Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bai tap roi tu do vật lý lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.43 KB, 2 trang )

CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO
A. Các công thức
+ Vận tốc: v = gt. ; v2 = 2g.s
+ Đường đi: s =

1 2
gt  Thời gian chuyển động t =
2

2s
g

1 2
gt ;
2
Chú ý : Khi giải bài toán về chuyển động rơi tự do cần lưu ý chọn hệ qui chiếu :
+ Chọn trục tọa độ Oy
+ Gốc tọa độ O tại vị trí thả (hoặc ném) vật
+ Gốc thời gian (t=0) là thời điểm thả (hoặc ném ) vật
+Chọn chiều dương hướng xuống (g >0) nếu thả vật từ độ cao h ; chọn chiều dương
hướng lên (g<0) nếu ném vật lên độ cao h
B. Bài tập
Bài 1. Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Tính thời gian rơi, vận tốc của vật trước khi chạm
đất 2 s và quãng đường rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 2. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao s. Trong giây cuối cùng vật đi được đoạn đường
dài 63,7 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính thời gian rơi, độ cao s và vận tốc của vật lúc chạm đất.
Bài 3. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong hai giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi
3
được
độ cao h đó. Tính thời gian rơi, độ cao h và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10
4


m/s2.
+ Phương trình tọa độ: y = y0 +

Bài 4 : Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h = 50m, lấy g=10m/s2
a. Tính thời gian vật rơi cho đến khi chạm đất?
b. Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất?
c. Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối?
Bài 5:. Một vật nặng được thả rơi từ độ cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2
a. Tính thời gian rơi?
b. Tính vận tốc khi vật vừa chạm đất?
Bài 6: Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Thời gian rơi là 5 s. Tính :
a. Độ cao mà từ đó vật được thả rơi.
b. Thời gian vật rơi 1 m đầu tiên.
*c. Thời gian vật rơi 1m cuối cùng.
Bài 7: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 9,8 m/s2. Tính quãng đường vật rơi
được trong 2 s và trong giây thứ 2.


Bài 8: Một vật rơi trong giây cuối được 35 m . Lấy g = 10 m/s2, tính thời gian từ lúc bắt đầu
rơi đến khi chạm đất?
Bài 9: Thời gian rơi của một vật được thả tự do là 4s. Lấy g=10m/s2. Tính:
a.
b.
c.
d.

Độ cao của vật so với mặt đất
Vận tốc lúc chạm đất
Vận tốc trước khi chạm đất 1s
Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng


Bài 10:Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu, khi chạm đất nó có vận tốc 70m/s. Lấy
g=10m/s2.
a. Xác định độ cao nơi thả vật
b. Thời gian rơi của vật
c. Tính quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng?
Bài 11: Một vật rơi tự do tại nới có gia tốc trọng trường là g=10m/s2. Thời gian rơi là
10s.Tính:
a. Thời gian vật rơi được 1m đầu tiên?
b. Thời gian vật rơi được 1m cuối cùng?
Bài 12:
1. Một vật thả rơi tự do thời gian rơi là 10s.Hãy tính:
a.Thời gian vật rơi 100m đầu tiên.
b.Thời gian vật rơi 100m cuối cùng.
2. Một vật rơi tự do từ vị trí có độ cao h, trong giây cuối cùng vật rơi được 35m. Lấy
g = 10m/s2. Tính thời gian rơi và độ cao h.
Bài 13: Hai vật được thả rơi từ hai độ cao khác nhau. Vận tốc chạm đất của hai vật là 4 m/s
và 6 m/s. Tính độ chênh lệch độ cao của hai vật? (Lấy g = 10 m/s2)
Bài 14. Từ độ cao 180 m người ta thả rơi tự do một vật nặng không vận tốc ban đầu. Cùng
lúc đó từ mặt đất người ta bắn thẳng đứng lên cao một vật nặng với tốc độ ban đầu 80 m/s.
Lấy g = 10 m/s2.
a) Xác định độ cao và thời điểm mà hai vật đi ngang qua nhau.
b) Xác định thời điểm mà độ lớn vận tốc của hai vật bằng nhau.



×