PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU DỆT MAY
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, dệt may là ngành tiên phong trong chiến lược xuất
khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ
khá lớn. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam tương đối cao, giá trị
xuất khẩu tăng khá nhanh kể từ năm 2002 đến nay, với mức tăng trung bình trong giai
đoạn 2002-2008 khoảng 22%/năm (Tài liệu xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển ngành dệt
may). Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó, tỷ giá
hối đoái có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do
hàng hoá tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp được thanh toán bằng ngoại tệ có
giá trị chuyển đổi. Trong khi đó hạch toán chi phí lại dùng nội tệ, do vậy, khi tỷ giá
hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu.
Năm 2008 là năm mà tỷ giá có sự thay đổi khá lớn. Do đó, việc phân tích
sự thay đổi của tỷ giá trong năm này sẽ cho thấy tỷ giá tác động như thế nào đến
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu.
II. BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NĂM 2008
Nếu như trong những năm trước, tỷ giá luôn được định hướng tăng nhẹ 1%/năm
thì trong năm 2008, tỷ giá công bố liên ngân hàng, vốn có xu hướng được duy trì tương
đối ổn định, đã tăng gần 5% và tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tăng gần 10%.
Tỷ giá giao dịch USD/VND 2008
Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright.
Giai đoạn 1: Từ 01/01/2008 đến 10/03/2008
Trong giai đoạn này, tỷ giá USD/VND trên thị liên ngân hàng giảm mạnh từ 16.112 đồng
xuống còn 15.960 đồng. Tỷ giá trên thị trường tự do có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá liên ngân
hàng.
Giai đoạn 2: Từ 10/03/2008 đến ngày 27/06/2008
Tỷ giá diễn biến trái chiều với giai đoạn một, với sự mất giá của VND so với USD, tỷ giá
liên ngân hàng công bố từ 15.960 đ- 15.946 đồng, đặc biệt trong tháng 6/2008 khi tỷ giá trên thị
trường liên ngân hàng có lúc lên tới 19.400 đồng và cao hơn 2.600 đồng so với tỷ giá trần quy
định.
Giai đoạn 3: Từ 27/06/2008 đến 07/11/2008
Đồng VND có xu hướng mất giá ngày càng cao so với USD.
Giai đoạn 4: từ 07/11/2008 đến 31/12/2008
Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng công bố vẫn duy trì ở mức 16.500 đồng. Đến ngày
24/12 Ngân hàng Nhà Nước đã công bố việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng
tăng 3% từ mức 16.494 đồng (24/12/08) lên 16.989 đồng (25/12/2008)
III. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY
1. Tỷ giá USD/VND giảm
Đầu năm 2008, tỷ giá dao động quanh mức 16.000 – 16.200 VND/USD, nhưng
đến giữa tháng 3/2008, tỷ giá giảm xuống còn 15.400 VND/USD. Tỷ giá USD/VND
giảm, đồng nghĩa với đồng USD bị mất giá. Sự giảm giá này của đồng USD khiến cho
doanh thu xuất khẩu – nguồn thu chính của các doanh nghiệp may mặc bị giảm sút. Với 1
USD thu được từ xuất khẩu, doanh nghiệp đã mất gần 800 VND.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Quang - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty CP
May xuất khẩu Long An cho biết: Công ty CP May xuất khẩu Long An có 40% hàng xuất
khẩu sang Mỹ, 40% xuất khẩu sang Nhật và 20% còn lại xuất sang các thị trường khác.
Mỗi năm, công ty xuất khẩu 3 triệu USD. Với đồng USD mất giá như hiện nay thì mỗi
tháng xuất khẩu, công ty mất 200 triệu đồng.
Đối với công ty May Sài Gòn 3, mỗi tháng xuất khẩu FOB gần 10 triệu USD, nếu
VND tăng giá so với USD như trên, thì mỗi tháng Công ty cũng mất một khoản lợi nhuận
không nhỏ.
Ngoài ra, tình trạng thừa USD và thiếu VND đã làm cho doanh nghiệp gặp khó
khăn. Do khi thu được USD từ khách hàng nếu tiếp tục giữ USD thì không có vốn để sản
xuất, kinh doanh và có nguy cơ bị lỗ do tỷ giá tiếp tục giảm, còn nếu bán USD thì sẽ bị
ép bán giá thấp. Vì vậy, khi tỷ giá giảm sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tỷ giá giảm cũng có mặt tích cực là góp phần làm giảm chi phí đầu vào
của doanh nghiệp. Vì khi tỷ giá giảm, doanh nghiệp sẽ cần ít nội tệ hơn để nhập khẩu các
nguyên liệu như trước.
2. Tỷ giá USD/VND tăng
Khi tỷ giá USD/VND tăng, đồng VND giảm giá so với USD, các doanh nghiệp
xuất khẩu sẽ hưởng lợi qua chênh lệch số lượng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ tăng lên,
điều này khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hơn.
Trong những tháng còn lại của năm 2008, tỷ giá USD/VND trái ngược với 3
tháng đầu. Đồng VND liên tục mất giá so với đồng USD, đặc biệt trong tháng 6/2008 khi
tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên tới 19.400 đồng và cao hơn 2.600 đồng so với tỷ
giá trần quy định. Đây là động lực giúp cho các doanh nghiệp dệt may tiếp tục đẩy mạnh xuất
khẩu.
Doanh thu xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn trong
quý 1 năm 2008 là 79.575.177.618 đồng, đến quý 2 đã tăng lên 104.437.134.726 đồng.
Tương tự, đối với hai doanh nghiệp xuất khẩu là dệt may Thành Công và dệt may
TNG, giá trị doanh thu trong quý 2 cung đều tăng lên so với quý 1. Cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng năm 2008 (đồng)
Công ty
Quý 1
Quý 2
Công ty cổ phần dệt may TNG
88,790,848,498
125,027,672,122
Công ty cổ phần dệt may Thành Công
272,123,530,403
314,314,214,160
Tuy nhiên, do ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào
nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường
chiếm gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nên khi tỷ giá tăng lên làm cho
giá thành các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài đội lên dẫn đến làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Vậy, khi tỷ giá USD/VND tăng lên làm tăng cùng lúc cả doanh thu bán hàng và
chi phí đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may.
Phân tích hồi quy
Mô hình nghiên cứu
Y = a + bX
Trong đó:
Y: lợi nhuận sau thuế (đồng)
X: tỷ giá liên ngân hàng (đồng)
a: hằng số
b: hệ số dốc
Cỡ mẫu: 48 (lợi nhuận sau thuế tính theo quý từ năm 2008 – 2010)
Kết quả kiểm định hồi quy:
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
R Square
Adjusted R Square
Standard Error
Observations
0.379373865
0.14392453
0.125314193
12070520574
48
ANOVA
df
Regression
Residual
Total
Intercept
X Variable 1
SS
1
46
47
MS
1.12676E+21
6.70208E+21
7.82885E+21
Coefficients
Standard
Error
-78891014532
5029317
31447791262
1808500.886
1.12676E+21
1.45697E+20
t Stat
-2.508634513
2.780931545
F
7.73358025
9
P-value
0.01570761
4
0.00782985
Significance
F
0.00782985
Lower 95%
Upper 95%
-1.42192E+11
1388993.747
-15589894899
8669640.582
Phương trình hồi quy
Y = -78891014532 + 5029317X
Từ kết quả trên cho thấy, khi tỷ giá tăng 1 đồng thì lợi nhuận của các doanh
nghiệp tăng 5.029.317 đồng trên quý.
Vậy: tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều đối với kết quả hoạt động của các
doanh nghiệp xuất khẩu ngành dệt may.