Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de va huong dan cham mon dia ly lop 12 98661

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.21 KB, 4 trang )

ONTHIONLINE.NET

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 12
Năm học 2010 - 2011

MÔN: ĐỊA LÍ (Hệ Trung học phổ thông)
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I./ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm):
Câu 1. (3,0 điểm):
1. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
2. Hãy trình bày hoạt động của bão ở nước ta.
Câu 2. (3,0 điểm):
Cho bảng số liệu sau:
Tình trạng rừng của nước ta qua các năm.
(Đơn vị: triệu ha)
Tổng diện tích rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng

1943
14,3
14,3
0

1976


11,1
11,0
0,1

1983
7,2
6,8
0,4

1995
9,3
8,3
1,0

1999
10,9
9,4
1,5

2003
12,1
10,0
2,1

2005
12,7
10,2
2,5

1. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sự biến động các diện tích rừng nước ta qua

các thời kì.
2. Qua biểu đồ đã vẽ hãy nêu nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích
rừng nêu trên.
Câu 3. (2,0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy cho biết:
1. Các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và phân bố của chúng.
2. Kể tên các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể thế giới hiện có ở
Việt Nam.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm bài một trong hai câu sau:
Câu 4.a Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm):
Tại sao nói ngành công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng
điểm của nước ta.
Câu 4.b Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm):
Trình bày khả năng sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa thấp hơn Đồng bằng
sông Hồng?
----------- Hết ---------* Ghi chú: - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm;
- Thí sinh: + Được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam;
+ Không được sử dụng tài liệu.


Họ và tên thí sinh: .......................................................SDB:...............................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 12 – ĐỀ CHÍNH THỨC
(Gồm 03 trang)
Câu
Nội dung
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
1. (3,0 1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa do:
điểm) - Do vị trí địa lí: nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nội chí
tuyến Bắc Bán Cầu nên khí hậu có tính chất nhiệt đới với nền nhiệt độ

cao, nắng nhiều, lượng mưa và độ ẩm lớn.
- Do nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, trong khu vực chịu ảnh hưởng
gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ
rệt.
2. Trình bày hoạt động bão ở nước ta.
- Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI,
đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ
yếu.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó là các tháng X và tháng
VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong
toàn mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Trung bình mỗi năm có 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta,
năm nhiều có 8 – 10 cơn, năm ít có 1- 2 cơn.
2. (3,0
điểm) 1.Vẽ biểu đồ:
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ cột chồng đúng, đẹp.
- Ghi đủ: số liệu, chú giải,tên biểu đồ.
2. Nhận xét, giải thích:
- Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị
suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút. (Diện tích rừng bị
tàn phá là rừng giàu, chất lượng tốt, diện tích rừng tăng lên là diện tích
rừng mới trồng chưa đủ điều kiện khai thác).
- Diện tích rừng có sự biến động.
+ Năm 1943 -1976 – 1983 tổng diện tích rừng giảm mạnh do chiến tranh,
nhu cầu phát triển kinh tế, ý thức người dân còn kém trong việc bảo vệ
rừng.
+ Từ 1995 - 2005 diện tích rừng tăng dần lên nhờ diện tích rừng trồng mới
và thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên rừng.

3. (2,0 1. Các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và phân bố của
điểm) chúng.
- Các loại đất chính: Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
- Phân bố:

Điểm
1,0
0,5
0,5
2,0
0,5

0,5
0,5
0,5
1,5

1,5
0,5

0,5
0,5
1,0
0,25


4.

+ Đất phù sa ngọt phân bố thành dải ven sôngTiền và sông Hậu
+ Đất phèn: Đồng Tháp, Hà Tiên, Long Xuyên, vùng trũng Cà Mau.

+ Đất mặn: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Kiên
Giang.
2. Kể tên các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt
Nam.
- Di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Di sản văn hóa vật thể: Cố Đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An.
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Câu 4.a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm):
Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm
- Là ngành có thế mạnh lâu dài:
+ Cơ sở nguồn nguyên, nhiên liệu vững chắc.
* Than: than antraxít ở Quảng Ninh với trữ lượng 3,5 tỉ tấn. Ngoài ra còn
có than bùn, than nâu, than mỡ
* Thủy năng: nguồn thủy năng lớn (30 triệu KW) tập trung hệ thống sông
Hồng và sông Đồng Nai.
* Dầu khí với trữ lượng vài tỉ dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Tập trung ở các
bể trầm tích thuộc thềm lục địa phía nam, quan trọng nhất bể Cửu Long và
Nam Côn Sơn.
* Các nguồn năng lượng khác như: năng lượng mặt trời, sức gió.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Đạt hiệu qủa kinh tế cao:
+ Về kinh tế: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu qủa
năng suất lao động.
+ Về xã hội: giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
- Tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế khác:
+ Nhà nước chủ trương điện phải đi trước một bước đó là tiền đề tác động
lên các ngành kinh tế khác.
+ Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi ngành về các mặt.
Câu 4.b. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm):
* Khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu

Long.
- Diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp lớn nhất cả nước
(khoảng 3 triệu ha trên gần 4 triệu ha của vùng), chiếm ¾ diện tích tự
nhiên của vùng và gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
- Được phù sa bù đắp, lại không bị con người can thiệp quá sớm (như đắp
đê), đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha dọc sông Tiền
và sông Hậu để trồng 2-3 vụ lúa.
- Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khác như: khí hậu
nguồn nước về cơ bản thích hợp để phát triển trồng lúa.
- Trở ngại lớn nhất của vùng là: sự nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu nước
ngọt vào mùa khô.

0,25
0,25
0,25
1,0
0,5
0,5

1,0
0,75

0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
1,25

0,25
0,25

0,25
0,25


- Tình trạng độc canh cây lúa và chậm phát triển của một số ngành kinh tế
cũng làm ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng.
* Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa thấp hơn Đồng bằng
sông Hồng vì:
- Dân cư đồng bằng Sông Hồng có trình độ thâm canh cây lúa cao hơn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ở Đồng bằng sông Hồng tốt hơn, tạo thuận lợi
cho việc đẩy mạnh thâm canh.
- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp,
vì thế để đảm bảo lương thực phục vụ nhu cầu nhân dân trong vùng thì
phải đẩy mạnh thâm canh.

----------- Hết -----------

0,25
0,75
0,25
0,25
0,25



×