Đặt vấn đề
Ngày nay khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển thì đòi
hỏi phải có một khung pháp luật hoàn chỉnh để điểu chỉnh tốt hơn những mối
quan hệ phát sinh trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt những
nghành nghề kinh doanh cũng ra đời. Để đáp ứng đẩy đủ những nhu cầu cũng
như để các doanh nghiệp thực hiện hành vi kinh doanh thật hiệu quả, cạnh
tranh lành mạnh pháp luật nước ta cũng đã đề ra những quy định về điều kiện
kinh doanh và chứng chỉ hành nghề cho một số loại hình kinh doanh cần thiết.
Vậy điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề là gì? chúng ta hãy cùng tìm
hiểu qua bài tiểu luận này.
Giải quyết vấn đề
1) Khái quát chung về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề
1.1 Điều kiện kinh doanh
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005, điều kiện
kinh doanh được hiểu là:
2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy
định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đó khi
có đủ điều kiện theo quy định
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện
khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh,
chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu
về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Ngoài ra, điều kiện kinh doanh còn được quy định ở:
Điều 8. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh
NGHỊ ĐỊNH: 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của Luật Doanh nghiệp.
1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo
các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định
1
có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên
ngành).
2. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Xác nhận vốn pháp định;
e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được
quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất
kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh đối với ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài
các loại văn bản quy phạm pháp luật đã nêu tại khoản 1 Điều này đều không có
hiệu lực thi hành.
Như vậy pháp luật nước ta quy định rất rõ vấn đề, đây là điều kiện cần
thiết mà một doanh nghiệp kinh doanh cần phải có để đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh đạt hiệu quả và không vi phạm pháp luật, đảm bảo một môi trường
kinh doanh lành mạnh. Những hình thức của điều kiện kinh doanh trên nhằm
làm cho doanh nghiệp có tư cách pháp lý đầy đủ trong hoạt động kinh doanh.
Thúc đẩy mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, thu hút một lượng
lớn đầu tư nước ngoài và giải quyết được nhiều khó khăn trong xã hội hiện nay
như thất nghiệp, các tệ nạn….Một doanh nghiệp khi mới thành lập bắt buộc
phải có điều kiện kinh doanh, khi đó doanh nghiệp mới đủ tư cách pháp lý để
đi vào hoạt động. Những hình thức trên là những cái cần thiết phải có của một
doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh thì sẽ bị giải
thể hoặc bị ngừng hoạt động kinh doanh. Pháp luật nước ta quy định rất rõ về
2
vấn đề này, để tránh xảy ra những tranh chấp cũng như những hậu quả đáng
tiếc cho mỗi loại hình doanh nghiệp. Đây là tiêu chi đầu tiên để đánh giá một
doanh nghiệp có đủ tư cách hoạt động hay không? Làm cho các nhà đầu tư
cảm thấy yên tâm khi đẩu tư và cũng làm cho người lao động có được một chỗ
làm ổn định để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
1.2 Chứng chỉ hành nghề
Theo quy định ở NGHỊ ĐỊNH: 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết
thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Điều 9. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp là
văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề
nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và
kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại
Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp
chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên
ngành có liên quan.
3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề
theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung
ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám
đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ
hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh
đó phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám
đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp
3
đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành
đó phải có chứng chỉ hành nghề.
c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu
Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề,
ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó
phải có chứng chỉ hành nghề.
Khi một chứng chỉ hành nghề được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật
là hàng loạt lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn để cấp chứng chỉ hành
nghề được tổ chức và không ít doanh nghiệp sẽ không được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh nếu chưa có các chứng chỉ hành nghề theo quy
định.Vậy chứng chỉ hành nghề là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
Ở các nước phát triển, chứng chỉ hành nghề cũng được cấp cho khá
nhiều nghề được coi là “nhạy cảm” như ở nước ta. Song, quan niệm về chứng
chỉ hành nghề ở đó lại không như ở nước ta.
Trước hết, chứng chỉ hành nghề không phải là một “giấy chứng
nhận” về trình độ chuyên môn của người hành nghề. Bởi lẽ, chứng chỉ hành
nghề chỉ được cấp cho những người đã qua đào tạo ở các cơ sở đào tạo quốc
gia (trường trung cấp, cao đẳng, dạy nghề, đại học, sau đại học) và cả những
người đã hành nghề lâu năm, không có vi phạm pháp luật.
Do đó, bằng tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo (trừ trường hợp bằng giả
và bằng thật nhưng học giả) và quá trình công tác mới là chứng chỉ xác nhận
trình độ chuyên môn của người hành nghề. Chứng chỉ hành nghề chỉ là một
trong những công cụ để quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp
của người hành nghề.
Thứ hai, chứng chỉ hành nghề cũng là công cụ để người hành nghề phải
thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thông tin
4
mới về tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các quy định của pháp luật trong lĩnh
vực hành nghề của mình.Với quan niệm như trên, việc cấp chứng chỉ hành
nghề ở các nước phát triển khá đơn giản.
Một người đã qua đào tạo và được cấp bằng, sau thời gian thử việc phải
đến hội nghề nghiệp xin gia nhập hội và được hội cấp chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề đó là một trong những điều kiện không thể thiếu để các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ký hợp đồng lao động chính thức.
Chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn ngắn từ 1-3 năm tùy theo thâm
niên của người hành nghề. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải tuân thủ
quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành
nghề. Nếu vi phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ
hành nghề hoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề.
Như vậy, có thể thấy rằng, chứng chỉ hành nghề là loại chứng chỉ cấp
cho cá nhân hành nghề, không cấp cho pháp nhân, cơ quan, tổ chức, không
phải là một điều kiện kinh doanh.
* Sự nhầm lẫn và hậu quả
Ở nước ta đã có sự nhầm lẫn về chứng chỉ hành nghề và sự nhầm lẫn đó
đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh
doanh.
Trước hết, các cơ quan quản lý nhà nước đã biến chứng chỉ hành nghề
thành một “siêu bằng” về trình độ chuyên môn. Các lớp “tập huấn, bồi dưỡng
trình độ chuyên môn” ngắn hạn từ 1-3 tháng, các kỳ “thi tuyển” để cấp chứng
chỉ hành nghề được tổ chức. Và chỉ khi có chứng chỉ hành nghề ấy, người có
nghề mới được hành nghề bất kể người đó đã được đào tạo nghề ở đâu, được
cấp bằng ở trường đào tạo nào.
5
Vì vậy, rất nhiều tiến sĩ chuyên ngành về kế toán, không ít kế toán
trưởng đã có hàng chục năm công tác nhưng không được hành nghề kế toán vì
chưa tham gia học và “thi tuyển” để được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán. Lẽ
ra, chứng chỉ hành nghề do hội nghề nghiệp cấp cho tất cả những người hành
nghề để quản lý, giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của họ thì chúng
ta lại “thi tuyển” để cấp chứng chỉ hành nghề.
Do đó, chỉ một số rất ít những người đang hành nghề được cấp chứng
chỉ hành nghề, đại đa số những người đang hành nghề lại không được cấp
chứng chỉ hành nghề. Do đó, những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, sự lạc
hậu về trình độ chuyên môn của người hành nghề đã và đang xảy ra một cách
phổ biến.
Thứ hai, chứng chỉ hành nghề đã trở thành một điều kiện kinh doanh -
một “giấy phép con siêu hạng”. Chẳng hạn, điều kiện năng lực của tổ chức tư
vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình hạng 1 là: “Có ít nhất 20 người
có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các
chuyên ngành phù hợp” hoặc đối với doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải “có ít
nhất hai người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên
do Bộ Tài chính cấp, trong đó giám đốc doanh nghiệp phải là người có chứng
chỉ hành nghề kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên từ hai năm trở lên”
Thứ ba, do quy định rất khắt khe về việc cấp chứng chỉ hành nghề nên
phần lớn những người đang hành nghề lại không có chứng chỉ hành nghề,
thậm chí, không ít doanh nghiệp không đủ “điều kiện kinh doanh” theo quy
định vẫn thực hiện các hoạt động kinh doanh. Không ai xử lý những vi phạm
đó. Vì vậy, những quy định đã ban hành trở thành hình thức và là kẽ hở cho
tham nhũng, sách nhiễu phát sinh trong thực tiễn.
Sự nhầm lẫn về chứng chỉ hành nghề như nêu trên đã gây ra những hậu
quả nghiêm trọng. Phần lớn những người đang hành nghề không được cấp
chứng chỉ hành nghề do đó không ai quản lý. Những vi phạm về đạo đức nghề
6
nghiệp trong hành nghề tư vấn giám sát, khám chữa bệnh, kế toán, kiểm toán,
kinh doanh bất động sản ở nước ta đã ở trong tình trạng “báo động đỏ”.
Chứng chỉ hành nghề trở thành một trong những điều kiện kinh doanh
đã và đang trở thành một rào cản lớn đối với công dân khi gia nhập thị trường.
Chẳng hạn, với quy định về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ kế
toán tại Thông tư số 72/2007/TT-BTC, một số doanh nghiệp dịch vụ kế toán
đã phải ngừng hoạt động. Nghiêm trọng hơn, đã có doanh nghiệp, chủ doanh
nghiệp - người đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp - hoàn toàn mất quyền điều
hành doanh nghiệp và chỉ sau vài năm, doanh nghiệp đã trên bờ vực phá sản.
Như vậy, chúng ta cần cần thay đổi cơ bản nhận thức về chứng chỉ hành
nghề. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho tất cả các cá nhân đã được đào tạo
chuyên môn về nghề nghiệp với những điều kiện nhất định; chấm dứt việc “thi
tuyển” để cấp chứng chỉ hành nghề; nâng cao vai trò của các hội nghề nghiệp
trong việc giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp và bồi dưỡng nâng cao
kiến thức, cập nhật thông tin cho người hành nghề; chứng chỉ hành nghề
không được coi là một điều kiện kinh doanh của một doanh nghiệp.
2. Điều kiện kinh doanh của một lĩnh vực kinh doanh cụ thể - điều kiện
kinh doanh nghề thuốc
Một người muốn kinh doanh nghề thuốc thì cần phải có những điều kiện kinh
doanh như sau:
Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 - Mục 2: Điều kiện và thủ
tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Điều 20. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc
7
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp cho các cơ sở
kinh doanh thuốc đáp ứng các điều kiện đối với từng hình thức kinh doanh
thuốc theo quy định tại Chương này.
2. Cơ sở kinh doanh thuốc chỉ được hoạt động theo đúng địa điểm và phạm vi
kinh doanh quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Điều 21. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù
hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở sản xuất.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở sản xuất thuốc phải đạt tiêu
chuẩn về Thực hành tốt sản xuất thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu
chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
Điều 22. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
đối với cơ sở bán buôn thuốc
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù
hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán buôn.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở bán buôn thuốc phải đạt tiêu
chuẩn về Thực hành tốt phân phối thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các
tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
Điều 23. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
đối với cơ sở bán lẻ thuốc
1. Chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng
hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ.
8
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở bán lẻ thuốc phải đạt tiêu
chuẩn về Thực hành tốt nhà thuốc theo lộ trình triển khai áp dụng các tiêu
chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
1. Các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bán buôn thuốc có Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có kho thuốc đạt tiêu chuẩn về Thực
hành tốt bảo quản thuốc, được phép nhập khẩu thuốc theo quy định của pháp
luật về dược, quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh thuốc được phép
xuất khẩu thuốc.
Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
đối với doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù
hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản
thuốc phải đạt tiêu chuẩn về Thực hành tốt bảo quản thuốc theo lộ trình triển
khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định này.
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
đối với doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
1. Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù
hợp với hình thức doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm
nghiệm thuốc phải đạt tiêu chuẩn về Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc theo lộ
9
trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt nêu tại Điều 27 Nghị định
này.
Điều 27. Lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về thực hành tốt
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về thực
hành tốt trong sản xuất, phân phối, bảo quản, nhà thuốc, kiểm nghiệm thuốc và
nuôi trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu.
Điều 28. Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh thuốc
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bao
gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
b) Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên
môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh; bản sao hợp pháp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ
thuật;
d) Đối với đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc, đại lý bán vắc
xin, sinh phẩm y tế cho doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, ngoài
các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c còn phải có bản sao hợp pháp hợp
đồng đại lý giữa doanh nghiệp mở đại lý và người đứng đầu của đại lý.
2. Hồ sơ đề nghị bổ sung phạm vi kinh doanh trong Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc, bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ sung phạm vi kinh doanh thuốc;
b) Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp;
10
c) Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ
thuật đối với phạm vi kinh doanh đề nghị bổ sung.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bao
gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
b) Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên
môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh; bản sao hợp pháp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc đã cấp;
c) Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ
thuật;
d) Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 05 năm qua theo quy định
của Bộ Y tế.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do bị
mất, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
b) Giấy báo mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có xác nhận
của cơ quan công an cấp xã, phường nơi người đó bị mất Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc.
5. Hồ sơ đề nghị đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do hư
hỏng, rách nát; thay đổi người quản lý chuyên môn về dược; thay đổi tên cơ sở
kinh doanh thuốc nhưng không thay đổi địa điểm kinh doanh; thay đổi địa
điểm trụ sở đăng ký kinh doanh trong trường hợp trụ sở đăng ký kinh doanh
không phải là địa điểm hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc, bao gồm:
11
a) Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
b) Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên
môn về dược mới đối với trường hợp thay đổi người quản lý chuyên môn về
dược;
c) Bản sao hợp pháp văn bản chấp thuận thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc
của cơ quan cấp đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi tên cơ sở
kinh doanh thuốc;
d) Bản sao hợp pháp văn bản chấp thuận thay đổi địa điểm trụ sở đăng ký kinh
doanh thuốc của cơ quan cấp đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi
địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh thuốc;
e) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp.
Điều 29. Giá trị, thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có thời hạn 05 năm, kể từ
ngày cấp. Trước khi hết hạn 03 tháng, nếu muốn tiếp tục kinh doanh thì cá
nhân, tổ chức phải làm thủ tục đề nghị gia hạn đối với Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Điều 28 Nghị định này. Thời gian
gia hạn là 05 năm.
2. Thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cấp lại do
bị mất, đổi tương đương với thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc đã bị mất, đổi.
Điều 30. Trình tự, thẩm quyền cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
1. Trình tự cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc được quy định như sau:
12
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, bổ
sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hợp lệ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định để cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia
hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; nếu không cấp, cấp lại,
bổ sung, đổi, gia hạn thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và nêu
rõ lý do;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản
thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Thẩm quyền cấp, cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật
Dược. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được làm thành hai
bản: một bản lưu tại cơ quan đã cấp, một bản cho cá nhân, tổ chức đề nghị cấp,
cấp lại, bổ sung, đổi, gia hạn.
3. Bộ Y tế quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Điều 31. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bị thu hồi trong những
trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp không đúng thẩm
quyền;
b) Người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh thuốc không có
Chứng chỉ hành nghề dược;
13
c) Cơ sở kinh doanh thuốc không bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với
từng hình thức tổ chức kinh doanh theo quy định tại Điều 21, 22, 23, 24, 25 và
26 Nghị định này;
d) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc mà cơ sở kinh doanh thuốc không hoạt động;
đ) Cơ sở kinh doanh thuốc chấm dứt hoạt động.
2. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm cần phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc quy định tại
khoản 3 Điều 11 của Luật Dược quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do Bộ Y tế cấp trước đây,
theo quy định của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp của Sở Y tế, khi bị thu
hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Sở Y tế có trách nhiệm thu hồi, lưu
giữ và báo cáo Bộ Y tế.
Những quy định trên đây ngày càng đi vào thực tế hơn khi mà hoạt động
kinh doanh thuốc đang diễn ra ngày càng nhiều. Việc quy định rõ ràng những
thủ tục cần thiết tránh gây nhầm lẫn trong hoạt động kinh doanh cũng như
tránh những trường hợp có sự cạnh trạnh không lành mạnh cũng như những
bất cập trong công tác quản lý các lĩnh vực kinh doanh. Ngày nay, với xu thế
hội nhập Việt Nam đang tiến hành việc đơn giản hoá mọi thủ tục hành chính
nhưng không phải vì thế mà không có nhữnh quy định chặt chẽ, rõ rang về lĩnh
vực kinh doanh, những hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như tạo
ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Kết thúc vấn đề
14
Điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề đã trỏ thành những điều
kiện tiên quyết cho sự hành thành cũng như tồn tại của một doanh nghiệp.
Giúp cho doanh nghiệp có dầy đủ tư cách pháp lý trong hoạt động kinh doanh,
ngoài ra qua tìm hiểu về điều kiện kinh doanh thuốc chúng ta cũng hiểu hơn
phần nào những quy định của pháp luật về vấn đề trên. Đó là những quy định
có tính chặt ché, phù hợp với thực tế xã hội.
Trên đây là những tìm hiểu của em về điều kiện kinh doanh và chứng
chỉ hành nghề của doanh nghiệp cũng như điều kiện kinh doanh của một ngành
nghề cụ thể; bài tập còn nhiều thiếu sót, tuy nhiên, em đã rất cố gắng để hoàn
thành tốt nhất bài viết của mình. Mong thầy cô thông cảm và có những nhận
xét, điều chỉnh để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 1). Nxb.
CAND, Hà Nội, 2006.
2. Hỏi – Đáp về Luật Doanh nghiệp. Nxb. CTQG. Hà Nội 2000.
3. Luật Doanh nghiệp 2005
15
4. Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 - Mục 2: Điều kiện và
thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
5. NGHỊ ĐỊNH: 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của Luật Doanh nghiệp.
6. . www. thongtinphapluat. vn
16