương 2: Phân tích các kĩ năng và chức năng quản trị của bà Thái Hương trong
công tác quản trị tại công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk.
Chương 3: Một số nhận xét và đóng góp nhằm phát huy sức mạnh chức năng và kĩ
năng quản trị đối với bà Thái Hương nói riêng và trong công tác quản trị nói chung.

2


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG VÀ KĨ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Quản trị, nhà quản trị
- Quản trị:
Theo Mary Parker cho rằng: “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua
người khác”.
Theo James Stoner và Stephen Robbins “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các
nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đề ra”.
Còn đối với tác giả Nguyễn Hải Sản thì cho rằng “Quản trị là quá trình làm việc với và
thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn
biến động”
Có khá nhiều định nghĩa về quản trị, từ những khái niệm trên ta có thể đưa ra những
khái niệm chung về quản trị như sau:
Quản trị là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản trị lên đối
tượng quản trị nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của tổ chức để đạt
được mục tiêu đề ra.
- Nhà quản trị


Cũng giống như khái niệm về quản trị, ở những góc độ nghiên cứu khác
nhau thì đưa ra quan điểm khác nhau về nhà quản trị. Thuật ngữ Nhà quản trị
được dùng để chỉ “tất cả những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành một
bộ phận hay cả một tập đoàn kinh doanh”.
Có thể hiểu đó là người chỉ huy của cấp trên, với chức danh nhất định
trong hệ thống quản trị và có trách nhiệm định hướng, tổ chức, điều khiển và
kiểm soát hoạt động của cấp dưới. Nhà quản trị là người ra quyết định và tổ
chức thực hiện quyết định.
Tuỳ theo tổ chức mà cấp bậc quản trị có thể phân chia theo các cách khác
nhau để thuận lợi cho việc nghiên cứu, từ ba cấp quản trị các nhà khoa học phân
chia các nhà quản trị trong một tổ chức thành ba cấp quản trị.
+ Các nhà quản trị cấp cao: Bao gồm những nhà quản trị nằm ở nấc trên
cùng của hệ thống quản trị, là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thành quả
của tổ chức. Công việc của họ là xây dựng chiến lược mục tiêu, chính sách và kế
hoạch hành động và phát triển của tổ chức.
3


Ở họ đòi hỏi nhiều kỹ năng tư duy hơn là kỹ năng chuyên môn.
Các chức danh của họ thường là chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc, hiệu
trưởng…
+ Các nhà quản trị cấp trung gian: Bao gồm những nhà quản trị ở tầng
giữa của hệ thống quản trị, vừa là đối tượng của nhà quản trị cấp cao, vừa là chủ
thể quản trị của cấp cơ sở.
Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật để thực hiện kế
hoạch của tổ chức. Bên cạnh đó, họ còn phải thực hiện các chính sách cũng như
kế hoạch mà quản trị viên cấp cao giao phó.
Các chức danh của họ thường là trưởng phòng, trưởng ban…
+ Các nhà quản trị cấp cơ sở: Bao gồm những nhà quản trị ở tầng thấp
nhất của hệ thống quản trị, là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà quản trị cấp

trung gian. Công việc của họ là quản lý, hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển nhân
viên trong công việc hàng ngày và dành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo và
kiểm soát.
Các chức danh của họ thường là tổ trưởng, trưởng nhóm, …
1.1.2. Chức năng của nhà quản trị

Có rất nhiều chức năng trong hoạt động quản trị thường có 4 chức năng
tiêu biểu như sau: Chức năng hoạch định, chức năng tổ chức, chức năng tổ chức
và chức năng kiểm tra. Để hiểu rõ hơn về các chức năng này chúng ta cùng phân
tích các khái niệm sau
- Chức năng hoạch định:
Hoạch định là chức năng đầu tiên của quản trị. Chức năng này nói lên
rằng tất cả các nhà quản trị phải xác định mục tiêu của tổ chức.
Xây dựng chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu .
Thiết lập và phát triển hệ thống các kế hoạch hành động phù hợp để đạt
được mục đích.
- Chức năng tổ chức:
Là quá trình thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp với các mục tiêu, nguồn lực.
Xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa các bộ phận, các thành
4


viên trong tổ chức đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa chúng trong quá trình
hoạt động,
Xác định chức năng, nhiệm vụ
- Chức năng lãnh đạo:
Động viên, khích lệ, lãnh đạo nhân viên của mình để hoàn thành mục tiêu
của tổ chức.
Nhà lãnh đạo giỏi là người phải biết lựa chọn phong cách lãnh đạo phù
hợp với từng hoàn cảnh, có kiến thức về quản trị sự thay đổi để đối phó với

những thay đổi của môi trường.
- Chức năng kiểm tra:
Đây là chức năng đo lường kết quả hoạt động, trên cơ sở so sánh với mục
tiêu đề ra phát hiện những sai lệch, tìm nguyên nhân và đưa ra các chương trình
điều chỉnh nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Kiểm tra là quá trình so sánh kết quả thực tế với kế hoạch đề ra, đồng thời
phát hiện những sai lệch nếu có để kịp thời điều chỉnh các hoạt động của tổ chức
đi đúng mục tiêu.
Các chức năng trên đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần vào việc
thúc đẩy các nhân tố khác phát triển. Nếu như thiếu đi một chức năng sẽ không
đạt được hiệu quả cao mà người quản trị mong muốn.
1.1.3. Kỹ năng nhà quản trị

- Kỹ năng nhân sự:
Kĩ năng nhân sự là một nghệ thuật ứng xử giữa con người với con người
không chỉ là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên
và điều khiển nhân sự mà còn là khả năng phối hợp thực hiện công việc giữa các
cấp.
Kỹ năng nhân sự cũng là một kĩ năng cần thiết đối với nhà quản trị ở mọi
cấp vì nhà quản trị nào cũng phải làm việc và tiếp xúc với nhiều người khác
nhau. Vì thế các kĩ năng này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau không thể
tách rời. Để tổ chức ngày càng phát triển, kĩ năng không ngừng nâng cao cần
phải có những cái nhìn đầy khách quan trong quá trình hoạt động của tổ chức.
5


- Kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ:
Là những hiểu biết những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động
của một bộ phận nào đó do nhà quản trị phụ trách.
Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể hay nói cách khác

là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.
- Kĩ năng tư duy:
Đó chính là khả năng, năng lực tư duy và hoạch định, có khả năng phán
đoán tốt, có óc sáng tạo, trí tượng cao. Hay còn gọi là tầm nhìn chiến lược xa.
Thực tế cho thấy các nhà quản trị cần phải có đầy đủ cả ba kỹ năng trên,
nhưng tùy vào từng thời điểm quan trọng của mỗi thời kì các nhà quản trị sẽ sử
dụng những hình thức quản trị khác nhau. Từng loại kĩ năng sẽ thay đổi theo
từng cấp quản trị chuyển hóa dần thành kĩ năng trong tổ chức và ở những cấp
càng cao, các nhà quản trị cần phải có nhiều kỹ năng tư duy hơn.
1.2. Yếu tố ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị
Kỹ năng là một quá trình tích lũy lâu dài mỗi kỹ năng của nhà quản trị
đều rất cần thiết cho việc thực hiện các chức năng quản trị, tuy nhiên ở từng
mức độ ảnh hưởng lại rất khác nhau:
- Kỹ năng chuyên môn phục vụ nhiều cho việc thực hiện chức năng điều
khiển, ra quyết định.
- Kỹ năng về nhân sự phục vụ nhiều hơn cho việc thực hiện chức năng
điều khiển, lãnh đạo.
- Kỹ năng về tư duy ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện chức năng
hoạch đinh, tổ chức.
1.3. Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các bậc quản trị
Các nhà quản trị phải có đầy đủ các kỹ năng trên, nhưng tầm quan trọng
của mỗi kỹ năng tùy thuộc vào cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức:
- Kỹ năng chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản
trị cấp cơ sở, do họ phải thường xuyên tham gia tổ chức, và trực tiếp thực hiện
các công việc mang tính chuyên môn, kỹ thuật.
- Kỹ năng nhân sự tỏ ra cần thiết với tất cả các cấp quản trị, bất cứ nhà
6


quản trị nào cũng phải chịu trách nhiệm với một nhóm dưới quyền trong tổ

chức, và chính kỹ năng về con người giúp họ có thể gắn kết các thành viên trong
nhóm, tìm cách phát huy tốt nhất khả năng của từng cá nhân trong việc hướng
tới thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm.
- Kỹ năng về tư duy tỏ ra cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản trị cấp
cao. Chỉ khi các nhà quản trị cấp cao có kỹ năng tư duy tốt, có khả năng phán
đoán, tầm nhìn bao quát thì những mục tiêu, chiến lược hoạt động mà họ đề ra
cho tổ chức mới phù hợp và có thể thực hiện được.
Để công việc được hoàn thành có hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện công
việc phải có những kỹ năng tương ứng với yêu cầu của công việc đó. Trong
quản trị cũng vậy, để hoàn thành tốt các chức năng quản trị, đòi hỏi nhà quản trị
phải có các kỹ năng quản trị tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.4. Kỹ năng quản trị của bà Thái Hương trong công tác quản trị tại
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk
Ngày 16/5/2015, Tập đoàn TH chính thức đón nhận kỷ lục châu Á “Trang
trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn nhất châu
Á” và đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba.
Nhân tố quyết định tạo nên những bước đi thần tốc của một doanh nghiệp
được coi là “lính mới của thị trường sữa” ấy, chính là tư duy vượt trội, khác
người, sự quyết liệt, sắt đá và cường độ làm việc khủng khiếp của vị nữ Chủ
tịch.
Một nhà quản trị tài giỏi như thế chắc hẳn phải hội tụ cả 3 kỹ năng quản
trị, 3 kỹ năng đó được thể hiện như sau:
Kỹ năng tư duy: Sáng tạo vượt trội, luôn nung nấu tìm kiếm ý tưởng vượt
khỏi biên giới quốc gia tạo sản phẩm đạt chuẩn bằng cách “mượn vai những nhà
khổng lồ” để đạt được mục đích của mình. Tìm cách để góp phần thúc đẩy chất
lượng nguồn sữa tươi bằng cách thuê chuyên gia Israel đầu quân cho mình. Mở
rộng thị trường bằng cách tiếp xúc và tìm nhiều đối tác, tạo cơ hội và tư duy mới
theo hướng hợp tác và phục vụ.
Kỹ năng nhân sự: Với nguồn nhân công dồi dào có nhiều kinh nghiệm.
7



Cùng với việc xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ ngay từ đầu cho nên bà
Thái Hương luôn được sự ủng hộ và tín nhiệm của các nhân viên trong công ty.
Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ: Quyết định đầu tư lớn vào một ngành
chưa hiểu biết nhiều nhưng với phương châm phải làm ra sản phẩm sữa với “tư
duy vượt trội” bà đã làm nên kì tích góp phần vào sự phát triển chung của cộng
đồng, qua quá trình tìm hiểu cũng như sự phối hợp của các kĩ năng khác bà đã
tạo nên một kĩ năng chuyên môn vững chắc, đạt trình độ cao mà các công ty
khác trong ngành sữa cần học tập và phát huy.
Để hiểu rõ hơn về CEO này ta cùng phân tích các kỹ năng quản trị của bà
Thu Hương trong công tác quản trị Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam TH True
Milk.

8


Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC KĨ NĂNG VÀ CHỨC NĂNG QUẢN CỦA BÀ THÁI
HƯƠNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
TH TRUE MILK

2.1. Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương và khái quát chung về
Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk
2.1.1. Giới thiệu về doanh nhân Thái Hương
Sinh năm
: 12/10/1958
Nguyên quán
: Cẩm Đông, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Tên tuổi của bà Thái Hương trong những năm gần đây nổi lên gắn liền với thương
hiệu sữa TH Milk với những phát ngôn nghịch nhĩ từ những người trong ngành sữa.

Doanh nhân Thái Hương: Người tạo ra “đế chế” sữa tươi - một trong những CEO nữ
thành công và được thế giới biết đến trong Top 50 nữ doanh nhân quyền lực của Châu Á.
- Từ năm 1982- 1985: Cán bộ ban vật giá tài thành phố Hải Phòng.
- Từ năm 1985- 1989: Cán bộ công ty vật liệu xây dựng chất đốt tỉnh Nghệ An.
- Từ năm 1989- 1994: Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hương Hà.
- Từ năm 1994- nay: Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Ngân hàng
TMCP Bắc Á.
- Từ năm 2009- nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thực phẩm sữa TH (TH Milk).
2.1.2. Khái quát chung về Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk.
Tên doanh nghiệp phát hành:
Công ty cổ phần sữa TH
Tên giao dịch: TH Joint Stock Company
Tên viết tắt: TH True Milk
Trụ sở chính: xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Điện thoại:(03)88.609.018
Fax: 0388.609.018
Website: http:// thmilk.vn
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk được chính thức thành lập vào ngày 24
tháng 2 năm 2009 là công ty đầu tiên của tập đoàn TH với nhiệm vụ đầu tư vào các trang trại
bò sữa công nghiệp, công nghệ sản xuất sản phẩm từ sữa hiện đại và hệ thống phân phối trên
toàn quốc.
Các cột mốc đáng nhớ :
27/2/2010 Chào đón cô bò đầu tiên về Việt Nam.
14/5/2010 Lễ khởi công xây dựng nhà máy sữa TH.
26/12/2010 Lễ ra mắt sữa sạch TH true Milk tại xã Nghĩa Sơn huyện Nghĩa Đàn tỉnh
9


Nghệ An.
15/5/2011 Ngày truyền thống của Tập đoàn TH, lễ phát động phong trào học tập làm

theo

tấm

gương

đạo

đức

Hồ

Chí

Minh–



tầm

vóc

Việt.

15/10/2012 Ra mắt bộ sản phẩm sữa tươi sạch bổ xung dưỡng chất TH True Milk bao gồm
-

Sữa bổ sung canxi : Tốt cho xương

-


Sữa bổ sung Collagen : Tốt cho da

-

Sữa bổ sung Phytosterol : Tốt cho tim mạch

10/6/2012 Ra mắt thị trường sản phẩm sữa tươi sạch TH true Milk hộp 1 lít mới –
Thêm Lựa chọn thông minh cho cả gia đình.
Hiện nay, bò tại trang trại TH được nhập khẩu từ các nước nổi tiếng về chăn nuôi bò
sữa như: New Zealand, Uruguay, Canada… để đảm bảo nguồn con giống tốt, từ đó cho chất
lượng sữa tốt nhất.
Nhằm đưa những sản phẩm TH true Milk đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, an
toàn và tiện lợi. Tập đoàn TH còn phát triển các chuỗi cửa hàng bán lẻ TH True Mart ở khắp
nơi. Đây là chuỗi hệ thống chuyên cung cấp sữa sạch và các thực phẩm sạch, có nguồn gốc từ
thiên nhiên, được sản xuất từ trang trại TH như thịt, rau củ quả...
Công ty cổ phần Sữa TH đang từng bước khẳng định mục tiêu trở thành nhà sản xuất
hàng đầu trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên.

2.2. Phân tích các chức năng quản trị của bà Thái Hương
2.2.1. Hoạch định
Ngay từ đầu, bà Thái Hương đã chọn con đường sữa tươi sạch và thuyết phục hội
đồng quản trị rằng “làm sữa không được vội vàng, không thể vì đồng tiền trước mắt, vì doanh
nghiệp sữa sẽ sống mãi với nhân dân”.
Với hi vọng TH True Milk sẽ vươn xa hơn nữa, quảng cáo thương hiệu sữa tươi sạch
từ thiên nhiên đến từ Việt Nam.
Đi vào nghiên cứu, bà Thái Hương nhận thấy hiện chỉ có 20-25% người dân Việt Nam
uống sữa, dư địa để tăng thị phần còn nhiều. Các thương hiệu lớn như Vinamilk... đã tạo ra
thói quen uống sữa trong người Việt, bà ‘táo bạo’ đưa ra ý tưởng TH True Milk, khai thác thị
trường mà “không có đối thủ”.

Hơn nữa, bà Thái Hương phát hiện ra rằng các loại sữa uống trên thị trường chỉ đơn
giản là nhập nguyên liệu từ nước ngoài về pha chế chứ không phải là sữa tươi nguyên chất,
mạnh dạn chuyển từ lĩnh vực ngân hàng sang sản xuất và kinh doanh “sữa sạch”.
Kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu của bà được thể hiện cụ thể như sau:
- Đầu tư vào con người và mở rộng thị trường.
Chủ trương của bà Thái Hương đầu tư vào công nghệ và dây truyền sản xuất là trọng
10


tâm, đầu tư vào con người là chiến lược. Cùng bà xây dựng thương hiệu sữa sạch TH True
Milk là một đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân hăng hái và tận tụy với công việc.
Mô hình và dây truyền sản xuất của TH True Milk được xây dựng theo một chuỗi mắt
xích hoàn hảo.
- Hướng về cộng đồng...
Với tâm nguyện thật giản dị là góp sức nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt
Nam là hàng đầu bà mong muốn trẻ em Việt được nuôi dưỡng từ một nguồn sữa sạch, được
phát triển thể chất, tinh thần một cách toàn diện.
2.2.2. Tổ chức
Tập đoàn TH xem con người là quan trọng nhất chình vì vậy họ luôn không ngừng
phấn đấu tạo môi trường làm việc tốt nhất hướng tới chuyên nghiệp đẳng cấp quốc tế trong và
ngoài nước.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các cá nhân tâm huyết, muốn đào tạo chuyên
sâu với tầm nhìn chiến lược sâu rộng.
(Xem phụ lục số 01)
2.2.3. Lãnh đạo
Bà Thái Hương đã tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích, tự do, mang tính
sáng tạo - điều này đã thúc đẩy nhân viên làm việc với niềm đam mê và hiệu quả cao.
Với phong cách lãnh đạo dân chủ là chủ tịch của một tập đoàn lớn sẽ không tránh khỏi
những khó khăn va chạm giữa các cấp. Tuy nhiên, bà vẫn luôn là người tâm lí gặp rất nhiều
sóng gió thị phi, nhưng mỗi lần bà chọn một cách khác nhau để giải quyết nó. Vận dụng đúng

các phong cách lãnh đạo để khai thác thông tin cũng như giao quyền cho nhân viên cấp dưới
của mình để thực hiện.
Với những phẩm chất và phong cách lãnh đạo phù hợp như trên bà luôn được mọi
người trong công ti yêu kính.
2.2.4. Kiểm tra
Trong quá trình làm việc bà luôn nghiên cứu sản phẩm sữa của các nhà sản xuất khác
nhau để tìm ra những bước đột phá mới cho thị trường sữa Việt Nam đánh sâu vào tâm lí
người tiêu dùng. Những quyết định có tính chất bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời doanh
nhân của Thái Hương, xuất phát từ tình yêu đặc biệt của đời bà: Con cái và đồng quê, nông
dân, nông thôn, nông nghiệp.
Bà trăn trở về đề án: Sữa học đường chưa được phê duyệt: “Hãy chung sức, chung
lòng làm cho trẻ em mình một ly sữa tốt nhất với tấm lòng, trái tim của người mẹ".
Có lẽ xuất phát từ tình yêu con và yêu đồng quê như vậy cho nên đến năm 2008, chỉ
sau một buổi xem bản tin thời sự trên ti vi nói về sữa nhiễm melamin đang giết dần giết mòn
11


trẻ em, bà đã quyết định làm sữa tươi sạch để trẻ em được hưởng dòng sữa tươi nguyên tinh
túy nhất, để đồng đất nghèo khó thay da đổi thịt.

2.3. Phân tích các kĩ năng quản trị của bà Thái Hương
2.3.1. Kĩ năng tư duy
- Đi ngược xu thế, không ngừng sáng tạo và “táo bạo” trong xây dựng ý tưởng
Với ngành sữa, bà tham gia thị trường tương đối muộn, khi các doanh nghiệp khác đã
có thâm niên và chỗ đứng trên thị trường, nhưng bà được coi là người tạo ra cuộc cách mạng
chăn nuôi bò sữa, thay đổi bộ mặt thị trường.
Nghĩ là làm, bà Thái Hương bắt tay ngay vào thực hiện. Tuy là lĩnh vực mới nhưng
bằng tư duy của một doanh nhân, bà Thái Hương không hề tỏ ra lúng túng mà ngược lại bà
lên kế hoạch và thực hiện đầu tư dây truyền sản xuất sữa một cách quy mô và bài bản.
Trang trại bò sữa hiện đại nhất Đông Nam Á của TH True Milk được xây dựng trên

vùng tây Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn, Nghệ An với tổng vốn đầu tư ban đầu là 350 triệu USD. Với
lượng bò ít ỏi ban đầu được nhập khẩu từ Israel, nay đã đạt khoảng 45.000 con được chăm sóc
theo một quy trình sạch. Bò được ăn cỏ sạch, uống nước sạch, nghe nhạc, massage,… toàn bộ
quy trình được quản lý bằng máy móc đảm bảo cho chất lượng sữa tốt nhất và sạch nhất.
Bà luôn thích những tư duy đi trước và biến chúng thành hiện thực, nên bà Hương
cũng phải đối mặt với rất nhiều va đập ngược chiều. Cách ứng xử với những va đập này, cũng
thể hiện những điều “rất Thái Hương”.
Yếu tố mang tính sống còn là sự sáng tạo, luôn nỗ lực tìm kiếm và tạo ra những cái
mới, không đi theo lối mòn, không theo xu hướng đám đông, thậm chí nhiều khi đi ngược với
xu thế.
Đó chình là những thay đổi “ngoạn mục” của bà làm nên những thành công vang dội
ngày hôm nay. Để sản phẩm sữa Việt Nam ngày càng lan xa không chỉ thị trường trong nước
“không có đối thủ” mà còn lan rộng ra cả thế giới và được nhiều người biết đến.
- Đầu tư vào con người và mở rộng thị trường
Không chỉ là sữa sạch, người tiêu dùng Việt Nam yên tâm sẽ được phục vụ với hàng
loạt các loại sản phẩm sạch của thương hiệu TH True Milk như rau sạch, sữa tăng trưởng cho
trẻ em, sữa cho người tim mạch, tiểu đường, sữa collagen tươi làm đẹp cho phụ nữ, phô mai,
phô mát, kem, váng sữa,… Hiện tại, TH True Milk đã có hơn 100 cửa hàng bán lẻ chuyên biệt
trên cả nước, dự kiến đạt 1.000 của hàng vào năm 2015-2016.
Chủ tương của bà Thái Hương đầu tư vào công nghệ và dây truyền sản xuất là trọng
tâm, đầu tư vào con người là chiến lược. Cùng bà xây dựng thương hiệu sữa sạch TH True
Milk là một đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân hăng hái và tận tụy với công việc.
Để đảm bảo cho quy trình sản xuất sữa sạch, TH True Milk có đội ngũ chuyên gia từ
12


Israel tư vấn và theo dõi cách chăm sóc bò đúng chuẩn; một đội ngũ kỹ sư trình độ cao
thường được cử sang học hỏi kinh nghiệm ở những vùng sản xuất sữa nổi tiếng như New
Zealand, Úc, Canada; công nhân tham gia quản lý quy trình sản xuất sữa được đào tạo nghiêm
ngặt trước khi vào lao động trong trang trại.

- Hướng về cộng đồng
Trước khi thành lập tập đoàn TH True Milk, mục tiêu bà Thái Hương hướng tới không
đơn giản chỉ là lợi nhuận. Tham gia vào cuộc ‘cách mạng trắng’, bà Hương xuất phát từ một
tâm nguyện thật giản dị là góp sức nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Bằng cái tâm của một người mẹ, bà mong muốn trẻ em Việt được nuôi dưỡng từ một
nguồn sữa sạch, được phát triển thể chất, tinh thần một cách toàn diện. Mỗi sản phẩm đến tay
người tiêu dùng chứa đựng bao tâm huyết của nữ doanh nhân tài ba Thái Hương.
Thành công của thương hiệu sữa TH True Milk cho chúng ta hiểu được: trên mỗi con
đường mòn, con người biết sáng tạo, ‘táo bạo’ nghĩ và làm độc lập theo một hướng mới thì
những điều không thể đều sẽ thành có thể, thậm chí sẽ tạo ra bước ngoặt trong lịch sử.
- Đầu tư vào khoa học công nghệ
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của công ty chính là sức mạnh truyền
thông cùng với sự tiếp cận khoa học cộng nghệ từ các nước khác trên thế giới. Nhà máy sữa
tươi sạch được trang bị các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước G7 và Châu Âu.
Toàn bộ hệ thống vận hành thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001. Các sản phẩm của nhà
máy được sản xuất và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000 nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh thực phẩm khắt khe.
Đặc biệt dây chuyền sản xuất sữa chua tại đây áp dụng công nghệ robot, là công nghệ
lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam, nhằm tự động hóa tất cả khâu cho phép đảm bảo
được sự vẹn toàn của sản phẩm trong suốt quy trình. Tổng thể các dây chuyền sản xuất được
kiểm soát bởi các phần mềm mới nhất trên thế giới trong ngành chế biến sữa là TPM, TQM…
Nhà máy sử dụng nguyên liệu sữa bò tươi của trang trại TH True Milk ngay tại Nghĩa
Đàn. Toàn bộ sản phẩm làm hoàn toàn từ sữa bò tươi nguyên chất 100% qua các quy trình
được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng như protein, chất béo, test kháng sinh, các chỉ tiêu lý
hóa, vi sinh...
2.3.2. Kỹ năng nhân sự
Ở cương vị lãnh đạo bà Thái Hương luôn coi trọng nhân lực, đề cao tính tự chủ của
nhân viên, gắn bó gần gũi với nông dân vừa bàn đạp để TH True Milk vươn ra thế giới.
Đưa những người có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao góp phần hoàn thiện dự án.
Với gần 5000 cán bộ, nhân viên kể từ khi thành lập đến nay, đội ngũ nhân sự Tập đoàn

TH true Milk đã lớn mạnh không ngừng kể cả về số lượng và chất lượng. Nếu như trước đây,
13


TH true Milk phải thuê cả chuyên gia và nông dân nước ngoài sang để vận hành dây chuyền
công nghệ trong bước đầu khởi nghiệp thì nay sau 4 năm, cán bộ, công nhân Việt Nam đã làm
chủ công nghệ được chuyển giao. Công nhân người Việt Nam có thể hòa nhập và học hỏi rất
nhanh, và trong một số trường hợp, công nhân người địa phương làm còn tốt hơn cả chuyên
gia, họ có thể vận hành máy móc sử dụng hệ thống máy tính hay tiến hành thực hiện các hoạt
động của dự án tốt hơn cả chuyên gia.
Xây dựng văn hóa làm việc vững mạnh và đoàn kết nhờ sự lãnh đạo tài ba của bà
Thái Hương và việc ứng dụng phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể góp phần
phát triển hơn nữa môi trường làm việc của nhân viên.
2.3.3. Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
Quá trình cực học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức phục vụ cho công việc
của mình đã đem lại thành công lớn cho bà, vận dụng khéo léo kinh nghiệm thực tiễn từ các
nước trên thế giới cũng như các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước. Áp dụng và sáng tạo.
Là doanh nhân Việt Nam đầu tiên đặt bút ký cam kết thực hiện các tiêu chuẩn hữu cơ
của Châu Âu và Mỹ áp dụng cho sản xuất, chế biến “loại sữa tươi sạch đạt đẳng cấp hàng đầu
thế giới”, nữ doanh nhân Thái Hương góp phần làm đẹp hơn hình ảnh Việt Nam năng động,
bản lĩnh và sáng tạo trong hội nhập

14


Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP NHẰM PHÁT HUY CHỨC NĂNG
VÀ KĨ NĂNG QUẢN TRỊ CỦA BÀ THÁI HƯƠNG NÓI RIÊNG VÀ CÁC NHÀ QUẢN
TRỊ NÓI CHUNG

3.1. Một số nhận xét về các kĩ năng quản trị của bà Thái Hương

Qua quá trình phân tích chức năng và kỹ năng quản trị của bà Thái Hương và những
chức năng, kĩ năng quản trị tại Công ty sữa Việt Nam TH True Milk ta có thể rút ra những
đánh giá, nhận xét sau. Các điều này rất đáng để cho những nhà quản trị học tập và noi
gương.
3.1.1. Tích cực
Bà Thái Hương một trong những nữ doanh nhân được thế giới biết đến với những
phẩm chất đáng quý, dám đối đầu với mọi khó khăn. Là một người có tài, có tâm và có năng
lực, ở bà hội tụ tất cả các yếu tố cần có của một nhà quản trị chuyên nghiệp.
Trong những yếu tố dẫn tới thành công phải nhắc đến kĩ năng tư duy. Kĩ năng tu duy
chiếm 70% sự thành công của một con người. Bằng tư duy đột phá và mới lạ kết hợp với các
kĩ năng khác như: kỹ năng nhân sự và chuyên môn nghiệp vụ đã tạo nên thành công của Tập
đoàn TH True Milk ngày hôm nay.
Những tư duy mới lạ như: đi ngược xu thế, biến đối thủ thành đối tác . . làm nên một
trong những nét riêng biệt khiến mọi người phải chú ý. Những kỹ năng tư duy này không phải
các nhà quản trị khác không có mà cơ bản là phải thực hiện nó ra sao, muốn đạt được điều
này thì phải cần các kỹ năng khác. Một nhà quản trị giỏi khi có đủ cả 3 kỹ năng quản trị như
vậy họ có thể biến những thứ họ nghĩ ra thành hiện thực. Có thể nói đó là cả quá trình tích lũy
về chất và lượng.
Bà là một nhà quản trị rất biết lãnh đạo nhân viên cũng như cấp dưới, biết hòa hợp
mọi người, khai thá những thông tin, sáng kiến, kinh nghiệm từ người dưới quyền và đặc biệt
hơn chính bà đã tạo nên lòng tin cho mọi người để họ tiếp tục cống hiến trước những thị phi
bên ngoài. Tôi cho rằng một trong những bí quyết để đi đến thành công của Tập đoàn TH
True Milk chính là yếu tố con người – bởi cũng chính con người là người tạo dựng nên và
cũng chính con người là người phá hủy nó.
Là một nữ doanh nhân xuất sắc táo bạo, sáng tạo và bình tĩnh trước mọi tình huống
xảy ra đối với công ty đặc biệt là tham vọng vươn xa, đưa công ty mở rộng ra thị trường quốc
tế.
Công thức chìa khóa vàng của bà Thái Hương cũng như Công ty sữa TH True Milk
nói riêng và của nông nghiệp Việt Nam nói chung chính là “Tư duy vượt trội của người Việt +
tài nguyên thiên nhiên Việt + công nghệ đầu cuối của thế giới”.

Mang đến luồng gió mới cho ngành sữa trong nước, tạo niềm tin cho khách hàng khi
15


dùng sản phẩm.
3.1.2. Tiêu cực
Với các kỹ năng quản trị khác nhau, đều có những mặt tích cức và tiêu cực riêng, vì
vậy các nhà quản trị cần có cách để hạn chế tác động tiêu cực lên phong cách quản trị của
mình. Với bà cũng vậy, ông cũng là một con người nên việc gây ra những sai lầm từ việc sử
dụng các chức năng và kỹ năng quản trị của mình cũng là điều tất nhiên. Sau đây là những
hạn chế của bà và cách áp dụng ở Công ty:
Đòi hỏi quá khắt khe của bà Thái Hương trong công việc sẽ tạo áp lực lớn lên nhân
viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc lúc nào cũng đầy căng
thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được một môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả làm
việc bị giảm sút. Làm cho kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của họ không thể bộc lộ hết để
phục vụ cho công việc.
So với các sản phẩm sữa có thương hiệu nổi tiếng tiếng trên thị trường thì giá của
TH lại cao hơn hẳn các loại sữa khác trên 10%.
Độ bao phủ còn thấp, các hệ thống phân phối đang trong quá trình thương mại hóa.
Chưa đẩy mạnh quá trình xúc tiến thương mại.
Còn đặc biệt quan tâm về slogan và cách truyền thông trong quảng cáo.
Cần phải nâng cao kỹ năng tư duy và sử dụng đúng thời điểm nắm bắt thời cơ, xác
định đúng tình hình để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Do vậy, việc sử dụng hài hòa giữa các kỹ năng quản trị: kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư
duy, kỹ năng chuyên môn hóa – nghiệp vụ và các chức năng như: hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra của bà Thái Hương giúp bà điều hành tất cả mọi công việc ở Công ty Việt
Nam TH True Milk một cách có hiệu quả. Cần phát huy những mặt tích cực. Những hạn chế
cần thay đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty.

3.2. Một số đóng góp nhằm nâng cao các kĩ năng quản trị đối với các

nhà quản trị
3.2.1. Các giải pháp về nhận thức
Các nhà quản trị ở tất cả các cấp quản trị khác nhau tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam
TH True Milk cũng như các công ty và doanh nghiệp khác đều phải tự ý thức được tầm quan
trọng của việc hoàn thiện các chức năng và kỹ năng của nhà quản trị từ đó giúp cho công ty,
tổ chức có thể hoạch định một cách chính xác, quản lý nhân sự một cách khoa học, lãnh đạo
tài tình và kiểm tra đo lường được hiệu quả.
3.2.2. Các giải pháp thực tiễn
- Kiểm tra kiến thức bản thân, dám mạo hiểm
Những người thành công thường không giống số đông, khi bước ra khỏi vùng thoải
16


mái họ có thêm năng lượng và hứng thú để kích thích suy nghĩ mới và sáng tạo bag Thái
Hương là một trong những điển hình đó.
Cần kiểm tra xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý, kiểm lại
những kinh nghiệm của mình và những người đi trước mình xem những gì là có lợi và cần
phải thay đổi như thế nào cho phù hợp. Chính điều này sẽ giúp bạn tìm ra những tính cách tốt
và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình phát huy lợi thế và tránh xa
các tác nhân khác.
- Nên phá vỡ những nguyên tắc hoặc bẻ cong nó theo chiều hướng tích cực
Nếu mãi đi theo một lối mòn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo
thời gian. Mọi vấn đề đều có cách giải quyết, tuy vậy, vẫn có một số việc không thể làm được.
Khi gặp một vấn đề dường như thách thức mọi giải pháp thì điểm mấu chốt của khó khăn này
chính là quy luật. Bạn không thể vừa tuân theo các quy luật vừa giải quyết một vấn đề phức
tạp. Bạn cần phá vỡ các quy luật. Với lối tư duy cho rằng những việc này không thể làm được,
chính chúng ta đã khiến các giải pháp trở nên bất khả thi. Hãy dám thử thách bản thân bằng
những đột phá mới trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ
hơn hoặc tốt lên khi bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt
nhất vì nếu không tư duy, sáng tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong do chính mình tạo nên.

Dám dấn thân và khẳng định mình.
- Học cách lắng nghe người khác
Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính
xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên
nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối
quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh
giá thực tế và khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc
cũng cần thiết và phải làm thường xuyên song tránh nặng nề áp lực cho dù bạn vẫn phải luôn
yêu cầu họ làm tốt.
- Hãy hành động
Là một người quản trị bạn đừng cứ ngồi ỳ chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ
có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải
quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. Đó chính là lúc bạn
đang tuy duy sáng tạo đấy.
- Trẻ hóa đội ngũ nhân viên thông qua nhân viên để đạt được mục đích của mình
Một đội ngũ nhân viên trẻ sẽ có tinh thần nhiệt huyết của sức trẻ chắc chắn sẽ đảm bảo
sáng tạo không ngừng trong công việc cộng với tư duy của nhà quản lý chắc chắn sẽ tạo ra
những sản phẩm đúng như mong đợi.
17


Đội ngũ nhân viên trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với văn hóa của tổ chức và nhà quản trị
cấp cao, điều quan trọng ở nhà quản trị là phải biết liên kết họ hướng họ theo những tư duy
của mình. Có như vậy thì mới có được một tổ chức bền vững và phát triển.
- Hoàn thiện các chức năng và kĩ năng của nhà quản trị
Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn của mình thông qua các nhà
quản trị khác. Từ đó tìm ra hướng đi tốt nhất cho Công ty cũng như tổ chức. Điển hình bà
Thái Hương chính là người đã làm nên sự thành công lớn cho Tập đoàn và cũng là người tạo
nên bước ngoặt lớn cho tổ chức đưa danh tiếng thị trường sữa Việt Nam vươn ra thị trường
thế giới. Để có được điều đó, bà phải trăn trở không ngừng tìm kiếm thu thập thông tin và bà

đã thành công trở thành một trong những doanh nhân quyền lực được thế giới biết đến. Không
chỉ là tấm lòng bao la của người mẹ mà còn là chủ tịch của một Công ty cổ phần sữa Việt
Nam được đông đảo mọi người tin dùng.
- Tạo ra môi trường học tập trong công ty.
Nhà lãnh đạo nên tạo ra một môi trường học tập, trong đó mọi người đều tích cực
nâng cao kiến thức và tìm ra ý tưởng mới. Ý tưởng phải được tạo ra và chia sẻ ở mọi cấp
trong công ty. Khi tìm ra ý tưởng hay, nhà lãnh đạo cần khen thưởng “tác giả” và đưa vào
thực hiện ngay.

18


KẾT LUẬN
Quản trị là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. thông qua người khác để
đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Khoa học quản trị giúp chúng ta biết các lý thuyết một
cách có hệ thống và vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, không dựa vào suy nghĩ chủ
quan, cá nhân. Nghệ thuật quản trị chính là khả năng nhà quản trị vận dụng linh hoạt và sáng
tạo các lý thuyết vào thực tiễn, tận dụng cơ hội, nắm bắt thời cơ và sử dụng kinh nghiệm, biết
kết hợp giữa trực giác và hiểu biết khoa học.
Hội tụ đầy đủ ba kỹ năng quản trị bà Thái Hương xứng đáng là một nhà quản trị cấp
cao - một trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á được bình chọn bởi Fores. Bà
còn được tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á trao giải thưởng " Asian Excellence
ricognition Awards 2012 ". để có được sự thành công này bà đã không ngừng nỗ lực phấn đấu
vận dụng linh hoạt, nhạy bén các kỹ năng lãnh đạo và dùng người. Đồng thời phải " đi tắt,
đón đầu ", tận dụng những công nghệ mới áp dụng một cách khéo léo và hợp lý. Bà là nhà
lãnh đạo tiêu biểu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, để có được sự phát triển bề vững thì năng lực lãnh đạo của nhà
quản trị rất quan trọng. Muốn thể hiện được năng lực thì phải có kỹ năng quản trị và phải
không ngừng nâng cao các kỹ năng của bản thân có như vậy nhà quản trị mới có thể nâng cao
hiệu quả kinh doanh của mình. Nhà quản trị giỏi sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển,

tạo chỗ đứng trên thị trường đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy
thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Việc tổng kết lý thuyết và các chức năng, kỹ năng của nhà quản trị vào công ty cổ
phần sữa Việt Nam TH True Milk đã giúp Tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về quản trị học cũng
như về công ty và các chức năng quản trị.
Trên thực tế và qua đây cũng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc hoàn thiện công
tác quản trị tại công ty. Tạo cho các nhà quản trị tại công ty có cái nhìn đúng đắn hơn và thấy
được tầm quan trong của hoạt động quản trị, góp phần tạo ra sức mạnh ngay trong nội lực
công ty để có thể hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra.
Qua việc phân tích này ta thấy được chức năng quản trị của bà Thái Hương và việc sử
dụng kỹ năng quản trị của mình tại Công ty. Bên cạnh những mặt tích cực không thể tránh
khỏi những sai sót, những mặt hạn chế nhưng điều đó không làm cản trở việc phát triển ngày
càng lớn mạnh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam TH True Milk. Điều này chứng tỏ kỹ năng
quản trị của bà Thái Hương rất đáng để cho các nhà quản trị học tập và noi gương vì bà là
người đã giúp cho TH True Milk trở thành thương hiệu nổi tiếng, có sức ảnh hưởng mạnh tới
toàn cầu.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Sản (2007), Giáo trình Quản trị học. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
2. Báo lao động thủ đô (2015), [Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ
“ngạo mạn” của TH Milk.

3. Ths. Vi Tiến Cường (2016), Tập slide bài Giảng môn Quản trị học
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Cùng một số tài liệu tham khảo khác.

20



PHỤ LỤC
Phụ lục số 01
Sơ đồ bộ máy tổ chức của tập đoàn TH True Milk:



×