Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề cương Quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.53 KB, 12 trang )



Đề cương Quản lý
1. Quản lý là gì? Phân tích đặc trưng của quản lý và vai trò của quản lý đối với sự phát triển của
xã hội
Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực của chủ thể quản lý sử dụng công cụ, phương pháp
nguyên tắc, quy trình tác động lên đối tượng quản lý để đạt đc mục tiêu chung trong một môi trường
luôn biến động.
Vd: trường dhqg sử dụng biện pháp điểm danh và quy định sv nào vắng mặt 20% số buổi điểm
danh thì sẽ bị cấm thi lần I
Phân tích đặc trưng của quản lý:
- thứ nhất: quản lý là hoạt động tất yếu, phổ biến và mang tính lịch sử
- thứ hai: quản lý là thể hiện mối quan hệ giữa con ng với con ng (ng ql và ng bị ql) nhằm hướng
tới thực hiện mục tiêu chung.
- Thứ ba: quyền lực là hạt nhân của hoạt động quản lý.
- Thứ tư: ql là một quy trình bao gồm: lập kế hoạch tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
- Thứ năm: ql vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
- Thứ sáu: thông tin là nhân tố đặc biệt quan trọng của ql
- Thứ bảy: ql có xu hướng vươn tới tự quản
Vd: từ xa xưa các chủ nô đã sử dụng bạo lực, roi vọt, quyền uy của mình để buộc các nô lệ làm việc
cho mình
Giám đốc một công ty đưa ra dự án kinh doanh mới  tổ chức những nhân viên của mình vào
một cơ cấu để thực hiện dự án, ủy quyền cho trưởng dự án hoặc lãnh đạo trực tiếp, luôn thực hiện
kiểm tra định kì để kiểm soát tiến độ và chất lượng dự án.
Vai trò của ql đối với sự phát triển của xã hội
- vai trò định hướng
- vai trò thiết kế
- vai trò phối hợp
- vai trò thúc đẩy
- vai trò điều chỉnh
vd: nhà nc đưa ra hiến pháp, quản lý xh bằng luật pháp, phối hợp nhiều cơ quan, bộ phận xã hội


vào những mục tiêp phát triển chung của xh
2. Phân loại quản lý và rút ra bản chất của quản lý/ Phân tích các yếu tố tác động tới quản lý
Phân loại quản lý:
- căn cứ vào quy mô: quản lý vi mô, quản lý vĩ mô
- căn cứ vào đối tượng: quản lí giới tự nhiên. Ql hệ thống vật tư, kĩ thuật, ql con người-xã hội
- căn cứ vào lĩnh vự của đời sống xã hội: ql chính trị, ql kt, ql văn hóa, xã hội…
- căn cứ vào chủ thể: ql nhà nc, ql hành chính nhà nc, ql xã hội…
- căn cứ vào các yếu tố cấu thành của tổ chức (thế chế, cơ cấu, con ng): ql chiến lược, ql cơ cấu
tổ chức, ql nguồn nhân lực, ql chính sách, ql hệ thống thông tin, ql văn hóa tổ chức, ql môi
trường của tổ chức…
- căn cứ vào tính chất của hoạt động ql: ql biến đổi, ql hài hòa, ql chất lượng, ql đổi mới, ql khủng
hoảng, ql quyền biến…
 bản chất của ql là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người và con người (chủ thể ql và đối
tượng ql)
Phân tích các yếu tố chung nhất của môi trường bên ngoài tác động tới quản lý của các tổ chức, các
thể chế, các lĩnh vực và các quá trình của đời sống xã hội:
- Nhân tố kt-kĩ thuật và công nghệ:
thuận lợi và khó khăn
tác động tích cực hoặc tiêu cực
tác động trực tiếp và gián tiếp
(các nhân tố kt-kĩ thuật và công nghệ bao gồm: trong nc, khu vực và quốc tế)
- Nhân tố chính trị, pháp luật:
Thuận lợi và khó khăn
Tác động tích cực hoặc tiêu cực
Tác động trực tiếp và gián tiếp
(các nhân tố chính trị và pháp luật bao gồm: trong nc, khu vực và quốc tế)
- Nhân tố văn hóa
Thuận lợi và khó khăn



Tác động tích cực hoặc tiêu cực
Tác động trực tiếp và gián tiếp
(các nhân tố vưn hóa bao gồm: trong nc, khu vực và quốc tế)
Ngoài các nhân tố trên còn phải tính tới những nhân tố khác như đối tượng phục vụ, đối thủ cạnh
tranh.
3. Quy luật quản lý là gì? Tại sao phải quản lý theo quy luật?
Quy luật ql là quá trình khách quan hóa những tác động quản lý và sự tiếp nhận những tác động đó
của chủ thể và đối tượng ql, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Phải ql theo quy luật vì khi Chủ thể ql khách quan hóa những tác động ql, đối tượng ql khách quan
hóa việc tiếp nhận những tác động ql từ phía chủ thể ql thì cả chủ thể ql và đối tượng ql mới thực hiện
đc mục tiêu chung. Nếu chủ thể ql hay đối tượng ql chủ quan hóa các chức năng và nhiệm vụ của mình
(ko tuân theo quy luật ql) sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu lực và hiệu quả của hđ ql.
4. Làm rõ đối tượng của KHQL. Phân tích mối quan hệ của KHQL với các khoa học khác
Đối tượng ql:
- là bên tiếp nhận những tác động quản lý
- Có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình
- Là 1 nhóm ng 1 (1 lớp) ,cộng đồng ng (xã hội)
- Có quy mô khác nhau (một nhóm, một phòng, một công ty…)
- Có nhu cầu và lợi ích nhất định. Nếu nhu cầu của đối tượng ql = nhu cầu của chủ thể ql thì sẽ
đạt đc hiệu quả ql (vd: nhân viên đạt đc thỏa thuận với chủ về mức tiền lương như mình mong
muốn thì làm việc sẽ rất thoải mái, cv trôi chảy)
- Là bộ phận bị điều khiển bời chủ thể ql, bao gồm như: toàn bộ nhân viên trong tổ chức, phương
tiện, thiết bị đc sử dụng trong hđ của tổ chức, cơ sở vật chất đảm bảo cho tổ chức tồn tại và hđ.
Phân tích mối quan hệ của KHQL với các KH khác.
- với chủ nghĩa M-L: KHQL coi các KH chung (triết học, kt chính trị học, CNXHKH) là cơ sở lý luận
và phương pháp luận
- với KH tự nhiên, KHXH-nhân văn và KH hành vi: KHQL có quan mật thiết và hữu cớ với KH tự
nhiên KHXH-nhân văn và các KH hành vi
- với các khoa học ql chuyên ngành: KHQL đóng vai trò là cơ sở lý luận và phương pháp luận cho
các KHQL chuyên ngành. Thành tựu của các KHQL chuyên ngành góp phần làm cơ sở để KHQL

khái quát những nguyên lý, lý luận ql.
5. Phân tích đặc điểm của KHQL. Tại sao phải học tập và nghiên cứu KHQL
Phân tích đặc điểm của KHQL:
- KH ql là một hệ thống tri thức phản ánh thực tiễn ql để xây dựng lý luận quản lý nhằm chỉ đạo
thực tiễn ql. Với tư cách đó KH ql là một trong những KH ra đời tương đối muộn so với các KH
khác (khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX)
- Hệ thống tri thức của KHQL mang tính khái quát, trừu tượng bao gồm các nội dung liên quan tời:
chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu, quy luật ql, nguyên tắc, phương pháp và các chức
năng ql…
- KHQL đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, nhất là người ql, ng lãnh đạo. Nó chỉ ra những
phẩm chất, năng lực cần phải có của một nhà ql. Đồng thời xđ cách thức để tạo lập những phẩm
chất và năng lực ấy.
- KHQL có quan hệ với nhiều ngành KH khác: KHQL coi các KH chung (triết học, kt chính trị học,
CNXHKH) là cơ sở lý luận và phương pháp luận. KHQL có quan mật thiết và hữu cớ với KH tự
nhiên KHXH-nhân văn và các KH hành vi. KHQL đóng vai trò là cơ sở lý luận và phương pháp
luận cho các KHQL chuyên ngành. Thành tựu của các KHQL chuyên ngành góp phần làm cơ sở
để KHQL khái quát những nguyên lý, lý luận ql.
Phải học tập và nghiên cứu KHQL vì: con người muốn tồn tại thì phải hoạt động để đáp ứng các nhu
cầu của nó. Nhu cầu của con ng là hết sức đa dạng và phong hú vì thế hoạt động của nó cũng hết
sức đa dạng và phong phú. Mỗi một loại hình hđ thì tất yếu phát sinh hđ ql. Mỗi loại hình hoạt động
ql thì có KH về loại hình ql đó như
Hđ chính trị -> quản lý chính trị -> KH về ql chính trị
Hđ kinh tế-> quản lý kinh tế -> KH về ql kinh tế
Hđ văn hóa-> quản lý văn hóa-> KH về ql văn hóa
Hđ xã hội-> quản lý xã hội-> KH về ql xã hội
KHQL đại cương lấy thực tiễn ql ở tất cả các lĩnh vực, các cấp độ ql làm đối tượng nghiên cứu để từ
đó chỉ ra cái chung nhất của thực tiễn ql ở tất cả các lĩnh vực và cấp độ đó là quy luật ql. Học tập và


nghiên cứu KHQL giúp ta hiểu đc quy luật quản lý. Làm theo quy luật quản lý sẽ đạt đc mục tiêu

quản lý.
6. Phân tích điều kiện kt-xh và tiền đề lý luận của sự ra đời của KHQL
7. Làm rõ kn “nguyên tắc quản lý”. Phân tích đặc trưng của các nguyên tắc ql cơ bản
Nguyên tắc quản lý: Là hệ thống những quan điểm ql có tính định hướng và những quy định, quy
tắc bắt buộc đối với chủ thể ql phải tuân thủ trong việc thực hiện quyền lực và thẩm quyền nhằm đạt đc
hiệu quả cao nhất của tổ chức
Hệ thống quan điểm quản lý:
- hệ thống quan điểm ql liên quan tới việc trả lời cho những vấn đề: quan lý của ai (chủ thể ql)? Ql
bằng cách nào (phương thức ql)? Ql vì ai (mục tiêu của ql)? Như vậy, quan điểm ql ở những điều
kiện kt-xh khác nhau là ko giống nhau.
- Hệ thống quan điểm ql mang tính định hướng, nó là yếu tố động của hệ thống nguyên tắc ql, nó
có tính khuyến cáo đối với chut hể ql trong việc hướng tới hiệu quả của hđ ql.
- Hệ thống quan điểm ql tồn tại dưới các hình thức: triết lý ql, phương châm ql, khẩu hiệu ql, biểu
tượng ql… Vì vậy hệ thống quan điểm ql có quan hệ mật thiết với văn hóa ql song giữa chúng ko
đồng nhất với nhau.
Hệ thống quy định và quy tắc quản lý:
- hệ thống quy định và quy tắc ql là yếu tố mang tình bắt buộc, tùy thuộc vào quy mô tổ chức và
phạm vi của hđ quản lý mà nó có thể tồn tại dưới các hình thức: pháp luật, nội quy, quy chế…
- hệ thống quy định và quy tắc ql chi phối chủ thể ql trong việc ra quyết định quản lý (mục tiêu,
nội dung và phương thức ra quyết định), tổ chức thực hiện quyết định ql và kiểm tra, đánh giá
quyết định ql
Phân tích đặc trưng của các nguyên tắc ql cơ bản: (Nhờ cô gợi ý phân tích)
- tính khách quan
- tính phổ biến
- tính bao quát
- tính ổn định
- tính bắt buộc
8. Phân tích đặc trưng của nguyên tắc sử dụng quyền lực hợp lý trong quản lý và đánh giá việc
thực hiện nguyên tắc này ở cơ quan, đơn vị mà anh (chị) đang công tác, học tập
Chủ thể ql phải sd quyền lực trong giới hạn cho phép tức là thực thi đúng quyền hạn. Điều đó có

nghĩa là, trong một cơ cấu tổ chức, tuyến quyền lực tồn tại ở những tần nấc khác nhau và mỗi một chức
vị trong tuyến quyền lực có một thẩm quyền nhất định.
Nguyên tắc này yêu cầu chủ thể ql ko đc vi phạm vào các trường hợp sau: độc quyền, chuyên
quyền, lạm quyền, tiếm quyền hay bỏ rơi quyền lực
Để thực hiện đc nguyên tắc này thì công việc quản lý phải đc mô tả rõ ràng, cụ thể. Phải thực hiện
việc ủy quyền hợp lý để tránh quá tải trong việc thiết lập hệ thống kiểm tra rộng rãi.
(Nhờ cô gợi ý phần đánh giá việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị…)
9. Phân tích đặc trưng của nguyên tắc quyền hạn tương xứng với trách nhiệm và đánh giá việc
thực hiện nguyên tắc này ở cơ quan, đơn vị mà anh (chị) đang công tác, học tập
Quyền hạn trong ql là tính độc lập của những chức vị trong việc ban hành, tổ chức thực thi và đánh
giá quyết định quản lý.
Trách nhiệm là yêu cầu cần phải hoàn thành công việc của mỗi chức vụ trong cơ cấu tổ chức
Sự tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm là sự thể hiện mỗi quan hệ giữa quyền lực đc chi
phối, điều chỉnh hành vi của ng khác với kq và hậu quả mà ng khác đã thực hiện cv đã đc phân công.
Như vậy, quyền hạn của ng quản lý càng lớn thì trách nhiệm càng cao. Ng ql khác với ng ko ql ở chỗ anh
ta vừa chịu trách nhiệm với hành vi của mình mà còn phải chịu trách nhiệm với hành vi của cấp dưới.
Để thực hiện đc nguyên tắc này, nhà quản lý cần phải:
- nâng cao chất lượng của các quyết định quản lý
- chuẩn bị tốt các điều kiện để thực thi các quyết định
- quan tâm đến việc kiểm tra, giám át và đánh giá quyết định ql
(Nhờ cô gợi ý phần đánh giá việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị…)
10. Phân tích đặc trưng của nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích và đánh giá việc thực hiện
nguyên tắc này ở cơ quan, đơn vị mà anh (chị) đang công tác, học tập
Quản lý là nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, tuy nhiên để thực hiện đc điều đó
và đảm bào cho tổ chức phát triển lâu dài và bền vững thì chủ thể quản lý phải nhận đc hệ thống lợi ích
và quản hệ lợi ích, đảm bảo thực hiện chúng một cách hài hòa


Sự hài hòa của hệ thống lợi ích và quan hệ lợi ích biểu hiện ở sự kết hợp giữa lợi ích vật chất và lợi
ích tinh thần; lợi ích kt với lợi chinh trị, xh, môi trường; lợi ích chung- lợi ích riêng; lợi ích toàn cục – lợi

ích bộ phận; lợi ích trước mắt – lợi ích lâu dài…
Để thực hiện đc nguyên tắc này nhà ql phải : nhận thức đc vai trò quyết định của việc kết hợp hài
hòa các lợi ích đối với sự phát triển của tổ chức; phải công khai, minh bạch trong việc phân bổ và
thwcjhieenj các lợi ích; từ đó phải đưa ra các chính sách thực hiện lợi ích công bằng và hợp lý.
(Nhờ cô gợi ý phần đánh giá việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị…)
11. Làm rõ khái niệm “phương pháp quản lý”. Phân tích đặc trưng của các phương pháp ql cơ bản
Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản
lý trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện quản lý phù hợp nhằm mang lại hiệu quả quản lý
cao nhất trong điều kiện môi trường nhất định.
Nội hàm của kn gồm: (1) Lựa chọn công cụ và phương tiện quản lý phù hợp (2) Lựa chọn cách
thức tác động của chủ thể tới đối tượng ql.
Trong đó, công cụ, phương tiện và cách thức tác động phù hợp gắn liền với các nhân tố: chủ
thể, đối tượng, tính chất công việc, mục tiêu của tổ chức và điều kiện hoàn cảnh
Đặc trưng của phương pháp ql:
- Tính linh hoạt của phương pháp ql: Việc chủ thể ql lựa chọn công cụ, phonwg tiện ql là tùy thuộc
vào năng lực của chủ thể, đối tượng al, tc cv, mục tiêu của tổ chức và hoàn cảnh. Những yếu tố
này ko phải là bất biến do vậy phương pháp ql của một chủ thể là ko giống nhau ở mọi nơi, mọi
lúc, phương pháp của các chủ thể ql khác nhau cũng có thể ko giống nhau trong cùng một đối
tượng và hoàn cảnh. Tính linh hoạt của phương pháp ql thể hiện sự đa dạng, phong phú, muôn
hình muôn vẻ của nó. Nó là nhân tố biểu hiện tính năng động, sáng tạo của chủ thể ql. Nếu như
quy luật ql, nguyên tắc ql là thể hiện tính khách quan, tính khoa học thì phương pháp ql sự biểu
hiện của tính năng động, sáng tạo, chủ quan và tính nghệ thuật của hđ ql.
- Một phương pháp ql ko phải là tối ưu cho chủ thể ql ở mọi lúc, mọi nơi: Hệ thống phương pháp ql
có nhiều phương pháp cụ thể khác nhau. Mỗi một phương pháp chỉ tối ưu khi nó kết hợp một
cách thích ứng với các nhân tố của chỉnh thể ql. Điều này chứng tỏ phương pháp ql là mang tính
cụ thể. Tuye nhiên việc khẳng định ql mang tính tình huống là ko có cơ sở KH. Trong quá trình
thực hiện cv ql chủ thể ql phải biết nhận thức và vận dụng nhiều phương pháp khác nhau thì mới
mang lại hiệu quả.
- Phương pháp ql có tính linh hoạt, tính cụ thể nhwngnos phải dựa trên cơ sở của nguyên tắc ql.
Điều đó có nghĩa là chủ thể ql ko đc sáng tạo một cách tùy tiện, thoát ly khỏi những định hướng,

quy định và quy tắc ql. Quan hệ giữa phương pháp ql và nguyên tắc ql là quan hệ giữa 2 mặt đối
lập của một chỉnh thể: nguyên tắc ql là mang tính khách quan, ổn định, bắt buộc còn phương
pháp ql mang tính năng động, linh hoạt và sáng tạo, đó là hai mặt tạo nên sự thống nhất giữa
KH và nghệ thuật của hoạt động ql.
- Phương pháp ql là cơ sở cho việc hình thành phong cách và nghệ thuật ql: Nếu như nguyên tắc
ql là cơ sở để hình thành phương pháp ql thì phương pháp ql là nền tảng để từ đó xác lập phong
cách quản lý và nghệ thuật ql. Nhà ql muốn tạo lập cho mình một phong cách ql và nghệ thuật
ql thì trc hết phải nhận thức và vận dụng hệ thống phương pháp ql một cách nhuần nhuyễn.
phương pháp ql là điều kiện khách quan để từ đó kết hợp với nhân tố chủ quan của nhà ql mà
hình thành nên phong cách ql và nghệ thuật ql.
12. Phân tích đặc trưng của nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sd quyền lực. đánh giá
việc thực hiện nguyên tắc này ở cơ quan, đơn vị mà anh (chị) đang công tác, học tập
Phương pháp quản lý chuyên quyền:
- ng ql sd công cụ quyền lực để tác động vào đối tượng quản lý. Quyền lực đc biểu hiện ở việc ban
hành các quyết định quản lý
- ng ql ko san sẻ, ko uy quyề, ko chấp nhận sự thamgia của ng khác vào quá trình ra uqyeets định
mà tự ra các quyết định ql.
- Chủ thể ql tác động đến đối tượng ql bằng cách cưỡng chế, áp đặt, ra lệnh và bắt buộc sự phục
tùng, sd hình phạt nhiều hơn khen thưởng, thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ và
thường xuyên.
- Phương pháp chuyên quyền gắn liền với những tình huống khẩn cấp, những cv đặc thù đòi hỏi
phải chấp hành mệnh lệnh tuyệt đối…
Phương pháp ql dân chủ:
- chủ thể ql sd quyền lực một cách phù hợp với quyền hạn trong việc ban hành các quyết định


- các quyết định đc xd trên cơ sở thảo luận, bàn bạc giữa các cấp ql và nhân viên. Nhà ql luôn
luôn phát huy sáng tạo, khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc xd chính sách, các quy chế và
quy định tổ chức để ra phương án tối ưu thực hiện quyết định
- thông tin đa chiều từ trên xuống, từ dưới lên. Thông tin theo chiều ngang dọc một cách rộng rãi

- ng ql thưởng phạt, giao quyền và phân công cv công khai, công bằng, sd hệ thống kiểm tra,
giám sát vừa đảm bào tính nghiêm minh của tổ chức vừa phát huy đc tính độc lập tương đối của
cấp dưới.
- phương pháp ql dân chủ gắn liền với những cv liên quan tới xd các quyết định chiến lược, các
chính sách, nội quy, quy chế của tổ chức trong đk hoàn cảnh ko khẩn cấp
phương pháp ql tùy ý, tự do:
- ng ql sd quyền lực một cách tối thiểu trong việc ra các quyết định ql, ủy quyền tối đa cho cấp
dưới và dành cho họ tính độc lập cao trong cv.
- Ng ql đóng vai trò là một tư cách pháp nhân, là ng cung cấp thông tin, tham gia cv như 1 thành
viên của nhóm.
- Ng ql hầu như “ko sd” hệ thống kiểm tra giám sát đối với nhân viên. Việc đánh giá công việc của
nhân viên căn cứ vào kq cuối cùng của họ.
- Phương pháp này gắn liền với những cv có tính đặc thù về chuyên môn, với những ng năng
động, có trình độ năng lực, có trách nhiệm.
13. Phân tích đặc trưng của nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sd những công cụ có tính
vật chất và. đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này ở cơ quan, đơn vị mà anh (chị) đang công
tác, học tập
Phương pháp quản lý bằng kinh tế:
- ng ql sd công cụ kt, lợi ích kt để tác động vào nhân viên nhằm thúc đẩy họ trong công việc.
- phương pháp kt đc thực hiện thông qua các biện pháp: cung cấp những điều kiện về cơ sở vật
chất, kĩ thuật để phục vụ cho công việc; các chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động; định mức lao
động; tiền công, tiền lương, tiền thưởng và các chế phúc lợi khác.
- Ng ql sd chế dộ thưởng phạt vật chất căn cứ vào tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm và mức
độ hoàn thành công việc.
- Phương pháp này đc thực hiện một cách tương đối phổ biến với nhiều đối tượng, nhiều cv và
trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Phương pháp tổ chức – hành chính:
- ng ql sd công cụ tổ chức và hành chính (luật, nội quy, quy chế, quy định) để tác độngv ào nhân
viên, bắt họ phải tuân thủ kỉ cương của tổ chức và pháp luật của nhà nc.
- Phương pháp này đc thực hiện thông qua các biện pháp: phân công công việc cho nhân vien và

giao quyền cho các cấp quản lý, buộc họ phải thực hiện đúng nhiệm vụ theo thẩm quyến
- Ng ql thực hiện việc đánh giá công việc để đề bạt, thuyên chuyển, buộc thôi việc đối với nhân
viên
- Phương pháp này đc áo dụng một cách tương đối phổ biến trong nhiều tổ chức, nhiều công việc
và hoàn cảnh khác nhau.
(Nhờ cô gợi ý phần đánh giá việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị…)
14. Phân tích đặc trưng của nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sd những công cụ có tính
phi vật chất và đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này ở cơ quan, đơn vị mà anh (chị) đang
công tác, học tập
Phương pháp chính trị - tư tưởng
- ng ql sd các hình thức và biện pháp tuyên truyền giáo dục để tác động vào dối tượng để nhằm
cho họ nhận thức đc sứ mệnh của tổ chức, quyền lợi và trách nhiệm của mình
- phương pháp này đc thực hiện thông qua các biện pháp: học tập, quán triệt, hội nghị, hội thảo,
tọa đàm, giao lưu…
- phương pháp này gắn liền với nhiều tổ chức, trong nhiều công việc và hoàn cảnh khác nhau
phương pháp tâm lý – xã hội:
- chủ thể ql tác động đến đổi với quản lý thông qua yếu tố tâm lý, tình cảm để tạo nên sự đoàn
kết, gắn bó, tương thân, tương ái giữa các thành viên trong tổ chức.
- phương pháp này đc thực hiện thông qua các hình thức: ng ql tạo ra cơ hội cho nhân viên đc tiếp
xúc, trao đổi những tâm tư, nguyện vọng của họ, lắng nghe và chia sẻ với họ. Tạo cơ hội nhân
viên giao lưu với nhau để họ hiểu biết và chia sẻ nhau trong công việc và cuộc sống
- thông qua các hình thức như: giao lưu, tổ chức hđ văn hóa – thể thao…
- phương pháp này gắn liền nhiều tổ chức, trong nhiều công việc và hoàn cảnh khác nhau.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×