Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN dạy học THEO đặc TRƯNG THI PHÁP LOẠI THỂ với một số tác PHẨM TRUYỆN PHẦN văn học VIỆT NAM lớp 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.36 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Phần 1. MỞ ĐẦU………………………………………………………..

Trang
2

1. Mục đích, lí do của sáng kiến kinh nghiệm……………………………

2

2. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm…………………………..

3

3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm………………………………….

4

Phần 2. NỘI DUNG……………………………………………………..

4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………..
1. THI PHÁP……………………………………………………………..
1.1. Khái niệm thi pháp…………………………………………………..
1.2. Dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể…………………………
2. LOẠI THỂ VĂN HỌC………………………………………………..
2.1. Khái niệm loại thể văn học………………………………………….
2.2. Các loại thể văn học…………………………………………………
3. TRUYỆN………………………………………………………………


3.1. Khái niệm truyện…………………………………………………….
3.2. Phân loại truyện………………………………………………………
3.3. Đặc trưng của truyện…………………………………………………

4
4
4
5
5
6
6
6
6
7
7

Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG
THPT PÁC KHUÔNG………………
1. Chưa phân biệt rạch ròi giữa các loại thể………………………………

7

2. Chưa phân biệt được điểm khác biệt giữa truyện dân gian, truyện trung

8

đại với truyện hiện đại………………………………………………
3. Chú trọng nhiều tới các yếu tố ngoài mà coi nhẹ các yếu tố bên trong tác
phẩm………………………………………………………………….


8


8
Chương 3. NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP LOẠI
THỂ CẦN THIẾT, CÓ HIỆU QUẢ……………………………
1. Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm…………..
2. Phân tích cốt truyện với các bước diễn biến……………………………

10
10
12

3. Phân tích nhân vật theo diễn biết cốt truyện, tức là theo các tình tiết, sự
kiện, biến cố đang diễn ra………………………………………………….
15
4. Phân tích kết cấu của tác phẩm………………………………………..
18
5. Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm……………………
19
6. Kết quả thực hiện các giải pháp dạy học theo đặc trưng thi pháp loại thể
các tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn trong hai năm học: 2011 –
2012 và 2012 – 2013…………………………………………….
Phần 3. KẾT LUẬN…………………………………………………….

19

1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến trong đề tài………….


20

2. Kiến nghị………………………………………………………………

20

Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..

21
22

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.
Mục đích, lí do của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm


– Góp phần truyền tải và giúp học sinh cảm thụ hết những nét độc đáo trong nghệ
thuật viết truyện của những tác giả với những tác phẩm, đoạn trích trong chương
trình lớp 12 ban cơ bản; từ đó có những kiến thức công cụ để tự bản thân học sinh có
thể đọc – hiểu được những văn bản cùng loại thể ngoài chương trình.
– Dạy học theo đặc trưng thi pháp của từng loại thể là để từng bước bám sát việc đổi
mới phương pháp dạy học theo yêu cầu chung của Ngành trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Lí do chọn đề tài.
– Các tác phẩm truyện nói chung và truyện ngắn nói riêng chiếm số lượng khá lớn
trong chương trình lớp 12 ban Cơ bản(10 tác phẩm, đoạn trích của cả văn học Việt
Nam và văn học nước ngoài – chỉ có 2 tác phẩm đoạn trích dành cho phần đọc thêm).
– Từ thực tế dạy học của bản thân và qua việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, chúng
tôi thấy: việc dạy – học các tác phẩm truyện trong chương trình nói chung, lớp 12 nói
riêng ở trường THPT Pác Khuông chưa thực sự chú ý tới các đặc trưng về thi pháp của

loại thể văn học này. Nhiều yếu tố của tác phẩm tự sự như cốt truyện, nhân vật, lời
kể, tình huống… bị coi nhẹ. Giáo viên chú trọng đến các yếu tố về nội dung tư tưởng
hơn là các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.
– Học sinh đã có một số hiểu biết cơ bản về đọc – hiểu các tác phẩm truyện từ lớp
11(bài Một số thể loại văn học: Thơ – Truyện) nhưng nếu không được thường xuyên
củng cố, thực hành qua các văn bản cụ thể các em sẽ không có những kiến thức công
cụ cần thiết để đọc – hiểu các văn bản ngoài chương trình sau khi ra trường.
– Lí do nữa không kém phần quan trọng, đó là trong các đề thi môn Ngữ văn cả thi tốt
nghiệp và thi tuyển sinh Đại học thường có 1 câu hỏi cho phần truyện. Nắm chắc
được nội dung phần này, học sinh sẽ có một lượng kiến thức cần thiết cho việc thi cử.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nội dung: “Dạy học theo đặc trưng thi pháp
loại thể với một số tác phẩm truyện phần Văn học Việt Nam lớp 12 chương
trình chuẩn” làm đối tượng nghiên cứu.
2.
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp tiếp cận thi pháp học.


– Phương pháp so sánh văn học.
– Phương pháp thống kê.
Dạy học các tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp loại thể không phải là vấn
đề mới mẻ nhưng việc áp dụng nó một cách bài bản, có hiệu quả hay không lại cần
cả một quá trình đánh giá của từng đơn vị, từng nhóm chuyên môn của nhà trường.
Bởi vậy trong phạm vi của bài viết mang tính kinh nghiệm này, chúng tôi chỉ đề xuất
những giải pháp nhằm xác định rõ hơn những yêu cầu cơ bản khi giảng dạy tác phẩm
truyện theo đặc trưng loại thể của nó:
– Dạy học theo đặc trưng thi pháp loại thể là chú ý hơn đến những yếu tố hình thức
tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện –
điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình

thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử). Phương pháp chủ yếu
của dạy học theo đặc trưng loại thể là chú trọng đến yếu tố hình thức “Phương pháp
hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học
nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó” (Nguyễn Văn Dân). Đây là điểm bổ
sung thêm để kết hợp với cách dạy học trước đó là chú trọng đến những vấn đề nằm
ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá
trị hiện thực, tác dụng xã hội của tác phẩm…
– Dạy học tác phẩm truyện theo đặc trưng loại thể là cách dạy học theo hướng cung
cấp tri thức công cụ để học sinh tự lĩnh hội và khám phá giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm(thực ra là tạo điều kiện cho học sinh được thực hành những hiểu
biết về loại thể để tìm hiểu văn bản), đó cũng là điều phù hợp với yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học.
3.

Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm.

Trong thực tế giảng dạy tại đơn vị, chúng tôi đã áp dụng những suy nghĩ trong bài
viết này vào công việc soạn giảng và thấy có hiệu quả nhất định ở một số lĩnh vực:
– Học sinh nắm chắc hơn cách đọc một tác phẩm truyện so với tác phẩm thơ, kịch.
– Phân biệt được điểm khác biệt và cách tiếp cận khác nhau giữa học tác phẩm
truyện dân gian, truyện trung đại so với truyện hiện đại.


– Các em chú ý hơn tới các yếu tố thuộc về mặt hình thức nghệ thuật của tác phẩm
như kết cấu, tình huống, nhân vật, chi tiết tiêu biểu… và không bị bất ngờ khi gặp
những câu hỏi mới(dạng câu hỏi 2 điểm trong đề thi tốt nghiệp hai năm vừa qua).

Phần 2. NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.
THI PHÁP.
1.1. Khái niệm thi pháp.
Thi pháp học là bộ môn khoa học lâu đời, nó xuất hiện từ thời Hi Lạp cổ đại. Ở Việt
Nam, Thi pháp học mới chỉ phổ biến sau năm 1986. Hiện nay, dạy học theo thi pháp
đã trở nên quen thuộc từ bậc cao học xuống bậc trung học. Trong phạm vi một sáng
kiến kinh nghiệm, chúng tôi không có tham vọng bàn luận về khái niệm “Thi pháp
học” mà chỉ đi tìm hiểu khái niệm “Thi pháp” nhằm mục đích làm căn cứ để làm sáng
tỏ yêu cầu dạy học tác phẩm theo đặc trưng thi pháp thể loại.
– “Từ điển tiếng Việt” có giải thích: “Thi pháp: Phương pháp, quy tắc làm thơ.”(Hoàng
Phê; Từ điển tiếng Việt, Nxb, Đà Nẵng. 1998).
– Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, tác giả Lại Nguyên Ân có viết:
“Thi học, thi pháp
Ngành học thuật nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiên biểu hiện trong
các tác phẩm văn học; một trong những bộ môn lâu đời nhất của nghiên cứu văn
học… Trong nghĩa rộng “thi học” trùng với “lý luận văn học”; trong nghĩa hẹp, “thi
học” trùng với một số các nghành của thi học lý thuyết.
Là một ngành của lý luận văn học, thi học nghiên cứu đặc trưng của các loại hình loại
thể văn học, các trào lưu và khuynh hướng, các phong cách và phương pháp, nghiên
cứu các quy luật liên hệ và quan hệ nội tại giữa các cấp độ khác nhau của chỉnh thể
nghệ thuật”. )”.(Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
H. 1999, tr.307-308).


Cũng theo tác giả, tuỳ theo đối tượng nghiên cứu người ta chia ra thành: thi pháp chủ
nghĩa lãng mạn, thi pháp tiểu thuyết(thi pháp của thể loại), thi pháp sáng tác của
một nhà văn nào đó…
Như vậy chúng ta có thể hiểu thi pháp là: hệ thống các yếu tố hình thức tạo nên tác
phẩm, cách thức hoặc quy tắc sáng tác một tác phẩm văn học theo một loại thể nhất

định.
1.2. Dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể
Dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể là việc dẫn dắt học sinh khám phá, phát
hiện, phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý
nghĩa thẩm mỹ của nó. Đây là một trong những phương pháp dạy học bổ sung hữu
ích cho cách dạy học truyền thống là chú trọng tới các yếu tố bên ngoài tác phẩm
nhiều hơn như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị
hiện thực, tác dụng xã hội. Dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể cũng là yêu
cầu của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay. “Một
trong những con đường đi vào tác phẩm văn chương là nhận diện được loại thể. Đến
với thơ không giống với tự sự hay kịch. Đến với văn học dân gian không hoàn toàn
giống như đến với văn học viết. Văn học trung đại và hiện đại có những đặc trưng thủ
pháp nghiên cứu riêng. Với văn học dịch cũng cần có cách tiếp cận riêng.”(Phan
Trọng Luận; Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, trong cuốn “Hướng dẫn thực
hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12”, Nxb GD.H.2008).
2.
LOẠI THỂ VĂN HỌC.
2.1. Khái niệm loại thể văn học.
Loại thể văn học là: “Phạm trù phân loại các tác phẩm văn học, vốn đa dạng đồng
thời có sự giống nhau, từng nhóm một, về một số dấu hiệu nhất định. Các nhóm lớn
nhất là những “loại”; mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những thể(hoặc “thể
loại”, “thể tài”).”(Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, H. 1999, tr.190).
2.2. Các loại thể văn học
– Đến nay việc phân xác định loại thể văn học vẫn còn nhiều quan niệm, mỗi quan
niệm có những chỗ khác nhau. Có uy tín và được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ là
quan niệm của A-ri-xtốt cho rằng văn học có 3 loại lớn là: tự sự, trữ tình và kịch.


– Nhưng trong thực tế lại có một số thể loại tồn tại độc lập, khó xếp vào 3 loại trên,

chẳng hạn văn nghị luận. Vậy nên, các tác phẩm dạy và học ở trường phổ thông có
bốn loại lớn là: tự sự, trữ tình, kịch và nghị luận.
– Mỗi loại nói trên lại có nhiều thể, thậm chí một thể lại có nhiều dạng. Ví dụ loại tự sự
có các thể: truyện, kí… trong thể kí lại có các dạng: phóng sự, kí sự…
– Các tác phẩm tự sự chiếm một khối lượng lớn trong chương trình trung học phổ
thông, vì vậy việc dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể là một yêu cầu cấp
bách. Trong phạm vi sáng kiến này chúng tôi chỉ giới hạn trong các phẩm truyện lớp
12 ban cơ bản.
3.

TRUYỆN

3.1. Khái niệm truyện.
Truyện là: “Tác phẩm tự sự. Hàm nghĩa của thuật ngữ này khác nhau trong văn học
trung đại và hiện đại.
– Ở văn học trung đại Việt Nam, truyện là thuật ngữ mà văn học vay mượn từ sử học.
Tác phẩm thể truyện có thể được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.
– Ở văn học hiện đại, truyện là khái niệm không thật xác định. Một mặt nó vẫn được
dùng để trỏ mọi loại tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung, mặt khác lại có lối dùng
nó như thuật ngữ trỏ dung lượng tác phẩm(“truyện dài”, “truyện vừa”, “truyện
ngắn”).” (Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H.
1999, tr.349).
Trong phạm vi sáng kiến này, chúng tôi hiểu truyện theo nghĩa: “Truyện là loại văn tự
sự, kể chuyện, trình bày sự việc… là sự việc được tổ chức một cách nghệ thuật trong
văn học”(Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1, Nxb GD, H. 2007. tr 151).
3.2. Phân loại truyện
Cách phân loại truyện hợp lí và khoa học hơn cả vẫn là cách phân loại theo tài liệu
hướng dẫn giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11. Theo cách này, trong văn học Việt nam
chúng ta có:
– Truyện dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…

– Truyện trung đại: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm.


– Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng người ta chia thành:
truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
3.3. Đặc trưng của truyện.
– Truyện có những đặc trưng cơ bản: “tính khách quan trong sự phản ánh; cốt truyện
được tổ chức một cách nghệ thuật; nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với
hoàn cảnh; phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian; ngôn ngữ
linh hoạt, gần với ngôn ngữ đời sống” (Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1, Nxb GD, H.
2007. tr 152).
– Như vậy khi giảng dạy các tác phẩm truyện, chúng tôi sẽ bám sát vào những đặc
trưng này để giúp học sinh khám phá, tìm hiểu văn bản trong chương trình đồng thời
cũng yêu cầu học sinh vận dụng để tìm hiểu một số văn bản không nằm trong
chương trình.

Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH MÔN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG THPT PÁC
KHUÔNG
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy việc
dạy – học các tác phẩm, đoạn trích truyện trong chương trình tại đơn vị chưa thật
bám sát đặc trưng thi pháp loại thể của truyện. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
1.

Chưa phân biệt rạch ròi giữa các loại thể.

Hạn chế này thường gặp trong giờ giảng các trích đoạn Truyện Kiều. Lí do có thể giải
thích như sau: Về hình thức thể loại đây là tác phẩm truyện nhưng lại được diễn đạt
bằng ngôn ngữ thơ lại cộng thêm giọng thơ lục bát mượt mà, tài hoa của thi hào

Nguyễn Du nên các thầy cô coi trọng việc tìm hiểu tâm trạng nhân vật mà chưa đề
cập tới các yếu tố khác của truyện. Nên cốt truyện, hình tượng nhân vật, giọng kể,
ngôn ngữ bị bỏ qua.
2.
Chưa phân biệt được điểm khác biệt giữa truyện dân gian, truyện
trung đại với truyện hiện đại.
– Dạy học các tác phẩm truyện dân gian khi tìm hiểu nhân vật, các thầy cô định
hướng học sinh khai thác như một văn bản truyện hiện đại như: tìm hiểu nhân vật ở


đầy đủ các khía cạnh từ ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ, tính cách, đời sống nội
tâm… Chưa thấy được sự khác nhau giữa nhân vật trong truyện dân gian với nhân vật
trong truyện hiện đại. Nhân vật trong truyện dân gian, thường có tính cách đơn giản,
thiện ác rõ ràng chứ không phức tạp và đa chiều như nhân vật trong truyện hiện đại.
– Lấy tư tưởng, quan niệm của thời hiện đại áp đặt cho tác phẩm dân gian. Tức là
chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng quan trọng của truyện là nhân vật được miêu tả gắn với
hoàn cảnh xã hội sinh ra nó. Chẳng hạn các thầy cô cho học sinh bàn luận về chi tiết
cô Tấm trả thù mẹ con Cám và cho rằng Tấm cũng không hoàn toàn “hiền lành”. Đây
là nhận thức chưa thật đầy đủ cả về hai phương diện: Thứ nhất Tấm là nhân vật chức
năng, Tấm hành động là đại diện cho cái thiện trừng phạt cái ác, đó là mong muốn
của nhân dân. Thứ hai, truyện ra đời trong điều kiện xã hội ít nhiều còn tàn dư của
chế độ công xã thị tộc nguyên thuỷ, việc trừng phạt kẻ thù là phải trừng phạt tận gốc
rễ, phải kết thúc bằng cái chết của kẻ thù.
3.

Chú trọng nhiều tới các yếu tố ngoài mà coi nhẹ các yếu tố bên
trong tác phẩm.

Chúng ta đều biết rằng, khi đọc – hiểu bất kì một tác phẩm thuộc thể loại nào cũng
nên chú ý tới hoàn cảnh sáng tác, đây là yêu cầu quan trọng để thấy được tính lịch sử

cụ thể của diễn biến đời sống được miêu tả trong truyện từ đó hiểu thêm ý nghĩa của
truyện. Đọc truyện cũng cần thiết phải rút ra ý nghĩa tư tưởng của nó thông qua cốt
truyện và nhân vật. Nhà văn thường sáng tạo nhân vật để phát hiện những vấn đề
của đời sống, gửi gắm tư tưởng, quan niệm của mình về cuộc đời. Tuy nhiên, tất cả
những điều đó phải được rút ra từ việc phân tích kỹ càng các yếu tố nội tại của tác
phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm
nhìn, ngôn ngữ, thể loại. Nhưng trong thực tế, nhiều giáo viên cho học sinh tìm hiểu
quá nhiều tới các yếu tố bên ngoài tác phẩm như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng
tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội của tác phẩm… rồi đưa
ra những nhận định, đánh giá về nội dung mà bỏ qua hay rất ít đề cập tới các yếu tố
hình thức nghệ thuật. Điều đó không tránh khỏi cách hiểu và dạy học áp đặt.
Một trong những thiếu sót thường gặp trong các giờ dạy học truyện là giáo viên ít chú
trọng tới việc phân tích cốt truyện. Việc đọc – hiểu văn bản chỉ tập trung vào những
đoạn, những câu mang tính minh hoạ cho các luận điểm mà giáo viên định hướng cho
học sinh. Chính vì vậy, học sinh thường không nắm bắt được tác phẩm trong kết cấu


hoàn chỉnh của nó; hệ thống những hiểu biết về tác phẩm mang tính rời rạc, thiếu hệ
thống. cũng vì thế mà trong nhiều bài viết của học trò dẫn tới những sai sót đáng tiếc
như: nhầm lẫn chi tiết tác phẩm này với tác phẩm khác(bài viết về Rừng xà nu lại viết
“cán bộ cách mạng dạy học và giác ngộ Tnú là A Châu”). Thiếu sót này một phần là
do thời lượng dành cho bài học còn ít, mà nội dung tư tưởng tác phẩm thì đồ sộ; một
phần do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của cốt truyện đối với ý nghĩa tư
tưởng và nghệ thuật của truyện.
Những tồn tại và thiếu sót này đã được chúng tôi nhìn nhận, rút kinh nghiệm và khắc
phục trong từng giờ giảng.

Chương 3
NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP LOẠI THỂ CẦN
THIẾT, CÓ HIỆU QUẢ

Chúng ta đều biết rằng, việc tìm hiểu văn bản truyện thường được thực hiện theo 4
bước: tìm hiểu xuất xứ; phân tích cốt truyện; phân tích nhân vật; xác định giá trị tư
tưởng nghệ thuật. Đây cũng chính là cách dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại
thể của văn bản truyện. Bên cạnh đó ứng với mỗi bước lại phải có những vận dụng
linh hoạt với từng văn bản truyện. Trong phạm vi sáng kiến này chúng tôi xin đề xuất
những biện pháp mà cá nhân đã thực hiện và mang lại những kết quả nhất định trong
2 năm học vừa qua trên tinh thần dạy học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể trong
phạm vi một số tác phẩm truyện Việt Nam lớp 12 ban cơ bản.
1.
Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Mỗi tác phẩm văn học nói chung đều hình thành trong một hoàn cảnh cụ thể, trong
đó các yếu tố: lịch sử, xã hội, văn hoá đều ít nhiều chi phối tới nội dung tư tưởng của
tác phẩm. Có những vấn đề trong tác phẩm từ thời trung đại nhưng đến nay còn
nguyên giá trị, chẳng hạn thái độ cứng cỏi trước những bất công ngang trái, trước cái
ác của Ngô Tử Văn trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ đến nay
vẫn là bài học quý giá cho mỗi người. Nhưng cũng có những truyện đề cập tới những
vấn đề lịch sử, một đi không trở lại mà nếu không hiểu được hoàn cảnh xã hội lúc đó
thì không thể nào nắm bắt được cái thần thái, dụng ý mà nhà văn muốn đề cập;
chẳng hạn vấn đề: Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo trong Rừng xà


nu của Nguyễn Trung Thành, nếu học sinh không biết rằng khi nhà văn viết tác phẩm
này là lúc Mỹ-Nguỵ ra sức chống phá hiệp định Giơ-ne-vơ, tên đế quốc sừng sỏ nhất
thời đại lúc đó ồ ạt đưa quân vào Miền Nam, ra sức đánh phá Miền Bắc…Trong khi đó,
ta lại tuân thủ một cách nghiêm túc hiệp định Giơ-ne-vơ, với mong muốn thống nhất
Tổ quốc trong hoà bình bằng một cuộc tổng tuyển cử. Điều đó có thực hiện được
không trước kẻ thù ngoan cố và tàn ác? Cách mạng Việt Nam nói chung, Miền Nam
nói riêng chỉ có một con đường duy nhất mà Nguyễn Trung Thành đã chỉ ra trong câu
nói đau đáu căm thù mà đầy triết lí của cụ Mết: Chúng nó đã cầm súng thì mình phải
cầm giáo. Tức là phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng

chứ không thể ngồi yên đợi hoà bình được nữa. Đó là một vài ví dụ cho rất nhiều ví dụ
để ta có thể khẳng định vai trò quan trọng của việc tìm hiểu “lai lịch xuất thân” của
tác phẩm.
Đối với các văn bản truyện lớp 12 chương trình chuẩn, chúng tôi luôn chú trọng và
yêu cầu học sinh nắm bắt thật chắc bước tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng
tác của tác phẩm. Đối với bước này, chúng tôi thường yêu cầu các em chuẩn bị trước
ở nhà. Trong giờ giảng, giáo viên cho học sinh trình bày, và người dạy chỉ bổ sung
những chi tiết cần thiết ngoài phần tiểu dẫn của sách giáo khoa.
– Dạy truyện Vợ chồng A Phủ chúng tôi cung cấp thêm một số kiến thức về những
phong tục tập quán của người Mông như tục cướp vợ, tục ăn Tết theo mùa gặt.
– Với truyện ngắn Vợ nhặt, cần cung cấp thêm những nét thuộc về lịch sử như: sự bóc
lột nặng nề bằng thuế khoá của thực dân Pháp; để phục vụ cho chiến tranh phát xít
Nhật đã bắt dân ta nhổ lúa trồng đay ra sao… những yếu tố “nhân tai” đó đã kết hợp
với thiên tai(hạn hán và lũ lụt) khiến dân ta lâm vào nạn đói kinh hoàng năm Ất Dậu.
Điều này chắc chắn sẽ giúp học sinh hình thành ý niệm về sức tố cáo thực dân, phát
xít(một phần của giá trị hiện thực và nhân đạo) của tác phẩm.
– Những trích đoạn đọc thêm như: Mùa lá rụng trong vườn, Một người Hà Nội, cần bổ
sung những hiểu biết về hoàn cảnh xã hội đất nước sau đổi mới. Những thay đổi trong
tư tưởng, tình cảm của con người trước ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã khiến
những giá trị đạo đức truyền thống bị lung lay và có nguy cơ bị chà đạp. Những cách
nhìn, cách khám phá mới về vẻ đẹp của con người trong Một người Hà Nội chính là
thành quả của tư duy đổi mới của một lớp nhà văn như Nguyễn Khải.
– Đối với các tác phẩm thể hiện rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng như Rừng xà nu,
Những đứa con trong gia đình, cần giúp cho học sinh hình dung được sự khốc liệt của


chiến tranh, những đau thương mất mát của cả dân tộc trong những năm tháng đất
nước bị chia cắt; đồng thời cũng dựng lên ý chí quật cường, lòng tin tưởng vào chiến
thắng của một thế hệ con người coi “đánh giặc là trách nhiệm là nghĩa vụ” thậm chí
còn coi: “Đời đánh Mỹ là đời thi vị nhất”(Dương Hương Ly).

Khi dựng lên thật đầy đủ, chính xác những vấn đề liên quan đến hoàn cảnh lịch sử, xã
hội văn hoá của tác phẩm; chắc chắn sẽ là bước khởi động tốt về mặt tâm thế cho
học sinh tìm hiểu những nội dung khác của truyện. Tuy nhiên đây không phải là phần
giáo viên lạm dụng một cách quá mức, điều đó dễ dấn tới việc đánh giá tác phẩm
theo quan điểm “xã hội học”.
2.

Phân tích cốt truyện với các bước diễn biến.

Đối với tác phẩm truyện, cốt truyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nắm được cốt
truyện với các trình tự: mở đầu, vận động, kết thúc tức là đã nắm được “quá trình đời
sống cụ thể tạo nên nội dung của truyện”(SGV Ngữ văn 11. tập 1, Nxb GD.
2007, tr.153). Trong cốt truyện có những vấn đề sau cần đặc biệt quan tâm khi soạn
giảng:
2.1. Tóm tắt cốt truyện.
Đọc hiểu tác phẩm truyện không thể không đọc, thậm chí phải đọc thật kỹ; có như
vậy quá trình giảng của giáo viên mới đạt hiệu quả mong muốn. Để học sinh đọc tác
phẩm không phải chuyện dễ, bởi thời lượng trên lớp không cho phép đọc toàn bộ tác
phẩm hoặc đoạn trích, nhất là những tác phẩm dài. Vậy nên công việc này phải giao
cho học sinh làm ở nhà, giáo viên phải kiểm tra việc đọc truyện của học sinh bằng
cách yêu cầu các em tóm tắt được cốt truyện trước khi giảng.
2.2. Phân tích tình huống truyện
– Ở đây chúng tôi chỉ bàn vai trò của tình huống đối với truyện ngắn. Bởi vì “Truyện
ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống
truyện chủ chốt nào đó”(Chu Văn Sơn). Tình huống là “cái tình thế nảy ra truyện”, là
“lát cắt” của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là
“một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa
đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại”(Nguyễn Minh Châu). Nhiều
nhà nghiên cứu còn cho rằng tình huống là hạt nhân của truyện ngắn, “chọn được
tình huống hấp dẫn coi như việc viết truyện đã xong”(Nguyễn Minh Châu). Người ta

chia thình huống thành các loại:


– Với bài viết này, chúng tôi tạm hiểu tình huống là “tình thế xảy ra chuyện”, trong đó
nhân vật, các vấn đề của đời sống hiện lên rõ nét nhất đồng thời qua tình huống đó,
chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng được làm sáng tỏ. Như vậy nhận diện và phân
tích được tình huống, giáo viên nên cung cấp khái niệm tình huống, các loại tình
huống.
Trong số các tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn, có 2 tác phẩm có tình
huống đặc biệt cần phải giúp học sinh chỉ ra và phân tích.
– Vợ nhặt có một tình huống đặc biệt, tình huống éo le mà cần định hướng cho học
sinh phân tích: Tràng nhặt được vợ giữa năm đói. Anh ta nhặt được vợ như người ta
nhặt được cái rơm, cái rác…sự việc đó đã gây ra nỗi ngạc nhiên cho những người dân
xóm ngụ cư, cho bà cụ Tứ và cho chính Tràng. Vấn đề là ở chỗ phải giúp học sinh trả
lời câu hỏi: Kim Lân tạo ra tình huống như thế là có dụng ý gì? Đó mới là điểm đến
của công việc này. Qua tình huống trên, nhà văn vừa có điều kiện khắc hoạ tâm lí
nhân vật, làm sáng lên ở họ những vẻ đẹp cao quý của tình người vừa làm nổi bật giá
trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm.
– Chiếc thuyền ngoài xa lại là một tình huống khác – tình huống nhận thức. Qua hai
phát hiện của người nghệ sỹ, qua câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện,
truyện đã dẫn tới sự bừng sáng, sự “giác ngộ” cho Phùng và Đẩu trong cách nhìn về
cuộc đời và nghệ thuật. Đó cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
2.3. Tìm hiểu điểm nhìn trần thuật.
Điểm nhìn trần thuật có vai trò dẫn dắt người đọc quan sát các chi tiết và diễn biết có
ý nghĩa đặc biệt của truyện. Điểm nhìn trần thuật hay chọn cách trần thuật(ngôi kể)
như thế nào cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn, điều đó đòi hỏi chúng ta
phải giúp học sinh nhận diện điểm nhìn trần thuật của từng tác phẩm và tác dụng
của nó. Trong các tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn, có một số tác phẩm có
điểm nhìn độc đáo và tác dụng nghệ thuật nhất định.
– Trước tiên phải kể đến truyện ngắn Vợ nhặt, người kể chuyện giấu mình, bắt đầu kể

từ việc Tràng dẫn vợ về nhà trong cảnh chết chóc của xóm ngụ cư, trong sự ngạc
nhiên của những người trong xóm. Cảnh Tràng gặp người đàn bà, cảnh giới thiệu vợ
với mẹ được kể theo con mắt của Tràng. Tiếp đó là cách kể theo con mắt quan sát và
suy nghĩ của bà mẹ. Cảnh sáng hôm sau ngủ dậy với cảm giác hạnh phúc, quan sát
những biến đổi của người vợ và đoạn kết được kể theo cách nhìn của Tràng. Điểm


nhìn di chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác, nhưng Tràng luôn ở vị trí trung
tâm, hé mở cho thấy từ khát vọng hạnh phúc lứa đôi, Tràng đã mơ hồ cảm thấy phải
tham gia vào hành động với Việt Minh để tự giải phóng mình.
– Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật theo phương thức: người trần
thuật thuộc ngôi thứ ba nhưng lời kể lại phỏng theo quan điểm, ngôn ngữ, giọng điệu
của nhân vật. Nghĩa là người trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể lại
theo giọng điệu của nhân vật. Các nhà nghiên cứu gọi là cách trần thuật theo dòng ý
thức nhân vật. Vấn đề đặt ra là phải yêu cầu học sinh nhận ra tác dụng của nó. Lối
trần thuật này có hai tác dụng về mặt nghệ thuật: câu chuyện vừa được thuật, kể
cùng một lúc tính cách nhân vật cũng được khắc họa; câu chuyện dù không có gì đặc
sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn
ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật. Nhà văn phải thành thạo tâm lí và ngôn ngữ nhân
vật mới có thể trần thuật theo phương thức này.
– Trong Vợ chồng A Phủ, có đoạn nhà văn “trao bút” cho nhân vật để nhân vật tự kể,
tự nói về mình khiến người đọc như đọc được trực tiếp những dòng tâm sự bằng máu
và nước mắt của Mị. Chúng ta hãy quan sát đoạn miêu tả sức sống đang trỗi dậy
trong cô Mị lầm lũi, vô hồn trước đây: “Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi
đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng
dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào
A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị đã ngồi xuống giường,
trông ra cái lỗ cửa sổ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại,
trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn
trẻ. Mị muốn đi chơi…”. Trong đoạn văn này, đang trần thuật khách quan (từ chỗ

đứng người kể chuyện) đến ba câu cuối có sự dịch chuyển, kết hợp tự nhiên các điểm
nhìn, giọng điệu. Tô Hoài đã viết liên tiếp ba câu văn ngắn cùng một chủ ngữ là Mị.
Lời văn từ đây bỗng hối hả, bỗng dồn dập như cùng khát vọng sống đang trào dâng
trong lòng Mị. Lời nhà văn hay lời nhân vật? Không thể phân định rạch ròi. Tô Hoài
không đứng bên ngoài mà tả, mà kể nữa, lại nhập thân vào Mị, thổn thức cùng Mị ở
thời khắc ấy để từ trong đó viết ra.
2.4. Cảm nhận giọng điệu lời văn
Giọng điệu là một yếu tố thuộc về ngôn ngữ trong tác phẩm truyện. Khi phân tích
ngôn ngữ văn xuôi cần chú ý cách sử dụng các kiểu câu, chủ thể phát ngôn, cách
xưng hô, giọng điệu kể, sự cá thể hóa ngôn ngữ của nhân vật và tác giả… Có thể chia


ngôn ngữ văn xuôi thành hai tính chất trái ngược nhau. Một là giọng điệu tiểu thuyết,
thể hiện đậm đặc trong văn xuôi hiện thực phê phán Vũ Trọng Phụng có giọng trào
phúng, Nam Cao có giọng lạnh lùng, Nguyễn Công Hoan có giọng hóm hỉnh… Ngược
lại là giọng điệu sử thi thể hiện đậm đặc trong văn xuôi cách mạng. Ta có thể thấy
giọng văn tin yêu, trữ tình trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, giọng văn sôi nổi bừng
bừng khí thế trong Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình.. Như vậy giọng điệu
chính là một yếu tố quan trọng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của nhà văn.
3.
Phân tích nhân vật theo diễn biết cốt truyện, tức là theo các tình
tiết, sự kiện, biến cố đang diễn ra.
“Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng
nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nguyên
mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về
con người.”(Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H.
1999, tr.250).
Đa số các nhà nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn dạy học đều thống nhất khi phân
tích nhân vật đi theo trình tự:
3.1. Phân tích ngoại hình nhân vật.

Ngoại hình, hình dáng của nhân vật thường có mối quan hệ chặt chẽ với tính cách,
bản chất của nhân vật. Người xưa đã dạy “Trông mặt mà bắt hình dong”, như vậy
ngoại hình là yếu tố đầu tiên khi xem xét nhân vật. Tuỳ theo dụng ý nghệ thuật mỗi
nhân vật thường được tác giả phác hoạ những nét đậm nhạt về ngoại hình:
– Trong Vợ chồng A Phủ, tuy tác giả không dụng công miêu tả vẻ đẹp hình thức của Mị
bởi đó không phải là chiều tư tưởng nhà văn muốn vươn tới. Nhưng chỉ bằng một chi
tiết nhỏ “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” cũng đủ để người đọc hình
dung vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật. Theo quy luật thông thường, sắc thường đi đôi
với tài và quả Mị tài thật tài thổi sáo khiến “nhiều người mê, ngày đêm thổi sáo đi
theo Mị”. Sắc tài ấy báo hiệu điều gì? Đọc ta mới thấy Mị cũng giống các nhân vật nữ
khác, ở những nơi khác như Tiểu Thanh, Thuý Kiều – những nhân vật nữ tài hoa mà
bạc mệnh.
– Với các nhân vật: Người vợ nhặt(Vợ nhặt), Người đàn bà hàng chài(Chiếc thuyền
ngoài xa), vẻ ngoại hình xấu xí, tiều tuỵ, rách rưới của họ là gì nếu không liên quan
đến những số phận khổ cực, đói rách? Riêng đối với Người đàn bà hàng chài(Chiếc


thuyền ngoài xa), vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt còn gợi một bi kịch riêng – bi kịch gia
đình, thầm lặng chịu đòn chồng vì tình thương con.
– Những dáng vẻ vạm vỡ, cao lớn, rắn rỏi của Tnú, cụ Mết(Rừng xà nu), Chiến(Những
đứa con trong gia đình) là những tín hiệu báo trước những tính cách mạnh mẽ, sức
sống phi thường của những con người sinh ra trong đau thương để rồi lớn lên để
chống trọi, để chiến đấu và chiến thắng.
3.2. Phân tích hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật.
Hành động, hành vi, cử chỉ của nhân vật là những tín hiệu quan trọng cung cấp thêm
những thông tin cho bức tranh toàn diện về nhân vật. Vì vậy, khi giảng chúng tôi luôn
chú trọng cho học sinh tìm hiểu những chi tiết này. Có thể lấy một số ví dụ để lưu ý
như sau:
– Hành động “xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng” của Mị trong Vợ chồng A Phủhành
động này giống như việc thắp sáng lại cuộc đời mình; hành động chuẩn bị váy áo để

đi chơi cho thấy sức sống của Mị đã trở lại… Việc A Phủ kéo cái vòng(đại diện cho
nhà quan) của A Sử xuống mà đánh nó, sau khi bị “kết án”, tập tễnh cầm dao đi chọc
tiết lợn để hầu những kẻ vừa biến mình thành nô lệ; chôn cọc, lấy dây mây để Pá Tra
trói mình vào cột vì tội để mất bò cho thấy A Phủ có một tính cách đơn giản, đầy mâu
thuẫn.
– Hành động “lấy vợ” của Tràng trong Vợ nhặt, cũng khiến ta phải suy ngẫm. Giữa lúc
ai cũng lo cho tính mạng mình vì đói thì hành động lấy vợ của Tràng không chỉ là một
việc làm liều lĩnh, ngẫu nhiên mà nó hàm chứa cả niềm khát khao hạnh phúc gia
đình, hàm chứa cả một tấm lòng nhân ái của con người với con người trong nghịch
cảnh.
– Khi bị bắt và tra tấn, bọn giặc hỏi Tnú cộng sản ở đâu, anh chỉ tay vào bụng mà nói
“ở đây này” là gì nếu không phải là tấm lòng thuỷ chung sắt son với cách mạng.
Người đàn bài hàng chài đã vái lấy vái để chánh án Đẩu xin không phải bỏ
chồng(Chiếc thuyền ngoài xa) là gì nếu không phải là tình thương con vô hạn?.v.v
3.3. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh
xung quanh.
Quan hệ giữa các nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh chi phối tình
cảm, tính cách nhân vật.


– Cô Mị(Vợ chồng A Phủ) tiếng là dâu nhưng thực chất là nô lệ trong nhà thống lí.
Quan hệ đó đã biến một cô gái yêu đời, yêu sống thành cái xác không hồn, thành thứ
đồ vật trang trí thêm cho cảnh nhà giàu. Nhưng chính khung cảnh ngày tết đầy xao
xuyến, cảnh bữa cơm cúng ma nhộn nhịp, rồi tiếng sáo gọi bạn yêu lại đánh thức
ngọn lửa lòng âm ỉ trong tro tàn bùng cháy.
– Tnú(Rừng xà nu) lớn lên trong sự nuôi dưỡng chở che của dân làng, cuộc đời đau
thương của anh cũng gắn liền với cuộc đời đau thương của dân làng đó là dụng ý mà
Nguyễn Trung Thành muốn trao cho Tnú-tính sử thi của nhân vật.
– Chiến, Việt những đứa con trong gia đình truyền thống, đã tiếp nối xứng đáng
truyền thống gia đình bằng sức mạnh của lòng dũng cảm, lòng yêu nước và những

chiến công cụ thể…
3.4. Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhân vật thường được xây dựng theo dụng ý của nhà văn. Để thực hiện dụng ý đó,
tác giả phải sử dụng các chi tiết nghệ thuật. Muốn phân tích nghệ thuật xây dựng
nhân vật, trước hết là chú đến chi tiết. Khi dạy học, chúng tôi bám vào những chi tiết:
– Tên nhân vật: Nhân vật có tên hoặc không đó có thể là ngẫu nhiên nhưng thường là
dụng ý. Tên các nhân vật trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam nghe ấm áp, gẫn gũi;
nhưng trong Chí Phèo của Nam Cao lại rất khó nghe, rất cộc vì vậy mà chủ đề tư
tưởng của các nhân vật trong hai truyện không giống nhau. Trở lại với các tác phẩm
truyện lớp 12 chương trình chuẩn, có hai nhân vật đáng chú ý về tên. Đó là người vợ
nhặt(Vợ nhặt), Người đàn bà làng chài(Chiếc thuyền ngoài xa) đều không có tên.
Không phải tác giả không đủ sức đặt tên cho nhân vật mà để nhân vật không tên sẽ
có sức khái quát cao hơn – những người đàn bà hiện thân cho bao người đàn bà có
chung cảnh ngộ.
– Các chi tiết góp phần miêu tả tâm lí nhân vật: Tâm lí con người thường biểu hiện
qua những chi tiết bề ngoài, nhà văn xuất sắc là người nắm bắt rất chắc những biếu
hiện đó. Chi tiết nén một tiếng thở dài của người vợ nhặt(Vợ nhặt) sau khi chứng kiến
“giang sơn” nhà chồng chính là biểu hiện một nỗi thất vọng thầm kín về hoàn cảnh
nhà chồng- người vừa lúc chiều còn khoe “rích bố cu hở”. Chi tiết sau mỗi đợt hút
thuốc phiện của Pá Tra hắn lại “ngóc đầu lên” (Vợ chồng A Phủ) là chi tiết cực tả bản
chất rắn độc của lão chúa đất…


– Cách tạo tình huống để khám phá bản chất nhân vật: Tình cách con người luôn thể
hiện rõ nhất trong những tình huống mà họ gặp phải. Tình huống trong Vợ nhặt thật
éo le, nhưng nhờ tình huống đó mà vẻ đẹp của các nhân vật sáng lên trong cảnh tối
sầm vì đói. Họ sẵn sàng cưu mang nhau dù bên miệng cái chết để hướng về hạnh
phúc. Việt trong Những đứa con trong gia đình phải đối mặt với tình huống toàn thân
bị thương, một mình nằm giưa chiến trường để khẳng định phẩm chất anh hùng của
một chiến sỹ, một người nặng tình nghĩa với gia đình…

4.
Phân tích kết cấu của tác phẩm.
Mỗi tác phẩm có những kết cấu riêng theo định hướng ngòi bút của nhà văn. Phân
tích kết cấu cũng là một phương diện để hiểu toàn cảnh nội dung và nghệ thuật tác
phẩm. Hãy chú ý kết cấu của một số tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn.
– Vợ nhặt có cách mở đầu và kết thúc khá rõ nghĩa. Truyện bắt đầu bằng cảnh chiều
muộn, với không khí ảm đạm, tối sầm vì đói; âm thanh thật não nề của những tiếng
hờ khóc trong những gia đình có người chết đói; hình ảnh thật thê lương “người chết
như ngả rạ” còn người sống “đi lại như những bóng ma”… đây là thế giới của cõi âm,
đúng hơn là giữa cái chết và sự sống không có ranh giới. Kết thúc truyện là một buổi
sáng mùa hè với ánh nắng ấm áp, hình ảnh sống động của mẹ chồng nàng dâu đang
thu dọn nhà cửa, đặc biệt là hình ảnh những người phá kho thóc Nhật với bóng cờ đỏ
trong đầu Tràng… phải chăng là tín hiệu lạc quan của sự đổi đời trong tương lai cho
họ?
– Kết cấu truyện lồng truyện trong Rừng xà nu lại mang một ý nghĩa khác(kể chuyện
Tnú về thăm làng và cụ Mết kể chuyện về Tnú). Câu chuyện về cuộc đời Tnú song
hành với chuyện của làng Xô Man phải chăng là sự gắn bó máu thịt giữa cá nhân với
công đồng để tạo nên tính sử thi của tác phẩm?
5.
Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
Tư tưởng nghệ thuật thường được thể hiện qua cuộc đời và số phận các nhân vật.
Đây là bước tương đối dễ, chúng tôi thấy học sinh dễ phát hiện vì nó thường nằm
trong phần ghi nhớ của mỗi bài. Đặt câu hỏi qua các nhân vật nhà văn muốn gửi gắm
tư tưởng tình cảm gì? Với câu hỏi này sau khi phân tích một loạt các vấn đề nêu trên,
học sinh sẽ dễ dàng chỉ ra được. Vì vậy chúng tôi không đề cập sâu tới mục này.
Trong hai năm học vừa qua, chúng tôi đã từng bước áp dụng những cách dạy bám sát
đặc trưng thi pháp loại thể của các tác phẩm truyện và thấy rằng học sinh dễ tiếp


thu, nhớ được những giá trị về nội dung của tác phẩm một cách hệ thống hơn; các

em cũng hào hứng hơn trong học tập vì thấy rằng việc học văn không còn mơ hồ
chung chung mà đã có những “công thức” cần thiết để học tập.
6.

Kết quả thực hiện các giải pháp dạy học theo đặc trưng thi pháp
loại thể các tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn trong hai
năm học: 2011 – 2012 và 2012 – 2013.

Do các tác phẩm đoạn trích truyện trong chương trình lớp 12 được bố trí học trong
học kì II, nên chúng tôi tiến hành khảo sát về việc đọc hiểu tác phẩm truyện của các
em ở đầu kì II. Đầu học kì là kiểm tra việc vận dụng việc đọc hiểu văn bản truyện đã
được học ở lớp 11. Cuối học kì, tức là sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên chúng
tôi kiểm tra việc đọc – hiểu của học sinh với các tác phẩm và đoạn trích thuộc chương
trình. Kết quả cụ thể như sau:
6.1. Năm học 2011 – 2012:
Đầu học kì II
Lớp
12A3
Tổng số, tỉ lệ
35
100%
Giỏi
0
0%
Khá
06
17,14%
Trung bình
20
57,14%

Yếu
08
22,85%
Kém
01
2,85%

Cuối học kì II
Lớp
Tổng số, tỉ lệ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

12A3
35
0
12
18
05
0

100%
0%
34,28%
51,42%
14,28%
0%


6.2. Năm học 2012 – 2013:
Đầu học kì II
Lớp
12A5
Tổng số, tỉ lệ
33
100%
Giỏi
0
0%
Khá
17
51,51%
Trung bình
12
36,36%
Yếu
04
12,12%
Kém
0
0%

Cuối học kì II
Lớp
Tổng số, tỉ lệ
Giỏi
Khá
Trung bình

Yếu
Kém

12A5
33
01
25
07
0
0

100%
3,03%
75,75%
21,21%
0%
0%

Phần 3. KẾT LUẬN
1.
Những vấn đề quan trọng được đề cập trong Sáng kiến kinh
nghiệm.
Trong Sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã bàn tới thực trạng và những nội dung
cần thiết trong việc dạy học theo đặc trưng thi pháp loại thể đối với một số tác phẩm
truyện lớp 12 chương trình chuẩn tại trường THPT Pác Khuông:


– Vấn đề dạy học các tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn nói riêng và các tác
phẩm truyện nói chung cần phải thay đổi theo hướng tiếp cận thi pháp loại thể. Có
như vậy, việc dạy học văn mới thực sự theo hướng đổi mới phương pháp dạy học của

ngành.
– Dạy học các tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn theo đặc trưng thi pháp
loại thể cần tập trung vào những nội dung, những yếu tố nội tại của tác phẩm: Hoàn
cảnh xã hội – lịch sử – văn hoá hình thành tác phẩm; Cốt truyện được tổ chức một
cách nghệ thuật như thế nào?; Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với
hoàn cảnh ra sao?; Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian;
ngôn ngữ linh hoạt, gần với ngôn ngữ đời sống được cụ thể hoá như thế nào trong tác
phẩm?
Dạy tác phẩm truyện bám sát những đặc trưng của nó chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ
được nâng cao.
2.

Kiến nghị.

– Với Sở Giáo dục và Đào tạo, cần tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp
dạy học nhất là đổi mới dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp loại
thể.
– Với lãnh đạo nhà trường, tạo điều kiện cho tổ chuyên môn tổ chức những Hội thảo
về dạy học theo đặc trưng thi pháp loại thể với liên qua tới những tác phẩm được
trích giảng trong chương trình.
– Với tổ chuyên môn, tham mưu cho lãnh đạo nhà trường để trang bị những tài liệu
liên quan đến việc


TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Từ điển tiếng Việt, Nxb, Đà Nẵng. 1998.
– Lí luận văn học, tập 2; Nxb Giáo Dục, H. 1987
– 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 1999.
– Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12, Nxb GD.H.2008).
– Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1, Nxb GD, H. 2007.

– Sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 2, Nxb GD, H. 2008.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
TRƯỜNG THPT PÁC KHUÔNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
DẠY HỌC THEO ĐẶC TRƯNG THI PHÁP LOẠI THỂ VỚI MỘT SỐ TÁC
PHẨM TRUYỆN PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN


XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

NGƯỜI THỰC HIỆN

HIỆU TRƯỞNG

Nông Thanh Đồng

Nguyễn Hữu Đinh



×