Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học môn TIẾNG ANH ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.6 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
***************
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
-Như chúng ta đã biết, hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội
nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới đã và đang là một vấn đề hết
sức quan trọng đặc biệt là ngoại ngữ và Công nghệ thông tin. Do đó, Công
nghiệp hoá-Hiện đại hoá nước nhà cũng tác động rất nhiều đến lĩnh vực giáo
dục thì việc học tập của học sinh cũng rất cần thiết nhất là ngôn ngữ Anh.
-Đặc biệt hơn nửa là trong lĩnh vực giáo dục của tỉnh nhà, kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn, việc học của học sinh cũng chưa được quan tâm nhiều từ phía
gia đình cũng như xã hội. Do đó, đa số các em chưa chú trọng nhiều vào việc
học của mình, các em cò lơ là trong học tập nhất là môn Tiếng anh.
-Hơn nữa, ở hầu hết các trường trung học cơ sở, đặc biệt là các trường
thuộc địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, các em chưa xác định được mục
tiêu của việc học, các em thích chơi đùa hơn là học. Nói đúng hơn là các em
rất sợ học nhất là đối với môn Tiếng anh và chính vì vậy mà người giáo viên
phải tự hỏi bản thân mình là: Vì sao các em sợ học Tiếng anh, các em có hiểu
được việc học Tiếng anh trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và quan trọng
không, các em có xác định được mình học Tiếng anh để làm gì và học Tiếng
anh có lợi ích gì cho bản thân và cho xã hội.
-Với việc xác định không đúng mục tiêu và thái độ học tập của học sinh ở
các trường nông thôn, vùng sâu vùng xa hiện nay dẫn đến các em sợ học, lơ là
trong việc học. Như vậy, là một giáo viên Tiếng anh chúng ta cần phải làm gì
để thúc đẩy các em thích thú học, không còn sợ học và biết tự giác học bộ
môn, tham gia xây dựng bài học một cách tích cực, một cách chủ động. Nếu
làm được như thế thì chúng ta đã thành công trong việc giảng dạy của mình.
1



-Qua nhiều năm giảng dạy tôi cũng đã rút ra được cho bản thân mình một
số phương pháp nhằm động viên thúc đẩy học sinh vào giờ học một cách nhẹ
nhàng, thích thú và tự giác học Tiếng anh một cách vui tươi, thoải mái, không
còn rụt rè, e sợ nửa.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1.Tình hình học sinh:
-Qua nhiều năm giảng dạy môn Tiếng anh ở trường trung học cơ sở tôi đã
thấy được kết quả học tập của học sinh ở từng năm học rơi vào nhiều mức độ
khác nhau. Một là, nếu học sinh nào biết cách học, có thái độ học tập đúng
đắn, xác định được mục tiêu học tập thì em đó sẽ đạt kết quả rất tốt ở các khối
lớp. Hai là, đối với những học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình, xác định
không đúng mục tiêu học tập, không biết cách học, những học sinh này thường
rơi vào tình trạng học yếu - kém và không có khả năng vươn lên ở những lớp
trên, những học sinh này thường có khuynh hướng sợ học nhất là môn Tiếng
anh. Qua đó tôi nhận thấy rằng mình cần phải có những phương pháp dạy học
thích hợp cho nhiều đối tượng học sinh nhưng phải áp dụng đều đặn, liên tục
từ khối lớp 6 để lên lớp trên các em sẽ quen với cách học và học tốt hơn.
-Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng anh ở cấp trung học cơ sở là
một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết cho học sinh vì đây là một môn
học khó, không phải phụ huynh nào cũng biết để hướng dẫn các em học ở nhà
mà phải do chính bản thân các em phải tự học mới đem lại kết quả thiết thực
cho mình.
2. Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của Sở giáo dục, Phòng giáo dục đã tổ chức cho giáo
viên tham gia các lớp bồi dưỡng hè, tham dự thao giảng chuyên đề ở những
trường bạn. Qua đó tôi cũng đã học hỏi, rút ra được một số kinh nghiệm cho
bản thân mình.

2



-Hơn nữa, trong năm học 2011-2012 được sự quan tâm sâu sắc của Sở giáo
dục đã tạo điều kiện cho anh, chị, em đồng nghiệp đang giảng dạy môn Tiếng
anh cấp Tiểu học, Trung học cơ sở của Tỉnh nhà tham dự được lớp bồi dưỡng
môn Tiếng anh. Qua lớp học này tôi cũng đã tìm hiểu thêm một số phương
pháp dạy học tạo sự hứng thú cho học sinh.
-Ngoài ra, cùng với sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo đã cấp phát
một số phương tiện, thiết bị dạy học nhằn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi rất
nhiều trong quá trình giảng dạy. Đây cũng là những thiết bị dạy học rất cần
thiết góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường.
3. Khó khăn:
-Mặc dù được sự quan tâm rất nhiều từ các cấp lãnh đạo nhưng trong quá
trình giảng dạy ở trường cũng gặp không ít vấn đề xảy ra như máy chiếu hay
bị trục trặc đã làm mất thời gian nhiều, máy cassette cũng có nhiều nhược
điểm như âm thanh không rõ – máy thường hay bị hỏng, máy E-teacher khi
chọn bài chọn trang phải mất nhiều thời gian.
-Đa số học sinh đều là con gia đình nông dân, công nhân nên việc đôn đốc,
nhắc nhở các em học bài, chuân bị bài ở nhà chưa tốt dẫn đến các em khó tiếp
thu bài học mới ở lớp từ khi áp dụng chương trình cải cách.
-Môn Tiếng anh là một môn học khó, nếu các em mất căn bản dẫn đến việc
học càng ngày càng sa sút, đồng thời cùng với việc đa số phụ huynh đều
không thành thạo về Tiếng anh, điều này cũng dẫn đến việc theo dõi quá trình
học tập ở nhà của học sinh cũng bị hạn chế.
4. Biện pháp thực hiện:
4.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
-Khâu chuẩn bị bài cũng là một phương pháp học tốt nhất cho học sinh vì
đối với chương trình cải cách giáo dục như hiện nay, nếu học sinh không
chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì các em khó tiếp thu bài học mới ở lớp. Hơn
nửa, nếu học sinh chuẩn bị bài học ở nhà trước thì các em sẽ cảm thấy tự tin,
3



tự hào là mình đã chiến thắng được bản thân mình và càng tự hào hơn nữa là
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà giáo viên giao và đến lớp với một bầu
không khí nhẹ nhàng, tâm trí cũng cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn.
-Vì thế, ở tiết học đầu tiên tôi thường hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị
bài, học bài và làm bài tập ở nhà. Tôi thực hiện như sau: Một là, ngoài sách
giáo khoa, tôi yêu cầu mỗi học sinh phải có 3 quyển tập ( 1 quyển ghi bài học,
1 quyển làm bài tập trong Sách bài tập, 1 quyển soạn bài). Đối với quyển tập
soạn bài tôi khuyến khích các em thu nhặt những trang giấy còn thừa từ những
năm học trước kết lại thành một quyển tập để soạn bài nhằm giúp các em tiết
kiệm được một quyển tập mới, qua đó cũng giáo dục các em tính tiết kiệm
theo tấm gương Bác Hồ: “ Những gì còn sử dụng được thì các em nên sử
dụng”. Hai là, trong quyển tập soạn bài tôi hướng dẫn các em tìm từ mới ở
phần “mục lục” hoặc “từ điển” và ghi nghĩa việt, đối với một bài khóa, một
đoạn văn hoặc một bài hội thoại các em phải tìm hiểu qua nghĩa việt để nắm
nội dung bài. Ba là, nếu trong bài học có câu hỏi thì các em phải hiểu nghĩa
câu hỏi để tìm câu trả lời thích hợp, đúng và chính xác,….
-Một công việc hết sức quan trọng là giáo viên phải kiểm tra việc soạn bài
của học sinh nhằm động viên, thúc đẩy tinh thần tự học ở nhà của các em. Có
chuẩn bị bài thì các em mới tham gia tốt vào việc xây dựng bài học mới một
cách tích cực.
-Để kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh đạt kết quả cao, tôi phân
công lớp trưởng, tổ trưởng hoặc những học sinh học tốt môn Tiếng anh thay
thế tôi kiểm tra, tổ nào kiểm tra tổ đó vào lúc truy bài đầu giờ hoặc sớm hơn.
Đồng thời các tổ trưởng phải báo cáo lại cho tôi vào đầu tiết học môn Tiếng
anh theo mẫu báo cáo mà tôi đã yêu cầu. Ngoài ra, cứ trong mỗi tuần tôi thu
vài quyển tập soạn bài của vài học sinh để kiểm tra khảo sát việc soạn bài của
các em, đồng thời có biện pháp tích cực để động viên các em tham gia tốt hơn.


4


-Tôi khuyến khích các em soạn bài, làm bài tập ở nhà bằng nhiều hình thức
như: cộng thêm điểm cho những học sinh làm tốt công việc soạn bài, làm bài
tập ở nhà đều đặn, thường xuyên, điểm được cộng thêm trong các bài kiểm tra.
Nói đúng hơn là đối với những học sinh này khi làm bài kiểm tra các em sẽ có
lợi hơn, ví dụ; mỗi một câu trong bài kiểm tra đều có biểu điểm cụ thể, rõ ràng
là (0,25đ ; 0,5đ ), nếu các em có sai sót một lỗi nào đó mà không liên quan đến
nội dung tôi có thể bỏ qua và cho các em tròn điểm.
4.2. Hướng dẫn học sinh cách học:
*Từ vựng:
-Học từ là một công việc hết sức quan trọng đối với môn Tiếng anh vì nếu
các em không biết cách học, các em sẽ không phát triển được các kỹ năng
nghe, nói, đọc và viết. Từ đó các em sẽ không hiểu được yêu cầu, không hiểu
được nội dung trong bài học, trong bài kiểm tra và trong bài thi học kỳ dẫn đến
các em sẽ không làm được bài – kết quả sẽ rơi vào tình trạng yếu – kém..
-Do đó, để học sinh học tốt từ vựng trước hết tôi phân tích cho các em thấy
được sự khác nhau giữa ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Anh. Đối với môn Tiếng
anh các em không thể dùng phương pháp học vẹt mà các em phải vừa đọc vừa
viết, đọc từ nào viết từ đó nhằm luyện kỹ năng đọc, viết của các em. Khi học
từ nào cần chú ý cách phát âm, nhấn âm và phải viết mỗi từ nhiều lần.
-Đối với những từ có liên quan đến việc sinh hoạt hàng ngày của các em,
tôi động viên các em sử dụng tiếng anh để miêu tả hoạt động đó thường xuyên
và liên tục, mục đích là để các em rèn luyện kỹ năng nói, nghe và ôn luyện từ
hàng ngày. Cứ mỗi bài học mà các em áp dụng được như thế thì vốn kiến thức
của các em ngày càng dồi dào hơn và các em có thể giao tiếp với bạn bè mà
không phải rụt rè, e sợ nữa.
Ví dụ: Trong chương trình tiếng anh lớp 6, bài 4 (Unit 4), phần C1. Ở phần
này, các em sẽ được học về các hoạt động hàng ngày, gần gũi với đời sống thực tế

của các em. Ngoài việc luyện tập ở lớp tôi luôn động viên, khuyến khích các em
5


sử dụng tiếng anh khi thực hiện các hoạt động đó ở nhà như: Khi các em thức
dậy, các em phải nói “I get up.”, khi thay (mặc) quần áo “I get dressed.”, khi
đánh răng “I brush my teeth.”, khi rửa mặt “I wash my face.”, khi ăn sáng / trưa /
chiều “I have breakfast / lunch / dinner.”, khi đi học “I go to school.”. Những
hoạt động này các em phải sử dụng mỗi ngày và dần dần các em sẽ thấy kỹ năng
nói tiếng anh dễ như tiếng mẹ đẻ.
-Đây là những hoạt động mà hàng ngày các em cần phải làm, do đó tôi
động viên, khuyến khích các em luyện nói hàng ngày để nâng cao kỹ năng nói
của mình và có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng anh một cách thành thạo.
* Văn phạm:
-Văn phạm (ngữ pháp) cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, nó
giúp cho học sinh biết được một số cấu trúc câu (structures), thì (tenses), biết đặt
câu theo cấu trúc ngữ pháp, nhận biết được các thành phần trong câu và có thể
viết một đoạn văn, một bưu thiếp hoặc một bức thư theo gợi ý.
-Trong mỗi tiết dạy đều có những cấu trúc câu (structures) hoặc các thì
(tenses) xuất hiện, ở phần này tôi hướng dẫn các em học cấu trúc, viết câu, viết
các thì. Mỗi một cấu trúc câu các em phải biết tự cho ví dụ về cấu trúc đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 9 (Unit 9), lớp 7 nói về thì quá khứ đơn (Simple past
tense), tôi cho các em xem ví dụ:
Ex: I was at home yesterday. (Ngày hôm qua tôi ở nhà.)
I went to the supermarket last Sunday. (Chủ nhật vừa qua tôi đi siêu thị.)
Qua hai ví dụ đó tôi cho các em nhận xét và tôi phân tích cho các em các
thành phần trong câu, sau đó rút ra cấu trúc câu như sau:
Subject + was / were +………..
Subject + Verb (2,-ed) +……….
-Đồng thời cứ sau mỗi tiết học, ngoài công việc làm bài tập trong sách bài

tập, tôi còn cho các em bài tập về nhà bằng những câu tiếng việt nhằm khuyến
khích các em sử dụng tiếng anh để viết những câu đó. Phương pháp này nhằm
6


mục đích là làm cho các em tìm tòi, nhớ lại từ và viết được câu theo cấu trúc đã
cho, từ đó các em có thể tự đặt câu theo cấu trúc đã học.
4.3. Tiến trình lên lớp.
 Kiểm tra bài cũ:
-Thông thường cứ vào đầu tiết học, giáo viên thường hay kiểm tra bài cũ
nhưng theo tôi chúng ta không cần thiết phải kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học mà
chúng ta có thể kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau và bất cứ lúc nào trong giờ
học.
-Ví dụ: Trong phần mở bài hoặc giới thiệu ngữ liệu mới (từ vựng, cấu trúc
ngữ pháp,…..) có những kiến thức liên quan đến bài cũ tôi hỏi học sinh về những
kiến thức đó, nếu các em trả lời đúng tôi có thể cho điểm các em mục đích là để
các em tham gia tích cực vào bài, hăng hái phát biểu xây dựng bài học và tiết học
trở nên sinh động hơn. Hoặc nếu trả bài vào đầu giờ học, tôi luôn chọn những nội
dung có liên quan đến bài học mới để hỏi hoặc yêu cầu các em, nhằm mục đích là
lấy nội dung đó giới thiệu bài (mở bài), như vậy là tôi đã liên hệ được từ bài cũ
đến bài mới một cách nhẹ nhàng.
 Mở bài:
-Để có được một giờ dạy thành công ngay ở bước hoạt động đầu tiên của
một giờ dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một bầu không khí học tập
thuận lợi cả về mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó.
Những hoạt động này tuy rất ngắn (khoảng 5-7 phút) nhưng vô cùng quan trọng,
vì vậy ở phần mở bài giáo viên nên làm những gì và làm thế nào để có thể ổn
định được lớp, cho phép học sinh có một khoảng thời gian thích nghi với bài học
mới, tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới, gây hứng thú cho học sinh, giúp
học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới, chuẩn bị kiến thức cho bài

học mới, đồng thời tạo tình huống, ngữ cảnh, nhu cầu giao tiếp hay mục đích cho
một hoạt động giao tiếp kế tiếp.

7


-Theo tôi, mục đích của hoạt động mở bài là để học sinh làm quen và cảm
thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại những kiến
thức đã học có liên quan đến bài mới. Đối với chương trình lớp 8, lớp 9 hoạt động
mở bài đã có sẳn trong sách giáo khoa, giáo viên có thể sử dụng những hoạt động
đó qua phần “Getting started & Listen and read”. Riêng đối với chương trình lớp
6, lớp 7 giáo viên phải tự tạo tình huống, thiết lập những tình huống phù hợp, gần
gũi có liên quan đến bài mới qua các hoạt động sử dụng tranh ảnh, vật thật, hỏi
những kiến thức cũ có liên quan đến bài mới, liên hệ đến thực tế của chính bản
thân học sinh.
-Ngoài ra, giáo viên còn phải luôn quan tâm đến tâm lý, lứa tuổi và sở thích của
học sinh, đối tượng học sinh để có được những thủ thuật vào bài thích hợp. Ví
dụ: Khi dạy bài 12 (Unít 7), lớp 7- phần A1 nói về “Hoa và dì của cô ấy chuẩn bị
bửa ăn chiều”. Phần này tôi vào bài bằng cách tìm kiếm những tranh ảnh trên
mạng có liên quan đến các món ăn được đề cập trong bài như:

8


thịt heo (pork)

dưa chuột (cucumber)

thịt bò (beef)
chuối (banana)

rau mâm xôi (spinach)

đậu hạt tròn (pea)

thịt gà (chicken)
đu đủ (papaya)

cà rốt (carrot)
khớm (pineapple)
9


cam (orange)

sầu riêng (durian)

10


Sau đó tôi lần lượt chỉ vào từng loại và hỏi: “What is that ?” đồng thời
khuyến khích học sinh trung bình – yếu trả lời theo tranh và theo gợi ý của giáo
viên, động viên các em trả lời bằng tiếng anh đối với những thức ăn các em đã
học như: beef, chicken ,carrot, banana, orange. Ngược lại, đối với những thức ăn
chưa học các em có thể trả lời bằng tiếng việt (tiếng mẹ đẻ). Sau đó tôi hỏi học
sinh:
“What food do you like ?” (Em thích thức ăn nào ?).
Hoặc dùng dạng câu hỏi Yes –No để hỏi các em:
“Do you like beef / chicken / pork ?” (Em có thích thịt bò / thịt gà / thịt
heo không ?)
và gợi ý, khuyến khích các em trung bình - yếu trả lời “Yes, I do. / No, I

don’t.”
-Tùy theo từng nội dung bài, giáo viên xây dựng tình huống khác nhau.
- Qua ví dụ minh họa trên tôi giới thiệu nội dung bài hội thoại bằng cách
hỏi học sinh:
What did Hoa and her aunt buy at the market ? (Hoa và dì của cô ấy mua
những gì ở chợ ?)
 Giới thiệu ngữ liệu mới:
-Giới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái
và cách dùng của một mục dạy nào đó trong một ngữ cảnh nhất định. Mục dạy có
thể là các mẫu lời nói, từ vựng hay ngữ pháp hoặc một nội dung chủ điểm nào đó
thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoại hay một bài khoá hoặc những
tình huống có sự hỗ trợ của dụng cụ trực quan.
-Với phương pháp dạy học mới, công việc giới thiệu ngữ liệu mới không
còn thuần túy chỉ là việc giải thích nghĩa của từ mới, các quy tắc ngữ pháp và các
mẫu câu. Ở phần này giáo viên phải làm rõ cách sử dụng các mẫu câu hoặc từ
mới trong ngữ cảnh.
11


-Một đặc điểm nổi bật của phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu
là phương pháp mới rất chú trọng đến việc phải làm sao cho học sinh tiếp thu bài
học không chỉ qua nghe thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham
gia vào quá trình của hoạt động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác. Giới
thiệu ngữ liệu có thể tạo dựng bởi nhiều tình huống khác nhau như:
•Sử dụng đồ vật thật trong lớp, trong trường.
• Dùng những câu chuyện có thật, các hiện tượng thật trong thực tế.
•Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan, bảng biểu, bản đồ, bản tin, báo chí.
•Sử dụng ngôn ngữ học sinh đã biết, bài hội thoại ngắn, tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ: Khi dạy bài 9 (Unit 9), phần A1, lớp 6. Ờ phần này học sinh sẽ được
học về các bộ phận của cơ thể người. Trước khi cung cấp ngữ liệu mới (từ vựng)

tôi vào bài bằng cách yêu cầu học sinh: Look at me ! (Hãy nhìn cô !), tôi dùng
động tác, cử chỉ, hành động chỉ vào từng bộ phận để giới thiệu cho học sinh và
cung cấp từ mới cho học sinh qua tranh bằng cách trình chiếu từng bộ phận của
cơ thể người để học sinh quan sát, nhớ lại và ghi nghĩa:
+ head (n)
+ shoulder (n)
+ arm (n)
+ chest (n)
+ hand (n)

=>Dùng động tác, dạy theo tranh minh hoạ bên dưới.

+ finger (n)
+ leg (n)
+ foot (n)
+ toe (n)

12


-Sau khi cung cấp ngữ liệu cho học sinh, tôi kiểm tra mức độ tiếp thu bài
của học sinh để qua đó biết được học sinh đã thực sự hiểu bài chưa, mức độ hiểu
bài đến đâu và dựa trên cơ sở đó có thể kịp thời bổ sung bài giảng. Ở phần này tôi
khuyến khích học sinh trước hết là các em học khá – giỏi mô tả các bộ phận trên
cơ thể mình bằng động tác chỉ vào từng bộ phận và nói to trước lớp. Sau đó lần
lượt đến các học sinh dạng trung bình – yếu, khi dùng phương pháp này các em
tham gia xung phong mô tả rất nhiều, đồng thời động viên các em về nhà luyện
tập mô tả bản thân mình ở nhà và mô tả bộ phận nào (từ nào) luyện viết từ đó.
13



 Luyện tập:
-Để học sinh hiểu rõ thêm về các bộ phận trên cơ thể người, tôi lần lượt
hướng dẫn các em luyện tập hỏi và trả lời (Ask and answer) về các bộ phận trên
cơ thể, tôi thực hiện như sau: Dùng động tác chỉ vào một trong các bộ phận và
hỏi:
What is that ? => Hướng dẫn học sinh trả lời That is…… (dùng để hỏi và
trả lời với danh từ số ít: chest, head)
What are these ? =>Hướng dẫn học sinh trả lời Those are…….(dùng đề
hỏi và trả lời với danh từ số nhiều: arms, shoulders, legs, toes, fingers, hands,
foot-feet)
-Sau khi hướng dẫn học sinh luyện tập, tôi cho các em 3 phút để hỏi và trả
lời theo cặp (Ask and answer in pairs).
-Lần lượt từng cặp thực hiện trước lớp đồng thời có sự sửa sai của giáo
viên.


Tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết

và quan trọng vì nó giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách dễ dàng
qua từng cử chỉ, động tác, tranh ảnh, vật thật. Qua đó các em có thể hiểu bài học
ngay tại lớp và có thể áp dụng trong đời sống thực tế một cách có hiệu quả. Như
vậy khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng anh người giáo viên
cần phải:
+ Sử dụng một cách triệt để đồ dùng dạy học hiện có.
+ Thường xuyên tìm tòi tranh ảnh, vật thật có liên quan đến nội dung bài học.
+ Thường xuyên đầu tư cho việc soạn giảng nhất là thiết lập, tạo dựng mọi tình
huống để dẫn dắt vào bài, thu hút được đông đảo học sinh tham gia và hăng hái
phát biều ý kiến trong giờ học một cách tích cực.
+ Thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh yếu – kém bằng nhiều thủ

thuật phù hợp.

14


+ Thường xuyên ứng dụng CNTT để có nhiều tranh ảnh sinh động, phù hợp
với nội dung bài, thu hút học sinh tham gia xây dựng bài học một cách năng
động, sáng tạo.
+ Tránh lạm dụng CNTT để trình chiếu những tranh ảnh không liên quan đến
nội dung bài học.
III. KẾT QUẢ:
-Khi chưa áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên ghi bảng, học
sinh nhìn – chép, học sinh ít tham gia phát biểu ý kiến hoặc còn quá rụt rè, e
sợ khi được giáo viên gọi. Học sinh chưa có tính tự giác soạn bài, làm bài tập,
không khí lớp học quá thụ động, kết quả tiếp thu bài của học sinh chưa cao.
-Từ khi áp dụng phương pháp đổi mới đa số học sinh rất hứng thú trong
học tập, tích cực hăng hái phát biểu ý kiến, không khí lớp học sôi động, học
sinh tự giác ghi bài qua tranh ảnh, động tác, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên.
-Hơn nữa, học sinh luôn có tinh thần tự giác soạn bài, học bài và làm bài
tập trong sách giáo khoa không đợi giáo viên nhắc nhở. Đặc biệt hơn nữa là
ban cán sự lớp tự giác kiểm tra việc học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập của
lớp mình, đồng thời tự giác báo cáo cho giáo viên vào đầu giờ học.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
-Luôn tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm ở đồng nghiệp, sách, báo, đài.
-Thường xuyên chú ý đến những học sinh yếu – kém, động viên thuyết
phục các em thoát khỏi mặc cảm học yếu.
-Luôn tạo dựng mọi tình huống, ngữ cảnh cho từng tiết dạy để thu hút học
sinh, giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ giáo dục và đào tạo ban
hành.
-Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức,

kinh nghiệm.
-Tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn.

15


-Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, sách hướng dẫn giảng
dạy.
-Thiết lập đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp cho nhiều đối
tượng học sinh.
-Sưu tầm nhiều tranh ảnh để phục vụ cho công tác giảng dạy.
V. KẾT LUẬN:
Từ khi giảng dạy chương trình cải cách cho tất cả các môn học nói chung
và môn Tiếng anh nói riêng, tôi nhận thấy rằng chương trình học quá nặng nề
đối với học sinh đồng thời cùng với việc giảng dạy theo phương pháp truyền
thống, học sinh chậm tiếp thu bài. Qua đó tôi phải tự tìm tòi nghiên cứu để
có một phương pháp giảng dạy thích hơp mà không gây áp lực cho học sinh,
đó cũng là một kinh nghiệm còn quá ít ỏi, còn nhiều thiếu sót mà bản thân tôi
chưa thấy được cũng như những tồn tại, những hạn chế mà tôi chưa nêu lên
được. Vì vậy tôi rất mong các cấp lãnh đạo, các anh, chị, em đồng nghiệp vui
lòng góp ý một cách chân thành để bổ sung cho đề tài của tôi được tốt hơn và
hoàn thiện hơn. Tôi rất chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo cùng tất cả anh,
chị, em đồng nghiệp.
Khánh Bình, ngày 10 tháng 01 năm 2012
Người viết

Huỳnh Thị Ánh Nguyệt

16



Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
17



MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề………………………………………………………Trang 1
II. Nội dung thực hiện…………………………………………… Trang 2
1. Tình hình học sinh……………………………………………Trang 2
2.Thuận lợi………………………………………………………Trang 2 - 3
3.. Khó khăn…………………………………………………… Trang 3
4. Biện pháp giải quyết………………………………………… Trang 3-13
III. Kết quả…………………………………………………………Trang 14
IV. Bài học kinh nghiệm…………………………………………..Trang 14
V. Kết luận…………………………………………………………Trang 15
Ý kiến đóng góp……………………………………………………Trang 16
Mục lục…………………………………………………………… Trang 17

18



×