Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

so sanh thi hanh an dan su va thua phat lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.18 KB, 4 trang )

1.3. Phân biệt hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự với hoạt động
thi hành án dân sự của thừa phát lại.
Thứ nhất, về cơ sở ra Quyết định thi hành án:
- Với Cơ quan thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành
án chủ động đối với những phần, loại bản án, quyết định theo quy định hoặc khi có yêu
cầu thi hành án. (Cơ sở pháp lý: Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2014).
- Với Thừa phát lại, cơ quan này không có thẩm quyền ra Quyết định thi hành án đối với
phần bản án, quyết định mà không theo đơn yêu cầu của đương sự. Tức là, Thừa phát lại
được quyền trực tiếp tổ chức thi hành chỉ khi có đơn yêu cầu của đương sự.
Thứ hai, về loại bản án, quyết định được thi hành:
- Những loại bản án, quyết định được thi hành bởi Cơ quan thi hành án được quy định tại
Điều 1 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 gồm: bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền,
tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và
quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định
hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên
phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại. Những bản án này
được thi hành khi đã có hiệu lực pháp luật; tuy nhiên, đối với một số bản án, quyết định
như bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ
cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; Quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị
(Cơ sở pháp lý Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2014).
- Thừa phát lại chỉ có thể tổ chức thi hành khi có đơn yêu cầu của đương sự đối với các
bản án: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát
lại đặt văn phòng; Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án,
quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng; Quyết định
giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng (Cơ sở pháp lý: khoản 1
Điều 34 Nghị định 61/2009/NĐ-CP).
Như vậy, phạm vi thẩm quyền về loại bản án, quyết định được thi hành khi có yêu cầu


của Thừa phát lại là hẹp hơn so với Cơ quan thi hành án dân sự.
Thứ ba, về chức năng xác minh điều kiện thi hành án:


- Với Cơ quan thi hành án dân sự, việc xác minh điều kiện thi hành án là một khâu trong
cả quá trình thực hiện việc thi hành án, chủ thể thực hiện chức năng này là Chấp hành
viên và thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải
thi hành án không tự nguyện thi hành (Cơ sở pháp lý: Điều 44 Luật Thi hành án dân sự
2014)
- Với Thừa phát lại, Cơ quan này có thể chỉ thực hiện chức năng xác minh điều kiện thi
hành án khi có đơn yêu cầu từ đương sự. Ngoài ra, người được thi hành án có quyền dùng
kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan
thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết
quả xác minh để tổ chức thi hành án (Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 32 Nghị định
61/2009/NĐ-CP).
Thứ tư, về quyền của Chấp hành viên của Cơ quan thi hành án dân sự được quy định tại
Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có quy định về: quyền được sử dụng công cụ
hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ và quyền thực hiện nhiệm
vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra, Chấp
hành viên còn có thể xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với hành vi vi
phạm pháp luật thi hành án. Mặt khác, Thừa phát lại không có những quyền này (Cơ sở
pháp lý: khoản 7, 9, 10 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2014, khoản 2 Điều 5 Nghị định
61/2009/NĐ-CP)
Thứ năm, về phạm vi thi hành án dân sự:
- Thủ trưởng Cơ quan thi hành dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án
dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở (Cơ sở pháp
lý: Điều 55 Luật Thi hành án dân sự năm 2014)
- Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc theo quy định ngoài địa bàn quận,
huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều
kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Cơ sở pháp lý:

khoản 2 Điều 34 Nghị định 61/2009/NĐ-CP)
Thứ sáu, về chi phí hoạt động tổ chức thi hành án:
- Không có sự thỏa thuận giữa Chấp hành viên và người yêu cầu thi hành án hay đương
sự.
- Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí
theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự.


Những vụ việc phức tạp, văn phòng Thừa phát lại và bên yêu cầu thi hành án có thể thỏa
thuận về mức chi phí thực hiện công việc (khoản 4 Điều 7 Nghị định 61/2009/NĐ-CP).
1.6. Liệt kê các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động thi hành án
dân sự.
 Về hoạt động thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự
Một số văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực:
- Pháp lệnh số 23-LCT/HĐNN8 Thi hành án dân sự năm 1989
- Pháp lệnh số 13/2004/PL-UBTVQH11 về Thi hành án dân sự.
- Pháp lệnh Không số Thi hành án dân sự năm 1993.
- Luật số 24/2004/QH11 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Văn bản quy phạm đã hết hiệu lực một phần: Luật số 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự.
Văn bản quy phạm đang có hiệu lực pháp luật:
- Luật số 53/2010/QH12 Thi hành án dân sự.
- Luật số 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.
- Luật số 92/2015/QH13 Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Nghị định số 62/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự.
- Thông tư số 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành
chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.
- Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC hướng dẫn thi
hành điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

- Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BTP-BCA- BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định
hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự.
- Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân
sách nhà nước để thi hành án.


- Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn
đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.
- Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí thi hành án dân sự.
 Về hoạt động thi hành án dân sự của Thừa phát lại
- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí
điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
135/2013/NĐ-CP.
- Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại.



×