Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH TRÊN HEO GIẾT MỔ DƯƠNG TÍNH DỊCH TẢ HEO, XÁC ĐỊNH NHÓM DI TRUYỀN CỦA VIRÚT DỊCH TẢ HEO TẠI TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ HUỲNH MAI

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH
TRÊN HEO GIẾT MỔ DƯƠNG TÍNH DỊCH TẢ HEO,
XÁC ĐỊNH NHÓM DI TRUYỀN CỦA VI-RÚT
DỊCH TẢ HEO TẠI TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ HUỲNH MAI

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH
TRÊN HEO GIẾT MỔ DƯƠNG TÍNH DỊCH TẢ HEO,
XÁC ĐỊNH NHÓM DI TRUYỀN CỦA VI-RÚT
DỊCH TẢ HEO TẠI TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN

2. TS. HỒ THỊ KIM HOA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


KHẢO SÁT BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH TRÊN HEO GIẾT
MỔ DƯƠNG TÍNH DỊCH TẢ HEO, XÁC ĐỊNH NHÓM DI TRUYỀN
CỦA VI-RÚT DỊCH TẢ HEO TẠI TIỀN GIANG
HỒ HUỲNH MAI

Hội đồng chấm luận văn:

1. Chủ tịch:

2. Thư ký:

3. Phản biện 1:

4. Phản biện 2:

5. Ủy viên:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i



LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên: Hồ Huỳnh Mai, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1974, tại huyện Cai Lậy,
tỉnh Tiền Giang.
Con của Ông Hồ Văn Dư và Bà Phạm Thị Loan.
Tốt nghiệp Trung học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Mỹ Phước
Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, năm 1992.
Tốt nghiệp Đại học ngành Thú y hệ tại chức tại Đại học Nông lâm, Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó làm việc tại Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang.
Tháng 9/2005 theo học Cao học ngành Thú y tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: độc thân.
Điạ chỉ liên lạc: 133 Lý Thường Kiệt, phường 5, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Điện thoại: 0919213371
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác; đồng thời trong luận văn có sử dụng một
phần kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ (đã được Chủ
nhiệm đề tài cho phép sử dụng kết quả này trong luận văn).
Người cam đoan

Hồ Huỳnh Mai


iii


LỜI CẢM TẠ

Chân thành cám ơn
PGS.TS TRẦN THỊ DÂN
TS. HỒ THỊ KIM HOA
Đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong việc thực hiện và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Chăn nuôi Thú y, Phòng Đào tạo Sau Đại
học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, các bạn
đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa
học và đề tài nghiên cứu này.

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát biểu hiện lâm sàng và bệnh tích trên heo giết mổ dương tính
dịch tả heo, xác định nhóm di truyền của vi-rút dịch tả heo tại Tiền Giang” được
thực hiện từ tháng 03/2007 đến tháng 02/2008. Khảo sát trên 3.438 heo đưa vào các
lò mổ của huyện Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với phương pháp
chẩn đoán lâm sàng, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm để chẩn đoán vi thể và cận lâm
sàng bằng các kỹ thuật của phòng thí nghiệm (ELISA, cắt mẫu vi thể, RT-PCR)
chúng tôi có kết quả như sau:
1. Trên lâm sàng, tần suất da xuất huyết chiếm tỷ lệ cao (63,75%) ở heo nghi

bệnh dịch tả.
2. Xét nghiệm mẫu lách của heo có biểu hiện nghi bệnh dịch tả bằng kỹ thuật
ELISA, tỷ lệ dương tính với kháng nguyên E2 của vi-rút DTH chiếm 29,17%.
3. Biểu hiện đặc trưng ở heo dương tính với kháng nguyên E2 của vi-rút DTH
bao gồm: da xuất huyết điểm (64,29%), viêm kết mạc mắt (52,86%); van hồi manh
tràng loét hình cúc áo (77,14%), hạch màng treo ruột xuất huyết (61,43%), thận
xuất huyết (60%), lách nhồi huyết (42,86%). Các bệnh tích vi thể hiện diện với tần
suất cao là hạch màng treo ruột xuất huyết rìa (77,5%), thận xuất huyết vùng tuỷ
(77,5%), xuất huyết tiểu thể Malpighi (75%), hư hại vỏ bao thận (72,5%) và lách hư
hại mô bạch huyết (67,5%) cùng với nhồi huyết và xuất huyết (62,5%).
4. Các chủng vi-rút DTH thực địa ở Tiền Giang thuộc nhóm 2 với phân nhóm
2.1 và 2.2, có mối quan hệ gần với các chủng vi-rút DTH đang lưu hành ở Việt Nam
(mức độ tương đồng từ 92,62% đến 99,47%). Trong khi đó, chủng vi-rút DTH trong
vắc-xin (GenBank) lại thuộc nhóm 1 với phân nhóm 1.1.

v


SUMMARY

Title: “Surveying clinical signs and lesions in slaughtered pigs positive to
Classical Swine Fever virus (CSFV), and defining genetic groups of CSF virus in
Tien Giang province”
The aim of this study was to observe the clinical signs and lesions in pigs at
some slaughterhouses in Tien Giang province, which were positive to ELISA test
for the classical swine fever virus. In addition, phylogenetic analysis of the E2-gene
fragment isolated from the samples by RT-PCR was conducted.
The observation was carried out in 3,438 pigs slaughtered at four
slaughterhouses in Tien Giang province since March 2007 to February 2008. The
results of clinical diagnosis and laboratory examination (ELISA, microscopic

section, RT-PCR) were summarized as followed.
1. Pigs of suspected-CSF signs showed skin haemorrhage at high rate
(63.75%).
2. Only 29.17% pigs of suspected-CSF were positive to E2 antigen of CSF
virus by ELISA.
3. The typical lesions of the positive pigs included skin haemorrhage
(64.29%), conjunctivitis (52.86%), ulcers in the large intestine (77.14%),
haemorrhage in the mesentery lymph nodes (61.43%), haemorrhage in kidneys
(60%), infarcts in the spleen (42.86%), haemorrhage in the kidney inner (77.5%),
haemorrhage in Malpighi (75%), degeneration of kidney envelope (72.5%), and
damage of lymph tissue of spleen (67.5%).
4. All CSF virus strains detected in Tien Giang in this study belonged to
genogroup 2 (subgroup 2.1 and 2.2), which had close relation to the strains detected
in other provinces in Viet Nam (homology levels of 92.62% to 99.47%), and were
distantly clustered from the vaccine strains (which belong to subgroup 1.1).

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Trang chuẩn y ........................................................................................................... i
Lý lịch cá nhân ........................................................................................................ ii
Lời cam đoan ........................................................................................................... iii
Cảm tạ ..................................................................................................................... iv
Tóm tắt .................................................................................................................... v
Summary .................................................................................................................. vi
Mục lục .................................................................................................................... vii
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... x

Danh sách các hình và sơ đồ .................................................................................... xi
Danh sách các bảng ................................................................................................. xii
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ....................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu .......................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học của vi-rút DTH ............................................................... 3
2.1.1 Lịch sử phát hiện ................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại ................................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm cấu tạo và phân bố nhóm vi-rút DTH ................................... 5
2.1.3.1 Đặc điểm hình thái ......................................................................... 5
2.1.3.2 Cấu tạo và chức năng các protein của vi-rút DTH ......................... 5
2.1.3.3 Phân bố .......................................................................................... 7
2.1.4 Độc lực của vi-rút DTH .......................................................................... 10
2.2 Đường xâm nhập và cơ chế sinh bệnh của vi-rút DTH trong cơ thể vật chủ 10
2.3 Dấu hiệu lâm sàng bệnh DTH ...................................................................... 11
2.3.1 Nhiễm sau khi sinh ................................................................................ 11

vii


2.3.2 Nhiễm trước khi sinh và phát bệnh muộn ............................................. 12
2.4 Bệnh tích ....................................................................................................... 13
2.4.1 Bệnh tích đại thể .................................................................................... 13
2.4.2 Bệnh tích vi thể ..................................................................................... 14
2.5 Một số phương pháp chẩn đoán bệnh DTH trong phòng thí nghiệm ........... 14
2.5.1 Phân lập vi-rút DTH trên tế bào nuôi cấy ............................................. 15
2.5.2 Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang (FAT- fluorescent antibody test) ...... 16
2.5.3 Kỹ thuật miễn dịch peroxidase (Imunoperoxidase) .............................. 16

2.5.4 Kỹ thuật ELISA (Enzyme linked imunosorbent assay) ........................ 16
2.5.4.1 Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng nguyên ...................................... 16
2.5.4.2 Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể ............................................. 17
2.5.5 Kỹ thuật trung hòa vi-rút (Virus neutralization test) ............................. 17
2.5.6 Kỹ thuật RT- PCR ................................................................................ 18
2.6 Vắc-xin phòng chống bệnh DTH .................................................................. 21
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................ 22
3.1 Thời gian và địa điểm ................................................................................... 22
3.2 Nội dung và phương pháp thực hiện ............................................................. 22
3.2.1 Đối tượng khảo sát và trình tự nội dung thực hiện ................................ 22
3.2.2 Chỉ tiêu khảo sát .................................................................................... 23
3.2.3 Cách tiến hành ....................................................................................... 23
3.3 Xử lý số liệu .................................................................................................. 28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 29
4.1 Biểu hiện lâm sàng trên heo nghi bệnh DTH ................................................ 29
4.2 Sự hiện diện của kháng nguyên E2 trong lách heo nghi bệnh ....................... 30
4.3 Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích trên heo dương tính E2 ............................. 30
4.3.1 Biểu hiện lâm sàng trên heo dương tính E2 ............................................ 31
4.3.2 Bệnh tích đại thể trên heo dương tính E2 ............................................... 34
4.3.3 Các dạng bệnh tích vi thể trên heo dương tính E2 .................................. 38
4.3.3.1 Các dạng bệnh tích vi thể trên thận................................................. 39

viii


4.3.3.2 Các dạng bệnh tích vi thể trên lách ................................................. 40
4.3.3.3 Các dạng bệnh tích vi thể trên hạch màng treo ruột ....................... 41
4.4 Định trình tự chuỗi nucleotide từ gien E2 của vi-rút DTH .......................... 42
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 48
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 48

5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 50
Phụ lục ..................................................................................................................... 57

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BVDV

Bovine viral diarrhoea virus Vi-rút gây bệnh tiêu chảy bò

BDV

Border disease virus

Vi-rút gây bệnh Border ở cừu

CPE

Cytopathic effect

Bệnh tích tế bào


CSFV

Classical swine fever virus

Vi-rút gây bệnh dịch tả heo cổ điển

DTH
ELISA

Dịch tả heo
Enzyme linked

Kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn kết

immunosorbent assay

với enzym

FAT

Flourescent antibody test

Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang

kDa

Kilo Dalton

NCBI


National Center for

Trung tâm Quốc gia Thông tin

Biotechnology Information

Công nghệ Sinh học (Hoa Kỳ)

nt

Nucleotide

OD

Optical density

Mật độ quang học

ORF

Open reading frame

Khung đọc mở

PK-15

Pig kidney

Tế bào thận heo


RNA

Ribonucleic acid

A-xít nhân RNA

RT-PCR

Reverse transcriptase

Phản ứng chuỗi khuếch đại gen

polymerase chain reaction

phiên mã ngược

Tissue culture infectious

Liều gây nhiễm 50% tế bào nuôi

doses 50

cấy

Non-translated region

Vùng không mã hoá

TCID50


NTR

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Mối quan hệ di truyền giữa các loài trong giống Pestivirus dựa trên
chuỗi trình tự của gien Npro ....................................................................... 4
Hình 2.2: Cấu trúc bộ gien và hình thái của vi-rút DTH ......................................... 5
Hình 2.3: Cây di truyền thể hiện mối quan hệ giữa 3 nhóm chính của
vi-rút DTH và các nhóm phụ của chúng dựa trên gien E2 ...................... 8
Hình 2.4: Cây di truyền của một số chủng vi-rút DTH ở Việt Nam và khu vực
khi phân tích đoạn gien E2 của chúng ...................................................... 9
Hình 2.5: ELISA “kẹp chả” .................................................................................... 17
Hình 2.6: Qui trình RT- PCR ................................................................................. 19
Hình 4.1: Viêm kết mạc mắt (heo dương tính E2) ................................................. 32
Hình 4.2: Xuất huyết da (vùng tai) ......................................................................... 32
Hình 4.3: Lách nhồi huyết ...................................................................................... 37
Hình 4.4: Thận xuất huyết (vùng vỏ và vùng tuỷ) .................................................. 37
Hình 4.5: Hạch màng treo ruột xuất huyết ............................................................. 38
Hình 4.6: Nốt loét ở van hồi manh tràng, ruột loét hình cúc áo ............................. 38
Hình 4.7: Thận xuất huyết với nhiều hồng cầu trong tiểu thể Malpighi ................. 40
Hình 4.8: Lách nhồi huyết, hồng cầu tụ thành đám lớn dưới vỏ bao lách ............. 41
Hình 4.9: Hạch xuất huyết ở rìa, nốt bạch huyết suy giảm .................................... 42
Hình 4.10: Cây di truyền vùng biến động (190 nt) của gien E2 ............................ 45

Sơ đồ 3.1: Trình tự nội dung khảo sát và phân tích mẫu ......................................... 23

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các kỹ thuật thường sử dụng để chẩn đoán bệnh DTH ......................... 15
Bảng 2.2: So sánh các đặc tính của các kỹ thuật chẩn đoán dùng để
phát hiện vi-rút và các thành phần của vi-rút DTH .................................. 19
Bảng 2.3: Các loại vắc-xin DTH được phép lưu hành ở Việt Nam ...................... 21
Bảng 3.1: Phân bố mẫu thu thập ............................................................................. 22
Bảng 3.2: Các chủng vi-rút DTH tham chiếu từ Việt Nam ................................... 26
Bảng 3.3: Các chủng vi-rút DTH tham khảo trên thế giới....................................... 27
Bảng 4.1: Tần suất các biểu hiện lâm sàng trên heo nghi bệnh DTH ..................... 29
Bảng 4.2: Tần suất các biểu hiện lâm sàng ở heo dương tính E2 ........................... 31
Bảng 4.3: Phân bố của biểu hiện lâm sàng ghép trên heo dương tính E2 ............... 34
Bảng 4.4: Tần suất ghép 2 biểu hiện lâm sàng của heo dương tính E2 ................... 34
Bảng 4.5: Tỷ lệ của các bệnh tích đại thể ở các cơ quan nội tạng
trên heo dương tính E2 ........................................................................... 35
Bảng 4.6: Tỷ lệ các dạng bệnh tích vi thể trên thận ................................................ 39
Bảng 4.7: Tỷ lệ các dạng bệnh tích vi thể trên lách ................................................ 41
Bảng 4.8: Tỷ lệ các dạng bệnh tích vi thể trên hạch màng treo ruột ...................... 42
Bảng 4.9: Các chủng vi-rút trong bệnh phẩm được giải trình tự vùng gien E2....... 42

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hơn 100 năm được biết đến, bệnh dịch tả heo (DTH) đã gây tổn thất nặng nề
cho ngành chăn nuôi của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam. Nếu trước

những năm 60 của thế kỷ XX, bệnh DTH thường nổ ra ồ ạt, mãnh liệt thì hiện nay
bệnh lại có tính chất âm ỉ, thầm lặng bởi các chủng vi-rút độc lực thấp (Nguyễn
Tiến Dũng và ctv, 2002). Đây cũng là nguyên nhân chính để giải thích sự thất bại
của các chương trình kiểm soát bệnh DTH tại một số quốc gia (Terpstra, 1991).
Kết quả chẩn đoán bệnh DTH của Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang bằng
phương pháp ELISA cho thấy các mẫu bệnh phẩm từ heo có dấu hiệu đặc trưng của
bệnh DTH vẫn có thể âm tính với bệnh này (Nguyễn Việt Nga và ctv, 2005). Chính
vì thế, chẩn đoán dựa vào dịch tễ và lâm sàng bệnh DTH chỉ có giá trị khi kèm theo
kết quả cận lâm sàng. Ngoài ra, sự phù hợp giữa kết quả cận lâm sàng và dấu hiệu
lâm sàng cần được đánh giá lại sau một thời gian diễn biến thay đổi của bệnh.
Bên cạnh đó, việc xác định chủng vi-rút gây bệnh DTH có vai trò quyết định
trong chương trình kiểm soát bởi lẽ chủng vi-rút của vắc-xin và chủng vi-rút gây
bệnh thực địa không phù hợp thì chiến lược tiêm phòng sẽ thất bại. Một số tác giả
(Kim Văn Phúc và ctv, 2004; Hồ Thu Hương và ctv, 2004; Bùi Nghĩa Vượng và
ctv, 2006; Nguyễn Thế Vinh và ctv, 2007) đã khảo sát về chủng vi-rút DTH trên các
mẫu từ Hà Tây, Nghệ An, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, TP. Cần Thơ, TP.
Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến nay ở Tiền Giang vẫn chưa có
nghiên cứu nào về vấn đề này.

1


Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang,
dưới sự hướng dẫn của PSG.TS. Trần Thị Dân và TS. Hồ Thị Kim Hoa, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Khảo sát biểu hiện lâm sàng và bệnh tích trên heo giết mổ dương
tính dịch tả heo, xác định nhóm di truyền của vi-rút dịch tả heo tại Tiền Giang”.
1.2. Mục tiêu
- Xác định tần suất của triệu chứng và bệnh tích trên heo có kết quả ELISA
dương tính với vi-rút DTH để định hướng cho việc chẩn đoán lâm sàng.
- Xác định sự phân bố của các chủng vi-rút DTH thực địa tại một số địa bàn

tỉnh Tiền Giang.
1.3 Yêu cầu
- Ghi nhận triệu chứng và bệnh tích đại thể trên heo nghi ngờ bệnh DTH.
- Xét nghiệm kháng nguyên E2 bằng kỹ thuật ELISA từ mẫu lách của heo
nghi ngờ bệnh dịch tả.
- Đánh giá bệnh tích vi thể trên lách, hạch màng treo ruột và thận của những
heo có mẫu lách dương tính với kháng nguyên E2.
- Thực hiện RT- PCR trên các mẫu lách dương tính với kháng nguyên E2
nhằm xác định trình tự chuỗi nucleotide của đoạn gien E2, từ đó định nhóm di
truyền của vi-rút DTH dựa trên GenBank.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh học của vi-rút DTH
2.1.1 Lịch sử phát hiện
Ở Hoa kỳ, năm 1810 có một bệnh giống như bệnh DTH được mô tả tại bang
Tennesee. Đến năm 1833, bệnh DTH mới được báo cáo chính thức tại bang Ohio.
Năm 1885, Salmon và Smith xác định căn bệnh này là do vi trùng. Mãi đến năm
1903, Dorset và Schweinitz đã khẳng định bệnh DTH là do vi-rút với chứng minh
huyễn dịch bệnh phẩm không có vi trùng nhưng vẫn gây bệnh DTH. Từ năm 1822 –
1862, có nhiều quốc gia ở Châu Âu xuất hiện bệnh DTH như Pháp (1822), Đức
(1833), Anh (1862). Ngoài ra, bệnh DTH cũng được báo cáo ở Nam Mỹ (1899) và
Nam Phi (1900) (dẫn liệu van Oirschot, 1999).
Năm 1921, sau khi phát hiện bệnh DTH Châu Phi do một loại vi-rút khác
gây ra, các nhà khoa học đã sử dụng thuật ngữ “dịch tả heo cổ điển” (classical swine
fever - CSF) cho bệnh DTH của thế kỷ XIX nhằm phân biệt với DTH Châu Phi, cho
đến nay thuật ngữ này vẫn còn được sử dụng (Lê Hồng Phong, 1999).

2.1.2 Phân loại
Vi-rút DTH (Classical swine fever virus – CSFV) thuộc giống Pestivirus, họ
Flaviviridae. Họ Flaviviridae có 3 giống (Flavivirus, Hepacivirus và Pestivirus).
Ngoài CSFV, giống Pestivirus có 2 loài khác là vi-rút gây bệnh tiêu chảy bò
(Bovine viral diarrhoea virus, BVDV type 1 và type 2) và vi-rút gây bệnh Border ở
cừu (Border disease virus – BDV) (Wengler và ctv, 1995; Becher và ctv, 2003)
(Hình 2.1).

3


4

Hình 2.1: Mối quan hệ di truyền giữa các loài trong giống Pestivirus dựa trên chuỗi trình tự của gien Npro (Becher và ctv, 2003)
4


2.1.3 Đặc điểm cấu tạo và phân bố nhóm vi-rút DTH
2.1.3.1 Đặc điểm hình thái
Vi-rút DTH có hệ gien RNA chuỗi đơn, mạch dương, dài khoảng 12,3 kb; có
vỏ bọc bên ngoài, đường kính 40-50 nm, dạng hình cầu, đối xứng khối 20 mặt, có
một nucleocapside đường kính 29 nm. Khối lượng phân tử khoảng 60 x 106 Da
(Trần Đình Từ, 1999).
2.1.3.2 Cấu tạo và chức năng các protein của vi-rút DTH
Cấu tạo
Phân tử RNA của vi-rút DTH gồm vùng 5’ không mã hoá (5’ non-translated
region, 5’-NTR), một khung đọc mở (open reading frame – ORF) và vùng 3’ không
mã hóa (3’-NTR). ORF mã hóa 1 polyprotein chứa khoảng 3.900 a-xít a-min gồm 4
protein cấu trúc (C, protein của nucleocapsid; Erns (E0), E1 và E2, các glycoprotein
vỏ) và 8 protein không cấu trúc (Npro, p7, NS2, NS3, NS4A, NS4B, NS5A, NS5B)

(Dong và Chen, 2007).

lõi protein C




mặt cắt siêu mỏng

nhuộm bản âm

Kháng thể

protein cấu trúc

Hình 2.2: Cấu trúc bộ gien và hình thái của vi-rút DTH (Beer và ctv, 2007)

5


Các protein của vi-rút DTH
Erns, E1, E2 (vùng A1,2,3, B, C và D) là các glycoprotein của vỏ vi-rút, mục tiêu
của kháng thể trung hòa. Erns hay E0 (trước đây được gọi là gp44/48) và E2 (trước
đây được gọi là gp55) phân bố ở bề mặt ngoài virion tham gia vào việc kết dính và
xâm nhập vào tế bào cảm nhiễm. E0 có hoạt tính ribonuclease đối với uridine và có
thể bị ức chế bởi ion kẽm (Dong và Cheng, 2007). Glycoprotein màng
(transmembrane glycoprotein) E1 (gp33) tạo phức hợp với E2 (E1–E2 heterodimer)
bằng cầu nối disulfide. Các nhánh kỵ nước của E1 vươn ra, đóng vai trò truyền các
tín hiệu khởi đầu hay ngừng lại (stop/begin-transfer signals) cho quá trình di chuyển
E0, E1, E2 trong hệ thống võng nội chất (endoplasmic reticulum- ER) của tế bào

(Dong và Cheng, 2007). Glycoprotein E2 có thể được dùng phân biệt dịch tả heo và
BVDV với BDV (van Oirschot, 1999).
Npro (N-ternimal protease) (còn gọi là p23) là một autoprotease duy nhất, chỉ
có trong giống Pestivirus. Npro nhanh chóng tự cắt khỏi nucleocapsid protein C
(p14). Protein p7 có kích thước nhỏ hiện diện ở hai dạng E2-p7 và p7, được tìm
thấy trong tế bào nhiễm vi-rút, nhưng không thấy ở virion trưởng thành (Dong và
Cheng, 2007). NS3 (p80) có 3 hoạt tính: serine proteinase (đầu N-), RNA helicase
và nucleoside triphosphatase (RNA-stimulated NTPase) (đầu C-) (Brown và ctv,
2002; Zhang và ctv, 2003). NS4A là một phosphoprotein, đồng yếu tố (cofactor)
của serine proteinase NS3, cần cho sự phân tách NS4B/5A và NS5A/5B để phóng
thích NS4A, NS4B, NS5A và NS5B. Cả hai, NS4B và NS5A, được cho rằng là
những thành viên của nhóm replicase và protein NS5B là một RNA polymerase
(RNA-dependent RNA polymerase) (Dong và Cheng, 2007).
Trong số các protein vi-rút, E0 và E2 là hai kháng nguyên chủ yếu được
dùng để sản xuất vắc-xin (Dong và Cheng, 2007). Nghiên cứu của Konig và ctv
(1995) cho thấy sau khi nhiễm vi-rút, kháng thể kháng vi-rút DTH được hình thành
chống lại 2 protein cấu trúc Erns, E2 và protein không cấu trúc P80 (NS3). E2 có
tính sinh miễn dịch cao nhất trong số các protein của CSFV. Hầu hết các kháng thể

6


trung hòa được sinh ra trong cơ thể vật chủ nhằm vào glycoprotein này. E2 còn là
một yếu tố xác định độc lực (virulence determinant) của vi-rút. Glycoprotein Erns
(E0) là mục tiêu kế tiếp của các kháng thể trung hòa. Các nghiên cứu cho thấy Erns
cũng góp phần xác định độc lực vi-rút (Dong và Cheng, 2007).
Uttenthal và ctv (2001) đã chứng minh, heo sau khi tiêm chủng vắc-xin E2
hoặc Erns có thể được bảo hộ sau khi công cường độc vi-rút DTH. Điều này không
xảy ra ở vắc-xin E1. Tác giả còn cho biết, kháng thể kháng Erns chỉ được phát hiện
khi dùng kháng nguyên Erns tái tổ hợp. Do vậy, kỹ thuật ELISA được thiết kế không

thể phát hiện kháng thể ở heo được tiêm chủng vắc-xin Erns mà chỉ phát hiện kháng
thể của heo nhiễm DTH tự nhiên hoặc heo đã chủng vắc-xin thông dụng.
2.1.3.3 Phân bố
Paton và ctv (2000a) đã vẽ các cây di truyền (phylogenetic tree) dựa trên phân
tích các đoạn nucleotide của các gien mã hóa E2 (190 nt), NS5B (490 nt) và 5’NTR (150 nt) từ nhiều chủng vi-rút DTH. Kết quả cho thấy sự phân bố các chủng
vi-rút này trên cả 3 cây di truyền tương tự nhau. Cây di truyền được vẽ dựa vào
phân tích đoạn nucleotide của gien mã hóa E2 (190 nt) từ 100 chủng vi-rút DTH
phân lập khắp nơi trên thế giới cho thấy các chủng vi-rút này phân bố thành 3 nhóm
chính, mỗi nhóm có 3 - 4 nhóm phụ (Hình 2.3).
Các chủng vi-rút phân lập từ Châu Âu vào những thập niên 1920-1970 thuộc
nhóm 1, chủ yếu là nhóm phụ 1.1. Trong khi đó, các chủng ở Châu Âu phân lập
trong những thập niên 1980-1990 thuộc nhóm 2. Tất cả những chủng vắc-xin phân
tích (Thái Lan, Hàn Quốc, Đức) đều thuốc nhóm phụ 1.1.
Vi-rút phân lập ở các quốc gia châu Á phân bố vào các nhóm khác nhau, tùy
theo thời gian phân lập. Ví dụ, các chủng phân lập ở Thái Lan vào thập niên 1980
phân bố chủ yếu vào nhóm phụ 1.2, trong khi các chủng phân lập vào thập niên
1990 phân bố vào nhóm phụ 2.2 và 3.3. Tương tự, các chủng ở Maylaysia phân lập
vào thập niên 1960 thuộc nhóm phụ 1.2, và phần lớn các chủng phân lập vào thập

7


niên 1980-1990 thuộc nhóm phụ 2.1. Nhóm 3 chủ yếu gồm các chủng vi-rút phân
lập ở Châu Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật và Đài Loan).

Nhóm phụ 2.1:
Nhóm phụ 2.2:

Nhóm phụ 1.3:


Nhóm phụ 1.2:
Chủng vắc xin

Nhóm phụ 2.3:

Nhóm phụ 3.1:
Nhóm phụ 1.1:
Chủng vắc xin

Nhóm phụ 3.2:

Nhóm phụ 3.3:

Nhóm phụ 3.4:

Hình 2.3: Cây di truyền thể hiện mối quan hệ giữa 3 nhóm chính của vi-rút
DTH và các nhóm phụ của chúng dựa trên gien E2 (Paton và ctv, 2000a)

8


Kiểu gien

Hình 2.4: Cây di truyền của một số chủng vi-rút DTH ở Việt Nam và khu vực khi
phân tích đoạn gien E2 của chúng (Nguyễn Thế Vinh và ctv, 2007)

9


Kết quả phân tích của Nguyễn Thế Vinh và ctv (2007) cho thấy các chủng virút DHT phân lập ở Việt Nam, từ những heo có triệu chứng bệnh tích của bệnh

thuộc nhóm phụ 2.1 và 2.2. Trong khi đó, phần lớn các chủng phân lập từ Thái Lan
sử dụng trong nghiên cứu này thuộc nhóm 1 và 3. Đặc biệt, vi-rút vắc-xin chủng C
và chủng GPE phân bố trong nhóm phụ 1.1.
2.1.4 Độc lực của vi-rút DTH
Nguyễn Tiến Dũng (2002) cho biết đến nay vi-rút DTH chỉ có một loại kháng
nguyên mặc dù các nhà nghiên cứu đã tìm ra sự khác biệt của một số chủng vi-rút
và phân chia chúng thành các nhóm khác nhau với độc lực khác nhau.
Dựa vào độc lực của vi-rút DTH, Szent-Ivanyi (1984) đã chia các chủng vi-rút
DTH thành hai nhóm. Nhóm 1 là các chủng cường độc như chủng Alfort, chủng
Rovac, chủng ALD, chủng C. Nhóm 2 là các chủng độc lực thấp, chủ yếu gây rối
loạn sinh sản như chủng 331 và nhiều chủng khác phân lập được từ những heo bị
bệnh mãn tính. Sự khác nhau về độc lực của hai nhóm là yếu tố chính gây ra những
dấu hiệu lâm sàng khác nhau trên các ca bệnh (Cheville và Mengeling, 1989; dẫn
liệu của Too và Seneque, 2002). Bằng kỹ thuật huỳnh quang trực tiếp với một cặp
kháng thể đơn dòng, có thể phân biệt được kháng nguyên vi-rút DTH tự nhiên và
vi-rút DTH trong vắc-xin ở heo sau 2 tuần tiêm phòng vắc-xin DTH chủng C nhược
độc (van Oirschot, 1999).
Tốc độ lây lan của bệnh DTH sẽ thay đổi theo độc lực của vi-rút. Tuy nhiên,
vấn đề này còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như giống, tuổi, sự cạnh tranh miễn
dịch và điều kiện dinh dưỡng (van Oirschot, 1999).
2.2 Đường xâm nhập và cơ chế sinh bệnh của vi-rút DTH trong cơ thể vật chủ
Vi-rút DTH vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, vi-rút còn có thể
xâm nhập qua đường hô hấp, niêm mạc mắt, đường sinh dục. Các vết thương ở da
cũng là đường xâm nhập của vi-rút. Hạch amiđan là một trong những vị trí đầu tiên
nơi vi-rút nhân lên sau khi xâm nhập vào vật chủ.
Trong điều kiện tự nhiên, 7 giờ sau khi xâm nhập vào cơ thể heo, vi-rút vào
hạch amiđan, hạch vùng hầu họng (đây là vị trí nhân lên đầu tiên). Mười sáu giờ

10



sau, vi-rút vào hệ thống lâm ba rồi vào máu (trong các đại thực bào) gây ra hiện
tượng máu nhiễm vi-rút lần thứ nhất (dẫn liệu Trần Đình Từ, 1999).
Theo hệ tuần hoàn, vi-rút đến định vị, sinh sản và phá hủy những tế bào nội
mạc mao mạch, những mảnh vỡ sẽ tụ lại thành vật tắc mạch, dẫn đến nhồi huyết ở
lách, xuất huyết và hoại tử ở ruột. Năm đến sáu ngày sau khi nhiễm, máu nhiễm virút lần thứ hai xảy ra, lúc này xuất hiện những triệu chứng, số lượng vi-rút trong
máu sẽ đạt tối đa vào ngày thứ 7. Đa số heo bệnh cấp tính thường bị chết do rối loạn
tuần hoàn nghiêm trọng. Sự suy giảm miễn dịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phụ nhiễm vi sinh vật khác (Trần Thanh Phong, 1996). Như vậy, vi-rút DTH có
độc lực sẽ có mặt ở khắp các tổ chức, biểu mô sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ
5 - 6 ngày (van Oirschot, 1999).
Ngoài ra, vi-rút còn có thể tồn tại trong bạch cầu và đại thực bào gây ra sự lưu
nhiễm dai dẳng. Trường hợp nhiễm trùng qua phôi thai trong tử cung, có thể không
dẫn đến chết phôi nhưng dẫn đến hiện tượng dung nạp miễn dịch (Trần Thanh
Phong, 1996).
Một số chủng vi-rút có độc lực yếu không gây bệnh lâm sàng cho heo trưởng
thành mà chỉ gây bệnh cho bào thai heo, gây ra rối loạn sinh sản như hấp thụ phôi
(phải phối lại), chết thai (thai gỗ, thai chết lưu), hoặc chết yểu, dạng này còn được
gọi là DTH bẩm sinh (congential CSF) hay DTH phát muộn (late onset CSF)
(Nguyễn Tiến Dũng, 2002).
2.3 Dấu hiệu lâm sàng bệnh DTH
Tùy thuộc vào độc lực của vi-rút và phản ứng của cơ thể heo mà bệnh DTH có
các thể bệnh khác nhau.
2.3.1 Nhiễm sau khi sinh
(1) Thể quá cấp
Xuất hiện đột ngột không có triệu chứng ban đầu, heo đột nhiên sốt cao 4142oC, phần da mỏng ửng đỏ, chết nhanh trong 24 đến 48 giờ (Trần Thanh Phong,
1996).

11



×