Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Chiến lược phát triển của tập đoàn samsung trong môi trường toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.47 KB, 36 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài nghiên cứu đề tài “ Chiến lược phát triển của Tập
đoàn Samsung trong môi trường toàn cầu hóa” là công trình nghiên cứu do em
tự viết, các tư liệu trong bài là chính xác.


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Ths. Vi Tiến Cường đã hướng dẫn
em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin trân trọng cảm ơn
quý Tập đoàn Samsung đã nhiệt tình giới thiệu và cung cấp thông tin về công ty
và cung cấp những thông tin toàn cầu hóa mà tập đoàn đã thực hiện trong những
năm gần đây, để em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu xót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu..........................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
5. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.....................................................................2
6. Cấu trúc của đề tài.....................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA.................................3
1.1 Khái niệm toàn cầu hóa.........................................................................3
1.2 Nguyên nhân của toàn cầu hóa trong doanh nghiệp..............................3


1.3 Mục tiêu của toàn cầu hóa.....................................................................4
1.4 Tác động của toàn cầu hóa đến doanh nghiệp ........................................4
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình toàn cầu hóa đối với doanh nghiệp ....6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LỰƠC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP
ĐOÀN SAMSUNG TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA......................9
2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Samsung...................................................9
2.2 Xu hướng phát triển và mục tiêu của tập đoàn Samsung trong xu thế
toàn cầu hóa.................................................................................................16
2.3 Thực trạng chiến lược phát triển của tập đoàn Samsung trong môi
trường toàn cầu hóa ....................................................................................18
2.3.1. Chiến lược kinh doanh trong môi trường toàn cầu hóa của tập đoàn
Samsung......................................................................................................18
2.4. Đánh giá chiến lược của samsung trong quá trình toàn cầu hóa..........20


2.4.1. Thành công của chiến lược................................................................20
2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hóa trong tập đoàn Samsung............21
2.4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến toàn cầu háo trong tập đoàn Samsung............22
2.5 Đánh giá thực trạng về chiến lược phát triển toàn cầu hóa của tập đoàn
Samsung......................................................................................................24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU HÓA
TẠI TẬP ĐOÀN SAMSUNG...........................................................................27
3.1 Cơ hội và thách thức đối với tập đoàn Samsung trong môi trường toàn
cầu hóa.........................................................................................................27
3.1.1 Cơ hội.................................................................................................27
3.1.2. Thách thức.........................................................................................27
3.2. Giải pháp nâng cao môi trường toàn cầu hóa tại tập đoàn samsung....28
3.3 Điều kiện để Tập đoàn samsung đưa ra giải pháp................................29
3.4 Ý kiến về giải pháp..............................................................................30
KẾT LUẬN........................................................................................................31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................32


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc
biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại
thế giới WTO, các doanh nghiệp đang đứng trước các cơ hội phát triển và những
thách thức mới. Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, nguồn
lực là một trong những yếu tố đó: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự… Bên
cạnh đó các doanh nghiệp có những bước tiến dài trên đường phát triển của mình,
tuy nhiên có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đang nảy sinh, tác động không nhỏ
đến đời sống quốc tế, cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới. Từ đó các
doanh ngiệp nhận định rằng, chúng ta cũng phải chịu tác động từ những vấn đề
toàn cầu, những vấn đề này đang gây nhiều nhức nhối trong đời sống xã hội , ảnh
hưởng đến sự phát triển của đất nước về mặt kinh tế.
Ngày nay, toàn cầu hóa làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng khốc liệt và người lao động có thể sa thải bất cứ lúc nào nhưng mặt khác có
cạnh tranh thì mới có phát triển toàn cầu là cơ hội phát triển thị trường cho các sản
phẩm và thúc đẩy thương mại phát triển. Nhận thức tầm quan trọng đó em chọn đề
tài “ Chiến lược phát triển của tập đoàn SamSung trong môi trường toàn cầu
hóa . ”
2. Phạm vi nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu
Về thời gian: Từ 2015 đến nay
Về không gian: Tập đoàn SamSung
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về toàn cầu hóa
- Nghiên cứu thực trạng chiến lực phát triển của Tập đoàn SamSung ,
đánh giá và tìm ra nguyên nhân của thực trạng.
- Đề ra được mục tiêu thực hiện cần giải pháp .


1


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tiểu luận sử dụng phương
pháp thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,… thực tế từ Công ty để phân tích
nguyên nhân, vai trò cũng như giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tham khảo, nghiên cứu các tài liệu
trong các giáo trình và trên mạng internet liên quan đến đề tài.
Phương pháp so sánh đối chiếu với các giải pháp, phương án khác nhằm
tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề được nghiên cứu.
5. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về chiến lược phát triển của Tập đoàn
SamSung và có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về hoạt động các thị trường
hội nhập trong một tổ chức doanh nghiệp.
Các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực
tiễn góp phần nâng cao môi trường toàn cầu hóa trong Tập đoàn SamSung.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận bài tiểu luận được chia thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP
ĐOÀN SAMSUNG TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU HÓA .
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
HÓA TẠI TẬP ĐOÀN SAMSUNG.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA

1.1 Khái niệm toàn cầu hóa.
Theo Bách khoa toàn thư :
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, cac tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, ... trên quy
mô toàn cầu .
Toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế
giới, đó là sự ảnh hưởng tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là lĩnh vực kinh tế
trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất
là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ
thộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hóa
hay xã hội .. Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hóa kinh tế với khái niệm rộng hơn
là toàn cầu hóa nói chung. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như
được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương
mại. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô
toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật , công nghệ, thông tin,
văn hóa.
1.2 Nguyên nhân của toàn cầu hóa trong doanh nghiệp
Do sự chênh lệch về kinh tế giữa các doanh nghiệp lớn , tập đoàn và
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Toàn cầu hóa mang lại cơ hội và thách thức cho các
doanh nghiệp đang phát triển. Do vậy các doanh nghiệp phát triển cần phải tiếp
thu khoa học kĩ thuật của các doanh nghiệp phát triển để theo kịp họ. Từ đó họ
đã bắt đầu toàn cầu hóa. Tuy nhiên, toàn cầu hóa mang lại rất nhiều ơ hội cho họ
phát triển nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức mà các doanh nghiệp
đang phát triển phải vượt qua.

3



1.3 Mục tiêu của toàn cầu hóa
Mục tiêu của toàn cầu hóa là đề ra những chiến lược và đạt được nó
thông qua các hiệp định , hội ước toàn cầu, thông qua quá trình hợp tác mở rộng,
vừa đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các quốc gia, tập đoàn, cộng đồng, cá
nhân... với nhau để đạt được những mục tiêu nhất định .
1.4 Tác động của toàn cầu hóa đến doanh nghiệp .
Toàn cầu hóa đã và đang phát triển mở rộng mạnh mẽ, nó là một xu thế
khách quan của thời đại, các doanh nghiệp dù muốn hay không thì vẫn phải phải
lao vào cuộc chơi có tính hai mặt đó. Các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang luôn
tích cực để làm tốt quá trình toàn cầu hóa kinh tế và đã gặt hái được không ít
những lợi ích mà nó mang lại và không ngừng thúc đẩy nó lên một cách mạnh
mẽ. Một trong những yếu tố và cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự thành
công của các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình đó là : Cần phải biết xác
định những tác động tích cực mà nó mang lại để phát huy nó trở thành một thế
mạnh của mình và xác định những mặt tiêu cực của nó để hạn chế một cách tối
thiểu ảnh hưởng trong tổ chức doanh nghiệp của mình.

 Tác động tích cực đến doanh nghiệp.
+ Trước hết thông qua sự do hóa thương mại sự thu hóa đầu tư và chuyển
giao công nghệ, tạo cơ hội cho sự phát triển của của khoa học công nghệ tới quy
mô doanh nghiệp.
+ Thứ hai, thúc đẩy quá trình cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa trong
doanh nghiệp , mở rộng nền kinh tế thị trường, cải tiến kỹ thuật , tăng năng suất
lao động hiệu quả kinh doanh.
+ Thứ ba, Tạo ra một môi trường thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin,
giao lưu văn hóa giữa các cá nhân hay tổ chức, cải cách hệ thống ngân sách tài
chính trong doanh nghiệp , nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Thứ tư, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển, tính

4



xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa nền kinh tế trong công ty toàn cầu hóa
phát triển ở mức ngày cao hơn .

 Tác động tiêu cực đến doanh nghiệp
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa đến doanh nghiệp còn bộc
lộ những mặt tiêu cực .
+ Thứ nhất, là khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp
ngày càng tăng , dễ dẫn tới tình trạng chủ quyền trong tổ chức từng bị suy giảm
không chỉ bên trong hoạt động tổ chức mà còn cả gây áp lực đến tinh thần cá
nhân. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kém và chậm phát triển , cũng làm
gia tăng tính phụ thuộc về vốn và công nghệ,...với bên ngoài, mà sự phụ thuộc
này dễ gây ra những tác động tiêu cực trong hoạt động sản xuất sản phẩm trong
một tổ chức.
+ Thứ hai , là kéo tình trạng làm giảm môi trường làm việc , gây ảnh
hưởng đến tâm lý đời sống của cá nhân trong tổ chức .
+ Thứ ba , là sự phân phối không đều lợi ích thu được từ quá trình toàn
cầu hóa kinh tế tất yếu dẫn đến sự mâu thuần giữa các doanh nghiệp . Với ưu thế
vượt trội hơn hẳn về tiềm lực tài chính và trình độ khoa học – công nghệ so với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển, các tập đoàn lớn hay doanh nghiệp
lớn có thể khống chế cục diện kinh tế toàn cầu. Mâu thuẫn này thể hiện rõ qua
những cuộc biểu tình rầm rộ, thậm chí dẫn đến bạo loạn đẫm máu trên chiến
trường kinh tế, gây nên sự bất bình đẳng trong quá trình toàn cầu hóa đến doanh
nghiệp.
 Qua đó ta thấy : Toàn cầu hóa đến doanh nghiệp là xu thế khách
quan lôi cuốn ngày càng nhiều các doanh nghiệp của các nước trên toàn
quốc tham gia xu thế này đang bị một số tập đoàn kinh tế lớn chi phối chứa
đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp
tác vừa có đấu tranh.


5


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình toàn cầu hóa đối với doanh
nghiệp .
Toàn cầu hóa tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp, nó có tác động
tích cực và tác động tiêu cực:

 Tích cực
Hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mới
và những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Những có hội đó có thể kể đến
là : Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu
tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chê tài
quốc tế như Ngân hàng Thế giới ( WB), Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) , Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB)...., có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công
nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư .
+ Thị trường rộng lớn
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường tiêu thụ và thị trường yếu tố sản
xuất . Trong giao lưu thương mại thị trường rộng lớn là cơ hội để các doanh
nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ của mình cho thị trường các nước khác trên thế giới. Các nước
tham gia vào sân chơi này phải mở cửa thị tường để hàng hóa sản phẩm được
giao lưu buôn bán tự do và sử dụng các nguồn đầu vào có chất lượng, giá cả hợp
lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.
+ Thu hút vốn đầu tư, các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Các doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với khả năng tài chính hạn hẹp
do tiềm lực doanh nghiệp chưa đủ mạnh. Quá trình toàn cầu hóa với làn sóng
đầu tư mạnh mẽ của các chủ đầu tư nước ngoài , các nguồn tài trợ vốn từ các tổ

chức lớn như Ngân hàng thế giới (WB),... là cơ hội rõ ràng để các doanh nghiệp.
+ Việc giải tỏa cơn khát vốn bấy lâu

6


Có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và trình độ quản lý tiên tiến,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . Thông qua các dự án , các hợp đồng hợp
tác kinh doanh các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với công nghệ, máy móc ,
hiện đại , cách quản lý tiên tiến. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ như
ngày nay, thêm vào đó là những thuận lợi do toàn cầu hóa các doanh nghiệp có
thể dễ dàng đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, công
xuất sản xuất, nâng cao trình độ quản lý,...
+ Cơ hội khẳng định được vị thế của doanh nghiệp.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Một thế giới kết nối, sự
bảo hộ thương hiệu được quan tâm, cùng các hình thức quảng cáo quảng báo sản
phẩm, dịch vụ đa dạng phong phú. Đây là cơ hội rõ nét để các doanh nghiệp
khẳng định vị thế quảng bá, nâng tầm hình ảnh của mình trên trường quốc tế,
với bè bạn các nước .
Ví dụ : Nhãn hiệu cà phê Chanel, Apple, Dior,... là những thương hiệu đã
có vị thế của riêng mình .
+ Cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi học hỏi với các doanh nghiệp khác
trên thế giới.
Toàn cầu hóa cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu văn hóa, học
hỏi kinh nghiệm , hợp tác quốc tế với thế giới, với các doanh nghiệp khác không
chỉ trong mà cả ngoài nước.

 Tiêu Cực
+ Vấp phải sự cạnh tranh quá lớn từ các Doanh nghiệp lớn khác
Luồng tiền đầu tư có từ nhiều nguồn trong đó có cả từ những tập đoàn tư

bản lớn mà vốn, công nghệ, trình độ quản lý đã đạt mức cao. Với những điều
kiện đó, khi các tập đoàn này vào họ có thể sử dụng nhiều biện pháp thậm chí
mang tính thanh toán. Gần như các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong
việc cạnh tranh , hoặc phải chấp nhận làm các công ty con cho những tập đoàn

7


này. Một dẫn chứng kinh điển là trường hợp một tập đoàn nước ngọt hàng đầu
thế giới đã chịu lỗ nhiều năm liền để có thể thâu tóm vốn sử hữu và chiếm lĩnh
thị phần ở Việt Nam . Đây là bài học mà cho tới giờ vẫn còn nguyên tính thời sự.
Chúng ta thử suy nghĩ, nếu thị trường trong nước chịu sự kiểm soát phần lớn từ
các tập đoàn đầu tư nước ngoài, khi có một trục trặc xảy ra ( ví dụ như : khủng
hoảng, suy thoái, hay động cơ chính trị ...), các tập đoàn này đồng loạt rút chân,
một lượng lớn lao động thất nghiệp, các nghành sản xuất ngưng trệ, hàng háo
không thể tự túc được, nền kinh tế sẽ càng rơi xuống đáy tiêu điều.
Với xu thế toàn cầu hóa, một nhà đầu tư không cần phải cất công lặn lọi
đừng xá xa xôi để đem nguồn tiền đi sinh lời. Họ có thể ngồi tại New York,
Paris, Tokyo để chi phối hoạt động tài chính ở cách đó nửa vòng trái đất. Các
luồng vốn tài chính đổ vào các quốc gia dưới dạng đầu tư chứng khoán, bất động
sản trong một thời điểm nó có thể đẩy các thị trường này phát triển rất nhanh .
Nhưng khi thấy đã ” đút túi” được một khoản lớn, các nhà đầu tư nước ngoài lại
có động thái rút vốn khiến thị trường rơi vào tình trang suy thái , nhiều doanh
nghiệp phá sản, đời sống nhiều người dân rơi vào tình trạng khó khăn.
TIỂU KẾT
Có thể thấy xu thế toàn cầu hóa có những tác động, yếu tố ảnh hưởng tiêu
cực không nhỏ tới sự phát triển bền vững ở quốc gia trên cả bình diện kinh tế, xã
hội và môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập với khu
vực và thế giới cần chú ý tới những ảnh hưởng này. Không một quốc gia nào có
thể tách mình khỏi xu thế này mà cần một chiến lựơc hội nhập, phát triển kinh tế

bền vững , để hiểu rõ tình hình hiện tại, ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng
của toàn cầu hóa trong một công ty hiện nay ở chương 2.

8


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LỰƠC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP
ĐOÀN SAMSUNG TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
2.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Samsung
Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng
hành dinh đặt tại Samsung Town Seoul. Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết
hoạt động dưới thương hiệu Sam sung, là tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn
Quốc.
Samsung được sáng lập bởi Lê Byung-chul năm 1938, được khởi đầu là
một công ty buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau tập đoàn Samsung đa dạng hóa các
nghành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và
bán kẻ. Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60,
xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Sau khi Lee mất năm
1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn- tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ,
Hansoi. Từ thập kỉ 90 Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu , tập
trung vào lĩnh vực điện tử , điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ
yếu vào doanh thu của tập đoàn.
Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics,
Samsung Heavy Indusstries, Samsung C&T. Những chi nhánh chú ý khác bao
gồm
Samsung Life Insurance, Samsung Techwin và Cheil Worldwide.
Samsung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền
thông, văn hóa ở Hàn Quốc và là động lực thúc đẩy chính đằng sau ” Kì tích
sông Hàn”. Đóng góp 1/5 tổng kim nghạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Doanh thu
chiếm 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), $1,082 tỉ đô la Mĩ của Hàn Quốc.

Lịch sử và các mốc phát triển
1938 - 1970[sửa | sửa mã nguồn]

9


Trụ sở công ty Samsung Sanghoesở Daegu, cuối thập kỉ 30
Năm 1938, Lee Byung-chull (1910-1987), một người xuất thân trong gia
đình địa chủ ở vùng Uiryeong, chuyển tới gần thành phố Daegu và sáng lập ra
Samsung Sanghoe (삼삼삼삼, 삼삼삼삼). Một công ty buôn bán nhỏ với 40 công nhân
nằm ở Su-dong (bây giờ là Ingyo-dong). Buôn bán các mặt hàng tạp hóa và mì
sợi do công ty sản xuất. Công ty làm ăn phát đạt, nên Lee đã chuyển văn phòng
công ty tới Seoul năm 1947. Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Lee buộc phải
rời Seoul và sau đó mở một nhà máy tinh chế đường ở Busan tên là Cheil
Jedang. Khi chiến tranh kết thúc năm 1954, Lee sáng lập ra Cheil Mojik và xây
dựng nhà máy ở Chimsan-dong, Daegu. Đó là nhà máy len sợi lớn nhất nước và
công ty đã tiến thêm một bước để trở thành một công ty lớn.
Samsung đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực và Lee đã giúp Samsung trở
thành công ty đi đầu trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ.
Tổng thống Park Chung Hee nhấn mạnh tầm đặc biệt quan trọng của công
nghiệp hóa, và tập trung chiến lược phát triển kinh tế xoay quanh các tập đoàn
lớn, bảo hộ cạnh tranh và hỗ trợ tài chính.
Năm 1947, Cho Hong-jai (người sau này sáng lập tập đoàn Hyosung), hợp
tác với Samsung thành lập công ty Samsung Mulsan Gongsa (삼삼삼삼삼삼), hay
còn gọi là Công ty Giao Dịch Samsung (Samsung Trading Corporation). Công
ty phát triển và trở thành công ty Samsung C&T ngày nay. Sau vài năm hợp tác,

10



Cho và Lee quyết định đường ai nấy đi vì sự khác biệt trong cách điều hành.
Cho muốn lấy 30% cổ phần công ty. Sau khi thỏa thuận, Samsung chia tách
thành tập đoàn Samsung, tập đoàn Hyosung, Hankook Tire và một số công ty
khác.
Vào cuối thập kỉ 60, Samsung tham gia vào ngành công nghiệp điện tử.
Samsung thành lập một số công ty chuyên về lĩnh vực điện tử như Samsung
Electronics Devices, Samsung Electro-Mechanics, Samsung Corning, Samsung
Semiconductor & Telecommunication, chế tạo sản phẩm tại Suwon. Sản phẩm
đầu tiên của công ty là TV đen trắng.
1970 - 1990[sửa | sửa mã nguồn]

SPC-1000, được giới thiệu năm 1982, là sản phẩm máy tính cá nhân đầu
tiên của Samsung (Sản xuất bởi người Hàn Quốc), sử dụng băng cát-xét để load
và lưu dữ liệu, có thể dùng được đĩa mềm.
Năm 1980, Samsung mua lại công ty Hanguk Jeonja Tongsin và tham gia
vào lĩnh vực công nghiệp phần cứng viễn thông. Sản phẩm đầu tiên là bộ chuyển
mạch. Đó là nền tảng cho hệ thống nhà máy điện thoại bàn và fax của Samsung,
sau này là nhà máy điện thoại di động Samsung, nơi đã sản xuất 800 triệu sản
phẩm điện thoại di động cho đến thời điểm hiện tại. Công ty sát nhập các công
ty con về điện tử, trở thành Công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics
Co., Ltd) trong những năm 1980.
Sau khi nhà sáng lập Lee Byung-chull mất năm 1987, tập đoàn Samsung
tách ra thành 4 tập đoàn - Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Shinsegae (kinh

11


doanh cửa hàng giảm giá, bách hóa) ban đầu là một phần của Samsung, tách ra
vào thập kỉ 90 cùng với tập đoàn CJ (kinh doanh thực phẩm, hóa chất, giải trí,
logistic) và tập đoàn Hansol (kinh doanh giấy, viễn thông). Ngày nay 3 tập đoàn

trên hoạt động độc lập, không còn là một phần hay liên hệ với Samsung.
Vào những năm 80, Công ty Điện Tử Samsung đầu tư mạnh mẽ vào
nghiên cứu và phát triển. Đây là chìa khóa then chốt đưa Samsung trở thành
công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử trên thế giới. Năm
1982,Samsung xây dựng nhà máy lắp giáp TV ở Bồ Đào Nha; năm 1984, nhà
máy ở New York; năm 1985, nhà máy ở Tokyo; năm 1987, trụ sở ở Anh; và trụ
sở ở Austin, Texas năm 1996. Đến năm 2012, Samsung đã đầu tư hơn $13 tỷ đô
la Mỹ vào trụ sở ở Austin, hoạt động dưới tên gọi Samsung Austin
Semiconductor LLC. Đầu tư vào Austin của Samsung trở thành dự án đầu tư
nước ngoài lớn nhất ở bang Texas và là một trong những dự án đầu tư nước
ngoài lớn nhất ở nước Mỹ.
1990 - 2000[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng hành dinh tập đoàn Samsung tại Samsung Town, Seoul

12


Samsung bắt đầu trở thành tập đoàn quốc tế vào thập kỉ 90. Công ty Xây
dựng Samsung (Samsung's construction) là nhà thầu xây dựng tháp
đôi Petronas ở Malaysia, Taipei 101 ở Đài Loan, Burj Khalifa ở Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất. Năm 1993, Lee Kun-hee bán 10 công ty con của tập
đoàn, cắt giảm nhân sự, sát nhập các lĩnh vực hoạt động khác để tập trung vào 3
lĩnh vực chính: điện tử, xây dựng và hóa chất. Năm 1996, tập đoàn Samsung
mua lại đại học Sungkyunkwan.
Samsung trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới vào năm
1992, và là nhà sản xuất vi mạch lớn thứ 2 thế giới sau Intel. Năm 1995,
Samsung sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) đầu tiên. 10 năm sau, Samsung
phát triển thành nhà sản xuất màn hình hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới. Sony
không đầu tư vào dạng màn hình lớn TFT-LCDs, đã cùng hợp tác với Samsung

thành lập công ty S-LCD để cung cấp màn hình LCD cho 2 tập đoàn. S-LCD
nắm giữ bởi Samsung (50% + 1 cổ phiếu) và Sony (50% - 1 cổ phiếu), trụ sở và
nhà máy nằm tại Tangjung, Hàn Quốc. Ngày 26/12/2011, Samsung thông báo
tập đoàn đã mua lại cổ phần của Sony tại S-LCD.
So sánh với các tập đoàn lớn khác của Hàn Quốc, Samsung sống sót qua
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 mà hầu như không bị ảnh hưởng. Tuy
nhiên Samsung phải chấp nhận bán lỗ mảng xe hơi (Samsung Motor)
cho Renault. Năm 2010, Renault nắm giữ 80.1% và Samsung nắm giữ 19.9%
trong công ty Renault Samsung. Samsung tham gia sản xuất máy bay vào thập
kỉ 80, 90. Công ty được thành lập vào năm 1999 dưới tên gọi Korea Aerospace
Industries (KAI). Đây là kết quả hợp tác giữa 3 công ty chuyên về không gian
của Samsung, Daewoo Heavy Industries, Hyundai Space và Aircraft Company.
Samsung cũng tham gia sản xuất cộng cơ máy bay, gas tua-bin.
2000 - 2015[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình máy tính

13


tại Warszawa, Ba Lan. Khởi đầu bằng công nghệ giải mã tín hiệu truyền hình,
sau đó là TV kĩ thuật số và điện thoại thông minh. Đến năm 2011, trụ sở
Samsung tại Warsaw là trung tâm nghiên cứu và phát triển quan trọng nhất ở
châu Âu, tuyển dụng khoảng 400 nhân viên hàng năm.
Năm 2001, Samsung Techwin trở thành nhà cung cấp mô-đun buồng đốt
duy nhất cho Rolls-Royce Trent 900, được sử dụng cho máy bay lớn nhất thế
giới Airbus A380. Samsung Techwin cũng là cổ đông trong chương trình động
cơ GEnx của Boeing 787 Dreamliner.

Biển quảng cáo nổi bật của Samsung ở Quảng Trường Thời Đại, New
York.

Năm 2010, Samsung công bố chiến lược phát triển 10 năm tập trung vào 5
ngành nghề chính. Một trong số đó là công nghệ dược sinh học, được cam kết
đầu tư 2.1 nghìn tỉ Won (2 tỉ USD).
Tháng 12/2011, công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics) bán
mảng ổ đĩa cứng (HDD) cho Seagate.
Năm 2012, Samsung Electronics, công bố kế hoạch đầu tư 7 tỷ đô la Mỹ

14


để xây dựng nhà máy chế tạo thẻ bộ nhớ (chip) đầu tiên của mình tại Trung
Quốc.
Quý 1/2012, công ty Điện Tử Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại
di động lớn nhất thế giới (tính theo số lượng), soán ngôi Nokia, công ty nắm giữ
vị trí này từ năm 1998. Trong bài báo ngày 21/08 trên tờ Austin AmericanStatesman, Samsung xác nhận kế hoạch chi 3 đến 4 tỷ đô la Mỹ chuyển đổi một
nửa số vi mạch trong nhà máy ở Austin thành loại vi mạch mang nhiều lợi nhuận
hơn. Quá trình chuyển đổi sẽ hoàn thành trong năm 2013. Ngày 14/03/2013,
Samsung công bố sản phẩm Galaxy S4.
Ngày 24/08/2012, 9 bồi thẩm viên tòa án Mỹ phán quyết Samsung phải
bồi thường 1.05 tỷ đô la Mỹ cho công ty Apple, vì xâm phạm 6 sáng chế công
nghệ điện thoại thông minh. Mức phạt vẫn thấp hơn yêu cầu 2.5 tỷ đô la Mỹ của
Apple. Phán quyết cũng chỉ rõ Apple không xâm phạm 5 sáng chế của Samsung.
Samsung chỉ trích phán quyết trên đã làm tổn hại đến sự phát triển của mảng di
động. Tòa án ở Hàn Quốc phán quyết cả 2 công ty đều vi phạm sở hữu trí tuệ.
Sau khi phán quyết có hiệu lực, cổ phiếu Samsung giảm 7.7% trên sàn Kospi
index, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 24/10/2008. Apple sau đó kiến nghị cấm
bán 8 sản phẩm điện thoại của Samsung ở Mỹ bao gồm (Galaxy S 4G, Galaxy
S2 AT&T, Galaxy S2 Skyrocket, Galaxy S2 T-Mobile, Galaxy S2 Epic 4G,
Galaxy S Showcase, Droid Charge and Galaxy Prevail), tuy nhiên tòa án đã bác
bỏ kiến nghị của Apple.

Ngày 04/09/2012, Samsung tuyên bố sẽ điều tra tất cả các nhà cung
cấp Trung Quốc, vì có lo ngại xâm phạm luật lao động. 250 công ty Trung Quốc
sẽ bị điều tra nếu có sử dụng lao động trẻ em dưới 16 tuổi trong nhà máy.
Tháng 03/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) chi
2 tỉ USD để xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên. Đến tháng 10,
Samsung Electro - Mechanics Vietnam cũng tuyên bố rót tiếp 1.2 tỉ USD vào

15


nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động tại đây.
Tiếp đến cuối 2014 SamSung Display chính thức đi vào hoạt động tại tổ hợp
công nghệ KCN yên Phong- Bắc Ninh. Công ty điện tử Samsung đang đưa dần
các nhà máy sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam để bảo toàn lợi
nhuận. Samsung Electronics được hưởng ưu đãi cao nhất như là một doanh
nghiệp công nghệ cao khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên đó không phải là lý
do duy nhất thu hút Samsung, mà còn là vị trí địa lý. Indonesia và Ấn Độ có
mức thuế ngang bằng, thậm chí còn tốt hơn mức của Việt Nam, nhưng do Việt
Nam gần hơn cả với khu công nghiệp đã sẵn có của Samsung ở Trung Quốc và
Hàn Quốc, nên đây là một điểm mạnh.
Năm 2013, Tập đoàn Samsung dành 14 tỷ đô la Mỹ (nhiều hơn cả GDP
của Iceland) cho các hoạt động quảng cáo thông qua TV, rạp phim, biển hiệu, thể
thao và nghệ thuật. Với 5.4% lợi nhuận hàng năm chi cho quảng bá, đây là tỉ lệ
lớn nhất trong số 20 công ty hàng đầu thế giới (Apple dành 0.6%, General
Motors dành 3.5%). Tháng 11/2013, tập đoàn có giá trị vốn hóa 227 tỷ đô la Mỹ.
Tháng 1 năm 2015, Samsung lên kế hoạch cắt giảm nhân sự nhằm giảm
thiểu chi phí điều hành và vực lại mảng kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn.
1000 nhân công thuộc bộ phận smartphone tại các chi nhánh của Samsung tại
Anh, Thuỵ Điển và Trung Quốc sẽ thuộc diện nguy cơ, giảm con số nhân lực tại
mảng này xuống còn 5000 người.[3]

2.2 Xu hướng phát triển và mục tiêu của tập đoàn Samsung trong xu
thế toàn cầu hóa.

 Xu hướng phát triển của Samsung tầm nhìn đến năm 2020
Nguyên tắc cơ bản xác định tầm nhìn cho tương lai của tập đoàn là ”
mang lại cảm hứng cho thế giới, tạo dựng cho tương lai”
Tầm nhìn này là trọng tâm chiến lược của tập đoàn trong xu thế toàn cầu
hóa, nó là cam kết của Samsung trong việc đi đầu đổi mới về công nghệ, sản

16


phẩm và các giải pháp mang lại cảm hứng cho các cộng đồng trên toàn thế giới
cùng tham gia khát vọng của samsung là tạo ra một thế giơi tốt đẹp hơn có nhiều
trải nghiệm kĩ thuật số phong phú hơn. Samsung mong muốn cống hiến công
hiến và nguồn lực của mình để mang lại những giá trị mới cho nghành công
nghiệp và khách hàng đồng thời đáp ứng những giá trị chung của nhân viên và
đối tác của mình. Samsung muốn tạo ra mọt tương lai thú vị và hứa hẹn một
tương lai thú vị cho tất cả mọi người.
Đến năm 2020 samsung tìm cách đạt được doanh thu là 400 tỉ USD đưa
tổng giá trị thưng hiệu samsung vào danh sách 5 thương hiệu hàng đầu toàn cầu,
mong muốn đạt được mục tiêu ” khả năng sáng tạo”, ” hợp tác”, ” con người tài
năng”.
Samsung mong đợi khám phá các lĩnh vực kinh doanh mới bao gồm chăm
sóc sức khỏe và công nghệ sinh học. Samsung sẽ tiếp tục xây dựng dựa trên khả
năng và chuyên môn mới trên các thành tích hiện đại của mình để nâng cao khả
năng cạnh tranh và lịch sử đổi mới.

 Mục tiêu của Công ty FPT trong toàn cầu hóa.
- Đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào việc nghiên cứu, phát triển các giải pháp,

dịch vụ theo xu hướng công nghệ S.M.A.C, IoT, Robotic cũng như ứng dụng
mạnh mẽ các công nghệ này vào trong tất cả các hoạt động kinh doanh của tập
đoàn.
Với mục tiêu 400 tỷ USD doanh thu từ thị trường toàn cầu vào năm 2020,
samsung cũng phải đổi mới mô hình tổ chức theo hướng của các tập đoàn toàn
cầu. Trong đó, trọng tâm là nâng cấp các tổ chức ở nước ngoài từ văn phòng
chuyên bán sản phẩm, dịch vụ sang công ty có đầy đủ chức năng như một công
ty bản địa để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Tập đoàn cũng tập trung vào nâng cao đẳng cấp công nghệ để sánh cùng
các tập đoàn lớn trên thế giới, bước cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng.

17


Ở nước ngoài, samsung đã hợp tác với nhiều khách hàng đầu ngành trong
lĩnh vực sản xuất, giải trí, phân phối. samsung đã cung cấp các tính năng điều
khiển tivi bằng giọng nói cho một hãng truyền hình lớn, góp phần thay đổi cách
xem truyền hình của người tiêu dùng.
Dự kiến năm từ 2016 trở đi Samsung sẽ đưa ra hình thức đầu tư mạo hiểm
mới. Số tiền đầu tư có thể rất lớn, vài chục tỉ đến vài trăm tỉ đôla Mỹ mỗi dự án.
Nhưng thay vì một vài doanh nghiệp khởi nghiệp, sẽ có hàng trăm doanh nghiệp
được đưa vào lò gia tốc, có huấn luyện viên để khởi nghiệp thành công.
2.3 Thực trạng chiến lược phát triển của tập đoàn Samsung trong
môi trường toàn cầu hóa .
2.3.1. Chiến lược kinh doanh trong môi trường toàn cầu hóa của tập
đoàn Samsung
a. Chiến lược tổng thể
Chiến lược mà Samsung theo đuổi trong thời gian qua chính là chiến lược
“ đánh nhanh thắng nhanh” cải tiến và cho ra đời những sản phẩm mới liên tục “
đi tắt đón đầu” luôn bắt kịp, tấn công trực diện các đối thủ cạnh tranh trên mọi

phân khúc thị trường và dùng nguồn lực của mình để nâng cao giá trị thương
hiệu Samsung trên toàn thế giới.
Chiến lược của Samsung là chờ đợi đối thủ kiểm nghiệm thị trường, xác
định thời điểm phù hợp sau đó “ tấn công”, “ nhấn chìm” thị trường với sản
phẩm tương tự như sản phẩm của các đối thủ nhưng tốt hơn, nhanh hơn và rẻ
hơn.
b. Chiến lược chức năng
Để thực hiện được chiến lược trên Samsung đã phân bổ nguồn lực của
mình một cách hợp lí nhằm thực hiện thành công các chiến lược chức năng:
- Chiến lược Marketing: Một trong những yếu tố được đánh giá là yếu tố
chiến lược của Samsung chính là Marketing. Samsung là thương hiệu được chi

18


tiền quảng cáo nhiều hơn bất cứ hãng công nghệ nào trên thế giới. Năm 2012
Samsung chi kỉ lục 11 tỉ USD riêng cho tiếp thị, cao hơn hoạt động R&D tới 1,3
tỉ USD( theo ICTNew/Reuters)
Trong thời gian gần đây Samsung không ngần ngại chi những khoản ngân
sách “khủng” cho các hoạt động Marketing trên toàn thế giới nhằm mục tiêu
giới thiệu những sản phẩm mới nhất đến với công chúng.
Samsung còn sử dụng Marketing như một vũ khí chiến lược để tấn công
các đối thủ trực tiếp của mình đặc biệt là Apple với việc thường xuyên ra những
áp phích, những video quảng cáo mang tính chất so sánh và đánh giá thấp các
sản phẩm của đối thủ.
c. Chiến lược sản xuất và phân phối
Chiến lược của Samsung là không được đi chậm hơn đối thủ vì thế tập
đoàn luôn tạo ra những sản phẩm mang tính năng tườn tự như của đối thủ,
nhưng được cải tiến với chi phí thấp hơn. Sau quá trình tung ra thử nghiệm và
thăm dò ý kiến khách hàng Samsung sẽ ra quyết định sản xuất và cải tiến những

sản phẩm cũ đồng thời phát triển nhiều sản phẩm mới ở nhiều phân khúc khác
nhau để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng.
Samsung với hệ thống phân phối sản phẩm toàn cầu luôn đảm bảo rằng các sản
phẩm của mình phải được xuất hiện trên toàn thế giới với tần xuất xuất hiện cao
hơn đối thủ. Điển hình như chiếc Galaxy s6 được Samsung hứa hẹn sẽ có mặt
trên thế giới với số lượng quốc gia gấp rưỡi chiếc Iphone 5 của hãng Apple.
Không như hãng Apple mở những chuỗi cửa hàng riêng Samsung mở
rộng kênh phân phối bằng việc thực hiện các chiến lược mang tên” mở của hàng
trong siêu thị di động” theo đó Samsung đã hợp tác cùng Best Buy để hơn 1000
của hàng “ trải nghiệm Samsung” trong các siêu thị của tập đoàn bán lẻ toàn cầu
này.

19


d, Chiến lược R&D
Để thực hiện được mục tiêu bám sát các đối thủ việc nghiên cứu để cho ra
đời các sản phẩm mới là điều vô cùng quan trọng . Chính vì vậy ngân sách Sam
sung dành cho việc thực hiện nghiên cứu là rất lớn 5,7% doanh thu trong khi con
số tương ứng của Apple chỉ là 2,4%( the Vn Marketing)
2.4. Đánh giá chiến lược của samsung trong quá trình toàn cầu hóa
2.4.1. Thành công của chiến lược
Chiến lược trên đã được Samsung thực hiện thành công góp phần đưa
thương hiệu Samsung trở thành 1 trong những thương hiệu có giá trị nhất hành
tinh đồng thời giúp cho các giúp cho Samsung đánh bại được các đối thủ ngang
hàng hoặc cao hơn để trở thành công ty nắm giữ nhiều thị phần nhất trên thị
trường smartphone. Sự thành công vượt bậc này giúp Samsung được phong
danh hiệu “ kĩ sư thứ 5” đang thao túng thị trường công nghệ thế giới. Chính
những thành công này đã trở thành những điểm mạnh giúp công ty duy trì vị thế
số 1 của mình trong tương lai.

Trong 5 năm gần đây, tỷ trọng doanh thu từ thị trường nước ngoài của
samsung tăng trưởng khá khả quan. Từ 30% trong tổng doanh thu năm 2011,
doanh thu toàn cầu hóa của samsung đã tăng lên 12% trong năm 2015; tăng
trung bình 60%/năm.
Trong năm 2016, doanh thu samsung Việt Nam đã đạt những kết quả tốt.
Toonge doanh thu của Samsung đạt 46,3 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu 39,9 tỷ
USD, tăng 9,9% so với năm 2015. Những con số này cho thấy, thị trường nước
ngoài ngày càng đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của Tập đoàn.
Cùng với việc tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng cao, định hướng toàn
cầu hóa của samsung cũng ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan trong những tháng
đầu năm.
Một loạt điện thoại ra đời đánh dấu bước đột phá của samsung trong năm

20


2016 , samsung tung ra thị trường những mẫu điện thoại mẫu mã đẹp giá cả hợp
lý, khi đưa ra thị trường được rất nhiều thị trường ngoài nước tiếp nhận đưa
doanh thu của tập đoàn tăng cao.
Samsung xác định một là đột phá mạnh mẽ hai là phá sản do đó samsung
đã tung sản phẩm cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, Samsung
cũng đang có những cơ hội lớn khác từ cuộc chạy đua với các hãng khác như
apple. Oppo,...
Samsung đã khẳng định mạnh mẽ năng lực về công nghệ với những chiếc
điện thoại thông minh, sang trọng cho khách hàng toàn cầu .Sau khi triển khai
tung sản phẩm ra thi trường samsung đã là hách hàng cảm thấy hài lòng và thích
thú trải nghiệm những sản phẩm . Samsung vẫn không ngừng nghiên cứu để cho
ra đời những sản phẩm mới với tính năng vượt trội để khẳng định vị thế của
samsung trên thị trường toàn cầu tiếp tục được khẳng định. Samsung đã tung
được rất nhiều sản phẩm sang các nước thị trường lớn khó tính, nằm trongtop

những tập đoàn lớn nhất thế giới.
2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hóa trong tập đoàn Samsung
Ngoài chiến lược phát triển của tập đoàn Samsung cố gắng xây dựng toàn
cầu hóa phát triển công ty, bên cạnh đó không thể xảy ra những nguyên nhân
xung đột khi dến đến toàn cầu hóa là do sự chênh lệch về kinh tế giữa các công
ty trong nước và các công ty đối tác ngoài nước. Có sự cạnh tranh gay gắt ,
quyết liệt tới các thị trường. Đó cũng là tiền đề để tạo ra toàn cầu hóa mang lại
cơ hội và thách thức cho samsung. Tập đoàn samsung luôn tiếp thu những khoa
học kĩ thuật mới và thay đổi xu hướng mới, sau đó samsung đã bắt đầu toàn cầu
hóa . Hiện nay, samsung đang tập trung sản xuất điện thoại, linh kiện và phân
phối trên thị trường quốc tế, đồng thời tập trung thực hiện chiến lược toàn cầu
hóa.

21


×