Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

LUẬT THƯƠNG mại 1 topica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.99 KB, 10 trang )

LUẬT THƯƠNG MẠI I
A
Ai có quyền khởi kiện ra trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thương mại?
D) Các bên tranh chấp.
Ai là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
D) 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức
B
Ban kiểm soát của công ty cổ phần có bao nhiêu thành viên?
C) 3 – 5 thành viên
Biện pháp chia doanh nghiệp KHÔNG áp dụng với loại hình doanh nghiệp nào sau đây?
D) Công ty hợp danh.
Biện pháp hợp nhất doanh nghiệp KHÔNG áp dụng với loại hình doanh nghiệp nào
sau đây?
D) Doanh nghiệp tư nhân.
Biện pháp sáp nhập doanh nghiệp KHÔNG áp dụng với loại hình doanh nghiệp nào
sau đây?
C) Doanh nghiệp tư nhân.
Biện pháp tách doanh nghiệp KHÔNG áp dụng với loại hình doanh nghiệp nào sau đây?
D) Doanh nghiệp tư nhân.
Biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp dưới hình thức chuyển đổi KHÔNG áp dụng với
loại hình doanh nghiệp nào sau đây?
B) Công ty hợp danh.
C
Các bên trong hợp đồng thương mại được quyền tự do thỏa thuận nhưng phải đảo bảo
nguyên tắc nào sau đây?
C) Không vi phạm điều pháp luật cấm, trái đạo đức xã hội .
Các thành viên của công ty hợp danh được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp khi nào?
C) Khi góp đủ vốn đã cam kết.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là chủ thể nào sau đây?
A) 1 cá nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tài sản đối với toàn bộ hoạt động


của doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
C) Trách nhiệm vô hạn.
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường
hợp nào sau đây?
C) Giảm vốn kinh doanh xuống dưới mức vốn đã đăng ký.
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên rút vốn đã đầu tư vào công ty
trong trường hợp nào sau đây?
B) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho người khác
Chủ thể nào có quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông họp bất thường?
A) Hội đồng quản trị.
Chủ thể nào có thể là thành viên góp vốn của công ty hợp danh?
C) Cá nhân và tổ chức.
Chủ thể nào có thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh?
A) Cá nhân.
Chủ thể nào được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết?
D) Tổ chức được Chính phủ ủy quyền, cổ đông sáng lập.
Chủ thể nào là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân?
A) Chủ doanh nghiệp tư nhân.


Chủ thể nào sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp?
D) Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần.
Chủ thể nào sau đây có quyền triệu tập hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm
hữu hạn 2 thành viên trở lên họp bất thường?
B) Chủ tịch hội đồng thành viên.
Chủ thể nào sau đây KHÔNG là chủ thể của Luật Thương mại?
B) Kho bạc Nhà nước.
Chủ thể nào sau đây KHÔNG phải là chủ thể kinh doanh?
D) Nhân viên ngân hàng.
Chủ tịch hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có thể

là người đại diện theo pháp luật của công ty trong trường hợp nào?
B) Điều lệ công ty quy định.
Có các phương thức thương lượng nào để giải quyết tranh chấp thương mại?
D) Thương lượng trực tiếp hoặc gián tiếp.
Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình khi biểu quyết phản đối
các quyết định nào của đại hội đồng cổ đông?
B)Tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông QĐ tại Điều lệ công ty
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ bao nhiêu % cổ phần phổ thông trong thời gian
liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ
phần mất khả năng thanh toán?
B) 20%.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết KHÔNG có quyền nào sau đây?
A) Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cho người khác.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức KHÔNG có quyền nào sau đây?
- D) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại KHÔNG có quyền nào sau đây?
D) Tham dự và biểu quyết trong các phiên họp của Đại hội đồng cổ đông.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong thời hạn bao lâu, kể
từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
C) 3 năm
Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu là cá nhân
bao gồm những bộ phận nào sau đây?
D) Chủ sở hữu, chủ tịch công ty, giám đốc (tổng giám đốc).
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên bao gồm
những bộ phận nào sau đây
A) Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, ban kiểm soát, giám đốc (TGĐ).
Cơ quan có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty cổ phần là:
A) đại hội đồng cổ đông.
Cơ quan nào có quyền quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh?
A) Hội đồng thành viên.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
A) Phòng đăng ký kinh doanh.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp?
D) Sở Kế hoạch – Đầu tư.
Cơ quan nào có thẩm quyển tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản?
D) Tòa án.
Công ty cổ phần bắt buộc phải có loại cổ phần nào sau đây?
A) Cổ phần phổ thông.


Công ty cổ phần có tối đa bao nhiêu cổ đông?
D) Không hạn chế.
Công ty cổ phần có tối thiểu bao nhiêu cổ đông?
C) 3 cổ đông.
Công ty hợp danh có các loại thành viên nào sau đây?
D) Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Công ty hợp danh có tối thiểu bao nhiêu thành viên hợp danh?
B) 2.
Công ty hợp danh được quyền phát hành loại chứng khoán nào sau đây?
D) Không được quyền phát hành chứng khoán.
Công ty TNHH một thành viên KHÔNG thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp
nào sau đây?
B) Công ty hợp danh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có bao nhiêu thành viên?
B) 2 – 50 thành viên.
Cuộc họp của đại hội đồng cổ đông được triệu tập lần đầu được tiến hành khi có số cổ
đông dự họp đại diện ít nhất bao nhiêu % tổng số phiếu biểu quyết của công ty?
B) 51%.
Cuộc họp của đại hội đồng cổ đông được triệu tập lần thứ 2 được tiến hành khi có số cổ

đông dự họp đại diện ít nhất bao nhiêu % tổng số phiếu biểu quyết của công ty?
A) 33%.
Cuộc họp của đại hội đồng cổ đông được triệu tập lần thứ 3 được tiến hành khi có số cổ
đông dự họp đại diện ít nhất bao nhiêu % tổng số phiếu biểu quyết của công ty?
D) Không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Cuộc họp của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
triệu tập bổ sung lần thứ 2 được tiến hành họp khi có sự tham dự của các thành viên
đại diện ít nhất bao nhiêu % vốn điều lệ?
A) 50%.
Cuộc họp của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
triệu tập bổ sung lần thứ 3 được tiến hành họp khi có sự tham dự của các thành viên
đại diện ít nhất bao nhiêu % vốn điều lệ?
D) Không phụ thuộc số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
Cuộc họp của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
triệu tập lần đầu được tiến hành họp khi có sự tham dự của các thành viên đại diện ít
nhất bao nhiêu % vốn điều lệ?
B) 65%.
Cuộc họp của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được
tiến hành khi nào?
B) Ít nhất 2/3 thành viên dự họp.
D
Dấu hiệu nào sau đây là đặc trưng của chủ thể kinh doanh?
A) Tiến hành hoạt động thương mại.
Doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi nào?
C) Khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày
đến hạn thanh toán.
Doanh nghiệp bị coi là phá sản khi nào?
D) Khi doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên
bố phá sản.



Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp nào
sau đây?
D) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo hoặc doanh nghiệp do
những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập, hoặc doanh nghiệp ngừng hoạt động
kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Doanh nghiệp giải thể trong trường hợp nào sau đây?
A)Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
Doanh nghiệp KHÔNG phải tiến hành thủ tục giải thể trong trường hợp nào sau đây?
C) Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả.
Doanh nghiệp muốn tiến hành thủ tục giải thể phải đảm bảo thanh toán bao nhiêu %
các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp?
D) 100%.
Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu bao nhiêu %
vốn điều lệ?
D) 100%.
Doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm pháp lý nào sau đây?
A) Chế độ trách nhiệm vô hạn.
Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp nào sau đây?
A) Công ty TNHH một thành viên.
Doanh nghiệp tiến hành thủ tục phá sản phải đảm bảo thanh toán bao nhiêu % các
khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp?
A) Tùy thuộc vào tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân giống công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân ở
điểm nào sau đây?
C) Do một cá nhân làm chủ.
Đ
Đại hội đồng cổ đông bầu hội đồng quản trị gồm có bao nhiêu thành viên?
D) 3 – 11 thành viên.
Đại hội đồng cổ đông sử dụng phương thức bầu dồn phiếu để bầu các thành viên của cơ

quan nào?
D) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh
doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; tổ chức lại, giải thể công ty khi được số
cổ đông đại diện ít nhất bao nhiêu % tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự
họp tán thành?
B) 65%
Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định bằng phương thức nào sau đây?
D) Biểu quyết tại cuộc họp, bầu dồn phiếu, lấy ý kiến bằng văn bản.
Đâu KHÔNG phải là biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng?
D) Đặt trước.
Đâu KHÔNG phải là đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân?
D) Chế độ trách nhiệm hữu hạn.
Đâu KHÔNG phải là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại?
C) Trọng tài thể thao.
Đâu KHÔNG phải là trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng?
D) Sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Đối tượng nào sau đây có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân?
D) Tổ chức nước ngoài.


Đối tượng nào sau đây KHÔNG có quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn 2
thành viên trở lên?
D) Cơ quan nhà nước sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng
cho cơ quan, đơn vị mình.
Đối tượng nào sau đây KHÔNG có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần?
B) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản, hợp đồng được giao kết khi nào?
B) Bên sau cùng ký vào văn bản.
Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ, nếu hợp đồng đã thực hiện thì các bên có nghĩa vụ gì?

B) Phải trả cho nhau những gì đã nhận.
Đối với phương thức giao kết gián tiếp, hợp đồng được coi là đã giao kết vào thời điểm nào?
- Bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận lời đề nghị giao kết HĐ của bên được đề nghị.
G
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần do?
D) Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê.
H
Hạn chế lớn nhất của thương lượng so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác
là gì?
C) Không được ràng buộc bởi cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc.
Hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp là gì?
D) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh.
Hoạt động nào sau đây thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà
nước trong hoạt động thương mại?
A) Cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị triệu tập đại hội đồng cổ đông họp bất thường trong trường hợp nào
sau đây?
D) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty.
Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thông qua báo
cáo tài chính hằng năm khi được số phiếu đại diện ít nhất bao nhiêu % tổng số vốn góp
của các thành viên dự họp chấp thuận?
B) 65%
Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thông qua quyết
định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại,
giải thể công ty khi được số phiếu đại diện ít nhất bao nhiêu % tổng số vốn góp của các
thành viên dự họp chấp thuận?
C) 75%.
Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thông qua
quyết định bằng phương thức nào sau đây?

D) Lấy ý kiến bằng văn bản, biểu quyết tại cuộc họp.
Hợp đồng thương mại có hiệu lực phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A) Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
Hợp đồng thương mại được ký kết nhằm mục đích gì?
B) Lợi nhuận.
Hợp đồng thương mại KHÔNG có hiệu lực trong trường hợp nào sau đây?
D) Chủ thể giao kết hợp đồng không có thẩm quyền.
K
Khi giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài thương mại có quyền gì sau đây?
B) Ra phán quyết.


Khi hợp đồng bị đình chỉ gây ra hậu quả pháp lý gì?
C) Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ.
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện gây ra hậu quả pháp lý gì?
A) Hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, các bên thường quan tâm
tới tiêu chí nào?
D) Chi phí thấp, nhanh chóng, bảo vệ được uy tín, bí mật của các bên.
L
Loại chủ thể nào sau đây KHÔNG phải là doanh nghiệp?
B) Hộ gia đình.
Loại chủ thể nào sau đây là doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH
B) Công ty cổ phần.
D) Công ty hợp danh.
Loại cổ phần nào sau đây được chuyển nhượng tự do?
D) Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Loại hình doanh nghiệp nào sau đây được quyền tiến hành kinh doanh mà KHÔNG

phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
D) Không có loại hình doanh nghiệp nào.
Loại hợp đồng nào sau đây KHÔNG phải là hợp đồng thương mại?
D) Hợp đồng tặng cho tài sản.
Loại hợp đồng nào sau đây là hợp đồng thương mại?
B) Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thuộc về chủ thể nào?
B) Chủ doanh nghiệp tư nhân được hưởng toàn bộ.
M
Mô hình tổ chức nào sau đây là của công ty cổ phần?
A) Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc (tổng giám đốc)
Mức bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm có quyền yêu cầu đối với bên vi phạm hợp
đồng được tính như thế nào?
C) Được tính trên thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá bao nhiêu % giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm?
B) 8%.
N
Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu
cầu tòa án ở đâu giải quyết?
B) Tòa án nhân dân nơi nguyên đơn cư trú, làm việc.
Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa
án ở đâu giải quyết?
D) Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài
sản.
Nghị quyết của hội đồng quản trị được thông qua khi được sự nhất trí của bao nhiêu
thành viên dự họp?
A) Quá 1/2 thành viên dự họp.
Nhóm quan hệ xã hội nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại?

A) Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại.


Những dấu hiệu nào sau đây KHÔNG phải là điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp?
D) Đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài.
Những tranh chấp về thương mại, kinh doanh nào sau đây thuộc thẩm quyền của tòa án?
D) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập công ty.
P
Phán quyết của tòa án có giá trị như thế nào?
B) Bắt buộc thi hành, được đảm bảo bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Phán quyết của trọng tài TM có thể được cơ quan nào công nhận và cho thi hành?
C) Tòa án nhân dân.
Phương pháp nào sau đây là phương pháp điều chỉnh của Luật Thương mại?
C) Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận.
Phương thức giải quyết tranh chấp không có sự tham gia của bên thứ ba là phương
thức nào?
A) Thương lượng.
Phương thức giải quyết tranh chấp trong đó có sự tham gia của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là phương thức nào?
D) Tòa án.
Q
Quan hệ nào sau đây KHÔNG thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại?
C) Doanh nghiệp – Người lao động.
Quyết định của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về
việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ vốn điều lệ của công ty được thông qua khi nào?
C) Ít nhất 3/4 số thành viên dự họp chấp thuận.
T

Tài sản nào sau đây có thể dùng để đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết
hoặc thực hiện hợp đồng dân sự?
D) Tiền, kim khí, đá quý, vàng.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có quyền yêu cầu công ty
mua phần vốn góp của mình khi nào?
B) Khi thành viên đó bỏ phiếu không tán thành quyết định của hội đồng thành viên về việc
tổ chức lại công ty.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên muốn chuyển nhượng một
phần hoàn toàn bộ phần vốn của mình cho người khác phải tiến hành như thế nào?
B) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn
góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải chịu trách
nhiệm gì đối với hoạt động của công ty?
C) Trách nhiệm hữu hạn.
Thành viên của hội đồng quản trị yêu cầu là?
D) Không bắt buộc phải là cổ đông của công ty.
Thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của
mình tại công ty cho người khác khi nào?
A) Được hội đồng thành viên chấp thuận
Thành viên góp vốn của công ty hợp danh có chế độ trách nhiệm gì đối với các khoản
nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty?
A) Trách nhiệm hữu hạn.


Thành viên hợp danh có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp
của mình tại công ty cho người khác khi nào?
B) Được các thành viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn ra khỏi công ty khi nào?
D) Được hội đồng thành viên chấp thuận, phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn
chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn và chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài

chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có chế độ trách nhiệm gì đối với các khoản
nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty?
C) Trách nhiệm vô hạn liên đới.
Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết phải chịu trách
nhiệm gì?
A) Bồi thường thiệt hại cho công ty nếu gây thiệt hại.
Thỏa thuận trọng tài phải được lập khi nào?
D) Trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp.
Thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức nào sau đây?
A) Văn bản.
Tín chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó tổ chức nào dùng uy tín của
mình để cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức
tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ?
D) Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở.
Tín chấp là biện pháp mà tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín
chấp cho chủ thể nào vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để
sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ?
C) Cá nhân, hộ gia đình nghèo.
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của bên vi phạm được miễn trong trường
hợp nào sau đây?
B) Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của chủ thể nào?
A) Bên vi phạm hợp đồng.
Tranh chấp giữa các doanh nghiệp liên quan đến BĐS được giải quyết ở tòa án nào sau đây?
C) Tòa án nhân dân nơi có bất động sản.
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty
với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty được xét xử theo thủ tục sơ thẩm tại tòa án nào?
B) Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể nào sau đây thuộc loại tranh chấp thương mại?
C) Doanh nghiệp – Doanh nghiệp
Tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh
nghiệp được xét xử theo thủ tục sơ thẩm tại tòa án nào sau đây?
A) Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các
bên xuất phát từ việc thực hiện hoạt động nào sau đây?
C) Hoạt động thương mại.
Tranh chấp thương mại phát sinh gây ra những hậu quả gì đối với các bên?
D) Tốn kém nhiều về thời gian và tiền bạc; ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các bên.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận được xét xử theo thủ tục sơ thẩm ở tòa án nào sau đây?
B) Tòa án nhân dân cấp tỉnh.


Trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm bắt đầu từ thủ tục nào sau đây?
A) Khởi kiện.
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, chủ tịch
công ty do ai bổ nhiệm?
A) Chủ sở hữu bổ nhiệm.
Trong hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, các bên KHÔNG thể
thỏa thuận lựa chọn gì?
B) Thẩm phán giải quyết.
Trong quan hệ bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, xuất hiện
những chủ thể nào sau đây?
B) Bên bảo lãnh – Bên được bảo lãnh – Bên nhận bảo lãnh.
Trong quan hệ cầm cố tài sản, tài sản được dùng để cầm cố phải thuộc quyền sở hữu
của ai?
A) Bên cầm cố.
Trong quan hệ ký cược tài sản, xuất hiện những chủ thể nào sau đây?

D) Bên thuê – Bên cho thuê.
Trong quan hệ thế chấp tài sản xuất hiện những chủ thể nào?
C) Bên thế chấp – Bên nhận thế chấp.
Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên thế chấp chuyển giao cho bên nhận thế chấp gì?
B) Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp.
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào sau đây?
A) Tranh chấp thương mại.
Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệp cho người khác, chủ
thể nào sẽ có trách nhiệm với các nghĩa vụ chưa thực hiện của doanh nghiệp?
D) Chủ doanh nghiệp tư nhân, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh
nghiệp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp chủ DNTN cho người khác thuê doanh nghiệp, chủ thể nào sẽ là
người chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp?
A) Chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trong trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức
ủy quyền cho một cá nhân đại diện quản lý và điều hành công ty thì cơ cấu tổ chức bao
gồm những bộ phận nào sau đây?
D) Chủ sở hữu, chủ tịch công ty, kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc).
Trong trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức
ủy quyền cho nhiều cá nhân đại diện quản lý và điều hành công ty thì cơ cấu tổ chức
bao gồm những bộ phận nào sau đây?
C) Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc).
Trong trường hợp chuyển nhượng một phần vốn cho cá nhân hoặc tổ chức khác, doanh
nghiệp tư nhân phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp nào sau đây?
D) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Trong trường hợp công ty cổ phần tổ chức theo mô hình không thành lập Ban kiểm
soát độc lập thì phải có ít nhất bao nhiêu % số thành viên hội đồng quản trị phải là
thành viên độc lập?
B) 20%.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty trách

nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải làm gì?
D) Đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã
góp.


U
Ưu điểm lớn nhất của thương lượng so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác
là gì?
C) Thủ tục đơn giản, thuận tiện, ít tốn kém, đảm bảo được uy tín của các bên.
V
Vai trò của bên thứ ba trong phương thức hòa giải là gì?
B) Làm trung gian hòa giải để hỗ trợ và thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải
pháp.
Văn bản nào sau đây là nguồn của Luật Thương mại?
C) Luật Doanh nghiệp 2014.
Việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện
pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh là
biện pháp gì sau đây?
A) Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Việc đặt tên doanh nghiệp KHÔNG hợp pháp trong trường hợp nào sau đây?
D) Trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Việc giải quyết vụ án thương mại của tòa án bao gồm 2 cấp xét xử là
A) Sơ thẩm – Phúc thẩm.
Việc giao kết hợp đồng thương mại được thực hiện bởi phương thức nào?
D) Giao kết trực tiếp, giao kết gián tiếp.
Việc giao kết hợp đồng thương mại phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
D) Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Văn bản nào sau đây là nguồn của Luật Thương mại?
C) Luật Doanh nghiệp 2014.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là gì?

B) Cổ phần.
Vốn điều lệ của công ty hợp danh hình thành từ đâu?
D) Vốn góp của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên xuất phát từ đâu?
A) Vốn của chủ sở hữu.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ nguồn nào sau đây?
A) Tài sản của chủ doanh nghiệp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×