Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Luyện từ và câu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.94 KB, 18 trang )

BÁO CÁO NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lời giới thiệu:
Tiểu học là cấp học quan trọng, được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng
cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Ở cấp
tiểu học phân môn luyện từ và câu có nhiệm vụ làm phong phú
vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho học sinh: cung cấp một lượng từ
ngữ nhất định theo quy định của chương trình, giúp học sinh hiểu
được nghĩa của từ trong hệ thống, hiểu đúng nghĩa và cái hay của
nghĩa từ trong hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của mình.
Phân môn luyện từ và câu còn giúp cho các em chiếm lĩnh ngôn
ngữ trong giao tiếp, học tập, hoạt động tạo ra hứng thú và động
cơ học học tập. Hơn thế nữa, nhờ có vốn từ dồi dào, cũng giúp
cho các em trở nên tư duy chính xác và chặt chẽ hơn. Vì lẽ đó, ở
trường tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách
có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng
lực dùng từ cho học sinh. Phân môn này còn giúp học sinh tích cực
hóa vốn từ, đưa các từ vào tạo câu, tạo lời nói trong học tập vui
chơi, sinh hoạt thường ngày.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy học sinh học và thực hành
phân môn luyện từ và câu chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn, học sinh mắc
lỗi khi làm bài tập còn nhiều. vận dụng từ ngữ còn chưa linh hoạt , làm các bài tập
về từ loại còn sai, đặc biệt là học sinh lớp 5C mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Khi
kiểm tra bài tập của học sinh tôi nhận thấy các em còn mắc lỗi dùng từ, về ngữ âm,
ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ... Tuy nhiên, việc dạy
Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn nhiều băn khoăn
và trăn trở bởi sự diễn đạt trong Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Do đó, cần
phải có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và
câu.



2. Tên sáng kiến: “ Biện pháp giúp học sinh học tốt môn
Luyện từ và câu lớp 5”
3. Tác giả:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh

- Đơn vị công tác : Trường tiểu học TT Hương Sơn – Huyện Phú
Bình

- Email:

4. Chủ đầu tư: - Nguyễn Thị Vân Anh - Đơn vị công tác : Trường tiểu
học TT Hương Sơn – Huyện Phú Bình

5. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu” thuộc lĩnh
vực chuyên môn Tiểu học ( Môn Tiếng Việt).
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:

- Ngày 10 tháng 9 năm 2015

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1Tính mới:
Khi lựa chọn sáng kiến trên, tôi đã tìm hiểu và theo dõi kĩ hoạt động học của của
học sinh lớp 5C trong tất cả các giờ học để phát hiện những mặt còn hạn chế, từ đó
đào sâu nghiên cứu để cải tiến những biện pháp đang sử dụng trong một số năm
gần đây nhưng chưa triệt để và chưa có kết quả cao, đồng thời tôi xây dựng và đưa



vào áp dụng những biện pháp mới, khác biệt mà trước đây chưa từng được áp dụng
tại lớp tôi và trường tôi như:

- Tìm và phân loại nhỏ ra những lỗi sai phổ biến của từng học sinh như
( lỗi dùng từ, phát âm, diễn đạt,......)Với mỗi loại lỗi, tôi đưa ra những biện pháp
nhằm khắc phục triệt để lỗi đó.
- Bên cạnh những biện pháp sửa lỗi chung cho tất cả các học sinh trong lớp,
tôi còn áp dụng những biện pháp sửa lỗi riêng đối với từng học sinh
- Phát huy cao vai trò học nhóm của các em, tự chủ lĩnh hội kiến thức của
học sinh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để các em nhận biết và hiểu
nghĩa của từ triệt để, chính xác hơn. nhằm phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan
sát nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh.
- Dạy học áp dụng trò chơi trong học tập tạo hứng thú cho học sinh.
Các biện pháp mà tôi nghiên cứu và áp dụng đều vừa sức và phù hợp
với mỗi đối tượng nên các em hứng thú, không ngại học, bởi thế nên chất lương
đọc của lớp tôi ngày càng được cải thiện một cách đáng kể.

7.2.Tính khoa học:
Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ, ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của
tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trau dồi
ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Trong
giáo dục, việc nắm vững tiếng nói (trước hết là tiếng mẹ đẻ) có ý nghĩa quyết định.
Nếu học sinh yếu kém về ngôn ngữ, nghe nói chỉ hiểu lơ mơ, nói viết không chính
xác không thể hiện được ý mình cho suôn sẻ, thì không thể nào khai thác đầy đủ


các thông tin tiếp nhận từ người thầy, từ sách vở được. Bởi vậy, trong nội dung giáo
dục, chúng ta cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo về mặt ngôn ngữ, xem đó là

điều kiện không thể thiếu để bảo đảm thành công trong thực hiện sứ mệnh trọng đại
của mình.
Luyện từ và câu ở tiểu học còn giúp học sinh trang bị một số
hiểu biết về ngữ pháp như: giúp nắm được một số khái niệm ngữ
pháp, biết dùng một số câu, kiểu câu. Mục tiêu của phân môn
Luyện từ và câu ở Tiểu học là nhằm đào tạo, cung cấp cho các em
những kiến thức cơ bản để khi các em học xong Tiểu học thì các
em sẽ có một trình độ dùng từ, dùng câu chính xác; nói được, viết
được những gì muốn nói, muốn viết, thể hiện theo đúng ngữ pháp
tiếng Việt. Đó cũng chính là đào tạo ra con người biết giao tiếp
trong đời sống. Phân môn Luyện từ và câu còn giáo dục cho người
học những tư tưởng tốt đẹp: yêu tiếng nói và yêu chữ viết của dân
tộc. Nói – Viết Tiếng Việt chính xác.
7.3.Tính thực tiễn
7.3.1.Thực trạng của việc dạy và học:
* Thuận lợi
- Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác, đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và
được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Phân môn luyện từ và câu
của lớp 5 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình Từ
ngữ - ngữ pháp của lớp 5 cũ, phân môn chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập
thực hành với định hướng rõ ràng.
- Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp dưới nên các em đã biết các lĩnh hội
và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn
học nói riêng và môn tiếng việt nói chung.
* Khó khăn
Do Luyện từ và câu là một phân môn mới và khó, cho nên giáo viên còn lúng
túng trong việc tổ chức một tiết dạy - học Luyện từ và câu sao cho đúng yêu cầu
của phân môn, đúng đặc trưng của phân môn và đạt được hiệu quả dạy - học cao.
Giáo viên có tâm lý ngại dạy Luyên từ và câu, vận dụng phương pháp dạy học còn



lúng túng chưa thực sự thu hút. Hiệu quả dạy - học giờ Luyện từ và câu nhìn chung
còn thấp. Học sinh chưa có hứng thú học tập phân môn này, việc vận dụng thực
hành còn gặp nhiều khó khăn.
7.3.2. Nguyên nhân của thực trạng.
a. Giáo viên
- Vốn từ ngữ của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu
cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Đa số giáo viên còn lúng
túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ. Vì vậy việc giáo viên hướng dẫn học sinh
tập giải nghĩa từ, làm bài tập giải nghĩa từ cũng chưa đạt hiệu quả cao. Kiến thức về
từ vựng - ngữ nghĩa học của một số giáo viên còn hạn chế, nên bộc lộ những sơ
suất, sai sót về kiến thức.
- Phương pháp dạy của nhiều giáo viên trong giờ Luyện từ và câu còn đơn
điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa
sinh động, chưa cuốn hút được học sinh.
- Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục
vụ việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồ dùng dạy
học khác chưa phong phú.
b. Học sinh:
- Học sinh ít hứng thú học phân môn này. Hầu hết các em được hỏi ý kiến
đều cho rằng: Luyện từ và câu là một môn học khô khan và khó. Một số chủ đề còn
trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi quen thuộc. Trong sách giáo khoa, có những
loại bài tập hoặc xuất hiện quá nhiều, gây tâm lý nhàm chán cho học sinh (BT điền
từ)
- Hoặc yêu cầu được nêu ra trong bài tập không rõ ràng, không tường minh và
khó thực hiện (bài tập dùng từ viết thành đoạn văn ngắn). Và như đã nói ở trên,
cách dạy của giáo viên đôi khi còn nặng về giảng giải khô khăn, nặng nề về áp đặt
gây tâm lý mệt mỏi, ngại học phân môn này.
* Những sai lầm thường mắc khi học luyện từ và câu:

- Các em thường mắc các lỗi về tiếng và từ:
- Các lỗi về thanh còn một số em nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã.
- Xác định từ loại còn nhầm lẫn.
- Các em chưa có hứng thú học môn luyện từ và câu vì vốn từ chưa phong
phú.
- Chưa nắm vững kiến thức mới
- Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn luyện, hoặc do ít tiếp xúc với
môi trường bên mgoài xã hội


* Năm học 2015 - 2016 tôi được Ban giám hiệu Nhà trường phân công chủ
nhiệm và giảng dạy lớp 5C..
Qua kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm.
* Tôi thống kê được chất lượng học phân môn Luyện từ và câu như sau:

TSHS
36

Điểm 9 và 10
SL
TL
4
11,1%

Điểm 7 và 8
SL
TL
9
25%


Điểm 5 và 6
SL
TL
14
38,9%

Điểm dưới 5
SL
TL
9
25%

Nhìn bảng thông kê cho thấy các em học luyện từ và câu còn có nhiều hạn chế mặc
dù đã được học các bài lý thuyết về từ nhưng kết quả cho thấy có nhiều em còn yếu
khi vận dụng thực hành vào luyện tập dẫn đến chất lượng môn Tiếng Việt của lớp
còn thấp.
7.4. Biện pháp thực hiện:
Để tiết dạy - học Luyện từ và câu ở lớp 5 đạt hiệu quả cao, Để đưa chất lượng
dùng từ, câu đúng, phong phú và có sự thay đổi về vốn từ ở học
sinh, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
7.4.1. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới.
* Việc hình thành kiến thức mới để học sinh nắm vững khái niệm và vận dụng
vào thực hành là việc làm hết sức quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học
sinh. Do vậy giáo viên cần làm tốt:
- Bài dạy kiến thức mới ( Bài dạy lý thuyết) về từ và câu thường gồm 3 phần:
Nhận xét, Ghi nhớ và Luyện tập.
- Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu có liên quan đến nội dung bài học nhằm giúp
các em tự hình thành kiến thức
* GV tổ chức cho HS khai thác ngữ liệu ở phần nhận xét theo các hình thức:
+ Trao đổi chung cả lớp.

+ Trao đổi theo từng nhóm.
+ Tự làm bài cá nhân.
- Dù theo hình thức nào thì GV cũng cần chú ý dẫn dắt HS để hướng cho các em tự
rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức.
- Ghi nhớ là phần chốt lại những những điểm cốt lõi về kiến thức được rút ra qua
việc phân tích ngữ liệu. HS cần nắm vững kiến thức này bằng cách:
+ Tự rút ra những điểm chính cần ghi nhớ qua phân tích ví dụ.


+ Đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
+ Nêu những điểm cần ghi nhớ mà học sinh có thể đã tự lĩnh hội được sau bài học.
- Luyện tập là phần bài tập thực hành nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã
học. HS cần chủ động nhiều hơn khi thực hiện các yêu cầu của bài tập. GV
có thể cho HS nhắc lại một số kiến thức có liên quan, sau đó tổ chức cho HS
làm bài tập theo các hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm,..
Chú ý:
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ yêu cầu của bài tập.
+ Chữa mẫu cho HS một bài hoặc một phần của bài tập.
+ Hướng dẫn HS làm bảng con, bảng lớp, bảng nhóm, vở nháp, vở bài tập…
+ Hướng dẫn HS tự kiểm tra hoặc đổi bài để bạn kiểm tra.
+ Hướng dẫn HS chữa bài tại lớp để rút kinh nghiệm chung và củng cố kiến
thức, kỹ năng cần đạt.
* Ở phần này giáo viên phát huy vai trò học nhóm của học sinh nhằm phát huy
vốn từ của các em.
7.4.2. Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên,
phát huy được tính tích cực của học sinh.
*Ví dụ : Khi dạy các bài Mở rộng vốn Từ: học sinh cần hiểu về nghĩa của từ là
khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong
ngôn ngữ, được ngôn ngữ hoá. Nói cách khác “Nghĩa của từ là các sự vật, hoạt
động, tính chất, số lượng mà từ biểu thị”.

*Chẳng hạn
+ Đất: Chất rắn, ở trên đó người và các loại động vật đi lại , sinh sống, cây
cỏ mọc.
+ Công nhân: Người lao động chân tay, làm việc ăn lương.
Nghĩa của từ được miêu tả, giải thích rất rõ ràng trong các sách từ điển .
* Khi dạy về nghĩa của từ, chúng ta cần:
- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với sự vật, hoạt động, tính chất mà nó
biểu thị.
*Ví dụ: Giải thích từ “Sầu riêng”, Tôi cho học sinh nhìn thấy quả sầu riêng
(quả có gai cứng ở vỏ, khi chín vỏ có màu xanh, múi vàng tựa như múi mít, ngọt
như quả vải).
Giải nghĩa từ “mang”,vác” chúng tôi cho các em làm động tác để quan sát.
- Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh, mô hình...cho quan sát, từ đó nêu nghĩa
của từ (bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các sự vật, hiện tượng
không trực tiếp nhìn thấy hoặc diễn ra ở xung quanh).
- Mặt khác, tôi còn tìm cách giải thích nghĩa của từ sát hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi học sinh tiểu học. Cụ thể lối miêu tả, trực quan khi giải nghĩa từ. Bên cạnh


đó, tôi còn chấp nhận và khuyến khích cách giải nghĩa từ theo lối “khôi phục các
biểu tượng”, hoặc giải nghĩa từ một cách “mộc mạc, gần gũi”...của học sinh.
* Ví dụ:
+ Giang sơn: Đất nước mình.

+ Ông ngoại: Người sinh ra mẹ.

*Ví dụ: dạy bài Từ trái nghĩa (tiết 1- tuần 4).
Khi dạy loại bài này, tôi dùng bài thơ sau để giúp học sinh nhận biết từ trái
nghĩa.
Dòng sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Khôn nhà dại chợ long đong
Việc này hẳn có tay trong tay ngoài
Lươn ngắn lại chê trạch dài
Vụng chèo khéo chống khen ai vững vàng
Xấu người đẹp nết là hơn
Đầu đuôi kể rõ dưới trên ngọn ngành…
Muốn tìm được cặp từ trái nghĩa, trước các cặp từ còn đang “Nghi vấn”, học
sinh cần trả lời 2 câu hỏi nhỏ sau: thứ nhất “nghĩa của 2 từ trong mỗi câu thơ có đối
lập nhau không, trái ngược nhau không?”, thứ hai : “cơ sở chung của sự đối lập về
nghĩa của 2 từ là gì ?”. Trả lời được 2 câu hỏi trên, học sinh đã xác định có cơ sở
chắc chắn về từ trái nghĩa.
- Cuối tiết 2, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng từ trái nghĩa
dưới dạng 2 loại bài tập sau:
+ Loại

bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau

*Ví dụ:
Yếu trâu còn hơn …………… bò .( khoẻ)
Bé lại xé ra ............đáng buồn .(to)
Lành làm gáo, ……. làm muôi . (vỡ)
Ở ……. người cười, ở hẹp người chê. ( rộng)
+ Loại

bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.

*Ví dụ: Đặt câu với cặp từ: trên – dưới



Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm
trong câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên một
cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào
đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp.
Hình thức vừa dạy vừa tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp
học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và
niềm tin trong học tập. Cứ mỗi khi tôi cho các em tiếp xúc với đoạn thơ, câu đố,
các em chăm chú theo dõi. Những đôi mắt ánh lên niềm vui thích
*Ví dụ: dạy về nghĩa của từ qua bài Từ nhiều nghĩa
Để chuyển tải được khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ khi dạy bài
khái niệm về nghĩa của từ, tôi đã tìm cách đặt từ vào trong câu, nói rộng hơn là đặt
từ trong ngữ cảnh. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá, cụ thể hoá nghĩa của từ và
để học sinh hiểu vấn đề, chúng tôi cung cấp: trong các nghĩa khác nhau của từ
nhiều nghĩa, nghĩa nào là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc “dễ hiểu” thì đó là
nghĩa gốc; còn nghĩa nào là nghĩa gián tiếp, phải suy ra, hiểu rộng ra từ nghĩa gốc,
không thật gần gũi quen thuộc lắm, có phần “khó hiểu” thì đó là nghĩa chuyển.
- Ví dụ: Để phân biệt nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ “Mắt” thì các em dựa
vào nghĩa của chúng trong ngữ cảnh, và phải hiểu “mắt” dùng để làm gì? có
nghĩa gốc là gì?
* Mắt: - Đôi mắt em rất đẹp.
- Quả na mở mắt.
Với cách dẫn dắt cụ thể như vậy, học sinh đã nhận biết được nghĩa gốc, nghĩa
chuyển của từ rất nhạy bén.
Hay là khi dạy bài “Từ đồng nghĩa” chẳng hạn. Mặc dù sách giáo viên có
hướng dẫn nhưng để học sinh dễ nắm bắt kiến thức về từ đồng nghĩa, hiểu dễ dàng
thế nào là từ đồng nghĩa, tôi đã tiến hành như sau:
- Đầu tiên tôi cho học sinh quan sát tranh một chiếc máy bay bay trên bầu
trời. Để tìm từ thay thế cho từ máy bay, bất ngờ chúng tôi lại đưa ra một
chiếc tàu bay gấp bằng giấy rồi mô hình một chiếc phi cơ...để các em nhận biết và
so sánh nghĩa của từ máy bay, tàu bay, phi cơ, các em dễ dàng hiểu được thế nào là

từ đồng nghĩa.
Ở bài tập 1 của tiết 2 chúng tôi cho học sinh tìm từ đồng nghĩa chỉ màu sắc
qua hình thức tổ chức tìm từ trong đoạn thơ sau:
* Ví dụ: Tìm các từ chỉ màu trắng:
Đàn cò đậu trắng phau phau
Đôi mắt trắng dã nhìn nhau hận thù
Mưa rào trắng xoá đất trời


Cổ tay em trắng nõn nà xinh xinh.
Mẹ may cho áo trắng tinh
Nhìn da trắng bệch bệnh tình bên trong .
Cách tổ chức như vậy nhằm củng cố kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu tích cực
hoá hoạt động học tập của các em, hình thành năng lực tư duy tốt mỗi học sinh đều
được bộc lộ mình và phát triển rèn luyện óc suy nghĩ tổng hợp, sự quan sát nhanh
cùng với sự thích thú của lứa tuổi hiếu động, giàu cảm xúc, hồn nhiên, luôn ưa
thích cái mới lạ, vui tươi, hấp dẫn nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh.
7.4.3 Xây dựng trò chơi học tập trong giờ luyện từ và câu
tạo không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh.
- Tùy theo loại bài tập mà giáo viên sẽ tổ chức trò chơi phù hợp.
Sẽ thu hút được hầu hết học sinh tham gia tích cực trong việc rèn
kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu ở các giờ Luyện từ và
Câu.
- Nó sẽ rèn
cho học sinh cách dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu của học
sinh có hiệu quả, qua đó sẽ làm cho khả năng dùng từ - câu trong
nói và viết thành câu của các em được nâng lên.
Ví dụ: Dạy bài Từ trái nghĩa (tiết 1- tuần 4).
* Khi dạy loại bài này, tôi sử dụng trò chơi “đố nhau”. Tôi dùng
bài thơ sau để giúp học sinh thực hiện trò chơi và nhận biết từ trái

nghĩa.
+ Cách thực hiện: Các nhóm thảo luận (nhóm 2) tìm cặp từ
trái nghĩa trong từng dòng thơ, sau đó học sinh các nhóm đố nhau
(nhóm 1 đọc 1 dòng thơ, nhóm 2 tìm cặp từ trái nghĩa trong dòng
thơ đó. Sau đó nhóm 2 sẽ làm ngược lại…và cứ tiếp tục cho đến
hết).
Anh em trên dưới một lòng
Thuyền bè xuôi ngược trên sông sớm chiều


Nghe giảng em hiểu ít nhiều
Đừng nói nặng nhẹ những điều chẳng hay
Đảm đang lo việc trước sau
Thì thầm to nhỏ kề tai dành dành….
+ Muốn tìm được cặp từ trái nghĩa, trước các cặp từ còn
đang “Nghi vấn”, học sinh cần trả lời 2 câu hỏi nhỏ sau: thứ nhất
“nghĩa của 2 từ trong mỗi câu thơ có đối lập nhau không, trái
ngược nhau không?”, thứ hai : “cơ sở chung của sự đối lập về
nghĩa của 2 từ là gì ?”. Trả lời được 2 câu hỏi trên, học sinh đã xác
định có cơ sở chắc chắn về từ trái nghĩa.
* Cuối tiết, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử
dụng từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau:
+ Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng
câu thơ sau
Ví dụ :

Yếu trâu còn hơn …………… bò .( khoẻ)
Bé lại xé ra ............đáng buồn .(to)
Lành làm gáo, ……. làm muôi . (vỡ)
Ở ……. người cười, ở hẹp người chê. ( rộng)


+ Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa, dạng bài tập điền
từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm trong câu thơ), coi đó là từ
“điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên một cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh.
Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào đặc trưng về nghĩa của cặp từ
trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp.


*Kết quả cho thấy tất cả học sinh trong nhóm đã chú ý tham gia học tập một
cách tích cực đã mang lại kết quả cao cũng như chất lượng cao hơn cho phân môn
Luyện từ và Câu ở lớp 5.
7.4.4: Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh.
Đây là nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện từ và câu. Khi có vốn từ phong
phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy. Ở lớp 5, loại bài tập mở rộng
vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng khá nhiều dưới các dạng khác nhau: Tìm từ
ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng cho trước, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, tìm từ có
cùng yếu tố cấu tạo.
Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách:
+ Cách ghép từ: Xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra
các từ mới.
* Ví dụ: Bài tập 3 - Tiết 3 (Sgk 5) yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng
“đồng” (theo nghĩa là cùng).
* Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi tìm từ
điền vào bài thơ sau:
...................tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành)
...................tay nắm chặt tay (đồng chí)
...................sum họp bốn phương một nhà (đồng bào)
..................quần áo quả là đẹp thay (đồng phục)
...................hội tụ một nơi (đồng qui)
..................cộng khổ ngọt bùi sẻ chia (đồng cam)

…………………………………………………….
*Ví dụ: tìm một số từ có tiếng “cổ” (xưa, cũ).
Giáo viên nói: Người ta coi đồ cổ là vật quí, nhưng nhiều thứ cổ khác lại quí
hơn nhiều. Em đọc bài thơ sau và hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để thấm
thía hơn về giá trị của những thứ “cổ” ấy.
Đầu xuân vui tết .......cổ truyền).
Hội làng: vật võ, đu tiên, chọi gà.
Ngôi chùa……………làng ta (cổ kính).
Mùa hè gió mát là đà bóng cây
Quê mình đẹp nhất nơi đây
Cây đa ………..hồ đầy nước trong (cổ thụ)


a. Phương pháp liên tưởng: Từ 1 từ hoặc cụm từ cho trước sẽ cho ra 1 từ mới
cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn.
Loại bài tập này bao gồm một số dạng sau:
Ÿ Dạng 1: Điền từ vào chỗ trống.
Sạch sẽ là không ..................
............là không lộn xộn
.............là không luộm thuộm.
Ÿ Dạng 2: Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được nêu trực tiếp.
Loại bài tập này giúp học sinh thu thập thêm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa
mà trước nay bản thân chưa biết hoặc chưa nhận ra, đồng thời tạo cho học sinh một
sự nhạy cảm, để đến khi có nhu cầu giáo tiếp ngôn từ thì có thể dễ dàng huy động
các từ đồng nghĩa, trái nghĩa có như vậy vốn từ của học sinh mới ngày càng phong
phú, mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong hoạt động nói - viết của học sinh.
b. Phương pháp láy: Tìm ra từ mới bằng cách lặp lại một bộ phận của từ,
hoặc láy lại từ đã cho.
*Ví dụ: Từ từ gốc “vàng” láy từ sẽ cho ra các từ: Vàng vọt, vàng vàng.
Từ từ gốc “xinh” láy từ sẽ cho ra các từ: Xinh xẻo, xinh xinh, xinh xắn.


7.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Với những biện pháp trên, qua gần 1 năm thực hiện trên lớp 5C , tôi nhận thấy:
- Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
- Chất lượng giờ học được nâng lên: tỉ lệ học sinh hiểu bài, phát biểu bài
nhiều hơn, chính xác hơn.
- Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học.
- Học sinh ham thích khi được học Luyện từ và câu.
- Học sinh được bộ lộ khả năng của mình trước lớp qua các bài tập, trò chơi,
câu đố.
- Vốn từ ngữ của học sinh phong phú hơn.
- Trong giao tiếp học sinh nhạy bén, tự tin, nói năng dùng từ chuẩn hơn.
- Đặc biệt các em nhạy bén trong việc tìm từ mới qua từ cho sẵn.
Sau đây là bảng so sánh kết quả: Lớp 5C
Trước khi áp dụng các biện pháp

Sau khi áp dụng các biện pháp

Tháng 9/2015

Tháng 5/2016

Điểm 9 Điểm

Điểm

Điểm

Điểm 9 Điểm


Điểm

Điểm


&10

7&8

4

9

5&6

dưới 5

&10

14

9

15

7&8

5&6

dưới 5


6

0

14

- Trong quá trình làm đề tài tôi đã áp dụng những biện pháp đã nêu trên với học
sinh lớp 5C do tôi phụ trách và thấy được sau mỗi biện pháp áp dụng vào thực tế
giảng dạy, các em tiếp thu bài nhanh hơn. Bài làm từ chỗ chưa có hứng thú học
phân môn nay phần đa các em đã biết vận dụng lý thuyết vào thực hành làm bài
của mình. 100% học sinh lớp 5C nắm chắc cấu tạo của thể loại bài lý thuyết hay
dạng bài thực hành,tiết học bớt đi phần căng thẳng cho học sinh
Tổng số 36 học sinh đã có tới trên 80% các em đạt điểm 7 trở lên trong khi số
bài điểm dưới 5 không còn nữa.
Đến cuối năm học qua bài kiểm tra cuối kỳ môn Tiếng Việt chất lượng được
nâng lên.Cụ thể:
TSHS
36

Điểm 9&10
Điểm 7&8
Điểm 5&6
Điểm dưới 5
SL TL
SL
TL
SL
TL
SL

TL
17
47,2%
12
33,3%
7
19,5%
0
0

• Kết quả cuối năm học lớp tôi đã đạt được những thành tích đáng kể sau:
- Giải toán qua mạng cấp trường: 2 em, cấp huyện: 1 em
- Giải tiếng Anh trên mạng cấp trường: 2 em, cấp huyện: 1 em.
- Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 36em đạt 100%
- Học sinh được khen: 28 em đạt: 77,7%
Khi áp dụng những biện pháp đã nêu ở trên cho thấy hiệu quả rất lớn trong giờ
học. Học sinh không còn cảm giác lo sợ chán nản khi học luyện từ và câu, việc sử
dụng từ ngữ hay vốn từ của học sinh cũng được phong phú hơn . Đó cũng là thành
công bước đầu mà đề tài mang lại.
7.6 Khả năng áp dụng của sáng kiến


Sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu ở trên trong việc hướng dẫn học sinh
học tốt phân môn, vận dụng thực hành cho học sinh lớp 5C có hiệu quả. Tôi đã
mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp trong tổ 4 + 5 khi họp tổ chuyên môn
để cùng thảo luận và đều được các đồng chí trong tổ ủng hộ đồng thời cùng triển
khai áp dụng đối với các lớp trong khối 5 và đều có kết quả tốt. Bởi vậy các đồng
nghiệp trong khối đều đánh giá rằng: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi rất phù hợp và
sát thực tế, có biện pháp đối với mọi đối tượng học sinh và vận dụng tốt vào giảng
dạy.

7.7. Thời gian thực hiện của sáng kiến
- Sáng kiến được thực hiện từ tháng 9 năm 2015 và hoàn thành vào tháng 5
năm 2016.
8. Những thông tin cần bảo mật: Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là phân môn luyện từ và câu tôi
nghĩ cần phải có các điều kiện sau:
*Nhà trường:- Tạo điều kiện về thời gian, đồ dùng, tranh ảnh , máy chiếu phục
vụ cho giảng dạy tốt hơn. Tạo điều kiện về cơ sở, vật chất để có những phòng học
thoáng mát, bàn ghế đủ quy cách…

* Giáo viên:- Phải chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi đến lớp. Tìm hiểu mối
liên quan giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đồng thời chuẩn bị những tình huống
và đồ dùng cần thiết cho tiết dạy.
- Thường xuyên học tập rèn luyện phát huy vốn từ ngữ và thay đổi phương
pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao hứng thú học tập của các em
- Liên hệ với phụ huynh để có biện pháp kèm các em học ở nhà.
*Học sinh:- Học sinh cần có ý thức tự thực hiện tốt những bài giao về nhà.Có
ý thức học và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở cần thiết trước khi lên lớp.
*Phụ huynh:- Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, kiểm tra,
đôn đốc việc tự học ở nhà của các em thường xuyên, liên tục. Mua đủ sách vở, đồ
dùng học tập cho con em mình, mua thêm báo, truyện để các em đọc.


10.Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
10.1. Về học sinh : - Hầu hết học sinh đều ham thích và hứng thú học tập phân môn
này, các em không còn có biểu hiện ngại học mỗi khi nhắc đến nó.
- Học sinh học tập trong không khí tự nhiên thoải mái, tích cực và hào hứng nhất là
vào tiết làm bài miệng, ngoài việc các em nêu lên ý kiến diễn đạt của mình mà các
em còn nhận xét được ý vừa nêu của bạn theo nhận thức của em một cách chân thật

nhất.
- Các em có điều kiện để bộc lộ những khả năng tư duy, hiểu biết, khả năng diễn
đạt, phát triển vốn từ, trí thông minh và óc sáng tạo mà ở một số em yếu cũng đã
nhận thức được để thực hiện bài văn thì ta phải thực hiện như thế nào đúng nhất về
phần cấu tạo của thể loại văn.
- Trong văn nói các em mạnh dạn hơn, diễn đạt lưu loát đầy đủ ý. Trong văn viết
các em tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học, khắc phục được nhược điểm về đặt câu,
đồng thời biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để đặt câu, làm cho câu văn, đoạn
văn và bài văn thêm sinh động.
- Kết quả học tập của học sinh ở phân môn Luyện từ và câu qua các kì kiểm tra
được nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể :
10.2 Về giáo viên : - Sau mỗi tiết dạy Luyện từ và câu , tôi cảm thấy lòng mình
thanh thản và tự tin khi học sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạo, ngày càng tiến
bộ. Bản thân không còn cảm thấy ái ngại và khó khăn mỗi khi dạy phân môn Luyện
từ và câu .
- Việc dạy tốt phân môn Luyện từ và câu là động lực để tôi dạy tốt những môn học
khác. và câu nói riêng, đó là những kỹ năng lao động, kỹ năng sống của mỗi thành
viên trong xã hội.
- GV chủ nhiệm cần kết hợp với các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là Tổng phụ
trách Đội, thư viện tổ chức nhiều buổi sinh hoạt ngoại khoá, học tập theo chủ điểm
* So với các biện pháp dạy học trước đây tôi đã từng áp dụng thì nay với việc áp
dụng các biện pháp dạy học này triệt để học sinh của tôi nắm bài nhanh và hứng thú
học tập hơn, vốn từ ngữ được mở rộng, khả năng vận dụng thực hành cũng chính
xác và linh hoạt hơn, tiết kiệm được thì giờ học tập cũng như giảng dạy cửa cô và
trò khi tham gia môn học.
Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu
trên, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động
tích cực hơn, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi dùng từ, đặt câu và sử dụng từ câu khi làm bài cũng như trong giao
11. Danh sách tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng sáng

STT
Họ và tên
Địa chỉ
kiến
1
Trần Phương Anh
Lớp 5C
Phân môn LT&C Lớp 5
Lớp 5C
Phân môn LT&C Lớp 5
2
Nguyễn Quỳnh Anh
Lớp 5C
Phân môn LT&C Lớp 5
3
Nguyễn Tuấn Anh
Lớp 5C
Phân môn LT&C Lớp 5
4
Ngô Thế Anh


5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Tổng

Tạ T Huyền Chi
Dương Văn Duy
Ngọ Hồng Duyên
Trương Tiến Đạt

Dương Thị Hạnh
Dương Thị Hằng
Giáp Thị Hoa
Nguyễn Việt Hưng
Dương Thị Hương
Dương T Lan Hương
Bùi Thị Diệu Linh
Ngô Hoài Linh
Dương Văn Lộc
Ngọ Hiền Mai
Trần Văn Mạnh
Nguyễn Bình Minh
Dương Thế Nam
Nguyễn Văn Nam
Nguyễn Khắc Quân
Dương T Như Quỳnh
Dương Tuyết Quỳnh
Trần Văn Sơn
Nguyễn Gia Sinh
Nguyễn Văn Toàn
Dương Viết Thạo
Nguyễn Công Thành
Nguyễn Thị Thắm
Nguyễn Anh Thư
Vũ Minh Trí
Nguyễn Minh Trung
Dương Anh Tuấn
Trần Quang Vinh
36


Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C
Lớp 5C

Lớp 5C
Lớp 5C

Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5

Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5
Phân môn LT&C Lớp 5




×