BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
Đề tài: Một số vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn về công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
A.
MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập, vấn dề hợp tác quốc tế ngày càng
được chú trọng ở các quốc gia trong đó có Việt Nam. Hoạt động tương trợ tư pháp
là một ví dụ minh chứng cho xu hướng này. Tườn trợ tư pháp là hoạt động hỗ trợ,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia trong lĩnh vực hình sự, dân sự, dẫn độ, chuyển
giao người chấp hành án phạt tù…Trong đó, lĩnh vực dân sự giữ vai trò quan trọng
đáng kể. Trong bài tập nhóm này, chúng em xin trình bày một số vấn đề lý luận
pháp luật và thực tiễn về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài theo quy định của pháp luật quốc tế và phát luật Việt Nam, cụ thể
là Luật tương trợ tư pháp 2007 và pháp luật liên quan.
B.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung
1. Các khái niệm liên quan
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là kết quả giải quyết tranh
chấp bằng phương thức tư pháp do cơ quan tư pháp nước ngoài thực hiện đối với
một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo Từ điển Luật học, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài là việc thừa nhận và cho phép thi hành bản án, quyết định
về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định dân sự về hình sự, hành
chính của Tòa án nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định.
Có thể hiểu, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có
1
bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của bản
án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước mình và
đảm bảo cưỡng chế thi hành trên thực tế tại lãnh thổ nước đã công nhận.
2. Đặc điểm
Thứ nhất, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài chỉ được đặt ra sau khi bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp
luật. Trừ một số trường hợp đặc biệt, bản án, quyết định dân sự cần phải thi hành
ngay mới được xem xét cho thi hành khi bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu
lực.
Thứ hai, để bản án, quyết định có hiệu lực tại một quốc gia khác thì nó phải
tuân theo pháp luật quốc gia nơi bản án, quyết định đó được yêu cầu. Bản án, quyết
định chỉ được xem xét công nhận và cho thi hành nếu tuân thủ đầy đủ các điều kiện
trong Điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia.
Thứ ba, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài không chỉ đặt ra khi bên phải thi hành bản án, quyết định đó không tự
nguyện thi hành mà trong cả những trường hợp có yêu cầu không công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định đó.
Thứ tư, việc áp dụng pháp luật tố tụng nơi bản án, quyết định cần được công
nhận và thi hành theo hướng không được đặt ra các điều kiện nặng hơn hoặc các
chi phí cao hơn với việc thi hành bản án, quyết định trong nước. Các quy định này
thể hiện nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia với nhau.
Thứ năm, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nếu được công
nhận và thi hành tại một quốc gia nào đó thì nó có giá trị chứng cứ và chứng minh
tại quốc gia đó.
2
3. Ý nghĩa
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài nhằm đảm bảo khả năng thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người thi hành bản án, quyết
định dân sự đó cũng như tránh tình trạng cùng một vụ việc mà được xét xử hai lần.
Từ đó, đảm bảo giải quyết các xung đột về quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng
quyền tài phán của mỗi quốc gia. Đồng thời, việc công nhận và thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài còn có ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, pháp lý. Đây còn là một căn cứ pháp luật quan trọng để xác
định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với các yêu cầu giải quyết khi vụ việc
có yếu tố nước ngoài.
II. Pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài
1. Pháp luật quốc tế về công nhận, cho thi hành bản án quyết định của tòa án
nước ngoài
Việc công nhận, cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài được
đề cập trong pháp luật quốc tế, trong đó được phân ra làm hai hệ thống cơ bản thể
hiện đặc trưng của hai phương thức công nhận, cho thi hành bản án quyết định của
tòa án nước ngoài.
Thứ nhất, quy định việc cấp phép công nhận và thi hành bản án, quyết định
dân sự nước ngoài của các nước theo hệ thống cấp phép, tức là phải dựa trên cơ sở
cấp phép. Giấy phép là cơ sở để cho công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài trên lãnh thổ của nước mình. Như vậy, bản án của Tòa án
nước ngoài muốn được công nhận và thi hành trên lãnh thổ của các nước hệ thống
cấp phép thì phải qua thủ tục tố tụng đặc biệt để đạt được quyết định chấp nhận.
3
Thứ hai, quy định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự nước
ngoài của các nước theo hệ thống không cấp phép, trong hệ thống không cấp phép
thì bản án dân sự của Tòa án nước ngoài là cơ sở để mở phiên tòa mới, rút gọn tại
tòa án các nước này và từ đó tìm ra cơ sở để suy đoán bản án có lợi cho ai. Sự suy
đoán có thể được kiểm nghiệm trên cơ sở kháng cáo của đương sự. Như vậy, theo
quy định thì bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tuyên có khả năng bị
xem xét lại kể cả những trường hợp các bên đã chứng minh và đã được Tòa án
nước ngoài khẳng định, nhất là khi có sự kháng cáo của các bên đương sự.
Hiện nay, vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự nước
ngoài cũng được đề cập trong các điều ước quốc tế, chủ yếu là trong công ước La
Hay. Theo đó, Công ước La Hay ngày 15/4/1958 về công nhận và thi hành các
quyết định về cấp dưỡng cho trẻ em, được đa số các nước Châu Âu tham gia. Theo
công ước bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài (những nước tham gia) được
công nhận và cho thi hành mà không phải tiến hành xem xét lại thực chất vụ việc.
Công ước La Hay 15/4/1958 về thẩm quyền theo hợp đồng đối với vụ việc về mua
bán ngoại thương các động sản có quy định về thi hành án dân sự nước ngoài. Công
ước La Hay 20/4/1966 về công nhận và thi hành án dân sự và thương mại nước
ngoài cùng Nghị định thư bổ sung quy định các trường hợp tiến hành việc công
nhận, thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài. Ngoài ra, Công ước của
các nước EC ngày 27/9/1968 về thẩm quyền quốc tế công nhận và thi hành án dân
sự, thương mại, theo đó tất cả các án dân sự và thương mại đều là đối tượng công
nhận và thi hành theo công ước, trừ các liên quan đến quy chế nhân thân, tài sản vợ
chồng, việc thừa kết và một số vấn đề khác.
Ngoài ra, một số văn bản khác cũng quy định một số quy tắc riêng lẻ liên
quan đến việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài.
4
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận, cho thi hành bản án quyết
định của tòa án nước ngoài
2.1. Nguyên tắc
Nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài tại Việt Nam có một vai trò quan trọng, nó giúp đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của người được thi hành án cũng như tránh tình trạng về cùng một vụ việc
nhưng lại bị xét xử nhiều lần, đảm bảo khả năng thi hành các bản án, quyết định đã
được cơ quan tài phán nước ngoài tuyên.
Quy định tại Điều 423 BLTTDS 2015 là những bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Có thể thấy rằng Tòa án chỉ xem xét cho thi hành những bản án, quyết định
về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về
tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được
quy định tại điều ước quốc tế mà cả 2 nước là thành viên; Việt Nam có thể xem xét
để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi
Việt Nam và nước đó phải kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. Và
được công nhận nữa chính là những bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án
nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành
Tuy nhiên vẫn có những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
vẫn không được công nhận có hiệu lực và cho phép thi hành tại Việt Nam như:
Những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của nước có tòa án đã ra bản
án, quyết định đó; những vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử riêng biết của Tòa
án Việt Nam; người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã
vắng mặt tại phiên tòa nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ; việc công nhận
5
và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam …
2.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt
Căn thứ theo quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4 Điều
31, khoản 3 Điều 33 Bộ luật TTDS 2015 thì:
Về thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản
án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài theo quy định là Toà án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc
nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành,Bao gồm: các bản án, quyết định dân sự
về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định về tài
sản… của Tòa án nước ngoài.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án: Đối với yêu cầu công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam thì Tòa án nơi
người phải thi hành án, quyết định dân sự, kinh doanh thương mại … của Tòa án
nước ngoài cư trú, còn nếu là cá nhân hoặc nơi thi hành án có trụ sở, nếu người
phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết.
Đối với yêu cầu không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa
án nước ngoài tại Việt Nam thì nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở nếu
người gửi đơn là cơ quan, tổ chức thì Tòa án nơi người gửi đơn cư trú và làm việc
sẽ có thẩm quyền.
2.3. Quyền yêu cầu
Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 425
BLTTDS 2015. Theo đó:
6
Thứ nhất, người có quyền yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là người được thi hành hoặc
người đại diện hợp pháp của họ, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt
Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản
liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có tại
Việt Nam vào thời điểm yêu cầu. Trong đó người được thi hành án là cá nhân, cơ
quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
Thứ hai, người có quyền yêu cầu Tòa án không công nhận bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là người phải thi hành hoặc người đại
diện hợp pháp của họ. Trong đó, người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ
chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
Thứ ba, người có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam là
đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp
pháp của họ.
2.4. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của TANN
tại Việt Nam
Bước 1, nộp đơn yêu cầu
Về nguyên tắc những bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chỉ
được tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam khi có đơn
yêu cầu của những chủ thể có quyền yêu cầu theo quy định tại Điều 425 BLTTDS
2015.
Theo Điều 432 BLTTDS 2015 người yêu cầu công nhận và cho thi hành tại
Việt Nan bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài phải làm đơn gửi đến Bộ
tư pháp Việt Nam. Đơn yêu cầu phải có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 433
luật này. Theo đó cùng với đơn, người nộp đơn phải gửi kèm các giấy tờ, tài liệu
7
được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Trong
trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên
quan thì kèm theo đơn yêu cầu, người gửi đơn phải gửi kèm các tài liệu quy định
tại khoản 1 Điều 434 BLTTDS 2015
Bước 2, thụ lý đơn yêu cầu
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ tư pháp
kiểm tra, lập hồ sơ và gửi đến TAND cấp tỉnh có thẩm quyền trong thời hạn bảy
ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu đó. Khi nhận được
hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển sang, tòa án phải tiên hành kiểm tra lại hồ sơ để xem
xét thụ lý. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, tòa án phải tiến
hành thụ lý nếu thấy thuộc thẩm quyền của mình. Đòng thời, tòa án phải thông báo
cho viện kiểm sát cũng cấp biết về việc xác nhận được hồ sơ và thụ lý hồ sơ đó.
Trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu, tòa án có quyền yêu cầu người gửi đơn,
tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định dân sự giải thích những điểm chưa rõ
trong hồ sơ (khoản 2 Điều 437 BLTTDS 2015)
Bước 3, chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Theo quy định tại khoản 3 Điều 437 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn bốn
tháng kể từ ngày thụ lý tùy từng trường hợp mà tòa án có thể ra một trong các quyết
định sau: Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu; Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu; Mở
phiên họp xét đơn yêu cầu
Bước 4, phiên họp xét đơn yêu cầu
Điều 438 BLTTDS thì phiên họp xét đơn yêu cầu bao gồm: Tòa án; Viện
Kiểm sát; Người có nghĩa vụ phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người
đó (trừ trường hợp họ yêu cầu tòa án xét đơn vắng mặt không có lý do chính đáng).
Sau khi xem xét đơn và các giấy tờ kèm theo, nghe ý kiến của người triệu
tập, của kiểm sát viên, Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận và quyết định theo đa số
công nhận và cho thi hành hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định của
tòa án nước ngoài.
8
Đặc điểm lưu ý là theo quy định tại khoản 4 Điều 438 BLTTDS 2015 là khi
xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết đinh dân sự của tòa án
nước ngoài, tòa án Việt Nam không được xem xét lại vụ kiện mà chỉ xem xét các
thủ tục về mặt tó tụng của việc tòa tuyên án, quyết định đó có đảm bảo không.
2.5. Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại VIệt Nam
Thời hạn gửi đơn và thụ lý đơn: 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (trừ
trường hợp có sự kiện bất kahr kháng và trở ngại khách quan).
Bước 1, nộp đơn yêu cầu không công nhận
Theo quy định tại Điều 444 BLTTDS 2015 thì đương sự, người có quyền lợi
ích liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền gửi đơn yêu cầu
tòa án Việt Nam không công nhận bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Đơn phải có nội dung quy định tại khoản 1
Điều 448 BLTTDS 2015.
Bước 2, thụ lý đơn yêu cầu không công nhận
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ tài liệu kèm theo, Bộ tư pháp
sẽ kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ, lập hồ sơ và gửi đến TAND cấp tỉnh có
thẩm quyền. Khi nhận được hồ sơ, tòa án sẽ tiến hành kiểm tra xem xét vào sổ thụ
lý.
Bước 3, xét đơn yêu cầu không công nhận
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu: cũng được thực hiện như thủ tục xét đơn yêu cầu
công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài;
Mở phiên tòa xét đơn yêu cầu: khi xét đơn, hội đồng xét đơn yêu cầu không
công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có quyền ra một trong
9
các quyết định sau: không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước
ngoài hoặc bác đơn yêu cầu không công nhận.
Về lệ phí
Căn cứ theo khoản 1 Điều 430 BLTTDS 2015: “1. Người yêu cầu Tòa án
Việt Nam công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận tại Việt Nam bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết
của Trọng tài nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Theo quy định này thì người gửi đơn yêu cầu phải nộp khoản lệ phí theo quy định.
III. Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài
1. Ví dụ điển hình công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài ở Việt Nam
Ngày 17/04/2008, Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư Pháp nhận được đơn yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định ly hôn của Sở Sự vụ hành chính
hộ tịch Đài Loan (Trung Quốc) đối với chị Nguyễn Thị Huệ cư trú tại thị xã Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước đó, ngày 11/03/2004, chị Huệ có đăng ký kết hôn với
anh Su Chia Lin quốc tịch Đài Loan tại UBND thị xã Vĩnh Yên. Giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn của anh chị có giá trị pháp lý từ ngày 29/03/2004. Do cuộc sống
gia đình không hạnh phúc, không có con chung và cả hai thường xuyên bất đồng ý
kiến, hai người đã cũng nhau thỏa thuận ly hôn. Ngày 16/02/2006, anh chị đã tiến
hành thủ tục ly hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch tại Đài Loan và được công nhận
thỏa thuận tự nguyện ly hôn theo Luật Dân sự Đài Loan. Chị Nguyễn Thị Huệ được
Sở Sự vụ hành chính hộ tịch cấp giấy chứng nhận cam kết sự thực ly hôn ngày
03/03/2008.
Hồ sơ yêu cầu công nhận của chị Nguyễn Thị Huệ đã nộp đầy đủ và đã được
hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng, chứng thực và đóng lệ phí theo quy định. Sau
10
khi nghiên cứu hồ sơ, ngày 30/05/2008, Bô Tư pháp đã làm Công hàm gửi Văn
phòng kinh tế - văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội và đề nghị họ cung cấp thông tin pháp
luật về ly hôn của Đài Loan. Ngày 09/06/2008, Văn phòng kinh tế - văn hóa Đài
Bắc tại Hà Nội, đã có Công hàm trả lời. Theo đó, việc thoả thuận ly hôn giữa chị
Nguyễn Thị Huệ và anh Su Chia Lin đã được thực hiện đúng theo quy định của
Luật Dân sự Đài Loan.
Căn cứ vào kết quả trên, ngày 26/06/2008, Bộ Tư pháp đã ban hành Công
văn gửi TAND tỉnh Vĩnh Phúc cho thi hành thoả thuận ly hôn của Sở Sự vụ hành
chính hộ tịch thị trấn Bắc Cảng, huyện Vân Lâm, Đài Loan giữa chị Nguyễn Thị
Huệ và anh Su Chia Lin và đề nghị TAND Vĩnh Phúc giải quyết theo thẩm quyền.
2. Thực trạng áp dụng pháp luật công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Qua việc phân tích các quy định về việc công nhận và cho thi hành bản án
của tòa án nước ngoài tại Việt Nam nhận thấy được còn một số vướng mắc trong
quy định của pháp luật như sau:
Thứ nhất, các cơ sở của việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định của tòa án nước ngoài. Theo điều 423 BLTTDS năm 2015 thì các bản
án, quyết định này sẽ được xem xét khi Việt Nam và nước đó là thành viên của điều
ước quốc tế hoặc dựa trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Quy định này đang vô tình
làm hạn chế đi việc công nhận các bản án, quyết định của nước khác. Tính đến năm
2014, trên đầy đủ các lĩnh vực dân sự, thương mại, hình sự, dẫn độ, chuyển giao
người bị kết án, Việt Nam đã ký 26 hiệp định tương trợ tư pháp với các nước (trong
đó có 15 hiệp định điều chỉnh tương trợ tư pháp về dân sự, thương mại); đã và đang
chuẩn bị đàm phán 18 hiệp định tương trợ tư pháp trên các lĩnh vực, đã và đang
chuẩn bị rà soát, sửa đổi, hiện đại hóa 04 hiệp định đã ký với các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây. Công dân Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại rất nhiều
quốc gia trên thế giới. Giả sử trong trường hợp mà nước ta và nước ra bản án, quyết
11
định không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hoặc chưa từng áp dụng
nguyên tắc có đi có lại mà nước ta không công nhận bản án, quyết định của tòa án
nước đó thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của công dân nước ta.
Thứ hai, quy định về thẩm quyền của tòa án nước ngoài trong việc giải quyết
tranh chấp, yêu cầu tại Điều 440 BLTTDS năm 2015. Theo quy định khoản 4 Điều
439 thì các trường hợp mà Tòa án ra bản án, quyết định không thuộc quy định tại
Điều 440 thì không được không nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Đây dường như
là một căn cứ để từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của Toà án nước
ngoài tại Điều 356 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Có thể nói,
cách quy định trong BLTTDS năm cũ được xem là dễ hiểu, dễ áp dụng hơn bằng
việc liệt kê các điều kiện để một bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
được công nhận và cho thi hành tại Viêt Nam. Khi bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài đó, thoả mãn đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu, nó sẽ được Toà
án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Bên cạnh đó thì tại điểm a khoản 2 Điều
này có nói về trường hợp bị đơn tham gia tranh tụng mà không có ý kiến phản đối
thẩm quyền của Tòa án nước ngoài. Tuy nhiên lại không quy định việc phản đối
này cụ thể là như thế nào. Ví dụ, nếu một vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của
Tòa án nước ngoài và thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam, bị đơn đã phản đối
thẩm quyền của Tòa án nước ngoài nhưng phản đối này không có căn cứ, vậy Tòa
án nước ngoài có được coi là có thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam để bản án của
Tòa án đó được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam không?
3. Hướng hoàn thiện
Từ những vướng mắc khi áp dụng pháp luật về công nhận và thi hành bản án,
quyết định dân sự nước ngoài tại Việt Nam, nhóm xin đưa ra một số hướng hoàn
thiện như sau:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh việc ký kết các điều ước quốc tế, tang cường việc
hợp tác quốc tế. Trong quá trình công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân
12
sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam gặp nhiều vướng mắc chủ yếu là do Việt
Nam và nước có bản án chưa có điều ước quốc tế liên quan quy định về vấn đề này.
Do đó thực tiễn đặt ra nhu cầu phải tiến hành kí kết các Điều ước quốc tế song
phương, đa phương nhằm công nhận các bản án, quyết định của nhau cung như giải
quyết vấn đề xung đột thẩm quyền giải quyết của tòa án. Ngoài ra việc tăng cường
hợp tác với các quốc gia khác cũng góp phần giúp cho quá trình công nhận và thi
hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài được dễ dàng hơn.
Thứ hai, cần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về công nhận và thi hành bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nhất là các quy định này trong Bộ luật tố
tụng dân sự cần phải được cụ thể hoá hơn nữa về các nguyên tắc công nhận và thi
hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, trình tự, thủ tục bước đi trong việc
giải quyết yêu cầu của đương sự. Bên cạnh đó các văn bản hướng dẫn cũng phải
được ban hành một cách kịp thời và và đồng bộ. Các nguyên tắc công nhận và thi
hành cần phải có sự hướng dẫn giải thích cụ thể của cơ quan chức năng để đảm bảo
việc thống nhất áp dụng pháp luật trong giải quyết yêu càu công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Ngoài ra cũng cần đề cao
trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc triển khai các giải pháp xây dựng và
áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của
tòa án nước ngoài tại việt nam.
C.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế cũng như là
pháp luật quốc gia về hoạt động tương trợ tư pháp nói hcung và hoạt động công
nhận và chi thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nói riền giúp
chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này như: bản chất pháp lý, nguyên
tắc, điều kiện, thủ tục…Từ đó, làm cơ sở lý luận cho việc áp dụng vào trong thực
tiễn. Bên cạnh đó, nhìn nhận khách quan những vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc.
Đặt ra mục tiêu tiếp tục hoàn thiện và bổ sung nhằm hướng tới sự thống nhất và đạt
13
được hiệu chỉnh cao của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia về vấn đề
này.
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Luật tương trợ tư pháp, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2016,
2.
3.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, trang 79-90.
Luật tương trợ Tư pháp 2007
- Thực tiễn áp dụng pháp
4.
luật về công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài.
- Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài và
5.
những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- Công nhận, cho thi hành bản án, quyết định của tòa
án, phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
14