THI TÌM HIỂU : ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NĂM 78
NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯƠNG THÀNH
Câu 1:Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? ở đâu? Do
ai làm bí thư. Hãy nêu ý nghĩa của sựu kiện trên?
Trả lời: Ngày 28/3/1930 , tại Cây Thông Một, Hội An ( Nay thuộc xã Cẩm Hà thị xã
Hội An) Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ đảng cộng sản Tỉnh Quảng Nam ra thông báo về
việc thành lập Đảng bộ và công bố từ nay chỉ có một đảng cộng sản duy nhất là Đảng cộng
sản VN dẫn đường cho công, nông, binh, nhân dân lao động bị áp bức đấu tranh giành độc
lập dân tộc.
Ban chấp hành lâm thời có các đồng chí : Phan Văn Định,Phạm Thâm,Nguyễn
Thái,Đ/c Phan Văn Định làm bí thư.
Câu 2:Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (Cả Đảng bộ tỉnh Quảng
Nam Đà Nẵng ,Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đặc khu Quảng Đà, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam
trước tháng 1 năm 1997) Đã trải qua mấy kỳ Đại hội,được tổ chức tại đâu,vào thời gian nào ?
Trả lời : Từ khi thành lập đấn nay đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã trải qua 19 kỳ đại hội
-Lần thứ nhất vào ngày 6/1/1949 tại Tam Anh huyện Tam Kỳ ( Nay thuộc Tam Anh
Bắc huyện Núi Thành)
-Lần thứ 2 vào ngày 21/2/1950 tại Bà Bầu huyện Tam Kỳ ( Nay thuộc xã Tam Xuân 2
Núi Thành)
-Lần thứ 3 :vào tháng 3 năm 1952 Tại Tiên Lập Tiên Phước tỉnh Quảng Nam
- Lần thứ 4:tháng1 năm 1960 Thôn Adhur ( A Duân) bên bờ sông A Vương ( Đông
Giang)
-Lần thứ 5: Cuối năm 1962 tại Nà Cau ( Tiên Phước)
- Lần thứ 6: vào tháng 12 năm 1964 tại Ô Rây, huyện Đông Giang
- Lần thứ 7: Vào14-18/10/1967 tại xã Dốc huyện Bắc Trà My
- Lần thứ 8: từ ngày 16 -30 /11/1969 tại Xã Cót huyện Bắc Trà My
- Lần thứ 9: vào 20-25/8/1971 tại Nam Giang Trà My
- Lần thứ 10:từ 10 -20/3/1973 tại đặc khu Quảng Đà
- Lần thứ 11 : Từ 12-18/11/1976 tại tại Đà Nẵng
- Lần thứ 12 :12-16/12/1979 tại đà Nẵng
- Lần thứ 13: : ngày 6/1/1983 tổ chức tại Đà Nẵng
- Lần thứ 14: Từ 21-29/10/ 1986 tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng
- Lần thứ 15 : từ ngày 16-19/10/1991 tổ chức tạo Đà Nẵng
- Lần thứ 16 : Từ ngày24-27/4/1996 tại Thành phố Đà Nẵng
- Lần thứ 17 : Từ ngày 8-10/10/1997 tại thị xã Tam Kỳ Quảng Nam
- Lần thứ 18 :vào ngày 5-8/12/2000 tại thị xã Tam Kỳ
- Lần thứ 19 : Vào 6 -8/12/2005 tại thị xã Tam Kỳ.
Câu 3: Nêu tóm tắc lịch sử của các đồng chí bí thư tỉnh uỷ từ khi thành lập đến nay?
Trả lời :
1/ Đồng chí Phan Văn Định : sinh ngày 11/5/1903 tại làng Đông Thái, tổng Việt Yên -
đức Thọ Hà Tỉnh giữ chức vụ từ tháng 3 –tháng 8 năm 1930.
2/ Đồng chí Võ Minh : sinh tại An Hào , phủ Tam Kỳ.Giữ chức bí thư từ cuối năm
1932 đến tháng 5 /1935
3/ Đồng chí Phạm Thâm ( Phạm Tấn Khánh) : sinh 1903, tại làng Xuân Đài, Điện
Quang, huyện Diện Bàn tỉnh Quảng Nam. Giữ chức bí thư từ tháng 8 /1930 đến tháng
10/1930
4/Đồng chí Nguyễn Trác : sinh 01/5/1904, tại Hà Thanh, tổng Hạ Nông,phủ Điện Bàn.
Giữ chức bí thư từ cuối năm 1936 đến tháng 10 năm 1938
5/ Đống chí Nguyễn Thành Hãn : sinh1/5/1905, tại làng Trà Kiệu Tây, Duy Sơn - Duy
Xuyên. Giữ chức bí thư từ tháng 11 năm 1938 đến tháng 2 năm 1939
6/ Đồng chí Nguyễn Đức Thiện : sinh 25 tháng 12 năm 1907 tạiLàng Ái Nghĩa ( Ái
Nghĩa Đại Lộc). Giữ chức vụ bí thư từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1939
7/ Đồng chí Hồ Tỵ : sinh 10/1906, tại làng Thôn A Lộc, tổng Bích La, phủ Triệu
Phong, này thuộc Triệu Phong Quảng Trị . Giữ chức bí thư từ tháng 10 năm 1940 đến tháng
7năm 1942
8/ Đồng chí Trương Hoàn : sinh năm 1911, tại Hữu Niên, tổng An Dạ, phủ Triệu
Phong, này thuộc xã Triệu Hoà, Triệu Phong , Quảng Trị. Giữu chức vụ bí thư từ tháng 10
năm 1941 đến tháng 7 năm 1942.
9/ Đồng chí Võ Chí Công : sinh 8/7/1913 tại làng Tam Mỹ,Tổng Phú Quý, phủ Tam
Kỳ này Khương Mỹ Tam Xuân 1. Gĩư chức bí thừ từ tháng 3 năm 1940 đến tháng 10 năm
1940; Tháng 6 năm 1943, từ tháng 3 năm 1952 đến 1953
10/Đồng chí Trần Văn Quế : sinh 1/5/1922, tại Lang Thọ Khương, tổng Đức Hoà, phủ
Tam Kỳ. Giữ chức vụ bí thư từ tháng 4/1944 đến 9/1945.
11/Đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ : sinh 15/12/1912, tại Bích Trâm phủ Điện Bàn. Giữ
chức bí thư tỉnh uỷ từ tháng11/1945 – 10/1946
12/ Đồng chíTrương Quang Giao : sinh 30/3/1910, tại Tịnh Khê, Sơn Tịnh Quảng
Ngãi. Giữ chức vụ bí thư từ tháng 11/1946 -01/1949
13/Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu : sinh 01/01/1923, tại Điện Hồng, Điện Bàn , Quảng
Nam. Giữ chức bí thư tỉnh uỷ từ 01/1949 -01/1950
14/Đồng chí Cao Sơn Pháo : sinh 1919 tại Làng Thái Sơn xã Điện Tiến, phủ Điện
Bàn) Điện Bàn - Quảng Nam).Thời gian giữ chức bí thư từ tháng 01/1950 – 1951
15/Đồng chí Trương Chí Cương : sinh ngày 3/01/1919tại Phụng Tây, Xuyên Châu,
phủ Duy Xuyên( Phước Mỹ 2, thị trấn Nam Phước). Giữu chức bí thư từ tháng 8/1954
-01/1955; Từ tháng 01/1960 -12-1960. Bí thư đặc khu Quảng Đà tháng 01/1968.
16/Đồng chí Phan Tốn : sinh 1/5/1921, tại Xóm Miếu làng Thọ Khương, tổng Đức
Hoà, phủ Tam Kỳ ( Thôn 6 Tam Hiệp – Núi Thành).Giữ chức bí thư từ7/1955 -2/1956.Bí thư
tỉnh uỷ Quảng Nam 2/1956 -1959
17/ Đồng chí Phạm Tứ ( Mười Khôi ) : sinh 4/4/1917, tại Làng Châu Bí, Điện Tiến
huyện Điện Bàn - Quảng Nam.Giữ chức bí thư từ cuối năm 1960 -12/1962. Bí thư tỉnh
Quảng Nam tháng 1/1963 -3/1963 .
18/Đồng chí Hồ Nghinh ( Hồ Hữu Phước ) : sinh 15- 02 – 1915 , tại phủ Duy Xuyên ,
nay là thôn Phú Bông , xã Duy Trinh , huyện Duy Xuyên , tỉnh Quảng Nam . Giữ chức Bí
thư Tỉnh uỷ Quảng Đà từ tháng 01 / 1963 đến tháng 11 / 1967 ; Bí thư Đặc khu uỷ Quảng Đà
từ tháng 11/ 1967 đến tháng 12 / 1967 , từ tháng 02 / 1968 dến tháng 8 / 1973 , từ tháng 3 /
1975 đến tháng 10 / 1975 ; Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng từ tháng 10 /1975 đến
tháng 4/ 1982
19/Đồng chí Vũ Trọng Hoàng ( Bồn Hương ) : Sinh ngày 01 tháng 5 năm 1923 , tại
làng Phương Trì , tổng Xuân Phú , nay thuộc xã Quế Phú , huyện Quế Sơn , tỉnh Quảng Nam
. Giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam từ tháng 3 năm 1963 đến 1968 .
20/ Đồng chí Trần Thận ( Trần Cát ) : sinh năm 1927 , tại huyện Duy Xuyên , tỉnh
Quảng Nam . Giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đà từ tháng 7 / 1967 đến tháng 11 / 1967 ; Bí
thư tỉnh uỷ Quảng Nam từ 1968 – 1970 ; Bí thư Đặc khu uỷ Quảng Đà từ tháng 9 / 1973 đến
tháng 3 / 1975 .
21/Đồng chí Hoàng Minh Thắng ( Nguyễn Tấn Vịnh ) : sinh năm 1927 tại làng Tiên
Doá , nay thuộc BÌnh Sa , huyện Thăng Bình , tỉnh Quảng Nam . Giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ
Quảng Nam từ tháng 5 / 1970 đến tháng 10 / 1975 ; Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng
từ tháng 5/ 1982 đến tháng 4 năm 1986 .
22/Đồng chí Nguyễn Thành Long : sinh tháng 1 năm 1920 , tại phường Xuân Hà , Đà
Nẵng nay là phường Xuân Hà , quận Thanh Khê , TP Đà Nẵng . Giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ từ
tháng 7 năm 1986 đến tháng 10 năm 1986 .
23/ Đồng chí Nguyễn Văn Chi : sinh ngày 28 tháng 7 năm 1945 , tại xã Hoà Tiến ,
huyện Hoà Vang , nay là huyện Hoà Vang , TP Đà Nẵng . Giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng
Nam – Đà Nẵng từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 3 năm 1994 .
23/Đồng chí Mai Thúc Lân : sinh ngày 06 tháng 01 năm 1935 , tại xã Điện Phước ,
huyện Điện Bàn , tỉnh Quảng Nam . Giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng từ
tháng 3 năm 1994 đến tháng 12 năm 1996 ; Bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam từ tháng 01 năm 1997
đến tháng 10 năm 1997 .
24/Đồng chí Nguyễn Đức Hạt : sinh năm 1945 , tại xã Tam Xuân 2 , huyện Núi Thành
, tỉnh Quảng Nam . Giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam từ tháng 10 năm 1997 đến năm
2001 .
25/Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng : sinh năm 1953 , tại xã Tam Xuân 1 , huyện Núi
Thành , tỉnh Quảng Nam . Giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam từ tháng 8 năm 2001 đến nay
Câu 4 : Hội nghị nào của Tỉnh uỷ quyết định phát động toàn dân trong tỉnh đứng lên
khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Hội nghị diễn ra ở
đâu , trong thời gian nào ? Ý nghĩa của hội nghị đó ?
Hội nghị mang tính quyết định đến thắng lợi trong cáh mạng tháng Tám năm 1945 ở
tỉnh Quảng Nam : Vào những ngày đầu tháng 8 năm 1945 , trước sự lớn mạnh của phong
trào cách mạng , bộ máy thống trị tay sai của Nhật từ phủ , huyện đến cơ sở đã bị tê liệt ,
quần chúng được tập hợp dưới ngọn cờ hiệu triệu của mặt trận Việt Minh , sẵn sàng hưởng
ứng khởi nghĩa .
Trước tình hình đó , tỉnh uỷ Quảng Nam triệu tập cuộc họp khẩn cấp , bàn kế hoạch
chớp thời cơ giành chính quyền , quán triệt chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta “ của ban thường vụ Trung ương Đảng về các khả năng cuộc khởi nghĩa của ta có
thể nổ ra và giành thắng lợi . Hội nghị tỉnh uỷ còn bàn bạc chủ trương trọng tâm khởi nghĩa
và quyết định :
+ Phát động toàn dân trong tỉnh nổi dậy giành chính quyền .
+ Chuyển tất cả các cấp uỷ Đảng và Uỷ ban Việt Minh các cấp thành Uỷ , ban bạo
động khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương .
+ Hội nghị quyết định thành lập Uỷ ban bạo động giành chính quyền tỉnh Quảng Nam
gồm 17 đồng chí ; ban thường trực gồm 5 đồng chí . Các thành viên trong Uỷ ban bạo động
tỉnh đang phụ trách địa phương nào sẽ về lãnh đạo khởi nghĩa tại địa phương đó , chỉ điều
chỉnh tăng cường một số đồng chí cho những nơi quan trọng .
Hội nghị diễn ra :
• Vào ngày 12 và 13 tháng 8 năm 1945 Tỉnh uỷ triệu tập cuộc họp khẩn cấp tại nhà ông
Tòng ( Khương Mỹ , phủ Tam Kỳ , nay thuộc xã Tam Xuân 1 , huyện Núi Thành )
• Đêm ngày 13 và 14 tháng 8 năm 1945 cuộc họp chuyển xuống nhà ông Nguyễn Chiến
( Khương Mỹ , phủ Tam Kỳ , nay thuộc xã Tam Xuân 1 , huyện Núi Thành )
• Chiều ngày 14 tháng 8 năm 1945 hội nghị kết thúc .
Ý nghĩa của hội nghị :
Đêm ngày 13 tháng 8 năm 1945 , Uỷ ban khởi nghĩa trung ương đã ra lệnh khởi nghĩa
trong toàn quốc ( lúc này tỉnh Quảng Nam chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của trung
ương ) ; do đó quyết định của hội nghị Tỉnh Quảng Nam làm cho chủ trương khởi nghĩa của
tỉnh Quảng Nam kịp thời và phù hợp với mệnh lệnh khởi nghĩa của Trung ương .
Chính nhờ có sự nắm bắt kịp thời chủ trương đường lối của Trung ương Đảng . Đảng
bộ Quảng Nam đã nổ lực vượt bậc chuẩn bị chu đáo từ tuyên truyền giác ngộ quần chúng
đến tổ chức tập hợp lực lượng rộng khắp từ nông thôn đến thành thị tạo ra sức mạnh tổng
hợp cho Cách mạng tháng Tám ở Quảng Nam đi đến thắng lợi một cách nhanh gọn . Thắng
lợi khởi nghĩa ở Hội An đã đưa Quảng Nam là một trong những tỉnh khởi nghĩa thành công
sớm nhất trong cả nước góp phần thúc đẩy Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm
1945 trên toàn quốc giành thắng lợi hoàn toàn .
Câu 5 : Hãy trình bày thời gian , nội dung các kỳ Hội nghị của Tỉnh uỷ mang tính
quyết định trực tiếp đến thắng lợi của chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954 trên địa bàn
Quảng Nam – Đà nẵng ?
Trả lời:Bị thất bại ở Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, kế hoạch “ Bình định gấp rút phản
công quyết liệt” của thực dân Pháp bị phá sản.Để tìm cách rút lui bằnd giải pháp bằng giải
pháp danh dự thông qua việc chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, tháng 5 năm 1953, tướng
Na Va được cử sang làm chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch
hành động gồm hai bước, từ giữ thế phòng ngự chiến lược, tập trung lực lượng mở cuộc tiến
công bình định miền Nam và miền Trung Đông Dương đến việc đưa quân ra Bắc, giành
thắng lợi quyết định để tạo áp lực trong cuộc đàm phán.
Trước âm mưu cửa địch, tháng 9 năm 1953 bộ chính trị quyết định mở cuộc tiến công
chiến lược Đông xuân 1953 –1954 , nhằm tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng Tây Bắc,
phối hợp với quân đội Lào giải phóng Xa lì... bộ chính trị cũng quyết định tiến công giành
lấy địa bàn chiến lược Tây Nguyên, phá âm mưu bình định Miền Nam của địch, trên cơ sở
của Bộ chính trị.
Từ 13 –17/2/1954, tỉnh Quảng Nam –Đà Nẵng họp hội nghị mở rộng.Hội nghị nhận
định rằng trong thời gian tới địch sẽ ra sức bắt lính, cưỡng bức lừu bịp ở vùng tạp chiến,
đánh phá, càng quét quy mô vùng du kích. Mặt khác chúng tăng cường phi cơ bắn phá các
trục giao thông, những nơi chúng nghi có cơ quan, kho tàn của ta, do đó ta phải tích cực đề
phòng kịp thời đối phó, tuyệt đối không được chủ quan.
Sau khi phán đoán tình hình,Tỉnh chủ trương tiếp tục đẩy mạnh du kích chiến tranh,
tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phá âm mưu chiếm vùng tự do...Về quân sự, để tăng cường
hơn nữ sự lãnh đạo của Đảng, Tỉnh uỷ chỉ thị Tỉnh đội thường xuyên báo cáo tình hình trên
chiến trường...
Ngày 22-23/4/1954 Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng triệu tập hội nghị mở rộng.Hội nghị
nhận định qua 3 tháng hoạt động, nhân dân Tỉnh ta đã giành được nhiều tháng lợi quan
trọng về nhiều mặt. Tuy nhiên, ta chưa có sự phối hợp với chiến trường cả nước một cách
liên tục và chặt chẽ.Nhiều nơi ta vẫn chưa thấy hết sơ hở cảu địch, chưa mạnh dạn phát triển
cơ sở, đẩy mạnh phát triên công tác ở vùng sát nách địch, phát triển phong trào du kích chiến
tranh, từng bước thu hẹp vùng địch chiếm đóng.Hội nghị chủ trương tích cực đấy mạnh hạot
động quân sự ở vùng tạm chiếm, khẩn trương chuẩn bị đối pháo với âm mưu địch càng quét
ra vùng tự do của ta, quyết tâm giành thắng lợi nhiều hơn nữa.
Trên cơ sở nghị quyết của bộ chính trị, trong gần hai tháng, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã
liên tiếp tổ chức hai hội nghị mở rộng.Hội nghị diễn ra kịp thời, xác định được tình hình ta
và địch, từ đó có sự chuẩn bị sức người, sức của và khi chiến trường đã có đủ điều kiện,
quyết định kịp thời phương án tác chiến, phối hợp với tác chiến, phối hợp với chiến trường
cả nước trong chiến cuộc đông xuân 1953 –1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ,
góp phần vào thắng lợi của cả dân tộc.
Câu 6: Tư tưởng quyết tâm” đánh Mỹ và thắng Mỹ” của tỉnh Quảng Nam, tỉnh uỷ
Quảng Đà trong những tháng đầu năm 1975, được thể hiện như thế nào? Chiến thắng nào thể
hiện rõ nhất tư tưởng trên? ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó.
Trả lời: Sau khi Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3/1965, rồi Kỳ Hà –Chu Lai Quảng
Nam tháng 5/1965, trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã thực sự lo lắng.
Trứơc tình hình đó, chúng ta xác định đế quốc Mỹ là kẻ thud chủ yếu của dân tộc.Vì
vậy đảng bộ tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam quán triệt tinh thần và ra nghị quyết “ Quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.”.Trung ương quyết định:” Chưa giải phóng miền Nam thì còn
đánh,chiến tranh gì chũng đánh,đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh và lâu
bao nhiêu cũng đánh...đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ”
Rất nhiều nơi đã đánh Mỹ bằng chiến tranh du kích như : du kích Hoà Lạc – Hoà
Vang diệt 7 tên; Du kích Hoà Liên Hoà Vang đã gan dj đánh hai đại đội lính Mỹ, diệt 37 tên
Mỹ xâm lược; Núi Thành với trận đánh Núi Thành vang dội, và Quảng Nam trở thành đơn vị
đi đầu diệt Mỹ.
Chiến thắng Núi Thành tuy là trận đánh nhỏ, số lượng quân Mỹ bịo tiêu diệt không
nhiều, song có ý nghĩa lịch sử, nói lên tinh thần cách mạng tiến công, sự mưu trí linh hoạt,
dũng cảm của quân ta hoàn toàn có khả năng tiêu diệt quân Mỹ, xua tan tư tưởng sợ Mỹ, dù
chúng có ưu thế trang bị về hoả lực.Đơn vị chiến thắng đã được uỷ ban trung ương Mặt trận
giải phóng miền Nam tặng cờ “ Lập công đầu , diệt gọn từng đơn vị chiến đấu Mỹ “.
Câu 7: Hãy trình bày cơ cấu kinh tế do Đảng bộ tỉnh chủ trương qua các kỳ Đại hội từ
năm 1975 đến nay ?
Trả lời: Từ 12-18/11/1976 Đại hội Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ XI ( Vòng
1) và từ ngày 25/4 –2/5/1977, Đại hội ( Vòng 2 ) họp tại Đà Nẵng đã xác định: phát triển về
cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp và chăn nuôi. Đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp là là nhiệm vụ hàng đầu, đông thời đẩy mạnh nghề biển, nghề rừng, phát triển lâm
nghiệp và chế biến tiểu thu công nghiệp.
Từ 12 –16/12/1979 Đại hội Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng lần thứ XII họp tại Đà
Nẵng tập trung : Từng bước xây dựng địa phương thành tỉnh có cơ cấu công –nông nghiệp.
Đại hội Đảng bộ QN –ĐN lần thứ XIII nêu rõ: đẩy mạnh sản xuất toàn diện, tăng
nhanh cây công nghiệp, đồng thời tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển công
nghiệp, tiểu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,kết hợp chặt chẽ công nghiệp và nông nghiệp
Đại hội Đảng bộ QN –ĐN lần thứ XIV nêu rõ : Dồn sức phát triển nông nghiệp toàn
diện, thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đồng thời phát triển mạnh sản xuất hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Đại hội Đảng bộ QN –ĐN lần thứ XV nêu rõ : Phát triển nông- lâm-ngư nghiệp gắn
với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới; Đi đôi với kinh tế cần phát triển khoa
học, GD văn hoá nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới, góp phần thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
Đại hội Đảng bộ QN –ĐN lần thứ XVI nêu rõ : Về kinh tế chuyến dịch theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ cấu kinh tế “ Công – nông nghiệp, thương mại,
du lịch và dịch vụ.
Câu 8: Hãy cho biết những thành tựu nổi bật của tỉnh Quảng Nam sau mươi năm tái
lập Tỉnh ( 1997 –2007)? ý nghĩa của những thành tựu đó ?
Trả lời:
* Về lĩnh vực kinh tế: