Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Công tác giao quyền cho cán bộ, công chức tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.38 KB, 28 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẩn khoa học của Giảng viên: Th.s Vi Tiến Cường, các nội dung nghiên
cứu, kết quả công bố là hoàn toàn trung thực, chưa có công bố dưới bất kì hình
thức nào trước đây. Những số liệu, tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá đượcTôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo và Phụ lục. Niếu phát hiện có bất kì gian lận nào Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình..//..


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài Tiểu luận : “ Công tác giao quyền cho cán bộ, công
chức tại Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội tỉnh Quảng Trị ” Tôi đã nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội, Khoa Tổ Chức Và Quản Lý Nhân Lực , Khoa Quản Trị Văn Phòng trường
Đại học Nội Vụ Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo: Th.s Vi Tiến Cường đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ Tôi hoàn thành bài Tiểu luận này, Thầy giáo luôn theo sát,
hướng dẩn và dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Sở Lao Động
Thương Binh Và Xã Hội Tỉnh Quảng Trị các Cô, chú Cán bộ, Công chức đang
công tác tại Văn phòng Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội tỉnh Quảng Trị,
đặc biệt là Chị: Trần Thị Hiền – Nguyên Chánh Văn phòng Sở đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất và giúp đỡ Tôi trong quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu
nghiệp vụ cũng như những kỹ năng chuyên môn để hoàn thành bài tiểu luận
này.
Đồng thời xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, các bạn đồng
môn đã giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài tiểu
luận này.
Mặc dù, đã cố gắng hoàn thành Tiểu luận với tất cả những nổ lực của
bản thân song do còn hạn chế về nhiều mặt nên bài làm không tránh khỏi những


khiếm khuyết, sai sót; Tôi Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của các quý Thầy, Cô để bài tiểu luận của Tôi được hoàn thiện hơn,
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2017.
Sinh viên thực hiện:


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO
QUYỀN.................................................................................................................3
1.1.Tổng quan về sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị......3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Lao Động Thương Binh Và
Xã Hội tỉnh Quảng Trị....................................................................................3
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh
Quảng Trị:.......................................................................................................7
1.1.3. Mối quan hệ giữa các Phòng, Ban,Trung tâm trong tổ chức:..............8
1.2.Khái niệm giao quyền...............................................................................8
1.2.1 Nguyên tắc giao quyền..........................................................................8
1.2.2 Nội dung các bước giao quyền............................................................10
1.2.3Phân loại giao quyền............................................................................10
1.2.4.Vai trò của giao quyền.........................................................................11
1.2.5 Nghệ thuật giao quyền.........................................................................11
1.2.6. Ưu điểm, nhược điểm của giao quyền................................................11
1.2.6.1 Ưu điểm............................................................................................11
1.2.6.2 Nhược điểm......................................................................................12
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO QUYỀN TẠI SỞ LAO

ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ.........................13
2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức sở Lao Động Thương Binh và Xã
Hội tỉnh Quảng Trị và thực trạng công tác giao quyền tại sở Lao Động
Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị.......................................................13
2.1. Điều kiện tự nhiên, dân số tỉnh Quảng Trị và thực trạng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức tại Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng
Trị.................................................................................................................13


2.1.1 Điều kiện tự nhiên và các đặc điểm về dân số tỉnh Quảng Trị giai đoạn
hiện nay........................................................................................................13
2.1.2. Về số lượng:.......................................................................................16
2.1.3. Về chất lượng.....................................................................................16
2.1.4. Thực trạng công tác giao quyền tại sở Lao Động Thương Binh và Xã
Hội tỉnh Quảng Trị........................................................................................17
2.1.5. Đánh giá chung về công tác giao quyền của Lãnh đạo sở đối với cán
bộ, công chức tại sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị.. . .18
2.1.5.1. Đánh giá nghệ thuật giao quyền của Lãnh đạo sở Lao Động Thương
Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị....................................................................18
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO QUYỀN TẠI SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ......................................21
3.1. Dự báo tình hình, Giải pháp và khuyến nghị.........................................21
3.1.1. Dự báo tình hình.................................................................................21
3.1.2 Giải pháp về cơ chế, thể chế:...............................................................21
3.1.3 Về phía nhà lãnh đạo..........................................................................22
KẾT LUẬN........................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................24



PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập hiện nay, với tính cạnh tranh ngày càng gay gắt thì
lao động gián tiếp là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định lợi
thế cạnh tranh của các cơ quan, tổ chức. Vậy, nhà lãnh đạo cần phải biết cách tổ
chức để phát huy có hiệu quả nguồn lực mà mình quản lí. Một trong những kỹ
năng quan trọng trong tổ chức chính là việc “ giao quyền “ cho nhân viên. Việc
giao quyền cho nhân viên giúp các nhà quản lý, lãnh đạo hoàn thành công việc
sớm hơn có thể, tiết kiệm được thời gian làm việc, thực hiện được nhiều công
việc hơn. Việc giao quyền chính là chìa khóa quan trọng để có thể khai thác hết
tiềm năng, kích thích sự sáng tạo của người lao động, thúc đẩy doanh nghiệp
phát triển.
Cash Penny, nhà sáng lập J.C.Penny có câu nói:
“Cách nhanh nhất để một nhà quản lý cấp cao tự làm hại bản thân mình là
từ chối việc tìm hiểu cách trao quyền trong công việc – phương pháp, thời điểm
và đối tượng”.
Câu nói này đã nêu lên tầm quan trọng của việc giao quyền.
Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với mọi cơ quan, tổ chức trong xu
thế hội nhập hiện nay, khi mà tiềm lực còn yếu, thiếu tác phong công nghiệp và
phải đáp ứng được nhu cầu cải cách nề hành chính nhà nước Việt Nam nhằm
đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quôc tế,
trong việc thu hút, giữ gìn lao động có chất lượng cao. Nhận thấy được tầm quan
trọng của vấn đề này, em quyết định chọn đề tài “giao quyền”.
 Đối tượng nghiên cứu
Công tác giao quyền cho nhân viên.
 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những yếu tố quan trọng trong công tác giao quyền cho nhân
viên.
Đánh giá về tầm quan trọng của việc giao quyền trong tổ chức.
Đưa ra một số biện pháp tăng hiệu quả giao quyền.

1


. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Leenin;
Phương pháp quan sát thu tập thông tin;
Phương pháp phỏng vấn, phân tích tổng hợp tài liệu.
. Lịch sử nghiên cứu
Theo em được biết đề tài giao quyền cho cán bộ công chức tại sở Lao
Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị đến thời điểm hiện tại vẩn chưa có
tác giả nào nghiên cứu
.Giả thuyết nghiên cứu
Nếu Đề tài nghiên cứu khoa học của tôi được áp dụng hiệu quả vào thực
tê thì công tác giao quyền cho cán bộ, công chức tại sở Lao Động Thương Binh
và Xã Hội tỉnh Quảng Trị sẻ đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác của cán bộ, công chức từ đó góp phần thúc đẩy cải cách hành
chính nhà nước có hiệu quả.
Y nghĩa của đề tài
Về mặt lí luận
Góp phần làm sáng tỏ hơn lí luận về công tác giao quyền trong cơ quan,
tổ chức
Về mặt thực tiễn
Đề tài cung cấp hệ thống giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng công tác giao quyền trong tổ chức đồng thời cung cấp tư liệu cho độc giả
quan tâm
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, đề tài của
tôi được chia làm 03 chương

2



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG TRỊ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO QUYỀN
1.1.Tổng quan về sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng
Trị
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Lao Động Thương
Binh Và Xã Hội tỉnh Quảng Trị.
Hệ thống tổ chức của ngành không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, tổ
chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Ngày 1/7/1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị, và tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó Sở Lao Động Thương Binh và
Xã Hội tỉnh Quảng Trị được thành lập;
Lúc đó Sở gồm có 1 Giám đốc và 9 Cán bộ phụ trách các Bộ phận sau:
Bộ phận làm công tác lao động tiền lương;
Bộ phận làm công tác thương binh liệt sĩ và bão trợ xã hội;
Bộ phận Kế toán và thủ quỷ.
Ngày 01 /8/1989, Đồng chí Trần Minh Sơn Trưởng ban Tổ chức Huyện
ủy Triệu Hải được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở.
Ngày 01/9/1989, Sở thành lập thêm 1 Phòng mới đó là Phòng Tổ chức
hành chính do Đồng chí Lê Văn Dăng phụ trách;
Ngày 01/10/2002, Sở được thành lập thêm một Phòng mới đó là Phòng
chăm sóc và bảo vệ trẻ em do Đồng chí Hoàng Văn Thông làm phụ trách;
Ngày 01/6/ 2012, Đồng chí Lê vũ Bằng nghĩ hưu, Đồng chí Phan Văn
Linh Chủ tịch UBND Huyện Hải Lăng được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở;
11/2012, Đồng chí Hoàng Tuấn Anh được bổ nhiệm Phó giám đốc Sở;
Hiện nay, tổng số Cán bộ, Công chức , và người lao động ở Sở là 45
người có 2 Thạc sĩ, 36 đại học, 7 trình độ khác;
Sở có 18 Phòng, Ban, Trung tâm chuyên môn gồm: Văn phòng, Thanh tra,

phòng Lao động tiền lương và bảo hểm xã hội, Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng
Kế toán tài chính, Phòng Người có công, phòng Bảo trợ xã hội, phòng Chăm sóc
3


và bảo vệ trẻ em, Phòng Việc làm và an toàn lao động, phòng Quản lí dạy nghề.
Văn thư, trường Trung cấp nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung
tâm điều dưỡng thương binh và bảo trợ xã hội, Ban Quản lí nghĩa trang liệt sĩ
Đường chính, Ban Quản lí nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, Ban quản lí dự án
đầu tư và xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn với gần 120 Cán bộ, viên
chức và người lao động.
Thực hiện nhiệm vụ Lao động thương binh và xã hội ở một tỉnh bị tàn
phá hết sức nặng nề bởi hậu quả của chiến tranh, bên cạnh đó Quảng Trị phải
gánh chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, bởi vậy từ ngày thành lập tỉnh
đến nay công tác lao động thương binh và xã hội luôn gặp phải những khó khăn
thách thức như: Số lượng người có công với cách mạng và các đối tượng xã hội
đông, tỷ lệ hộ nghèo cao, hằng năm thiên tai, bão lụt thường xuyên xảy ra gây
hậu quả nặng nề. Nhưng với truyền thống cách mạng của con người tỉnh Quảng
Trị, Cán bộ ngành lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Trị không ngừng nổ
lực, chủ động, sáng tạo trong công việc, đoàn kết, tâm huyết để hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao.
Nhiều năm liền, từ 1995 đến năm 2012 Sở đều được UBND tỉnh, Bộ Lao
động thương binh và xã hội, Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, cờ thi đua…
như:
Năm 1997 được Thủ tướng chính phủ tặng cờ luân lưu
Năm 2005 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III
Năm 2004- 2009 được Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội tặng cờ
đơn vị dẫn đầu.
Nhìn lại những chặng đường lịch sử của Ngành Lao Động Thương Binh
và Xã Hội Chúng ta vô cùng tự hào về những đóng góp công sức của đội ngũ

cán bộ, công chức, Viên chức qua các thế hệ về sự trưởng thành về tổ chức bộ
máy và con người của Ngành LĐTB và XH. Ôn lại truyền thống của ngành, một
lần nữa chúng ta lại nhìn lại những thành tựu, những đóng góp của các thế hệ từ
đó nhìn nhận một cách khách quan những thiếu sót, tồn tại, phát huy truyền
thống tốt đẹp của Ngành, khắc phục tồn tại vươn lên hoàn thành suất sắc nhiệm
4


vụ.
Các thông tin chung:
-Tên đầy đủ: Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Tỉnh Quảng Trị;
- Địa chỉ: Số 131, Quốc Lộ 9B, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị;
- Điện thoại: 0983 147 959
Vị trí, chức năng của Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng
Trị:
Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lí nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương,
tiền công, bảo hiểm xã hội,an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo
vệ và chăm sóc trẻ em,bình đẳng giới, phòng chóng tệ nạn xã hội( gọi chung là
lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) về các dịch vụ công thuộc phạm vi
quản lí của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy
quyền của ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội có tư cáCh pháp nhân có con dấu
và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo quản lí về tổ chức, biên chế và hoạt động của
UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ dẩn,hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở:
Trình UBND tỉnh:
Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch,kế hoạch dài hạn, năm năm và

hằng năm, các chương trình ,đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm vi
quản lí của sở;
Dự thảo văn bản quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ
chức thuộc thẩm quyền của UBND về lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội.
Dự thảo văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với
Trưởng ,Phó các đơn vị thuộc Sở, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng lao động
thương binh và xã Hội các huyện,thị xã,theo quy định cuả pháp luật.
5


Trình Chủ tịch UBND tỉnh:
Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch
UBND Tỉnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc sở theo
quy định của pháp luật.
Hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật,quy hoạch kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt, tổ chức thông tin,
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí
của Sở

6


1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Lao động thương binh và xã hội
tỉnh Quảng Trị:

GIÁM ĐỐC
Ông: Phan Văn Linh


PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
Hoàng Văn Thông

Dương Thị Hải Yến

Trường
Trung cấp Nghề.

Văn Phòng

P.Lao Động Tiền
Lương và Bảo Hiểm
Xã Hội.

Văn thư

Ban: Quản Lí Nghĩa
Trang Liệt Sĩ
Trường Sơn.

Ban: Quản Lí Nghĩa
Trang Liệt Sĩ Đường
9.

Thanh tra Sở
P. Quản Lí Dạy
Nghề.


P. Việc Làm và An
Toàn Lao Động.

P. Kế Hoạch,
Tài Chính.

Trung Tâm Giới Thiệu
Việc Làm Tỉnh.

Ban: Quản Lí Dự An
Đầu Tư và Xây Dựng
NTLS Trường Sơn.

P. Bảo Trợ Xã Hội.

Chú giải:

PHÓ GIÁM ĐỐC
Hoàng Tuấn Anh

Trung Tâm Điều Dưỡng
Thương Binh Và Bảo Trợ Xã Hội.

Phòng Người Có
Công.
Phòng Phòng Chống
Tệ Nạn Xã Hội

Hội.


P. Chăm Sóc và Bảo
Vệ Trẻ Em.

Diễn giải;
Chỉ đạo.

è Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Lao Động Thương Binh và Xã
Hội tỉnh Quảng Trị ta có thể thấy rằng đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức tham mưu.
Trong đó có các phòng ban, Tung tâm chuyên môn có chức năng tham mưu giúp
việc cho Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
7


1.1.3. Mối quan hệ giữa các Phòng, Ban,Trung tâm trong tổ chức:
Mối quan hệ giữa các thành viên trong các Phòng, Ban của cơ quan là mối
quan hệ bình đẵng có phân cấp chức danh và mô tả công việc rõ ràng cùng hỗ
trợ, hợp tác,tạo mọi điều kiện giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành mọi nhiệm vụ chung
của cơ quan;
Mối quan hệ giữa các phòng, Ban chức năng trong cơ quan có quan hệ
mật thiết với nhau chịu sự kiểm tra, giám sát của lãnh đạo cơ quan, tuân thủ và
chấp hành các quyết định của UBND tỉnh và của Giám đốc Sở. Các phòng ban
chức năng có nhiệm vụ thực hiện theo chỉ thị của lãnh đạo Sở, giúp việc và
tham mưu cho Lãnh đạo.
Mọi thành viên của cơ quan có trách nhiệm tuân thủ chấp hành lệnh phân
công, công tác theo đúng chức năng nhiệm vụ, vị trí công việc đảm nhận. Tuyệt
đối phục tùng mệnh lệnh của cấp trên, của người quản lí phụ trách trực tiếp,
chịu trách nhiệm cá nhân trước người phụ trách trực tiếp của mình . Lãnh đạo
của cơ quan, các chức danh quản lí và người phụ trách là người chịu trách
nhiệm cuối cùng về kết quả công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn đã được phân công và các vấn đề liên quan đến nhân sự thuộc quyền
của mình.
Cấp dưới phục tùng cấp trên, cấp trên phục tùng cấp lãnh đạo trực tiếp
cao hơn của cơ quan. Mọi sự phân công nếu nhận thấy có sự bất hợp lí, không
thỏa mãn yêu cá nhân cũng phải phục tùng thực hiện, người ra lệnh phân công
chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước Giám đốc sở và trước pháp luật về các
Quyết định, mệnh lệnh của mình.
1.2.Khái niệm giao quyền
Giao quyền là giao phó quyền hạn cho các cấp quản trị theo từng chức vụ
trong cơ cấu quyền lực của tổ chức để họ thực hiện thẩm quyền của mình nhằm
thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
1.2.1 Nguyên tắc giao quyền
Quyền hành được giao phó khi cấp trên trao cho cấp dưới quyền được ra
quyết định. Để giao quyền có hhiệu quả thì nhà quản trị cần tuân thủ các nguyên
8


tắc sau:
 Phải có thông tin đầy đủ về người được giao quyền
 Phải căn cứ vào năng lực để giao quyền tương xứng
 Quyền được giao phải rõ ràng về nội dung, phạm vi và trách nhiệm
 Phải kiểm tra, đánh giá việc sử dụng quyền được giao.
Một số nguyên tắc giao quyền trên thế giới
William Oncken, Jr. và Donald L.Wass trong bài viết”Ai nhận con khỉ?”
đã ví công việc giữa các cấp quản lý trong tổ chức giống như con khỉ chuyền
cây. Chẳng hạn, trong 1 công ty, nếu không có những biện pháp ngăn chặn, “con
khỉ” sẽ chuyền từ các cấp quản lý sang bản thân giám đốc. Để giúp chủ doanh
nghiệp tăng thêm khoảng thời gian dành cho mình, ông đưa ra các nguyên tắc
sau.
Nguyên tắc 1

Bắn chết hay cho ăn. Theo nguyên tắc này nếu cấp dưới đùn đẩy công
việc lên cấp trên, lãnh đạo hay quyết định hoặc là yêu cầu cấp dưới phải tự giải
quyết ( bắn chết ) hoặc giúp đỡ họ giải quyết vấn đề ( cho ăn ).
Nguyên tắc 2
Nếu quyết định giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó giúp cho cấp dưới,
cần phải xác định một khoảng thời gian cụ thể cho nó.
Nguyên tắc 3
Khi nhận giải quyết vấn đề cho cấp dưới, hãy làm một cuộc hẹn, không
tiện đâu làm đó.
Nguyên tắc 4
Hãy giải quyết vấn đề với cấp dưới bằng tiếp xúc trực tiếp hay qua điện
thoại, tránh viết văn bản.
Nguyên tắc 5
Đối chiếu vấn đề cần giải quyết với năm cấp độ trao quyền dưới đây và ấn
định thời gian dành cho lần sau:
 Cấp 1: hãy đợi đến khi yêu cầu mới được làm
9


 Cấp 2: xin chỉ đạo trước khi làm
 Cấp 3: đề xuất ý kiến và chứng tỏ bằng kết quả công việc
 Cấp 4: hãy tiến hành công việc nhưng phải thông báo ngay sau mỗi lần
triển khai
 Cấp 5: hãy tự làm và báo cáo đều đặn theo định kỳ.
Phân loại công việc ở trong tổ chức thành năm nhóm như trên, chủ
doanh nghiệp sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian bằng cách trao quyền cho
cấp dưới thực hiện công việc(từ cấp độ 3 đến cấp độ 5).
Không những thế, nhân viên cấp dưới cũng được chủ động trong giải
quyết công việc.
1.2.2 Nội dung các bước giao quyền

Qúa trình giao quyền được thực hiện thông qua các bước như sau:
 Xác định kết quả mong muốn.
 Giao nhiệm vụ.
 Giao phó quyền hạn để hoàn thành các nhiệm vụ đó.
 Bắt mọi người phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
1.2.3Phân loại giao quyền
 Giao quyền toàn bộ
√ Nhân viên có năng lực đã được kiểm nghiệm
√ Việc không quan trọng, nhiệm vụ rõ ràng
√ Thông báo nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành
√ Người được giao tôàn quyền quyết định
√ Người quản lý có trách nhiệm tư vấn nếu cần.
 Giao quyền từng bước
√ Giải thích nhiệm vụ và đặt ra thời hạn
√ Giao toàn quyền lựa chọn phương án thực hiện
√ Bắt buộc đặt lịch gặp gỡ để xem xét tiến trình
 Giao quyền giới hạn
√ Giaỉ thích công việc, yêu cầu đưa ra phương án
10


√ Chấp nhận hoặc sửa chữa phương án
√ Bác bỏ và đưa ra phương án chính thức
√ Cần kiểm soát chặt chẽ tiến trình thực hiện
1.2.4.Vai trò của giao quyền
 Cho phép cấp dưới có một sự chủ động và độc lập cần thiết để thực
hiện công việc chung của tổ chức. Tạo cho nhân viên có cơ hội thử thách một
công việc độc lập. Đồng thời, việc giao quyền còn tạo ra cơ hội cho nhân viên
sáng tạo trong khi thực hiện công việc.
 Giảm tải công việc cho nhà quản trị. Nhờ đó, nhà quản trị có thể tập

trung vào những công việc quan trọng của tổ chức.
 Việc giao quyền cho cấp dưới còn tạo ra động lực và khuyến khích
nhân viên duy trì trách nhiệm và mong muốn thực hiện công việc.
 Tạo sự cân bằng giữa trách nhiệm và quyền hạn. Thực chất việc giao
quyền và nhiệm vụ là quá trình tạo ra kết quả thực tế, mang lại đến sự sống cho
tổ chức.
1.2.5 Nghệ thuật giao quyền
Để nâng cao chất lượng giao quyền, nhà quản trị cần chú ý đến các khía
cạnh sau đây:
 Sự chấp thuận của cấp dưới khi nhận quyền.
 Thái độ tin tưởng với cấp dưới.
 Sự chia sẻ với cấp dưới.
 Chấp nhận những sai lầm nhất định của cấp dưới.
 Xây dựng và sử dụng hệ thống kiểm tra rộng rãi.
1.2.6. Ưu điểm, nhược điểm của giao quyền
1.2.6.1 Ưu điểm
 Đối với quản lý, lãnh đạo


Gíup cho nhà QLLĐ có nhiều thời gian tập trung vào các kế hoạch và

chiến lược dài hạn.


Tối đa hóa sử dụng nguồn lực, phân bổ công việc để hoàn thành nhanh
11


hơn.



Gíup nhà QLLĐ định lượng được giá trị và năng lực của nhân viên.Từ

đó, có kế hoạch khai thác, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý.


Người QLLĐ có thể phân bố được thời gian giao cho mỗi nhân viên để

kịp tiến trình công việc.


Bắt buộc nhân viên phải hoàn thành công việc.



Giao quyền giúp các nhà QLLĐ đưa ra quyết định sáng suốt hơn.



Tiết kiệm quỹ thời gian.



Quản lý số đông các nhân viên.



Nâng cao hiệu quả công việc.

Đối với nhân viên



Tập trung vào công việc được giao.



Phát huy được hết khả năng, tính sáng tạo của bản thân.



Có trách nhiệm hơn khi được các nhà QLLĐ giao quyền.



Làm tăng mức độ gắn kết của nhân viên.

1.2.6.2 Nhược điểm


Khả năng nhà QLLĐ bị mất kiểm soát trong công việc.



Giao quyền quá năng lực của nhân viên.



Sự lộng quyền,lạm quyền của nhà QLLĐ.

12



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO QUYỀN TẠI SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ
2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức sở Lao Động Thương Binh
và Xã Hội tỉnh Quảng Trị và thực trạng công tác giao quyền tại sở Lao
Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị
2.1. Điều kiện tự nhiên, dân số tỉnh Quảng Trị và thực trạng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh
Quảng Trị.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và các đặc điểm về dân số tỉnh Quảng Trị giai
đoạn hiện nay
Đặc điểm chung của tỉnh Quảng Trị:
Quảng Trị là tỉnh ở miền Trung Việt Nam có diện tích tự nhiên
4.744,32km2 ( gần bằng 1,44% diện tích cả nước) bao gồm các vùng đồi núi,
đồng bằng ven biển và biển. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh
Savanakhet và Salavan của nước CHDCND Lào với 206 km đường biên giới
quốc gia (qua 17 Xã và 1 Thị trấn với cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Cửa khẩu
Quốc gia LaLay và 3 cửa khẩu phụ là cửa khẩu Thanh, Cửa khẩu Bản Cheng và
cửa Khẩu Tà Rùng), Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển
Đông. Dân số trung bình năm 2011 là 604,7 nghìn người. Trên địa bàn tỉnh có 3
dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh chiếm 88,5%, dân tộc Bru - Vân Kiều
chiếm 9,2%, dân tộc Tà Ôi (PaKô) chiếm 2,3%.
Tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Đông Hà, Thị
xã Quảng Trị và các huyện Hải Lăng, Vĩnh Linh Do Linh, Cam Lộ, Đakrông,
Hướng Hóa, Triệu Phong và huyện Đảo Cồn Cỏ. Trong đó Thành phố Đông Hà
là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của tỉnh là đầu mối giao
thông quan trọng của tỉnh với các vùng trong tỉnh, trong nước và với nước
ngoài thông qua Quốc lộ 1A theo hướng Bắc Nam và Quốc lộ 9 theo hướng

13


Đông Tây (trên hành lang kinh tế Đông - Tây từ vùng ven biển miền Trung Việt
Nam qua Nam Lào sang Thái Lan). Á.Từ trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà đến sân
bay Phú Bài Thừa Thiên Huế khoảng 80km, sân bay Quốc tế Đà Nẵng khoảng
150km và sân bay Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 90km.
Vì vậy, Quảng Trị có điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế xã
hội với các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, cả
nước và Quốc tế. Sự giao lưu này được thể hiện thông qua hệ thống đường bộ,
đường sắt và đường biển. Quốc lộ 1 A và tuyến đường sắt Thống Nhất nối
Quảng Trị với các tỉnh, Thành phố khác trên cả nước. Quốc lộ 9 nối với tỉnh
Savanakhet và Salavan của CHDCND Lào ở phía Tây, để từ đó đi sang Thái
Lan. Quốc Lộ 1A và Quốc Lộ 9 rất thuận tiện cho tỉnh Quảng Trị giao lưu, hợp
tác phát triển kinh triển kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong nước và Quốc tế.
Quảng Trị nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải
Nam Trung Bộ và có cảng biển nên là điều kiện để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh
hợp tác phát triển và phát huy lợi thế vốn có của mình để phát triển kinh tế xã
hội và cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân.
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001- 2011.
Tỉnh Quảng Trị đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời
gian hơn 10 năm qua. Trong giai đoạn 2001- 2010 tốc độ Tăng trưởng tổng sản
phẩm nội địa (GDP) Bình quân đạt 9,65% /năm, trong đó giai đoạn 2001- 2005
là 8,70%/năm và giai đoạn 2006- 2010 là 10,66%/năm, năm 2011 tăng 9,6%.
Hiện trạng phát triển nhân lực hiện nay.
Dân số tỉnh Quảng Trị năm 2000 là 577,6 nghìn người, năm 2010 là
601,7 nghìn người năm 2011 là 604,7 nghìn người, tăng thêm 25.861 người sau
11 năm và đạt tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm là 0,40% /năm. Quy mô
dân số tăng dẩn đến tăng quy mô dân số trong độ tuổi lao động từ 295,6 nghìn
người năm 2000 lên 319,2 nghìn người năm 2010 và ước khoảng 321,7 nghìn

người năm 2011, tăng thêm 26.100 so với năm 2000. Tỷ trọng dân số trong độ
tuổi lao động so với tổng dân số tăng đều qua các năm ( năm 2000 là 51,2 % và
14


năm 2010 là 53,2%), như vậy giống như cơ cấu dân số cả nước, nhân lực tỉnh
Quảng Trị đang bước vào giai đoạn “ dân số vàng” Tạo ra những cơ hội lớn về
phát huy lực lượng lao động xã hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 1: Quy mô dân số và dân số trong độ tuổi lao động
Đơn vị: Người

Stt

Chỉ tiêu

1

2

3

2000

2005

2010

2011

Dân số trung bình


577.607

590.276

601.665

- Nam

284.190

291.951

- Nữ

293.417

-Thành thị

So sánh
2010/2000

2011/2010

604.671

24.058

3.006


297.287

299.122

13.097

1.835

298.325

304.378

305.549

10.961

1.171

137.334

152.485

170.873

174.179

33.539

3.306


-Nông thôn

440.273

437.791

430.792

430.492

-9.481

-300

- Dân tộc thiểu số

49.680

54.570

60.200

61.500

10.520

1.300

% Dân tộc thiểu số


8,6

9,3

10,06

10,6

2,0

0

295.556

310.340

319.245

321.684

23689

2.439

51,2

52,6

53,1


53,2

1,9

0,1

Dân số trong độ tuổi
lao động
Tỷ lệ so với dân số
số(%)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị và tính toán của dự án.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những năm qua, Cán bộ và nhân
dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nổ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, kinh tế xã hội từng
bước phát triển, cơ sở hạ tầng của tỉnh tiếp tục được tăng cường bước đầu phát
huy được những tiềm năng và lợi thế.
2.1.2. Về số lượng:
15


Hiện tại, tổng số cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại Sở Lao
Động Thương Binh Và Xã Hội tỉnh Quảng Trị là 121 đồng chí ( Bao gồm Lãnh
đạo Sở, các Phòng, Ban, Trung tâm trực thuộc Sở) trong đó cán bộ, công chức
là 45 đồng chí, và viên chức là 76 đồng chí. Cán bộ, công chức nữ là: 13 đồng
chí, cán bộ công chức nam là:32 đồng chí. viên chức nữ:25 đồng chí và viên
chức nam là 51 đồng chí.
2.1.3. Về chất lượng
Một tổ chức có nguồn nhân lực đông đảo, hùng hậu thì tổ chức sẽ có

nhiều cơ hội để phát triển và nâng cao chất lượng làm việc nhưng để tồn tại và
phát triển một cách bền vững thì số lượng nguồn nhân lực đông đảo là chưa đủ.
Trong giai đoạn hiện nay ở các tổ chức, đôi khi điều mà nhà lãnh đạo quan tâm
đến đầu tiên không phải là việc giải quyết công việc như thế nào, thay vào đó họ
chú trọng đầu tư đầu tiên ngay từ khi bắt đầu công việc là làm thế nào để có một
đội ngũ nhân lực có thể đáp ứng được yêu cầu công việc, đó là vì họ nhận thức
được rằng một khi họ đã có được một đội ngũ nhân viên tốt cùng với sự bố trí,
sắp xếp lao động hợp lý thì tất cả công việc đều có thể được tiến hành trôi chảy.
Chính vì vậy, mà hiện nay và sau này, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực chiếm
vị trí quan trọng đối với mỗi tổ chức; việc làm thế nào để tạo ra và duy trì một
đội ngũ nhân lực có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công việc là nhiệm vụ
phải được thực hiện thường xuyên. Hầu hết cán bộ, công chức đang làm việc tại
sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị đều có trình độ chuyên
môn cao trong đó có 04 thạc sĩ, 02 cán bộ đang theo học thạc sĩ 38 cán bộ công
chức có trình độ đại học, Cao đẳng, 05 trình độ khác, trình độ tin học:39 cán
bộ , công chức có tín chỉ và 02 cán bộ công chức có trình độ trung cấ. 01 cán bộ
có trình độ đại học ngoại ngữ và 36 cán bộ công chức có chứng chỉ A, B, C đáp
ứng yêu cầu công việc hiện tại. Trình độ Quản lí nhà nước: Chuyên viên cao
cấp và tương đương: 01, Chuyên viên chính và tương đương: 18, Chuyên viên
và tương đương: 23; Về độ tuổi: Dưới 31: 02 CBCC, từ 31đến 40: 07 CBCC, từ
41 đến 50: 22 CBCC, Độ tuổi từ 51 đến 60: Tổng số 14, trong đó Nữ từ 51 đến
55 là 1CBCC, Nam từ 56 đến 60 là 08 Cán bộ, công chức.
16


Về trình độ lý luận chính trị: Tổng số cán bộ,công chức đã và đang qua
đào tạo lý luận chính là 27, trong đó Cử nhân: 06 , cao cấp: 06 người, Trung cấp
15 người, đang học Cao cấp LLCT: 04 người, Trung cấp LLCT: 07người, 36/
47CBCC là Đảng viên, Đảng cộng sản Việt Nam.
2.1.4. Thực trạng công tác giao quyền tại sở Lao Động Thương Binh

và Xã Hội tỉnh Quảng Trị.
Lãnh đạo Sở bao gồm Giám đốc Sở và các Phó giám đốc Sở là người
đứng đầu và chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc theo chuyên môn, nghiệp
vụ , chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chủ tịch UBND tỉnh giao cho.
Chính vì vậy mà công việc của Giám đốc sở củng như các Phó Giám Đốc sở rất
bận rộn , để tránh tình trạng công việc nhiều gây áp lực đến kết quả công tác
củng như làm ảnh hưởng đến tính chính xác, hiệu quả các Quyết định quản lí
nên Lãnh đạo Sở sẻ giao quyền cho Chánh Văn Phòng sở, trực tiếp tiếp nhận và
giải quyết một số công việc chuyên môn của sở như tiếp nhận và xử lí các các
văn bản đến, văn bản đi thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lí công việc theo thẩm
quyền của sở, theo khả năng, năng lực công tác đáp ứng hiệu quả công việc.
Chánh văn phòng sở trực tiếp phân công, đôn đốc các phòng, ban, trung tâm trực
thuộc sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xử lí, văn bản, báo cáo kết quả
lại Chánh văn Phòng sở để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo sở kết quả thực hiện
công việc.
Chánh văn phòng sở sẻ trực tiếp giải quyết một số công việc khi được
giao quyền như kí thừa lệnh vào một số văn bản trong phạm vi, khả năng chuyên
môn khi được lãnh đạo sở cho phép giúp giảm tải công việc cho Lãnh đạo sở;
Trưởng các Phòng, Ban, Trung tâm trực thuộc sở căn cứ nhiệm vụ được
giao phối hợp với cơ quan liên quan trực tiếp giả quyết công việc giúp Lãnh đạo
sở hoàn thành công việc và Báo cáo Lãnh đạo ở kết quả thực hiện nhiệm vụ của
mình;
Lãnh đạo sở thường xuyên phải đi công tác, làm việc trong môi trường
công việc luôn áp lực nên để đảm bảo tính hiệu quả của các Quyết định quản lí
17


và tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo yên tâm giải quyết công việc quan trọng
thì hoạt động giao quyền là hoạt động rất có ý nghĩa và phù hợp với môi trường
làm việc trong mọi cơ quan hiện nay.

Để khuyến khích cấp dưới cống hiến cho cơ quan đồng thời nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ thì Lãnh đạo sở luôn giao cho cấp dưới những quyền
năng trong phạm vi chuyên môn và năng lực công tác, đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao.
Công việc của Lãnh đạo sở giao cho Chánh văn phòng và trưởng các
Phòng, Ban, Trung tâm trực thuộc sở đều được Đại diện các Phòng tiếp nhận và
hoàn thành tốt;
Người được Lãnh đạo sở giao quyền giải quyết các công việc thuộc chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn của sở, giúp Lãnh đạo sở phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo sở về
kết quả thực hiện công việc của mình.
Tuy nhiên, có một số cán bộ, công chức đả lợi dụng kẻ hở của pháp luật
mà sử dụng quyền của mình để cố ý làm trái nhằm trục lợi gây bức xúc dư luận
và tiêu cực trong cơ quan.
2.1.5. Đánh giá chung về công tác giao quyền của Lãnh đạo sở đối với
cán bộ, công chức tại sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị.
2.1.5.1. Đánh giá nghệ thuật giao quyền của Lãnh đạo sở Lao Động
Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị
Ưu điểm


Với quan điểm xuyên suốt : “ Đội ngũ cán bộ công chức, là cái gốc của

mọi công việc ”
“ Phát triển nguồn nhân lực là thiết yếu”, cán bộ, công chức là tài sản
quan trọng của cơ quan”, Lãnh đạo sở đã mang lại cho cán bộ, công chức môi
trường làm việc tốt nhất, ngoài việc khuyến khích cán bộ, công chức đóng góp
công sức vào việc hoàn thành công việc của sở thì công tác đào tạo, phát triển
18



nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp cán bộ, công chức hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao củng được Lãnh đạo sở chú trọng. Chính sách đó,
đã tạo được niềm tin trong mỗi nhân viên, củng cố lòng trung thành của họ để họ
tiếp tục gắn bó và cống hiến.


Biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng cán bộ, công chức để giao

quyền phù hợp và đạt được kết quả như mong đợi.


Là nhà lãnh đạo đủ đức, đủ tài và đủ tầm.



Niềm tin của Lãnh đạo sở đối với cán bộ, công chức đã tạo ra một bầu

không khí làm việc thú vị và thoải mái.


Chính sách giao quyền của Lãnh đạo sở giành cho cán bộ ,công chức

góp phần to lớn vào công cuộc cải cách và hiện đại nền hành chính nhà nước
Việt Nam, mà trung tâm là thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách thể
chế hành chính nhà nước, góp phần vào việc xây dựng nhân sự hành chính nhà
nước Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại.


Chính sách giao quyền củng tạo điều kiện thuận lợi để bản thân cán bộ,


công chức cống hiến cho cơ quan, giúp cán bộ, công chức trau dồi kiến thức, kỉ
năng củng như năng lực công tác giúp họ có cơ hội được phát triển ,thăng tiến.
Nhược điểm


Nguyên tắc giao đúng người, đúng việc sẽ ít nhiều gây ra mâu thuẫn

nội bộ. Các cán bộ, công chức sẽ ghanh tị nhau về quyền mình được giao.


Giao quyền cho công chức, viên chức sẽ làm mất sự kiểm soát của cấp

trên mà một bộ phận cán bộ, công chức được giao quyền sẽ lạm dụng quyền
của mình vào những lý do không chính đáng, tiêu cực.

19




Việc đón nhận những ý kiến từ cấp dưới và giải quyết những khó khăn

cho họ sẽ tạo nên áp lực cho bản thân khối lượng công việc tăng. Tạo tâm lý ỷ
lại cho người được giao quyền.

20


CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC GIAO QUYỀN TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Dự báo tình hình, Giải pháp và khuyến nghị
3.1.1. Dự báo tình hình
Với tình hình kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập sâu và rộng
vào nề kinh tế thế giới đả đặt ra không ít khó khăn, thách thức trong quản lí hành
chính nhà nước đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và sở Lao
Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Quảng Trị nói riêng không ngừng phải thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao mà phải thực hiện một số chính sách nhằm khuyến
khích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tạo cho họ có cơ hội
được thăng tiến và yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Phải có chính sách khuyến
khích cán bộ, công chức làm việc đảm bảo đáp ứng đầy đủ tài lực, vật lực, tin
lực nhằm góp phần cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay
3.1.2 Giải pháp về cơ chế, thể chế:
Phải có văn bản pháp luật đủ sức răn đe nhằm hạn chế tình trạng lạm
quyền, lợi dụng sự tính nhiệm của cơ quan của cấp trên để thực hiện các hành vi
trái pháp luật nhằm trục lợi
Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng trong cơ quan, thực hiện
công tác tự phê bình và phê bình và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan
tổ chức tránh tình trạng hình thức, phong trào.
Phải có văn bản quy định về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ giữa Lãnh
đạo sở và cán bộ, công chức được giao quyền
Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết trong cơ quan, thực hiện tốt cuộc
vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự
chuyển biến về đạo đức công vụ, công chức
Xử lí nghiêm Cán bộ, công chức của cơ quan vi phạm trong mọi mặt công
tác đồng thời có chính sách khen thưởng kịp thời cán bộ công chức làm tốt
nhiệm vụ của cấp trên và cơ quan giao phó.
21



×