Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn chữ viết cho HS lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.7 KB, 11 trang )

Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

MỤC LỤC
I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.......... 2
II. MỞ ĐẦU................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..............................................................2
3.
Đối
tượng
nghiên
cứu..............................................................................2
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm............................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu............................................................2
III. NỘI DUNG..........................................................................................3
1. Cơ sở lí luận............................................................................................3
2. Thực trạng ..............................................................................................3
3. Đề xuất giải pháp khắc phục...................................................................4
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................9
1. Kết luận…………....……….............................…................................9
2. Kiến nghị…………………………...……......................................…..9

1
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:


a. Lí do lí luận:
Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người, là công cụ
đắc lực trong việc ghi lại và truyền bá toàn bộ kho tàng tri thức văn hoá của
nhân loại.
Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục quốc dân. Lớp 1 là nền móng
của bậc Tiểu học. Tập viết là một trong trong những việc có tầm quan trọng đặc
biệt ở bậc Tiểu học. Đối với lớp 1, Việc Tập viết không những có mối quan hệ
mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện
một trong những kĩ năng quan trọng của việc học Tiếng Việt trong nhà trường.
Việc dạy Viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khoá để mở
ra những cánh cửa tri thức bước vào tương lai. Chữ viết là công cụ để các em
vận dụng suốt đời. Viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh, giúp học sinh có điều
kiện ghi chép bài học tốt, kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu tốc độ chậm sẽ
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Vì vậy dạy học sinh viết đúng, viết
đẹp là rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính kỉ luật, tính
cẩn thận, óc thẩm mỹ và sáng tạo.
b. Lí do thực tiễn:
Qua việc giảng dạy môn Tiếng Việt 1 - CGD ở Việc Viết, tôi nhận thấy
rằng đối với học sinh lớp 1, nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đẹp ngay là
một điều khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với từng lớp, giáo viên cần lựa
chọn mục tiêu trọng tâm của Việc Viết thật phù hợp với đối tượng học sinh. Hơn
nữa, thực tế ở các lớp trong trường chúng ta, tôi nhận thấy: Các lớp đạt chỉ tiêu
"Vở sạch chữ đẹp" chưa cao. Chữ viết không đúng độ cao, độ rộng, thiếu nét,
thừa nét, khoảng cách giữa các chữ chưa đều, chữ chưa chuẩn,...
Đó là những lí do mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số
biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tìm ra các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.

4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh lớp 1A năm học 2016 - 2017 Trường Tiểu học Hướng Phùng.
5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng
những phương pháp sau :
Phương pháp điều tra.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
Phương pháp luyện tập.
2
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.

III. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
a. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ
Cơ sở tâm lý của trẻ: Học sinh Tiểu học chủ yếu ở độ tuổi từ 6- 11 tuổi. Ở
độ tuổi này, học sinh ngây thơ hay bắt chước. Nếu như không biết rèn chữ cho
các em ngay từ buổi đầu thì quả là điều thiêú sót lớn.
Cơ sở sinh lý của trẻ: So sánh bàn tay của người lớn với bàn tay trẻ em.
Có thể thấy những chỗ khác nhau rõ rệt. Các cơ và xương tay người lớn đã hoàn
chỉnh nên có thể cử động rõ ràng linh hoạt. Ngược lại, cơ và xương bàn tay của
trẻ đang ở độ phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay còn
vụng về nhanh mệt mỏi. Khi cầm bút ( nhất là trẻ lớp 1) các em có tâm lý sợ.
Điều này gây một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay căng
nên rất khó di chuyển. Do vậy, dường như các em viết bằng toàn thân chứ không

chỉ bằng tay ( khi viết mím môi, tròn mặt, ...)
b. Đặc điểm đôi mắt của trẻ khi viết
Trẻ tiếp thu hình ảnh của chữ viết qua việc nhìn. Các em phải tái hiện lại
hình ảnh chữ viết đã thu được qua mắt để ghi lại hình dạng của nó trên mặt giấy.
Vì vậy, nếu nét chữ được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém
thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ khi tập viết.
Ngoài chức năng ghi nhận hình chữ, mắt còn có nhiệm vụ hướng dẫn tác
động để tái hiện các đường nét của chữ viết. Trong thời gian đầu có thể các em
nhận ra đúng hình dạng của mẫu chữ. Chỉ sau một số lần luyện tập, số lần nhắc
đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng em thì các em mới chép lại đúng mẫu.
c. Khả năng tập trung chú ý của các em:
Khả năng tập trung của các em còn chưa cao, tư duy phát triển chưa đều,
các thao tác trí tuệ của các em chưa hoàn chỉnh. Vì thế trong quá trình giảng bài,
phân tích chữ mẫu, Giáo viên phải phân tích rõ ràng, dễ hiểu, chính xác.
Nắm được các đặc điểm trên, trong quá trình hướng dẫn học sinh tập viết,
tôi thường quan tâm tư thế ngồi học, tốc độ viết và số lượng bài viết vừa sức với
các em.
2. Thực trạng
2.1. Qua thực tế giảng dạy lớp 1 nhiều năm tôi thấy:
Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất: Bộ chữ mẫu của Giáo viên, những bảng
chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ) cho học sinh quan sát.
Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết của các em
ngay từ lớp 1.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế:
3
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo) vào lớp 1
chữ viết chưa đồng đều, thống nhất. Có em chưa biết cách cầm bút, có em không
biết viết hoặc chỉ viết chữ in, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư
thế.
Các em chưa xác định được đường kẻ, điểm đặt bút, điểm dùng bút khi
viết chữ.
Các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nên dễ mệt mỏi
khi viết.
Phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ để hướng dẫn con em mình luyện
viết đúng viết, đẹp ở nhà.
2.2. Kết quả khảo sát điều tra:
Lớp 1A năm học 2016 - 2017 Trường Tiểu học Hướng Phùng:
Kết quả khảo sát chất lượng chữ viết như sau:
Sĩ số
Viết đẹp
Viết đúng
Viết chưa đúng
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm học
36
2
5,6
8
22,2
26

72,2
3. Đề xuất giải pháp khắc phục
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc " Rèn chữ viết
cho học sinh lớp 1", thì tình hình hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
dạy học ở Tiểu học. Do vậy để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu
điểm hiện có ở thực tế, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp:
3.1. Chuẩn bị điều kiện vật chất để học sinh tập viết
a) Phòng học
Nhân tố quan trọng đầu tiên là phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa
sổ thoáng mát, đủ ánh sáng. Được sự quan tâm của nhà trường, học sinh đã có
phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
b) Bàn ghế học sinh
Vào đầu năm học, tôi đã kết hợp với nhà trường làm công tác xã hội giáo
dục trang bị cho học sinh lớp mình những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học
sinh lớp 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế
và thoải mái.
c) Bảng lớp
Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình bày
bảng là bài mẫu cho học sinh học tập. Bảng lớp là bảng từ có những đường kẻ ô
vuông chuẩn sẽ giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp được đúng
đẹp và dễ dàng. Đồng thời cũng là để giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài
viết.
d) Bảng con của học sinh
Trong lớp, tôi yêu cầu thống nhất 1 loại bảng nhựa cùng kích thước và
bảng dùng cho học Tiếng Việt – CGD.
Dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng
e) Phấn và bút viết
4
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng



Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Phấn viết
Tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm. Đồng thời tôi hướng dẫn
cách trình bày bảng sao cho khi viết không phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời
gian.
Bút viết
Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì đốt loại mềm để thuận tiện khi sử
dụng và đỡ mất thời gian vót chì, dành thời gian đó để cho luyện viết.
Giai đoạn viết bút mực: Tôi cho các em viết bằng bút kim.
3.2. Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút
Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút.
Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế
ngồi viết đúng: Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở
khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng
mép vở để giữ vở.
Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay
phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải.
Cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái.
Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em
viết đúng và viết nhanh được.
3.3. Rèn cách để vở khi viết
Ở lớp 1, học sinh chủ yếu rèn viết chữ đứng nên học sinh cần để vở ngay
ngắn trước mặt.
Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt
nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp.
3.4. Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để
dạy học sinh.
Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỡ:
Các chữ cái được viết với độ cao 5 li: b, l, h, k, g, y.

Các chữ cái được viết với độ cao 4 li: d, đ, q, p.
Các chữ cái được viết với độ cao 3 li: t
Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li: r, s.
Các chữ cái được viết với độ cao 2 li: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
Các chữ cái được viết với độ cao 1 li: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li: b, l, h, k, g, y.
Các chữ cái được viết với độ cao 2 li: d, đ, q, p.
Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 li: t.
Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 li: r, s.
Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỡ: Các chữ cái được viết với độ cao 5 li,
riêng hai chữ cái được viết với độ cao 8 li là: Y, G.
5
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li,
riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 li là: Y, G.
Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 li.
3.5. Rèn học sinh kỹ thuật viết đúng, viết đẹp:
a. Rèn học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản
Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ đường
kẻ:“Đường kẻ 1, đường kẻ 2, đường kẻ 3, đường kẻ 4, đường kẻ 5”trong vở ô li,
Vở Em Tập viết, trên bảng con, bảng lớp. Tiếp theo tôi hướng dẫn cho học sinh
nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ. Nắm được tên gọi và cấu tạo của
từng nét cơ bản bao gồm: Nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét móc ngược, nét
móc xuôi , nét móc hai đầu, nét cong phải, nét cong trái, nét cong kín, nét khuyết
trên, nét khuyết dưới, nét khuyết kép. Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết

đẹp thành thạo các nét cơ bản sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho
việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn. Sau đó tôi dạy học sinh cách xác
định toạ độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm
chuẩn.
Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc
các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.
b. Rèn cách rê bút: Là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy
theo đường nét viết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên.
c. Rèn cách lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm
đặt bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa
nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ
thuật nối chữ, viết liền mạch, người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ
trên cho chính xác.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ m tôi hướng dẫn như sau:
Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 ( ĐK 2) và đường kẻ 3 ( ĐK 3), viết nét
móc xuôi trái chạm ĐK3, dừng bút ở ĐK 1.
Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc
xuôi thứ hai có độ rộng bằng một ô li rưỡi; dừng bút ở ĐK 1.
Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét
móc hai đầu ( độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở ĐK2.
3.6. Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái,
để học sinh viết đúng kĩ thuật, viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tôi chia chữ viết
thành các nhóm và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ gồm những
nét nào, những nét chữ nào học sinh hay viết sai, học sinh gặp khó khăn gì khi
viết các nhóm chữ đó để khắc phục nhược điểm giúp học sinh viết đúng và đẹp
mẫu chữ trong trường Tiểu học cỡ nhỡ như sau:
Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v, r, p.
6

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc
thường hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng.
Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét thẳng có độ cao 2 ô li,
sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li
thật đúng, thật thẳng. Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, tôi mới cho học
sinh ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm
dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y.
Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét,
chữ viết còn cong vẹo.
Cách khắc phục: Trước tiên tôi cho học sinh viết nét thẳng có độ cao 5 ô li
một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh,
sau đó tôi dạy học sinh viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ rộng trong lòng 1
ô li. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi hướng
dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏ vào sát đường kẻ dọc, trên đường kẻ 2 của li
thứ tư và rèn cho học sinh luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới
đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộng bằng 1 li. Tương tự như vậy tôi
dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 5 ô li, độ rộng 1 ô li.
Khi dạy viết chữ h, tôi hướng dẫn Viết nét khuyết trên trước, từ điểm
dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2
li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK 2. Tương tự như vậy với các chữ còn lại.
Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s.
Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp,
nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các em viết chữ o
xấu.
Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải

viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định. Tôi cho học sinh chấm 4 điểm vuông
góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của
con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o tròn đều
và đẹp. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành
chữ.
3.7. Rèn chữ trong Việc Viết Chính tả
Việc viết chính tả rèn cho học sinh nắm chắc Luật chính tả và có thói quen
viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn. Chính tả cùng với tập viết, tập đọc giúp
cho người học chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hóa, là công cụ để giao tiếp, tư
duy và học tập.Viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng
tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hóa. Việc luyện
viết chính tả liên tục kết hợp với ôn tập các Luật chính tả, học sinh sẽ có khả
năng viết đúng các chữ ghi tiếng Việt, rèn luyện cho học sinh tính kỷ luật, tính
cẩn thận, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt,
biểu thị tình cảm qua chữ viết.
7
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Mt s bin phỏp rốn ch vit cho hc sinh lp 1
thc hin tt vic luyn ch trong gi Chớnh t trc ht giỏo viờn
phi nm rừ cỏc li chớnh t c th ca tng hc sinh. Qua kim tra, tụi thy hc
sinh thng phm cỏc li chớnh t sau:
Nhm ln gia du hi v du ngó.
Nhm ln gia i, y
Vit sai cỏc ph õm u nh c, q vi k, ng vi ngh, g vi gh, d, r vi gi.
hc sinh khc phc c nhng li trờn trc ht giỏo viờn phi
hng dn hc sinh phỏt õm ỳng cỏc t ú; nm chc Lut chớnh t e, ờ ,i; lut
chớnh t õm m, ...
Rỳt ra cỏc ting, cỏc t khú m hc sinh d vit sai trong bi chớnh t

phõn tớch c th v cu to chớnh t v hng dn hc sinh vit ỳng.
Chn bi chớnh t theo khu vc: mi a phng, hc sinh do nh
hng ca phng ngụn nờn thng mc mt s li c trng. Do ú trc khi
dy giỏo viờn cn phi tin hnh iu tra nm li chớnh t ph bin ca hc
sinh. T ú la chn ni dung ging dy cho phự hp .
Mt nhim v na trong gi chớnh t l vic ỏnh giỏ nhn xột kt qu bi
vit ca hc sinh. Giỏo viờn phi thng xuyờn chm cha bi, nhn xột sa
cha ngay cỏc li chớnh t c th, t m ca tng hc sinh. ng thi lu ý cho
cỏc hc sinh khỏc.
Hng dn cho cỏc em t ỏnh giỏ ln nhau tỡm ra li sai ca bn v
cựng nhau sa li.
Nh vậy, việc luyện viết thụng qua tit chính tả sẽ là một mắt
xích quan trọng trong quá trình rèn chữ cho học sinh nhằm
đạt hiệu quả cao.
3.8. Rốn ch vit trong Tit Luyn vit Bui chiu:
Trong quỏ trỡnh dy Luyn vit, tụi nh hng tit hc ny cn luyn
nhúm nột c bn no? Cn luyn ch hoa no? Da vo tit hc trc nh
hng cỏch chn ch hoa, chn nột c bn dy cho phự hp vi tit hc sau.
ng thi chnh sa ngay nhng li c bn m tit trc cỏc em cũn sai nhiu.
Sau khi luyn tt phn trờn, tụi mi chn mt on vn hoc bi th tng ng
vi ni dung luyn trờn cho hc sinh vn dng luyn vit vo v. Sau mt tit
luyn vit, tụi thu v chm cha bi cn thn nhn ra bi vit ca cỏc em
sai nhng li gỡ? T ú, hc sinh mi nhn ra nhng li ca mỡnh sa cha
v giỏo viờn cng bit c mc tin b ca hc sinh, nh hng cho tit hc
sau.
3.9. T chc cỏc trũ chi v phong tro thi ua Gi v sch - Vit
ch p.
Cn thng xuyờn t chc cỏc trũ chi thi vit ch p trong mi tit hc.
T chc thi Gi v sch - Vit ch p trong tng thỏng. ng viờn khen ngi
kp thi nhng t hay cỏ nhõn thc hin tt, c bit nhng t hay cỏ nhõn cú

tin b to cho hc sinh s hng khi hng hỏi thi ua rốn luyn.
8
Ngi thc hin: Nguyn Th Thỳy Phng Trng Tiu hc Hng Phựng


Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tôi thường dành khoảng 10 phút để
tổng kết đánh giá việc rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch của học sinh và tuyên
dương những em có tiến bộ.
Ngoài việc phát động phong trào thi đua tôi còn giới thiệu các bài viết
đẹp, các trang viết đẹp của học sinh trong buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ
các em cùng thi đua rèn luyện cho con em mình.
Kết quả đạt được:
Lớp 1A năm học 2016- 2017 đạt kết quả như sau:
Sĩ số
Viết đẹp
Viết đúng
Viết chưa đúng
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm học
36
2
5,6
8
22,2

26
72,2
Cuối kì I
36
5
13,9
15
41,7
16
44,4
Giữa kì II
36
12
33,3
20
55,6
4
11,1
IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Rèn chữ không những đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà còn là
để rèn người nữa. Giáo viên giúp học sinh rèn chữ viết cũng chính là để rèn
nhân cách cho các em, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì vậy,
để việc rèn luyện chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao, trước hết người giáo
viên phải có lòng nhiệt tình, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm. Đồng thời
trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
Rèn luyện chữ viết cho học sinh là một quá trình lâu dài, không nên nóng
vội. Cần tôn trọng cá tính của học sinh, đi từ cái dễ đến cái khó, từ cái chưa đạt
đến cái đạt được, không đốt cháy giai đoạn dễ gây cho học sinh tính cẩu thả sau
này.

Trong quá trình rèn luyện chữ viết phải quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe
cho học sinh, gây hứng thú, tránh ép buộc làm cho học sinh nhàm chán.
Tìm hiểu ngôn ngữ địa phương là một việc làm cần thiết nhằm rút ra
những lỗi phương ngôn phổ biến để điều chỉnh cho học sinh viết đúng chính tả.
Việc rèn luyện chữ viết cần phải được thực hiện ở tất cả các môn học.
Kết hợp với phụ huynh học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn
luyện chữ viết khi học sinh học ở nhà.
Chữ viết của giáo viên phải đẹp, đúng mẫu, đúng chuẩn để học sinh học
tập theo theo.
Thường xuyên rèn luyện để học sinh luôn có ý thức đẩy mạnh nâng cao
và duy trì phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. Kiến nghị
Để chữ viết học sinh lớp 1 đúng hơn, đẹp hơn, tôi có một số kiến nghị
sau:
Đối với Tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.
9
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Đối với Nhà trường: Đẩy mạnh phong trào giữ “ Vở sạch chữ đẹp”. Tăng
cường tổ chức các hình thức ngoại khóa thi viết đẹp, viết nhanh để động viên,
khuyến khích học sinh luyện viết.
Trên đây là đề xuất sáng kiến của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp, của BGH nhà trường và của cấp trên.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Hướng Phùng, ngày 29 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thuý Phụng

10
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng


Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Ngọc Đại (2016), Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – CGD, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
2. Hồ Ngọc Đại (2016), Sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
3. Phan Thị Thanh (1999), Sách Tâm lý học Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.
4. Huỳnh Thị Phương Nga (1999), Sách Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở Tiểu học, NXB Đại học Đà Nẵng.

11
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng




×