Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngành du lịch - 45 năm xây dựng và trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.19 KB, 3 trang )

Ngành du lịch - 45 năm xây dựng và trưởng thành

Sau 45 năm hình thành và phát triển (1960-2005),
ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước.
Lực lượng kinh doanh du lịch phát triển mạnh, thích nghi
dần cơ chế mới, từng bước làm ăn có hiệu quả. Tính đến nay, cả
nước đã có khoảng 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 400 doanh
nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 204 doanh nghiệp trách
nhiệm hữu hạn, 124 doanh nghiệp Nhà nước, 63 doanh nghiệp cổ
phần, 8 liên doanh và 2 doanh nghiệp tư nhân.
Đề án sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc Tổng cục Du lịch đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được tổ chức triển khai
trong các năm 2003-2005, theo hướng để 4 doanh nghiệp mạnh
ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu; hình
thành “Công ty mẹ-Công ty con” trên cơ sở 8 công ty; cổ phần
hóa các công ty hiện có. Cả nước đã cổ phần hóa được trên 100
doanh nghiệp...
Năm năm qua, Chính phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu
tư hạ tầng kỹ thuật du lịch ở các khu du lịch trọng điểm. Từ năm
1998-2004, cả nước có 190 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) trong lĩnh vực du lịch với tổng số vốn là 4,64 tỷ USD, nâng
tổng số dự án tới nay là 239 dự án với tổng số vốn là 6,112 tỷ
USD. Các địa phương thu hút được nhiều dự án và vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm
Đồng, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa.
Hơn 10 năm qua, cả nước đã nâng cấp, xây mới hơn 50.000
phòng khách sạn. Đến nay, cả nước có khoảng 6.000 cơ sở lưu
trú, với 130.000 buồng trong đó có 2.575 cơ sở được xếp hạng
đạt từ tiêu chuẩn tối thiểu đến 5 sao với tổng số 72.458 buồng.


Những năm qua, ngành du lịch đã chú trọng xúc tiến quảng
bá du lịch ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Các đơn vị trong
ngành đã tích cực tham gia nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn
quốc tế để quảng bá thu hút khách du lịch và vốn đầu tư. Tổng
cục Du lịch đã liên tục xuất bản sách hướng dẫn, sản xuất băng
video và đĩa CD-ROM giới thiệu về đất nước, con người và du lịch
Việt Nam đến các nước trên thế giới.
Từ năm 2000 đến nay, Nhà nước đã đầu tư ngân sách cho
Chương trình hành động quốc gia về du lịch với tổng số 112 tỷ
đồng. Các doanh nghiệp du lịch và hàng không Việt Nam, các
doanh nghiệp và cơ quan ngoại giao, thông tấn báo chí, các cơ
quan tuyên truyền đối ngoại đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho
tuyên truyền quảng bá đất nước, con người và sản phẩm Việt
Nam và quảng cáo sản phẩm của bản thân doanh nghiệp ra nước
ngoài.
Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch ngày
càng được chú trọng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế.
Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (gần 40
trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (trên 30 trường) và
nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh.
Ngành đã thu hút được trên 30 triệu USD cho đào tạo phát triển
nguồn nhân lực du lịch.
Năm 1990, toàn ngành mới có hơn 17.000 lao động trực
tiếp thì đến nay đã có trên 230.000 lao động trực tiếp và trên
500.000 lao động gián tiếp.
Ngành du lịch Việt Nam đã ký và thực hiện tốt 26 hiệp định
hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch
trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế; ký Hiệp định hợp tác
du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp
tác du lịch với các nước khác; tham gia chủ động trong hợp tác

du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác hành lang Đông-Tây,
hợp tác sông Mêkông-Sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, ASEM,
hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA),
trong Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO); có quan hệ bạn hàng với
1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ.
Từ năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch luôn duy trì
được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình trên 20%/năm).
Khách quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt khách (năm 1990) lên
xấp xỉ 3 triệu lượt khách (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng
14,5 lần, từ 1 triệu lượt (năm 1994) lên 14,5 triệu lượt (năm
2004).
Năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng
thì đến năm 2004, con số đó là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần. Ước
tính năm 2005, ngành du lịch đón được khoảng 3,43 triệu lượt
khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch 7% và tăng 11% so với
năm 2004. Thu nhập du lịch đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.
Theo TTXVN

×