Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân biệt sự giống và khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.74 KB, 11 trang )

Phân biệt sự giống và khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược trong
hoạt động kinh doanh của một tổ chức/ doanh nghiệp.
Trả lời:
Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược có nhiều điểm giống và khác nhau và
để phân biệt sự giống và khác nhau này trước hết ta cần phải làm rõ khái niệm chiến
lược và quản trị chiến lược.
Khái niệm “ Chiến lược”
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự
khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các
phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng.
Về mặt bản thể học, tùy theo quan điểm của chủ nghĩa thực chứng (positivism)
hay theo xu hướng tạo dựng (constructivism) mà bản chất của chiến lược được xác
định theo quy luật tự nhiên hoặc có sự tác động có ý nghĩa của chủ thể. Trên thực tế,
chiến lược thường được định nghĩa theo hướng thực tiễn nhằm làm dễ dàng các quá
trình thực hành trong tổ chức.
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các kế
hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc rằng cái gì đối phương có thể làm được và cái gì
không thể làm được. Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời, theo quan điểm
truyền thống chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức
từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực
hợp lý để đạt mục tiêu đề ra.
Theo Alfred Chandler(1): Chiến lược bao gồm các mục tiêu cơ bản dài hạn của
một tổ chức , đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn
lực thiết yếu để đạt được mục tiêu đó.

-1-


Theo William J’Glueck(2): Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính
toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ
được thực hiện.


Theo Fred R.David(3) chiến lược là những
phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn.
Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát
triển địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa,
phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt
giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh.
Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các
hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến
hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn
cái chưa được làm”.
Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và
thực hiện cái chưa được làm (what not to do). Bản chất của chiến lược là xây dựng
được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages), chiến lược chỉ tồn tại trong các hoạt
động duy nhất (unique activities). Chiến lược là xây dựng một vị trí duy nhất và có giá
trị tác động một nhóm các hoạt động khác biệt.
Theo các định nghĩa trên, về cơ bản chiến lược của một doanh nghiệp được hình
thành để trả lời các câu hỏi sau :


Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra ở đâu trong dài hạn? (định hướng).



Hoạt động kinh doanh sẽ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nào và phạm vi các
hoạt động? (thị trường, phạm vi hoạt động).



Bằng cách nào hoạt động kinh doanh được tiến hành tốt hơn so với đối thủ cạnh
tranh trên thị trường? (lợi thế).


-2-




Nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, nhân sự, công nghệ, thương hiệu…)
cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh tranh? (nguồn lực).

(1),(2) Quản trị chiến lược nhà xuất bản thống kê, trang4. (3)Fred R.David(2006) Bản l dịch khái luận về quản trị
chiến lược Nhà XB thống kê trang 20



Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp? (môi trường).
Công ty hoạt động mà không có chiến lược ví như một người đi trên đường mà

không xác định mình đi đâu, về đâu, cứ mặc cho đám đông (thị trường và đối thủ) đẩy
theo hướng nào thì dịch chuyển theo hướng đấy. Nếu cứ tiếp tục đi như vậy thì mãi mãi
người ấy sẽ chỉ là một người tầm thường lẫn mình trong đám đông .
Một nhà lãnh đạo có bản lĩnh sẽ không muốn phó mặc tương lai của doanh nghiệp
mình cho thị trường và đối thủ muốn dẫn đi đâu thì theo đó. Muốn vậy, nhà lãnh đạo
này phải chủ động vạch ra một hướng đi và cố gắng tác động để dẫn dắt thị trường đi
theo hướng này, một hướng đi mà công ty của nhà lãnh đạo đã chuẩn bị và do đó sẽ gặp
nhiều thuận lợi hơn những người khác.
Như vậy, chiến lược rõ ràng là một yêu cầu bắt buộc đối với những công ty có
tham vọng vươn lên trong thị trường.
Chiến lược là một sự định hướng cho con đường đi tới của doanh nghiệp. Việc
kinh doanh, dù đơn giản như đi bán báo dạo, cũng không thể trông chờ vào sự ngẫu

hứng hay may rủi. Không thể hôm nay bán báo, mai chuyển sang bán vé số, mốt lại đi
bán thuốc lá. Một người bán dạo cũng phải tự xác định mình sẽ bán báo, bán vé số hay
thuốc lá, để mà chuẩn bị vốn liếng, mối lái, đồ nghề và tìm kiếm khách hàng, xây dựng
mối quen… Thế rồi trong quá trình bán dạo, dần dần, người ta phải xác định cho mình
một lộ trình kiếm ăn, trên những con đường hoặc khu vực nhất định, định hình dần các
chiêu thức cạnh tranh… Những cái đó trở thành máu thịt, chi phối hành động của
người bán dạo hằng ngày, cho đến khi thị trường có sự thay đổi hay khi người ta có vốn
liếng và tìm ra một cơ hội kinh doanh mới.

-3-


Còn Michael Porter (1996) phác họa một khác biệt ràng giữa sự xuất sắc trong
hoạt động và định vị chiến lược. Rất nhiều công ty cho rằng họ có một chiến lược bằng
cách theo đuổi mục tiêu xuất sắc trong hoạt động của mình. Họ làm việc chăm chỉ theo
"điểm chuẩn" của "kết quả kinh doanh tệ nhất" để đứng trên các đối thủ. Nhưng nếu họ
đang chạy trên cùng một cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh, rất có thể các đối thủ sẽ
đuổi kịp. Nhu cầu thật sự của họ là chạy trong một cuộc đua khác. Công ty nào nhắm
vào một nhóm khách hàng và nhu cầu cụ thể, và cung cấp được nhiều tiện ích khác biệt
thì có thể nói là có một chiến lược.
Đối với một người điều hành Công ty thì phương pháp OSTI là một phương pháp
cơ bản nhất trong điều hành theo kế hoạch.


O: Objective - Mục tiêu. Điểm đến của doanh nghiệp



S: Strategy - Chiến lược. Phương cách mà doanh nghiệp sẽ thực hiên để đạt mục
tiêu.




T: Tactics - Các chiến thuật, họat động cụ thể.



I: Implementation - Kế họach triển khai.

Từ phương pháp OSTI trên ta có thể nói chiến lược là phần cốt lõi của họat động kinh
doanh của bất kỳ một công ty nào.
Vậy "Chiến lược là một tập hợp của các chuổi họat động được thiết kế nhằm tạo ra lợi
thế cạnh tranh bền vững." Theo McKinsey
"Chiến lược không chỉ là một kế họach, cũng không chỉ là một ý tưởng, chiến lược là
triết lý sống của một công ty." Cynthia A. Montgomery.
Ở trên ta đã phân tích về khái niệm chiến lược vậy còn quản trị chiến lược là gì?
Theo Alfred Chandler(4): Quản trị chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu
cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức và phương hướng hành động và phân
bổ tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.

-4-


Theo Fred R.David(5): Quản trị chiến lược có thể định nghĩa như một nghệ thuật
và khoa học thiết lập, thực hiện đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho
phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.
Theo John Pearce II và Richard B.Robinson(6): Quản trị chiến lược là một hệ các
quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các
mục tiêu của doanh nghiệp.
Như vậy, nhiệm vụ quản trị chiến lược bao gồm ba phần chính: thiết lập mục tiêu - tức

xác định tổ chức muốn đi đâu, về đâu; xây dựng kế hoạch - tức xác định tổ chức sẽ đi
đến đó bằng con đường nào; bố trí, phân bổ nguồn lực - tức tổ chức dùng phương tiện,
công cụ gì để đến đó.
(4) Quản trị chiến lược nhà xuất bản thống kê, trang 26 -2005. (5)Fred R.David(2006) Bản l dịch khái luận về
quản trị chiến lược Nhà XB thống kê trang 9

Một là, “Quản trị chiến lược (strategic management) là khoa học và nghệ thuật về
Chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực
hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi
Doanh nghiệp/Tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của họ”.
Hai là, “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng
như tương lai, hoạch định các mục tiêu của các doanh nghiệp đề ra, thực hiện và kiểm

-5-


tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện
tại cũng như trong tương lai”.
Ba là, “Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực
hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi Doanh nghiệpcó thể đạt được
mục tiêu của nó”.
- Nhiệm vụ cơ bản:
- Tạo lập một viễn cảnh
- Thiết lập các mục tiêu
- Xây dựng chiến lược
- Thực thi và điều hành các chiến lược
- Đánh giá & điều chỉnh
Mô hình hoạch định chiến lược cơ bản

-6-



NHÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

CHIẾN LƯỢC DỰ ĐỊNH VÀ PHÁT SINH

-7-


Quản trị chiến lược còn là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành. Ở đâu cần
có một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể
thiếu các cuộc họp quan trọng bàn về quản trị chiến lược. Quản trị chiến lược không
chỉ gắn liền với hệ thống quản trị ở cấp doanh nghiệp, công ty mà còn bao trùm tất cả
các quản trị chức năng.

-8-


Do đó, giữa chiến lược và quản trị chiến lược có những điểm giống và khác nhau
thể hiện qua bảng:
Chiến lược

Quản trị chiến lược

Khác:
Nhiệm vụ:
+ Xác định chính xác mục tiêu cần đạt.

+ Thiết lập mục tiêu - tức xác định tổ chức
muốn đi đâu, về đâu;


+ Xác định con đường, hay phương thức

+ Xây dựng kế hoạch - tức xác định tổ

để đạt mục tiêu.

chức sẽ đi đến đó bằng con đường nào;

+ Và định hướng phân bổ nguồn lực để + Bố trí, phân bổ nguồn lực - tức tổ chức
đạt được mục tiêu lựa chọn

dùng phương tiện, công cụ gì để đến đó.

Khái niệm
Chiến lược: là chương trình hành động, kế Quản trị chiên lược: là quá trình xác định
hoạch hành động được thiết kế để đạt các mục tiêu chiến lược của tổ chức, xây
được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các dựng các chính sách và kế hoạch để đạt
mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các được các mục tiêu và phân bổ các nguồn
cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu lực của tổ chức cho việc thực hiện các
đó

chính sách, kế hoạch này

Giống nhau:
Chiến lược và quản trị chiến lược đều nhằm mục tiêu là kim chỉ nam cho mọi hành
động của toàn công ty. Nếu xây dựng chiến lược tốt và quản trị chiến lược hiệu sẽ cho
chúng ta một cái nhìn tổng thể và khái quát về chiến lược, chiến thuật của công ty, mô
tả đường lối, định vị thương hiệu và phương thức hoạt động của chúng ta. Nếu chúng ta


-9-


nhất quán thực hiện theo mục tiêu chiến lược thì sự phát triển và thành công của toàn
công ty là tất yếu. Mục tiêu chiến lược sẽ được thay đổi hàng năm nhưng những nền
tảng cơ bản sẽ không bao giờ thay đổi.

- 10 -


Như vậy, ta có nhận thấy sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược và quản trị chiến
lược là: Chiến lược phải mang tính cam kết và nó là một phần của quản trị chiến lược.
Còn quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược. Quản trị
chiến lược còn là hợp tác và hội nhập, tìm kiếm sự đồng thuận trong các chiến lược hỗ
trợ và kinh doanh và đảm bảo tính đúng đắn của chiến lược để có phương pháp tiếp cận
từng bước cụ thể hơn. Quản trị chiến lược còn xây dựng chiến lược, thực hiện chiến
lược, giám sát và đánh giá chiến lược. Để đạt được hiệu quả tốt trong kinh doanh phải
xây dựng chiến lược một cách bài bản và phải có sự kết hợp, thống nhất giữa khâu xây
dựng chiến lược và quản trị chiến lược. Còn nếu chỉ ở việc xây dựng một chiến lược tốt
mà khâu quản trị chiến lược không tốt thì kết quả hoạt động của công ty cũng sẽ không
đạt được kết quả mong muốn.

- 11 -



×