Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Quản trị đa văn hóa_Văn hóa Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.76 KB, 28 trang )

I:GIỚI THIỆU VỀ NHẬT BẢN
Quốc gia: Nhật Bản, (chữ Hán: 日日, tiếng Nhật: 日日日 Nihon-koku/Nippon-koku; Hán-Việt:
Nhật Bản quốc
Quốc kỳ:

Thủ đô: Tōkyō (Đông Kinh đô), Ngôn ngữ chính thức: tiếng Nhật, Diện tích: 379.954 km², Dân
số: 126.804.433 người (điều tra 2010) , GDP (bình quân đầu người): $43.168 (2010), Đơn vị tiền
tệ: Yên Nhật (JPY).
1. Địa lý, khí hậu Nhật Bản:

Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á, các đảo là một phần của dải núi ngầm trải dài
từ Đông Nam Á tới Alaska; có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất
đẹp. Đồi, núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số
đỉnh núi cao trên 3.000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2.000 mét.
Về tự nhiên: Nhật nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 đĩa lục địa là Á-Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình
Dương và biển Philippines. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do vài đợt vận động tạo núi
và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm. Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nó nổi
tiếng thế giới đó là nhiều núi lửa, lắm động đất.
Mỗi năm Nhật chịu khoảng 1.000 trận động đất, đặc biệt là vùng Kanto, và cứ 60 năm Tokyo lại
gặp một trận động đất khủng khiếp. Động đất với mức 7 hoặc 8 độ Richter đã từng xảy ra ở Nhật
Bản, còn 3, 4 độ Richter thì thường xuyên xảy ra. Trận động đất xảy ra vào ngày 1/9/1923, với
cường độ 8,2 độ Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo và Yokohama. Trận động đất
hôm 11/3/2011 mạnh 9,0 độ richter, đã làm chết và mất tích hàng chục ngàn người, đồng thời đã
gây ra sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Nhật có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có
núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều.
Về khí hậu: Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng
phức tạp. Tại miền Bắc của đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều;
trong khi đó, đảo Ryukyu (Lưu Cầu) có khí hậu bán nhiệt đới; và do ở gần lục địa châu Á, Nhật
Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này.



Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi
tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt đầu
từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của mùa hè cao nhất vào
tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy lên
miền núi mát mẻ hơn. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp khoảng 3 tới 4 trận cuồng phong lớn vào
tháng 9 và các trận nhỏ vào tháng 8, tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt
đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.
2. Văn hóa, xã hội và dân số Nhật Bản:
Văn hóa: Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có
nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là
Triều Tiên. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời
sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung Quốc, sau còn có người Philippines
và người Thái.
Dân số Nhật Bản có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Vùng
thủ đô Tōkyō, bao gồm Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với
khoảng 30 triệu người sinh sống.

Thống kê hiện tại (2004), Đơn vị: nghìn người
Tuổi Số lượng
0 - 4t
5735
5-9
5938
10 - 14
6060
15 - 19
6761
20 - 24
7725
25 - 29

8755
30 - 34
9819
35 - 39
8662
40 - 44
7909
45 - 49
7854
50 - 54
9300
55 - 59
9640
60 - 64
8652
65 - 69
7343
70 - 74
6466
75 - 79
5098


trên 80

5969

Do dân số đông, mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km², ngang với các nước có mật
độ cao như Bỉ, Hà Lan và Triều Tiên. Khoảng 49% dân Nhật tập trung quanh ba đô thị lớn là
Tokyo, Osaka và Nagoya cùng với các thành phố phụ cận, đông dân nhất là Tokyo, với khoảng

1/3 tổng dân số. Lý do của sự tập trung này là vì Tokyo là trung tâm của khu vực dịch vụ. Vào
năm 1991, Nhật Bản có 13% dân số trên 65 tuổi, con số này thấp hơn so với của Thụy Điển là
18% và Anh là 15%. Năm 2007, tuổi thọ trung bình ở Nhật của nữ giới là 85,99 và nam giới là
79,19.
Xã hội Nhật có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người
xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan
trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới
thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử
chỉ lễ độ. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian
đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn.

II.CÁC KHÍA CẠNH VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN THEO HOFSTEDE


Bảng đánh giá các khía cạnh về văn hóa của Nhật Bản theo Hofstede.

Bảng so sánh các khía cạnh văn hóa theo nghiên cứu của Hofstede của một số quốc gia.
1

Khoảng cách quyền lực

Khoảng cách quyền lực thể hiện mức độ mà ở đó quyền lực trong xã hội được phân phối một
cách bất bình đẳng, các thành viên trong xã hội đó chấp nhận và coi đây là điều hiển nhiên.
Người dân ở các quốc gia có điểm số về khoảng cách quyền lực cao chấp nhận cơ chế mệnh lệnh
theo cấp bậc, ở đó mỗi người có vị trí riêng của mình và họ chấp nhận điều đó mà không đòi hỏi
gì. Trong khi đó ở những quốc gia có điểm số khoảng cách quyền lực người dân thường hướng
tới sự bình đẳng trong phân phối quyền lực.
Hofstede đánh giá khoảng cách quyền lực ở Nhật Bản với số điểm 54. Đây là một số điểm ở mức
trung bình. Người dân Nhật Bản luôn có ý thức về thứ bậc của họ trong bất kì bối cảnh xã hội
nào và từ đó có những hành động phù hợp. Tuy nhiên nó không phải là thứ bậc như hầu hết các

nền văn hóa Châu Á khác. Một số người nước ngoài lại đánh giá Nhật Bản có khoảng cách
quyền lực khá cao bởi quá trình đưa ra quyết định của họ diễn ra khá chậm: tất cả các quyết định
phải được xác nhận bởi mỗi bộ phận theo cấp bậc và cuối cùng là đến người quản lí cấp cao. Tuy
nhiên, một ví dụ khác lại cho thấy khoảng cách quyền lực ở Nhật không quá cao đó là đất nước


này rất trọng dụng nhân tài. Có một điều luôn được dạy trong các trường học tại Nhật đó là mọi
người sinh ra đều bình đẳng và bất cứ ai đều có thể thành công nếu làm việc chăm chỉ.
2

Chủ nghĩa cá nhân

Chủ nghĩa cá nhân được xác định bằng sự gắn kết tương đối lỏng lẻo, theo đó các cá nhân
thường có xu hướng quan tâm đến bản thân và gia đình họ hơn là xung quanh. Còn với chủ nghĩa
tập thể thì sự gắn kết giữa các thành viên trong xã hội thường chặt chẽ hơn, trong đó các cá nhân
thường có sự gắn bó với họ hàng và là thành viên của một nhóm nào đó đòi hỏi sự trung thành tự
nguyện. Vị trí trong xã hội theo chiều văn hóa này được phản ánh qua cách mà con người tự
đánh giá bản thân bằng “tôi” hay “chúng ta”.
Nhật Bản là 1 xã hội mang nhiều đặc điểm của một xã hội tập thể. Họ luôn đặt sự hài hòa của
nhóm lên trên các quan điểm cá nhân và người dân Nhật Bản ý thức mạnh mẽ về hình ảnh bản
thân mình với xã hội. Tuy nhiên, đó không phải là kiểu tập thể như hầu hết các nước Châu Á. Xã
hội Nhật Bản không mở rộng hệ thống gia đình để tạo thành một xã hội tập thể như Trung Quốc
hay Hàn Quốc. Nhật Bản có một xã hội gia trưởng và tài sản thừa kế thường được thừa kế từ đời
cha sang đời con trai cả. Người Nhật Bản rất trung thành với công ty của họ trong khi ở Trung
Quốc điều này thường ít hơn. Trong khi đó trong các nền văn hóa thiên về chủ nghĩa tập thể,
người ta thường hướng về các yếu tố bên trong như gia đình hay cộng đồng địa phương. Nhật
Bản được đánh giá là có chủ nghĩa tập thể như kiểu phương Tây, và có chủ nghĩa cá nhân theo
tiêu chuẩn Châu Á. Họ riêng tư và dè dặt hơn so với hầu hết người châu Á khác.
3 Nam tính
Tính nam trong khía cạnh này được thể hiện là một xã hội mà những giá trị được đề cao thường


là thành tích đạt được, chủ nghĩa anh hùng, sự quyết đoán và những của cải vật chất mà con
người có được thể hiện cho sự thành công. Nhìn chung những xã hội này có tính cạnh tranh cao
hơn. Ở chiều ngược lại, nữ tính thể hiện một xã hội có xu hướng ưa thích sự hợp tác, đề cao tính
khiêm nhường, biết quan tâm tới những người nghèo khổ và chăm lo cho chất lượng cuộc sống,
những xã hội như vậy có xu hướng thiên về sự đồng lòng.
Với 95 điểm Nhật Bản được đánh giá là quốc gia nam tính nhất trên thế giới. Tuy nhiên bởi Nhật
là một xã hội theo chủ nghĩa tập thể nhiều hơn nên chúng ta thường không thấy sự cạnh tranh cá
nhân quá khốc liệt mà thay vào đó là sự cạnh tranh giữa các nhóm với nhau. Ở độ tuổi còn rất


nhỏ ở trường mầm non trẻ em học cách cạnh tranh qua các ngày hội thể thao cho nhóm của
chúng. Trong các công ty, nhân viên sẽ có động lực nhất khi họ chiến đấu cho nhóm của họ để
đánh bại các đối thủ. Sự nam tính còn thể hiện trong các sản phẩm, dịch vụ và cả cách mà người
Nhật gói quà hay trình bày các món ăn. Hội chứng nghiện công việc là một biểu hiện rõ ràng hơn
cho sự nam tính của quốc gia này. Vì vậy phụ nữ Nhật Bản thường khó có thể thăng tiến trong
công ty bởi sự khắc nghiệt về thời gian làm việc
4

Né tránh bất định

Khía cạnh né tránh bất định đề cập đến mức độ mà con người cảm thấy không thoải mái với
những điều không chắc chắn hay mơ hồ. Điều này đặt ra câu hỏi: chúng ta nên cố gắng để kiểm
soát tương lai, hay để cho nó xảy ra một cách tự nhiên? Sự mơ hồ này đem đến sự bất an và các
nền văn hóa khác nhau đã tìm cách để đối phó với sự bất an này theo những cách khác nhau.
Mức độ mà các thành viên của một nền văn hóa cảm thấy bị đe dọa bởi những tình huống không
rõ ràng hoặc không chắc chắn đã tạo ra niềm tin và luôn cố gắng để tránh khỏi những ảnh
hưởng của sự bất định đem lại
Ở mức điểm 92, Nhật Bản là một trong những quốc gia có số điểm về khía cạnh né tránh sự bất
định cao nhất thế giới. Ta có thể thấy rằng hiện nay Nhật Bản đang liên tục bị đe dọa bởi thiên tai

động đất, sóng thần , bão đến các vụ phun trào núi lửa. Bởi vậy, Nhật đã tìm mọi cách để kiểm
soát sự bất định này. Điều này không chỉ đúng đối với các kế hoạch khẩn cấp và biện pháp phòng
ngừa thiên tai bất ngờ mà còn cho tất cả các khía cạnh khác của xã hội. Bạn có thể nói rằng ở
Nhật Bản mọi thứ bạn làm được quy định đối với khả năng dự đoán tối đa. Cuộc sống ở Nhật
Bản có rất nhiều nghi thức và nghi lễ. Ví dụ, việc khai mạc và bế mạc của mỗi năm học được
tiến hành gần như chính xác theo cùng một thời điểm ở khắp mọi nơi ở Nhật Bản. Tại các đám
cưới, đám tang và các sự kiện xã hội quan trọng khác, cách ăn mặc và ứng xử được quy định rất
chi tiết trong cuốn sách nghi thức. Giáo viên, công chức không muốn làm những việc mà không
được ưu tiên. Trong công ty Nhật Bản, người ta bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để nghiên
cứu những rủi ro trước khi dự án được bắt đầu. Các nhà quản lý yêu cầu tất cả các sự kiện chi tiết
và số liệu trước khi sử dụng bất cứ quyết định nào. Điều này giải thích lý do vì sao ở Nhật Bản
thay đổi là rất khó.
5

Hướng tương lai


Khía cạnh này mô tả cách thức xã hội có để duy trì một số liên kết với quá khứ của chính mình
và đối phó với những thách thức của hiện tại và tương lai, và xã hội ưu tiên các mục tiêu tồn tại
hai cách khác nhau. Xã hội theo hướng tương lai thường tìm kiếm kết quả cuối cùng. Người dân
tin rằng sự thật phụ thuộc nhiều vào tình huống, ngữ cảnh và thời gian. Họ cho thấy khả năng
điều chỉnh truyền thống để phù hợp với những điều kiện thay đổi, và thường có xu hướng tiết
kiệm cho tương lai, sống tằn tiện và kiên trì phấn đấu để đạt được kết quả. Trong khi đó, xã hội
với các định hướng ngắn hạn thường quan tâm nhiều đến sự thật trong hiện tại. Họ thường thể
hiện sự tôn trọng truyền thống, ít có xu hướng tiết kiệm cho tương lai, và thường chỉ quan tâm
đến kết quả tức thời.
Ở mức điểm 88, Nhật Bản là một trong hầu hết các quôc gia định hướng dài hạn. Người Nhật
Bản nhìn nhận cuộc sống của họ như là một khoảnh khắc rất ngắn trong một lịch sử lâu dài của
nhân loại. Từ quan điểm này, một số quan niệm không còn là xa lạ đối với người Nhật. Trong
cuộc sống, bạn phải cố gắng hết sức để hoàn thành công việc của mình. Khái niệm Thiên Chúa

toàn năng là không quen thuộc với người Nhật Bản. Con người sống cuộc sống của họ được dẫn
dắt bởi đức hạnh và thực tiễn. Trong công ty Nhật Bản, định hướng dài hạn được thể hiện ở tỷ lệ
cao và sự đầu tư liên tục vào R & D ngay cả trong thời điểm khó khăn về kinh tế, tỷ lệ vốn tự có
cao hơn, ưu tiên cho tăng trưởng ổn định của thị trường cổ phiếu hơn là lợi nhuận hàng quý. Họ
tập trung vào sự phát triển bền vững của các công ty. Các công ty không phải kiếm tiền mỗi quý
cho những người nắm giữ cổ phiếu, mà là để đầu tư cho tương lai.
6. Sự tận hưởng hay kiềm chế
Một thách thức nhân loại đang phải đối mặt, hiện tại và trong quá khứ, là mức độ mà trẻ nhỏ
được xã hội hóa. Nếu không có xã hội chúng ta không trở thành "con người". Khía cạnh này
được định nghĩa là mức độ mà mọi người cố gắng để kiểm soát những ham muốn và sự thôi thúc
của họ, dựa trên cách họ được nâng lên. Kiểm soát tương đối yếu được gọi là "Sự tận hưởng" và
kiểm soát tương đối mạnh mẽ được gọi là "kiềm chế". Do đó, một nền văn hóa có thể được mô
tả như sự tận hưởng hay kiềm chế.
Nhật Bản, với số điểm số 42, được xem như một nền văn hóa của sự kiềm chế. Xã hội với số
điểm thấp trong khía cạnh này có xu hướng hoài nghi và bi quan. Ngoài ra, trái ngược với các xã
hội có sự tận hưởng cao, xã hội kiềm chế không đặt trọng tâm nhiều vào thời gian giải trí và


kiểm soát sự thỏa mãn những ham muốn của họ. Những người có định hướng này có nhận thức
rằng hành động của họ bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội và cảm thấy rằng sự tận hưởng có
phần sai trái.

III. Văn hóa Nhật Bản
1.
Tính

Người
hiếu

kỳ




nhạy

cảm

Nhật
với

văn

hóa

nước

ngoài

Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như người
Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc
những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ
phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt
kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là
những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay
chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố
có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có
của

văn


hoá

dân

tộc.

Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá
của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến
ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được
cải
Ý

tiến

kỹ

thuật
thức



càng

trở

nên
tập

tinh


tế

hơn.
thể

Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ trong cách
xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề
cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh
tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích
chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể.


Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật
với
Tôn

“văn
trọng

hoá

tội
thứ

lỗi”
bậc

của



phương

Tây.

địa

vị

Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình
trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt
ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm
dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng
ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức
vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một
cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác.
Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức
chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải
dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì
dùng

ngôn

ngữ

khiêm

nhường

(kenjogo).


Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát sinh,
và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ
dàng.
Óc

thẩm

mỹ

Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc
thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí
bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao.
Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn
qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của
họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần
phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng
nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi
nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng - đó là cảm giác
thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong
công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty
như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá
nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt


động

thẩm

mỹ”.


Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng thứ 2 thế
giới, sau Mỹ trong khi đó dân số Nhật Bản là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan
hiếm vậy tại sao Nhật Bản lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy?

2.Văn hóa ẩm thực
Biết về ẩm thực Nhật sẽ giúp cho ta có cái nhìn khái quát về văn hóa cũng như phong tục tập
quán của người Nhật để có cách tiếp đãi cũng như ứng xử phù hợp khi giao lưu, hợp tác cùng
nước bạn.
Nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản được biết đến với những món ăn truyền thống, và nghệ thuật
trang trí ẩm thực độc đáo. Nhật cũng giống như các nước châu Á khác, xuất phát từ nền nông
nghiệp lúa, nên cơm được coi là thành phần chính trong bữa ăn của người Nhật. Ngoài ra cá và
hải sản là nguồn cung cấp protein chủ yếu của họ. Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách
và rất cầu kỳ trong chế biến thực phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị đặc trưng của
các món ăn Nhật như các món ăn sống, hấp, luộc…
“Tam ngũ” là quan niệm của người Nhật trong các món ăn, đó là “Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”.
+ Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn.
+ Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen.
+ Ngũ pháp có: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp.
Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với của phương Tây. Đồ ăn Nhật chú trọng đến đặc sản
theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật. Các món ăn của
Nhật nhằm giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên.
Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế, đó là sự hòa trộn khéo léo và tinh tế của màu sắc, hương
vị cũng như tôn giáo truyền thống. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị


thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm. Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ thích
bày biện món ăn bằng những bát, đĩa nhỏ xinh.
Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành phần ăn. Mỗi người bao
giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp, rong biển sấy được dùng để
cuộn cơm hoặc ăn không. Có thể ăn mì Udon và Soba để thay thế cơm hay Sushi. Món khai vị là

sashimi và kết thúc bữa ăn là một tách trà xanh nóng hổi.
Trước khi ăn người Nhật thường nói: "itadakimasu" (xin mời) để cảm ơn người đã chuẩn bị bữa
ăn. Khi ăn xong, họ lại nói "gochiso sama deshita" (cảm ơn vì bữa ăn ngon").
Những món ăn truyền thống của người Nhật, như: sushi, sashimi, tempura, súp miso, mì
Udon, Soba… Các món này được xem như những món đem lại may mắn, hạnh phúc cho người
thưởng thức.
Sushi là món cơm trộn với giấm, kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, rau củ, và
được cuốn trong lá rong biển. Có nhiều loại sushi khác nhau, mỗi loại đều đem lại hương vị và
màu sắc khác nhau. Món này dùng bằng tay, chấm tương rồi cho vào miệng mà không cắn nhỏ vì
sẽ làm nát miếng sushi. Sushi ăn kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua.
Sashimi là món ăn sống trong ẩm thực Nhật, làm từ cá và hải sản tươi sống: những lát hải sản
như mực, tôm, sò, cá ngừ, cá hồi sống được xếp một cách đẹp mắt trên khay gỗ cùng với củ cải
trắng bào sợi và lá tía tô. Món ăn được chấm kèm với nước tương và mù tạt (wasami). Cảm giác
đầu tiên khi ăn sashimi là vị cay xộc đến mũi, đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn vừa của
nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, mềm, béo ngậy của cá sống. Tất cả như tan vào trong
miệng, trôi tuột xuống bao tử.
Tempura là món chiên trong ẩm thực Nhật, đó là các loại tôm, cá, mực và rau củ được tẩm qua
bột và chiên vàng. Lớp bột mỏng, giòn nhưng không cứng, có độ mềm nhẹ. Sau khi chiên,
tempura phải thật khô ráo, không gây cảm giác ngán cho người ăn. Món ăn dùng với nước tương
pha loãng cùng với ít củ cải trắng và gừng băm nhỏ.
Mỳ Soba là món mì lạnh, được sử dụng thay cơm, làm từ sợi mì soba, trứng cút, rong biển, hành
lá, gừng và wasabi. Mì sau khi luộc được ngâm qua nước đá lạnh, ăn cùng với nước sốt zaru.
Mì Udon là những sợi mì nhỏ, có màu trắng, được làm từ bột, muối và nước. Mì có thể ăn nóng
hoặc nguội và được nấu bằng nhiều cách. Mì nóng thì được ăn với canh nóng, mì nguội dùng với
nước sốt. Gia vị ăn kèm mì udon là hạt vừng, bột gừng tươi, rong biển sấy khô, lát hành xanh,
wasabi…


Sake - thức uống người Nhật: Rượu sake là thức uống không thể thiếu khi thưởng thức các
món ăn Nhật. Rượu sake được làm từ gạo, có nồng độ cồn cao. Khi uống mọi người luôn phải rót

sake cho người khác, không bao giờ tự rót cho mình, nhưng nếu dốc cạn chai thì chỉ được rót vào
chén riêng của mình. Rượu sake thường được uống khi ăn với các món sashimi, sushi để xóa đi
vị tanh nhẹ của đồ sống.
3. Về tôn giáo ở Nhật Bản:
Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo, ở Nhật cùng đồng thời
tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Như Thần
đạo (shinto) là đạo gốc của Nhật bắt nguồn từ thuyết vật linh, Thiên chúa giáo, đạo Phật khoảng
92 triệu tín đồ, đạo Cơ đốc khoảng 1,7 triệu giáo dân, đạo Hồi khoảng 155.000 tín đồ và đạo
Khổng; có người một lúc theo nhiều đạo.

4. Giáo dục
Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một
trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc
gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi. Hầu hết sau đó
đều tiếp tục chương trình trung học và theo MEXT, khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông
tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác . Giáo dục ở
Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kì thi
tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế
hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.
5.Trang phục
Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và nông thôn đều
mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người
già làm những nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu vào dịp lễ hội,
đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi
vai trò quan trọng của nó như là một phần của văn hoá Nhật Bản. Đặc biệt là phụ nữ thường gắn
áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó vào những dịp đặc biệt.
Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh,
bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt
vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono có
hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của Trung Quốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong

tranh minh hoạ ở các sách của phương Tây. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp


hơn. Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác,
phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Tuỳ theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc
được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em
và phụ nữ trẻ chưa chồng, trái hẳn với một số nước phương Tây ở đó màu lam nhạt được coi là
thích hợp với trẻ em. Ở một số nước, màu đỏ và những màu sáng khác thường được coi là những
màu thích hợp nhất đối với phụ nữ trưởng thành, nhưng ở Nhật Bản, nhất là khi mặc kimono,
màu sắc chỉ hạn chế ở những màu dịu, không sặc sỡ. Họ cũng không mặc áo màu đen như những
phụ nữ đã lập gia đình ở một số nước Latinh. Xu hướng này thậm chí còn được thể hiện ở trang
phục kiểu phương Tây mà hầu hết phụ nữ Nhật Bản hiện hay mặc. Các thiếu nữ thường mặc
những quần áo có màu sáng, còn người già thì dùng những màu dịu hơn tuỳ theo độ tuổi.
Trong những năm gần đây, áo kimono được làm bằng vải tổng hợp, vì vậy những người không
có tiền mua lụa cũng có thể mua được. Áo kimono, khăn thắt lưng và những đồ kèm theo làm
bằng lụa được bán với giá cực kỳ đắt nên phụ nữ trẻ chỉ có thể mặc vào những dịp đặc biệt như
đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp hoặc lễ trưởng thành (khi tới 20 tuổi) v.v... Qua trang phục
kiểu phương Tây hàng ngày ta thấy hầu hết các xu thế mốt của châu Âu và châu Mỹ đã được du
nhập nhanh chóng vào các trang phục của thanh niên Nhật Bản. Nhật Bản hiện là thị trường lớn
của
các
hãng
thời
trang
hàng
đầu
thế
giới.
6.
Gia

đình
Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống
trong một ngôi nhà và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật
thiết. Mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo tuổi tác và giới tính, có một địa vị nhất định, cũng
như
trách
nhiệm

nghĩa
vụ
bảo
vệ
gia
đình.
Tuy vậy, từ Chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi lớn. Dòng người rời bỏ nông thôn
ra thành phố đã làm cho mô hình gia đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân và các ngôi
nhà
nhỏ
được
xây
dựng
ngày
một
nhiều.
Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản hiện nay có một hoặc hai con, sống trong các căn hộ
không được thoải mái lắm về diện tích. Sau khi kết hôn, phần lớn họ ra ở riêng. Trung bình muốn
có một mái ấm của riêng mình, họ phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 tỷ đồng Việt Nam. Chính vì vậy
mà nhiều cặp vợ chồng trẻ sống trong các căn hộ cho thuê, hoặc nhà của công ty. Theo thống kê
năm 2000, tỷ lệ có nhà riêng là 61,3%, và số tiền để dành trung bình là gần 10 triệu yên (khoảng
1,2 tỷ đồng Việt Nam). Tỷ lệ có 3 thế hệ trong một gia đình là 15%. Số nhà có phòng riêng cho

trẻ
con:
76%.
Số
người
thuộc
tầng
lớp
trung
lưu:
88,5%.
Tỷ lệ phụ nữ đi làm việc ở Nhật Bản ngày càng tăng.
日Tuy vậy, đa số họ đều nghỉ việc sau khi kết hôn hoặc sinh con. Họ thường đảm nhiệm các công
việc của gia đình, không cần phải thuê người giúp việc. Các bà vợ thường nắm hầu bao gia đình
và quyết định khoản tiền tiêu vặt hàng tháng của chồng. Vậy nhưng cả vợ lẫn chồng thường có
tài
khoản

mật
để
chi
tiêu
vào
việc
riêng
của
mình.
Những người đi làm việc ở công ty thường đi làm về rất muộn hoặc đi nhậu với bạn bè, đồng
nghiệp vào buổi tối. Vì vậy, cảnh người chồng không cùng ăn tối với gia đình là điều rất bình
thường



 Những ông bố Nhật Bản có rất ít thời gian cho con cái và gia đình. Do phải đi làm xa, họ
thường rời nhà khi con chưa thức dậy, và trở về khi chúng đã đi ngủ. Nhân viên các công ty còn
thường có những chuyến công tác dài ngày, hoặc thuyên chuyển công việc trong và ngoài Nhật
Bản. Do việc học hành của con cái, hay trông nom bố mẹ già mà không ít người phải chấp nhận
sống độc thân xa gia đình trong thời gian dài.

Vì lý do này hay lý do khác, ngày càng nhiều thanh niên Nhật chọn cách sống một mình, và sự
lựa chọn đó đang dần hình thành tương lai của xã hội Nhật Bản. Hiện có tới 25% nam và 16% nữ
thanh niên xứ Phù Tang ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con. Niềm đam mê
của một bộ phận người trẻ tuổi thành đạt Nhật Bản giờ đây là thức ăn ngon, rượu và công việc.
Xu hướng này ngày càng gia tăng trong một đất nước mà hôn nhân và gia đình vốn là giá trị
truyền
thống
lâu
đời
7.Tiếng
Nhật
Là ngôn ngữ duy nhất của một dân tộc sinh sống trên khắp quần đảo, tiếng Nhật là một thí dụ
hiếm có của mối tương quan dân tộc-lãnh thổ-ngôn ngữ rõ nét và đơn nhất. Mặc dù có những
khác nhau nhỏ giữa các tiếng địa phương nhưng xét trên toàn cục, về mặt ngôn ngữ học, có sự
thống nhất ở những điểm chủ yếu. Tuy người Nhật thường cho rằng ngôn ngữ của họ khó đối với
người nước ngoài, nhưng một hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản và các quy tắc văn phạm khá
linh hoạt làm cho tiếng Nhật trở thành dễ học hơn so với một số ngôn ngữ khác, ít nhất là cho
mục đích hội thoại, dù chữ viết tượng hình và các dạng chữ viết khác gây khó khăn cho việc đọc

viết.
Về nguồn gốc ngữ văn của ngôn ngữ, các học giả có những nhìn nhận rất khác nhau. Một số học
giả cho rằng tiếng Nhật thuộc họ Ural-Altaic ở phương Bắc cùng với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Triều

Tiên, trong khi đó một số học giả lại khẳng định rằng nó là một thành viên của họ Tây TạngMiến Điện hoặc Mã lai-Polynexia ở phương Nam và những người khác lại khẳng định rằng nó

xuất
xứ
từ
sự
pha
trộn
của
cả
hai.
Từ vựng tiếng Nhật đã được làm giàu bằng cách vay mượn từ các ngôn ngữ khác: của Trung
Quốc thời xưa, của Bồ Đào Nha và Hà Lan trong những thế kỷ gần đây, và của các ngôn ngữ
phương Tây từ thời Minh Trị khi nước Nhật tiếp xúc nhiều với thế giới phương Tây. Việc Nhật
hoá đã cho ra đời nhiều từ mới từ những từ vay mượn và xu hướng này đang tăng mạnh trong
những
năm
gần
đây.
Tiếng Nhật được coi là có sự mô tả tỉ mỉ hơn các ngôn ngữ khác đối với các phạm trù như lúa
gạo, thực vật, cá và thời tiết. Điều này dường như bắt nguồn từ ý thức đã ăn sâu và bền chặt về
các nguồn thức ăn cần thiết để duy trì cuộc sống trong điều kiện khí hậu gió mùa. Ngược lại,
những từ liên quan đến các thiên thể, đặc biệt là các vì sao lại rất ít. Người Nhật mặc dù là dân
sống ở đảo nhưng lại không đi lại được trên biển bằng việc quan sát thiên văn.
Một nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau tuỳ theo tình
huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính trọng, tuỳ thuộc vào mức


độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ
và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Kính ngữ vẫn còn đóng

vai trò quan trọng trong xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ.
Hệ thống chữ viết của Trung Quốc dường như được đưa đầu tiên vào Nhật Bản qua Triều Tiên,
có thể vào khoảng thế kỷ III, sau hệ thống chữ cái Latinh được đưa vào Anh hai hoặc ba thế kỷ.
Người Nhật đã chọn loại chữ viết tượng hình này để biểu đạt ngôn ngữ của mình. Điều này có
thể thực hiện được vì chữ tượng hình, như tên gọi của nó, biểu hiện ý nghĩa hơn là âm thanh. Do
âm của các từ tiếng Nhật không giống như âm của các từ tiếng Trung Quốc có cùng nghĩa nên
cần phải xác lập phương pháp thể hiện âm tiếng Nhật. Việc này được thực hiện bằng cách tạo
nên những mẫu chữ cái đơn giản trên cơ sở sao chép hoặc sửa đổi một số chữ tượng hình và gán
cho mỗi chữ cái một âm cố định. Bằng cách này, hai bảng chữ cái ghi âm riêng biệt đã ra đời và
hiện nay vẫn đang được sử dụng song song. Vì vậy, tiếng Nhật được viết với sự phối hợp hai
kiểu ký tự khác nhau - trước tiên là chữ kanji hay là Hán tự, là những chữ tượng hình biểu đạt
nghĩa, và tuỳ theo các chữ kanji ghép cùng hay yếu tố khác mà có thể có những cách phát âm
khác nhau. Thứ hai là chữ kana hay các ký hiệu ngữ âm được dùng để hướng dẫn việc phát âm
đúng những chữ kanji hiếm hoặc lạ, hoặc để chỉ những biến đổi về văn phạm v.v... Bảng chữ cái
nét mềm hiragana phục vụ hai mục đích đầu tiên này, còn bảng chữ cái nét cứng katakana được
dùng để phiên âm các từ ngoại lai. Mặc dù hệ thống chữ tượng hình có thể truyền đạt một ý
nghĩa đầy đủ chỉ bằng một ký tự, nhưng điều bất tiện là cần phải có một ký tự riêng để biểu thị
mỗi ý nghĩa. Vì vậy ở Nhật Bản trong thời kỳ trước chiến tranh, số ký tự được dùng phổ biến cho
các mục đích hàng ngày là khoảng 4000 ký tự. Từ thời kỳ chiến tranh, để phục vụ cho giáo dục
học đường và các mục đích khác, số ký tự được chính thức dạy trong chương trình giáo dục bắt
buộc và dùng trong báo chí v.v... được giới hạn ở 1850 ký tự. Nhiều sách xuất bản ở nước ngoài
nhấn mạnh đến khó khăn của học sinh Nhật phải học một số lượng lớn các ký tự này. Tuy nhiên,
trên thực tế khi đã nắm vững những nguyên tắc cơ bản hình thành các ký tự thì việc học trở nên
dễ
dàng
hơn

người
ta
tưởng.


8.Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng
cuối thế kỷ 12. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong
tâm hồn rộng lớn. Họ cho rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo co có thể phát
hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết
đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương
bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của
trà đạo an nhàn.


Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản – Văn hóa trà đạo Nhật Bản
9. Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản
Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật Bản có những quy tắc, lễ nghi mà mọi
người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham
gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện
những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và
kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người
khi tham gia giao tiếp.


Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản – Văn hóa cúi chào của người Nhật Bản
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo
quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy
là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Người Nhật sử
dụng ba kiểu cúi chào sau:
- Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc
và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ,
trước Thiên Hoàng.
- Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang

ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 1020cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
- Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người
Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ
cúi chào.
10. Phong tục và những nghi lễ ở Nhật Bản
Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên Những nét vă hóa đặc trưng ở
Nhật Bản, cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa
Nhật mang đậm yếu tố nội sinh.


Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản – Các nghi lễ truyền thống ở Nhật Bản
Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên
nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm
họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất
chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.
Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những
cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung
Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở
một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.
11.về Geisha
Geisha (nghĩa đen là "con người của nghệ thuật") là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có
khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản. Các Geisha được đào
tạo trong nhiều năm, được dạy cách chơi các loại nhạc cụ, dạy hát múa, pha trà, tiếp chuyện, hầu
rượu.. Có nhiều nhầm lẫn, đặc biệt ở bên ngoài Nhật Bản, về bản chất của nghề geisha, coi đây là
một hình thức mại dâm bị bóp méo. Mặc dù nhiệm vụ của geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và
đùa cợt khêu gợi (tuy được mã hóa theo các cách truyền thống), nhưng họ không bao giờ có quan
hệ tình dục với khách hàng. Geisha là một loại hình biểu diễn tài nghệ văn hoá lành mạnh, cao
cấp, hoàn toàn không có hành vi bán dâm, dung tục, rẻ tiền, tức chỉ "mãi nghệ, không mãi dâm".
Một số geisha có thể quyết định quan hệ với một trong những nhà bảo trợ hoặc khách quen của
mình, nhưng đó là khi họ không làm việc với tư cách của một geisha (tương tự như việc có



những diễn viên bán dâm ngoài giờ làm, nhưng không vì thế mà ta đánh đồng nghề diễn viên với
mại dâm).

Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới.
Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể
chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu
phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi
tiệc trong các khu phố giải trí.

Geisha nam (đôi khi được gọi là hōkan) dần dần suy giảm về số lượng theo thời gian. Năm 1700,
Geisha nữ xuất hiện lần đầu tiên và đến năm 1800 sô lượng các geisha nữ (ban đầu được gọi là
onna geisha với nghĩa là "geisha nữ") đã gấp ba lần số geisha nam và tên gọi geisha bắt đầu được
hiểu với nghĩa như ngày nay là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình độ cao.

.


Sự suy tàn của truyền thống geisha có nguyên nhân từ nền kinh tế ì trệ, sự suy giảm của mối
quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, bản chất khó nhìn thấu được của thế giới
hoa liễu và chi phí cao cho việc được geisha giải trí.

11.Những điều kỳ lạ ở văn hóa nhật bản
+Trẻ em Nhật Bản luôn tự đi học một mình ngay từ khi học lớp 1, những em bé 6 tuổi sẽ tự bắt
xe bus hoặc tàu điện ngầm để tới trường, đến chiều tối lại bắt xe bus về.
+Do không thể cúi đầu cảm ơn trực tiếp khi đang tham gia giao thông trên đường phố đông đúc
nên mọi tài xế Nhật Bản đều có thói quen nháy đèn cảnh báo 2 lần để gửi lời cảm ơn tới những
người đã nhường đường cho họ.



Văn hóa cảm ơn, xin lỗi của người Nhật Bản thật đáng ngưỡng mộ và học tập. Giao thông sẽ trở
nên thông thoáng, dễ chịu hơn khi người lái xe có những ứng xử lịch sự, thông minh như thế
này".
+Thay vì đánh số nhà, ở ngoài cửa mỗi hộ gia đình Nhật đều ghi tên chủ nhà, văn hóa "biển tên"
này thuộc diện độc nhất vô nhị trên thế giới.
5 điều bị coi là khiếm nhã ở nhật bản
Đưa danh thiếp đúng cách

Nếu bạn muốn có một thương vụ kinh doanh tốt đẹp, hoặc đơn giản hơn chỉ là tìm kiếm cơ hội
làm ăn, thì bạn nhất định phải biết cách đưa danh thiếp đúng cách, chỉ cần sai một thao tác thôi,
thì đó sẽ là một sự xúc phạm lớn tới đối tác hay người bạn vừa gặp gỡ.

Theo như hình minh họa, thì bạn phải đưa danh thiếp bằng cả 2 tay, chữ trên thiếp phải thuận
chiều với người nhận, trước khi đưa, bạn phải nhìn vào tấm thiếp rồi mới chìa tay ra để người đối
diện nhận lấy.

Không chỉ danh thiếp, thao tác này áp dụng với cả giấy mời, thiệp cưới, và bất cứ loại giấy tờ
nhỏ nào.

Chấm sushi đúng cách


Đến Nhật, điều đầu tiên mà ai cũng muốn làm là đi đánh chén một bữa sushi quốc hồn quốc túy
của đất nước này. Nhưng chấm sushi sai cách là một sự xúc phạm lớn tới đầu bếp, xúc phạm lây
sang cả các thực khách trong quán và những người bản xứ đi cùng bạn.

Vì thế, khi ăn sushi, bạn không được chấm phần cơm, như thế sẽ làm miếng cơm bị rơi lả tả
xuống, bạn phải lật ngược miếng sushi lại và chấm phần cá/tôm/mực/trứng xuống, lưu ý là chỉ
chấm nhẹ nhàng thôi.


Đặt đũa đúng cách

Cách đặt đũa của người Nhật cũng giống với người Việt, đó là cấm kỵ cắm đũa vào bát cơm, vì
như thế là cách đặt cơm cúng theo quan niệm của đạo Phật, tốt nhất bạn nên đặt đũa nằm ngang
miệng bát hoặc đặt vào miếng kê đũa (nếu có).


Mặc Kimono đúng cách

Khi đã tới đây, rất có thể bạn sẽ mặc thử bộ Kimono/Yukata (kimono mỏng nhẹ mặc mùa hè)
truyền thống của Nhật, nhưng không phải bạn thích mặc thế nào cũng được. Hãy chắc chắn rằng
vạt áo trái nằm bên trên vạt áo phải. Người Nhật chỉ mặc Kimono từ phải sang trái cho người đã
chết.

Tháo giày/dép đúng cách


Người Nhật không bao giờ đi giày dép trong nhà, thế nên khi bạn tới thăm nơi này và được mời
tới nhà người dân bản xứ, bạn cũng phải tháo giày dép trước khi bước vào nhà họ, điều cấm kỵ
trong việc này là tháo hết giày dép, đặt chân trần xuống đất rồi mới bước vào nhà, như vậy là xúc
phạm tới gia chủ.

Bạn nhất định phải tháo từng bên giày/dép, bước một chân vào nhà rồi mới tháo bên còn lại nếu
muốn có một chuyến viếng thăm êm đẹp.

Khác với văn hóa Việt, người Nhật không nhường ghế cho người già, trẻ em hay phụ nữ
mang thai. Bài viết sau sẽ giải thích cho hành vi lạ này của người dân xứ hoa anh đào.
Nhật Bản là một nước phát triển, với nhịp độ sống cao nhất thế giới. Chuyện đi tàu điện ngầm
buổi sáng có thể coi là một ác mộng với người Nhật, bởi vào giờ cao điểm, không lúc nào tàu

điện ngớt người và trong tình trạng chật cứng. Vì vậy trong thời điểm này, việc nhường chỗ cho
người khác cũng rất khó khăn, điều này có thể thông cảm được. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là,
tại sao trong lúc tàu điện vãn người, người Nhật vẫn không nhường chỗ dù đó là người già, trẻ
em, phụ nữ mang thai hay một người tàn tật?

Việc tìm được một chỗ ngồi trên tàu điện vào lúc đông người cũng giống như phát hiện ra một ốc
đảo khi đang lang thang trên sa mạc, chẳng ai muốn từ bỏ chỗ dựa duy nhất đảm bảo cho họ 3060 phút di chuyển trong sự thoải mái để có đủ sức khỏe đương đầu với khối công việc khổng lồ
mỗi ngày. Chẳng lẽ đó là lý do mà họ "thờ ơ, vô cảm" khi nhìn thấy người già, phụ nữ có con
nhỏ đứng hàng tiếng đồng hồ và không nhường chỗ cho họ?

Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên
có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật, gọi là "yusenseki". Người
Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh, lành lặn dù trên
tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết, chỗ nào mình
nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi "sai
trái" ấy. Vì vậy, gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thực-sự-cần-phải-ngồi riêng,
như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai.


Dãy ghế ưu tiên luôn được thiết kế khác biệt.

Thứ hai, người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là
người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên
ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng
ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là
một kẻ yếu đuối cần được "ban phát lòng thương".

Thứ ba, dân số Nhật đang được coi là "già" nhất thế giới, tuy nhiên, người Nhật không bao giờ
thừa nhận mình già. Nếu bạn đề nghị nhường ghế cho một người lớn tuổi, việc này đồng nghĩa
với việc bạn coi người đó là già, và đây chính là mũi dao nhọn "xiên" thẳng vào lòng tự ái vốn

cao ngun ngút của người Nhật. Có thể bạn có ý tốt, nhưng người được nhường ghế sẽ cảm thấy
bị xúc phạm. Bỏ đi nha.

Cuối cùng, xã hội Nhật Bản rất coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau. Họ
không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến
sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai
phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang
sở hữu. Bạn đã phải bỏ rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không
muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được.

Thử hình dung, khi bạn hỏi người Nhật: "Bạn có muốn chỗ ngồi này không?" tương tự với việc
đang hỏi "Em giận gì vậy" với cô bạn gái nhõng nhẽo, câu trả lời nhất quyết sẽ là "Không có gì"
mặc dù mặt đang nhăn như quả táo tàu. Thay vì "hỏi thẳng, nói thật", hãy học cách nói khéo, tinh
tế để đạt được mục đích. Cách "lươn lẹo" mang tính ga-lăng nhất ở đây chính là, hãy giả vờ mình
đang có việc, đứng lên đi ra chỗ khác và người ta sẽ tự biết rằng bạn đang "ngầm chuyển khoản"
chỗ ngồi cho họ. Đây chính là cách để nhường ghế cho người Nhật mà không mạo phạm đến
lòng tự trọng cao như Everest của dân tộc Samurai.


×