Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số vấn đề lý luận chung về văn bản quy phạm pháp luật và vănbản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân ban hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.24 KB, 11 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể ở địa phương là rất
lớn. Trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh chưa
có quy định nào điều chỉnh. Trong khi đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 1996 (được sửa đổi năm 2002 và năm 2008) chỉ quy định
chung chung về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
Do đó, tại địa phương, mỗi nơi mỗi kiểu tự mày mị, xây dựng trình tự, thủ
tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho riêng mình. Để khắc phục tình
trạng đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND
được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005. Đây là đạo luật quan trọng trong việc
quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ở địa phương các cấp và có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý
điều hành ở địa phương. Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, hành năm có
hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nhất là cấp tỉnh đã
được xây dựng và ban hành. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của UBND các
cấp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ....


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số vấn đề lý luận chung về văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân ban hành.
1. Một số vấn đề lý luận về văn bản quy phạm pháp luật.
a. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.
Một trong những vấn đề lý luận cơ bản về văn bản quy phạm pháp luật
là khái niệm "văn bản quy phạm pháp luật ". Trong sách báo khoa học pháp
lý trong nước có những định nghĩa khác nhau về khái niệm " văn bản quy
phạm pháp luật ". Chẳng hạn, " Văn bản quy phạm pháp luật ( sản phẩm của
quá trìnhsáng tạo pháp luật ) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo thủ tục và trình tự luật định, trong đó có những quy tắc xự sử


chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa" ;"văn bản quy phạm pháp luật là văn
bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật
định, trong đó có quy tắc xự sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống" ;" Văn bản quy phạm pháp
luật là hình thực thể hiện các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ( hoặc các cá nhân, tổ chức được nhà nước giao quyền ) ban hành theo
những trình tự, thủ tục nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự có
tính bắt buộc chung đối với tất cả các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều
lần trong đời sống xã hội". Ba định nghĩa trên chứa đựng khá nhiều thông tin
về văn bản quy phạm pháp luật( sau đây viết tắt là VBQPPL) nhưng không
giống nhau. Định nghĩa thứ nhất cho biết chủ thể ban hành VBQPPL là cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, thủ tục và tình tự ban hành VBQPPL là thủ
tục và trình tự do pháp luật quy định, nội dụng của VBQPPL là quy tắc xự


sử chung, biện pháo bảo đảm thực hiện của VBQPPL là biện pháp nhà nước,
mục đích và đối tượng điều chỉnh của VBQPPL là các quan hệ xã hội theo
định hướng XHCN. Nội dung của định nghĩa thứ hai chỉ bổ sung giá trị hiệu
lực thi hành của VBQPPL áp dụng nhiều lần, cịn giống hồn tồn với nội
dung của định nghĩa thứ nhất. Định nghĩa thứ ba khác với hai định nghĩa
trước ở hai điểm: thay cụm từ " VBQPPL là văn bản" bằng cụm từ
"VBQPPL là hình thức thể hiện các quyết định...", bổ sung thêm hai chủ thể
ban hành VBQPPL là cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền.
Định nghĩa thứ tư được quy định trong luật ban hành VBQPPL năm
2008 : "Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban
hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử

sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội.".
b. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
Là một hình thức văn bản quan trọng của nhà nước, VBQPPL có những
đặc điểm cơ bản sau:
* VBQPPL được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền do luật định
Pháp luật hiện hành quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành
VBQPPL như các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan
xét xử, cơ quan kiểm sát, người đứng đầu cơ quan nhà nước. Do đó chỉ có
những chủ thể đã được pháp luật quy định mới có thẩm quyền ban hành
VBQPPL. Nếu một VBQPPL được ban hành bởi một chủ thể mà pháp luật
không quy định về thẩm quyền ban hành thì văn bản đó khơng có hiệu lực
pháp luật
* VBQPPL có nội dung là các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc


chung, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng, có hiệu lực trong
phạm vi tồn quốc hoặc từng địa phương.
VBQPPL tác động tới tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội và mọi công dân. VBQPPL được thực hiện cho tới khi nó bị
ngưng hiệu lực bằng một quyết định đình chỉ thi hành của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền; hoặc bị hết hiệu lực ở thời điểm
được quy định ngay trong văn bản đó hay được thay thế bằng một văn bản
mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản, hoặc bị hủy bỏ hay bị
bãi bỏ bằng một văn bản của chủ thể có thẩm quyền.
* VBQPPL được ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.
Pháp luật quy định về thủ tục ban hành đối với mỗi loại VBQPPL cụ
thể. Trong mỗi thủ tục đó, có thể có những nét riêng biệt nhưng nhìn chung
đều bao gồm những hoạt động mang tính chun mơn nghiệp vụ. Thủ tục
ban hành các VBQPPL được quy định trong nhiều VBQPPL khác nhau,

như: Luật ban hành VBQPPL, Luật khiếu nại, tố cáo...
* VBQPPL có hình thức do pháp luật quy định.
Hình thức của VBQPPL gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức.
Pháp luật hiện nay quy định rất nhiều loại VBQPPL có tên gọi khác nhau,
như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, nghị định, nghị quyết....
* VBQPPL được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Để đảm bảo thực các VBQPPL trên thực tế, Nhà nước sử dunhj nhiều
biện pháp khác nhau, như: tuyên truyền, giáo dục và dặc biệt là biện pháp
cưỡng chế.
2. Một số vấn đề lý luận về VBQPPL do Ủy ban nhân dân ban hành.
a. Thẩm quyền ban hành VBQPPL của Ủy ban nhân dân.
Ủy ban nhân dân( UBND) là một bộ phận của chính quyền nhà nước
thống nhất, có chức năng lãnh đạo và quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực


kinh tế xã hội ở địa phương. Trong hoạt động của mình, UBND ban hành
VBQPPL là hình thức pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng, thẩm
quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế, Hiến pháp, Luật và văn bản của cac cơ quan nhà nước ở
trung ương luôn thể hiện sự vận động của quá trình "Nhà nước hóa" các nhu
cầu phát triển khách quan của đời sống xã hội, là kết quả của sự kết hợp tất
yếu giữa các yếu tố khach quan và chủ quan, bởi vậy phần lớn các văn bản
này không thể bao quát được tất cả các khía cạnh, vấn đề thuộc mọi lĩnh vực
của cuộc sống xã hội trong phạm vi cả nước. Thêm nữa, những quan hệ xã
hội được Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ Nhà nước ở trung ương
điều chỉnh ở mức độ chung, với những khuân khổ, giói hạn xác định chung
nhất. Trong khi đó, thực tế những quan hệ thuần túy mang tính chất địa
phương chỉ tồn tại trong điều kiện hồn cảnh cụ thể. Vì vậy, để những quy
định của các cơ quan Nhà nước ở trung ươngđi vào cuộc sống địi hỏi chung
phải được cụ thể hóa, chi tiết hóa hơn nữa nới có thể phát huy được thẩm

quyền quản lý Nhà nước. Từ nhận định này, có thể thấy, VBQPPL của chính
quyền địa phương nói chung và VBQPPL của UBND nói riêng đã thực sự
trở lên cần thiết và giứ vai trò quan trọng trong việc điêu chỉnh, quản lý quan
hệ xã hội ở địa phương.
Xuất phát từ nhu cầu trên Hiến pháp, Luật hiện hàh quy định UBND các
cấp có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Về hình thức văn bản, UBND có
thẩm quyền ban hành quyết định và chỉ thị. Trong hoạt động ban hành
VBQPPL, UBND các cấp khác nhau có thẩm quyền và trách nhiệm khác
nhau về cả phạm vi, mức độ và tính chất xuất phát từ vị trí, vai trị của
UBND mỗi cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước thống nhất. Sự khác
nhau này khơng chỉ ở phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ mà điều quyết
định là sự khác nhau về quyền hạn ở mỗi cấp UBND đối với những nhiệm


vụ thuộc lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
b. Trình tự thủ tục soạn thảo, ban hành VBQPPL của UBND
Tất cả các VBQPPL đều phải được ban hành theo thủ tục và trình tuej
do pháp luật quy định. Thủ tục trong hoạt động xây dựng VBQPPL được
hiểu là cáh thức và trật tự tiến hành các hoạt động cần thiết của chủ thể có
thẩm quyền trong quá trình ban hành VBQPPL.
VBQPPL của UBND là được ban hành là kết quả của một quá trình hoạt
động phối hợp giữa các cơ quan tổ chức, cán bộ chuyên môn trong việc
cguaanr bị nghiên cứu, biên soạn, chỉnh lý, hoàn thiện và xem xét thông qua
văn bản. Trên thực tế, trình tự soạn thảo, ban hành VBQPPL của mỗi cấp
UBND theo luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân( HĐND) và
UBND năm 2004 gồm các bước khác nhau.
c. Hiệu lực của VBQPPL do UBND ban hành.
Theo quy định trong Luật ban hành VBQPPL năm 2008, thi VBQPPL
có hiệu lực về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.
* Hiệu lực về thời gian.

Hiệu lực về thời gian thể hiện ở thời điểm có hiệu lực và thời điểm chấm
dứt hiệu lực của VBQPPL. VBQPPL ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội, tiên lượng quá trình biến đổi và định hướng các quan hệ xã hội theo
quy luật phát triển của đời sống xã hội. Hoạt động ban hanhfVBQPPL của
UBND các cấp mang tính dự báo và hướng tới hiệu quả của văn bản không
chỉ ở một khoảng thời gianmà cả trong tương lai. Vì vậy, về ngun tắc
VBQPPL có hiệu lực vơ thời hạn kể cả VBQPPL do UBND ban hành.
Điều 51 Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004quy
định về thời điểm có hiệu lực của VBQPPL do HĐND và UBND ban
hành như sau: " Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên
báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông


qua hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản
quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân cấp huyện có hiệu lực sau bảy ngày và phải được niêm yết chậm nhất
là ba ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu
lực muộn hơn.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân cấp xã có hiệu lực sau năm ngày và phải được niêm yết chậm nhất là
hai ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực
muộn hơn.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân quy định
các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp
quy định tại Điều 47 của Luật này thì có thể quy định ngày có hiệu lực
sớm hơn".

* Hiệu lực về không gian.
Hiệu lực về không gian của VBQPPL là giới hạn phạm vi tác động
của văn bản về mặt khơng gian, có thể là tồn bộ lãnh thổ quốc gia, một
địa phương hoặc một vùng nhất định. Hiệu lực không gian của VBQPPL
phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản, phạm vi và
mức đọ điều chỉnh của văn bản. UBND là cơ hành chính ở địa phương
được tổ chức tương ứng với từng đơn vị hành chính lãnh thổ, nên về
nguyên tắc, VBQPPL của chính quyền địa phương chỉ có hiệu lực trên
phạm vilãnh thổ mà chính quyền quản lý và theo đó đối tượng thi hành
cũng hạn chế. Cụ thể hóa nguyên tắc này, tại khoản 1,2 Điều 49 luật ban
hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 đã quy định:
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân của đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành
chính đó.
2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân có hiệu lực trong phạm vi nhất định của địa phương
thì phải được xác định ngay trong văn bản đó.
* Hiệu lực về đối tượng áp dụng.
Đối tượng áp của VBQPPL là những cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ
chức trên vùng lãnh thổ mà văn bản đó có hiệu lực về thời gian và về
không gian. Nếu VBQPPL quy định đối tượng áp dụng của văn bản thì
việc xác định hiệu lực về đói tượng áp dụng của văn bản rất dễ dàng, còn
nếu khơng quy định thì cũng phải dựa vào thẩm quyền ban hành văn bản


và nội dung văn bản để xác định hiệu lực về đối tượng áp dụng của nó.
II. Thực trạng hoạt động ban hành VBQPPL của UBND, nguyên
nhân và giải pháp.
1. Thực trạng hoạt động ban hành VBQPPL của UBND
Trong những năm qua, việc ban hành VBQPPL của UBND các cấp

đã được thực hiện tương đối có hiệu quả. Đa số các VBQPL do UBND
ban hành đã đáp ứng được những u cầu đặt ra ở từng địa phươnggóp
phần khơng nhỏ vào thành tựu về mọi mặt cau cả nước nói chung, của địa
phương nói riêng. Thủ tục trình tự ban hành VBQPPL được thực hiện
theo đúng những quy định cảu pháp luật hiện hành, ngày càng đi vào nề
nếp, quy chuẩn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập hạn
chế tong công tác ban hành VBQPPL của UBND.
a. Thành tựu trong hoạt động ban hành VBQPPL của UBND.
_VBQPPL đã được kịp thời ban hành để thể chế hóa đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy trong việc
hướng dẫn áp dụng luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp
trên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND phù hợp
với tình hình đặc điểm và yêu cầu chính trị của địa phương, quy định
những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong lĩnh vực chưa được văn
bản của cơ quan Nhà nước ở cấp trên quy định hoặc quy định chưa cụ thể
nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước ở địa phương.
_ Chất lượng VBQPPL ngày càng được nâng cao, nhất là đói với các
văn bản do UBND cấp tỉnh ban hành. Tình trạng ban hành khơng đúng
thẩm quyền, có nội dung trái với văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên,
có noi dung chồng chéo hoặc mâu thuẫn với VBQPPL của chủ thể cùng
cấp khác ban hành hoặc có nội dung không phù hợp với thực tế địa
phương ngày càng giảm. Các văn bản đã ban hành về cơ bản đáp ứng
được yêu cầu về hình thức. Tình trạng VBQPPL ban hành bằng hình thức
khơng do luật định, trái thẩm quyền, khơng có chữ kí của người có thẩm
quyền, khơng có dấu, khơng vào sổ, khơng đề ngày tháng năm ban hành ở
nhiều địa phương về cơ bản đã được khắc phục một cách rõ rệt.
_ UBND tỉnh đã dần khẳng định được vai trị và vị trí của sở tư pháp,
các phịng tư pháp trong qua trình soạn thảo, tham gia soạn thảo và đặc
biệt trong việc thẩm định văn bản nhằm đáp đảm bảo tính hợp Hiến, hợp
pháp và thống nhất của dự thảo VBQPPL trong hệ thống pháp luật.

_ Nhiều địa phương đã coi trọng công tác kiểm tra, rà sốt, hệ thống
hóa VBQPPL thành một hoạt động thường xuyên và xác định đây la một
hoạt động quan trọng gắn liền với công tác xây dựng văn bản và thực hiện
pháp luật.


b. Những tồn tại thiếu sót trong hoạt động ban hành VBQPPL của
UBND
Thứ nhất:Ở một số địa phương vẫn còn tình trạng ban hành văn bản
có tính quy phạm dưới hình thức khơng do luật định như: cơng văn, cơng
báo , kết luận...Đây là tồn tại khá phổ biến trong hoạt động ban hành
VBQPPL của UBND các cấp trong nhiều năm qua. Ngoài ra, việc sử
dụng căn cứ pháp luật để ban hành VBQPPL đơi khi cịn rất tùy tiện như:
văn bản ban hành khơng có căn cứ pháp lý, hoặc căn cứ vào công văn,
thông báo, két luận miệng của lãnh đạo, căn cúa khơng chính xác hoặc
căn cứ vào văn bản đã hết hiệu lực thi hành.
Thứ hai: Tình trạng ban hành VBQPPL trái thẩm quyền về hình thức
do pháp luật quy định. Điều này xảy ra ở cả ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp xã nhưng tập trung chủ yếu ở cấp xã.
Thứ ba: Trong hệ thống VBQPPL của UBND các cấp còn nhiều mâu
thuẫn, chồng chéo. Trong từng văn bản cũng như trong cả hệ thơng văn
bản chưa có tính thống nhất cao, cịn sai sót về thẩm quyền ban hành cũng
như hình thức văn bản. Trên thực tế, vẫn cịn một số VBQPPL có sai sót
về thẩm quyền nội dung, chủ yếu trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành
chính, thuế, lệ phí...
Thứ tư: Việc quản lý, lưu trữ VBQPPL còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ,
chưa đảm bảo tính khoa học,nhất là cac huyện, xã. Cơng tác hệ thống hóa
văn bản mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh. Cơng tác rà sốt, hệ thống hóa văn
bản tuy được tiến hành theo định kì nhưng việc in ấn, xuất bản tập hệ
thống VBQPPL đang còn hiệu lực để áp dụng thống nhất chưa được thực

hiện ở đa số các địa phương. Cá biệt do không nắm được kết quả rà soát,
xử lý VBQPPL của UBND cấp tỉnh vẫn cịn tình trạng cơ quan quản lý áp
dụng văn bản đã bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực gây ảnh hưởng không tốt tới
quản lý Nhà nước ở địa phương.
Thứ năm: Năng lực cán bộ chính quyền địa phương chưa phù hợp với
nhiệm vụ ban hành VBQPPL.
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ban hành
VBQPPL của UBND.
a. Nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng VBQPPL của UBND
_ UBND các cấp cần ban hành VBQPPL đúng theo hình thúc quy
định của Hiến pháp và pháp luật, phù hợp với mục đích, nội dung tác
động của văn bản. Hoạt động ban hành VBQPPL cần phải tuân thủ trình
tự thủ tục chặt chẽ, khoa học và chặt chẽ.
_ cần xác định việc lấy ý kiến nhân dân xây dựng các dự thảo
VBQPPL là một nội dung cần thiết.


b. Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của
UBND
_Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
nhất là kiến thức về pháp luật, về quản lý nhà nước một cách cơ bản, coa
hệ thống cho đội ngũ cán bộ công chức UBND.
_ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cán bộ UBND cac cấp( đọ tuổi, trình
độ, năng lực, đạo đức...) trên cơ sở đó lựa chọn đội ngũ cán bộ có đu năng
lực đảm đương nhiệm vụ
_Xây dựng chiến lược đòa tạo cán bboj UBND cac cấp phù hợp với
đặc điểm, điều kiện của từng địa phương.
c. Tăng cường kiểm tra xử lý VBQPPL do UBND ban hành.
Mục đích của cơng tác kiểm tra VBQPPL là nhằm đảm bảo tính hợp
Hiến, hợp pháp , tính thống nhất của hệ thơng pháp luật,việc kiểm tra

VBQPPL do UBND ban hành cũng nhằm tăng cường trậy tự kỉ cương
trong hoạt động xây dựng VBQPPL
_ Cơ quan ban hành VBQPPL phải tự kiểm tra các văn bản đã ban
hành và kiểm tra việc ban hành văn bản của cơ quan cấp dưới để kịp thời
xử lý văn bản trái pháp luật
_ Xây dựng một cơ chế kiểm tra phù hợp bao gồm các yêu tố thể chế
pháp luật, tổ chức nhân sự và các điều kiên đảm bảo khác.


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật
2. Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật
3. Luật ban hành VBQPPL năm 2008
4. Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004
5. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
6. Khóa luận tốt nghiệp " hoạt động ban hành VBQPPL của
UBND thực trang và giải pháp" Nguyễn Thị Thúy Kiều-2009



×