Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 12 trang )

“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
I. TÊN ĐỀ TÀI
Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn ®Ò tµi:
1.1. Cơ sở lý luận:
Trường tiểu học Hướng Phùng luôn chú trọng và quan tâm đặc biệt đến trung
tâm văn hoá của nhà trường, vạch ra kế hoạch vận động nguồn vốn bổ sung tài liệu
sách báo dồi dào, tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh hiểu được giá trị của sách
trong vấn đề học tập.
Qua nhiều năm làm công tác thư viện tôi đã đúc kết và rút ra được nhiều kinh
nghiệm trong công tác xây dựng thư viện đạt chuẩn, trên chuẩn và công tác phục vụ
bạn đọc, làm thế nào để có một thư viện quy mô, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang,
sách, báo đa dạng phong phú, để lôi cuốn giáo viên và học sinh trường luôn luôn đến
thư viện tìm hiểu sách và đọc được nhiều, giúp cho giáo viên và học sinh nâng cao
kiến thức trong giảng dạy và học tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trường tiểu học Hướng Phùng nằm trên địa bàn xã Hướng Phùng, là xã vùng
biên giới, chủ yếu là bà con dân tộc Vân Kiều sinh sống, đời sống nhân dân thuần
nông, kinh tế còn nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên đa số ở xa đến, đội ngũ học sinh
đều là con của nông dân, đời sống tinh thần còn nhiều hạn chế. Với điều kiện của
trường như vậy, năm học 2015 – 2016 lãnh đạo nhà trường tập trung đầu tư xây dựng
thư viện Tiến Tiến và đã được cấp trên công nhận. Để phát triển thư viện lên một
bước nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, có đầy đủ cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Năm học tới đây 2017 – 2018 cán bộ thư viện
tham mưu với lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch đăng ký xây dựng thư viện xuất sắc.
2. Mục đích nghiên cứu:
Một học sinh muốn hiểu biết nhiều, học giỏi cần phải tiếp nhận những giá trị
văn hoá qua từ sách được truyền đến. Đây là quá trình cá nhân được xã hội hoá một
cách tự giác, có chủ định tức là học tập, tiếp thu giáo dục của nhà trường, gia đình,
các tổ chức xã khác... Người gởi là những thế hệ trước, họ chọn lọc và lưu truyền lại


qua sách vở. Đó là những giá trị văn hoá dân tộc, của nhân loại để chuyển lại cho thế
hệ sau, lựa chọn phương tiện... Để đối tượng được gởi tiếp thu và thừa nhận những
giá trị đó có ý nghĩa đối với bản thân và tiếp thu chúng một cách tích cực.
Một xã hội muốn phát triển bền vững và đi lên thì phải lấy giáo dục làm hàng
đầu, mà muốn có nền giáo dục phát triển, đào tạo con người toàn diện, có khả năng
suy luận cao, hiểu biết nhiều lĩnh vực, chúng ta phải xây dựng thư viện đạt chuẩn và
trên chuẩn theo Quyết định 01 của Bộ giáo dục và Đào tạo, vì thư viện là một kho
tàng tri thức.
Nhiệm vụ của cán bộ thư viện là có kế hoạch vận động mọi nguồn vốn để xây
dựng một thư viện trường học đạt chuẩn và trên chuẩn, nhằm để tuyên truyền, giới

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
1


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
thiệu, phục vụ cho giáo viên, học sinh tìm hiểu về sách, đọc và nghiên cứu càng
nhiều về sách là điều quan tâm và trách nhiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng thư viện xuất sắc.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Cán bộ giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Hướng Phùng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát, thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại thư viện Trường Tiểu học Hướng Phùng, Xã Hướng
Phùng, Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị.
7. Kế hoạch nghiên cứu:
Năm học 2016 – 2017.

Năm học 2017 – 2018 thực hiện vấn đề nghiên cứu xây dựng thư viện xuất sắc.

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
2


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
III. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Nói đến Thư viện trường học, từ lâu chúng ta vẫn hiểu đó là nơi mượn sách và
nghiên cứu tài liệu của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, những năm
gần đây Bộ GD&ĐT đã đưa ra những quy định, tiêu chuẩn rất cụ thể về cơ sở vật
chất, trang thiết bị; về diện tích không gian, tiêu chuẩn tài liệu và các hình thức tổ
chức hoạt động cho một thư viện trường học. Chỉ rõ tầm quan trọng của thư viện
trong một tổ chức nhà trường. Trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Phòng
GD&ĐT, của Nhà trường. Thư viện đã xây dựng thư viện Đạt chuẩn 01; thư viện tiên
tiến và hướng tới xây dựng thư viện xuất sắc.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Năm học 2015 - 2016 trường được cấp trên công nhận thư viện Tiên tiến,
nguồn sách báo được bổ sung đạt tiêu chuẩn. Tuy vậy, nhưng nguồn sách báo cũng
chưa đảm bảo phục vụ dạy và học, cơ sở vật chất còn đơn sơ, phòng ốc còn chật hẹp.
Từ thực tế của nhà trường, với ý thức trách nhiệm của người cán bộ thư viện, vào đầu
năm 2017 – 2018 tôi sẽ lập kế hoạch xây dựng tư viện xuất sắc cụ thể trình lãnh đạo
nhà trường, nhằm nâng thư viện lên một bước nữa để đáp ứng với nhu cầu phát triển
giáo dục của xã hội ngày nay.
3. Các giải pháp thực hiện:
Một là:
Qua thực trạng của thư viện hiện nay, cán bộ thư viện có trách nhiệm tham
mưu với lãnh đạo nhà trường, lập kế hoạch xây dựng thư viện xuất sắc cụ thể.
Trong tháng 9/2017 triển khai kế hoạch và tiêu chí thư viện xuất sắc trong hội

đồng sư phạm, từ đó đề ra chương trình hành động, hội đồng sư phạm thảo luận sôi
nổi, đi đến thống nhất kế hoạch và phương án xây dựng thư viện xuất sắc.
Cán bộ thư viện lập thủ tục trình lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương,
hội cha mẹ học sinh, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, đề ra kế hoạch huy động
vốn bằng nhiều biện pháp cụ thể như: Tinh thần hiến sách của giáo viên, nguồn ngân
sách của Dự án, ngân sách nhà nước.
Thành lập tủ sách giáo khoa dùng chung đảm bảo cho 100% học sinh và giáo
viên có sách giảng dạy và học tập, dự trù bổ sung 1000 bản. Kế hoạch cụ thể: Tham
mưu với Dự án tầm nhìn, các nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân trên địa bàn cũng
như các tỉnh thành khác.
Tủ sách Nghiệp vụ đạt 1 bộ /1 giáo viên và lưu tại kho mỗi đầu sách 3 bản.
Tủ sách Tham khảo đọc thêm cần bổ sung thêm (kể cả sách Kim Đồng) phải
đạt 6 bản /1 học sinh.
Báo, tạp chí phải đầy đủ báo Ngành, báo Giáo dục, Báo Quảng Trị, báo Thiếu
niên, báo Nhi Đồng, Toán học tuổi trẻ, tạp chí Giáo dục.
Thiết bị dạy học bổ sung đảm bảo 1 bộ/ 1 lớp.

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
3


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
Hai là:
Tăng cường công tác đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng đọc, lắp 2 máy vi
tính và nối mạng, trang bị bộ nghe nhìn ở phòng đọc học sinh.
Ba là :
Tất cả tài liệu nhập về phải được xử lý nghiệp vụ cập nhật và quản lý trên máy
vi tính, hồ sơ sổ sách đầy đủ, làm thêm 1 bản nội quy phòng đọc học sinh, làm bảng
biểu các hình ảnh hoạt động của thư viện, có tủ mục lục và hướng dẫn sử dụng mục
lục, biên soạn 4 thư mục, có lịch phục vụ bạn đọc, có kế hoạch tuần tháng cụ thể.

Trong quá trình thực hiện xuyên suốt, cán bộ thư viện nắm bắt tình hình thực tế
của thư viện, phân công cụ thể từng thành viên trong tổ tham gia xử lý nghiệp vụ. Cụ
thể: Nhân viên thiết bị, tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, các thành viên trong tổ
cộng tác viên...
Trong thời gian xây dựng thư viện xuất sắc, cán bộ thư viện thường xuyên đến
các trường trọng điểm trong huyện đã đạt trên chuẩn để học hỏi và rút kinh về xây
dựng thư viện của trường, nhờ đó mà mức độ xử lý nhanh, đạt hiệu quả cao...
Bốn là:
Cán bộ thư viện lập tờ trình, trình lãnh đạo ký quyết định thành lập tổ công tác
viện thư viện gồm có 15 người (giáo viên, phụ huynh và học sinh), thầy Hiệu trưởng
làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác thư viện.
Phục vụ bạn đọc 10 buổi/ tuần.
Tuyên truyền giới thiệu sách chào mừng các ngày lễ lớn, giới thiệu bằng trực
quan, giới thiệu sách theo chủ đề lồng ghép trong buổi chào cờ đầu tuần, tại bảng giới
thiệu sách của thư viện.
Tổ chức hội ngày hội đọc sách hàng năm theo công văn của phòng.
Năm là:
Tất cả tài liệu nhập vào kho phải xử lý nghiệp vụ theo đúng quy định, thiết lập
hồ sơ sổ sách đầy đủ, tài sản được quản lý bằng máy vi tính, kiểm kê thanh lý kịp
thời, thường xuyên tu bổ, hạn chế hư hỏng, thất lạc.
4. Kết quả thực hiện:
4.1. Sách, báo, tạp chí:
Thành lập tủ sách giáo khoa dùng chung cho học sinh.
Tham mưu với lãnh đạo nhà trường mua them sách pháp luật.
Tranh thủ sự ủng hộ quyên góp của giáo viên học sinh và các Mạnh Thường
Quân trên địa bàn Huyện, Tỉnh. Cấp phát của Dự án Tầm nhìn.
Tủ sách giáo khoa hiện nay có 3223 bản, đảm bảo cho 100% giáo viên và học
sinh có sách giảng dạy và học tập.
Tủ sách Nghiệp vụ có 574 bản.
Tủ sách tham khảo đọc thêm: Có 5420 bản trong đó sách thiếu nhi: 3781 bản.

4.2. Cơ sở vật chất:

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
4


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
Tăng cường công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phòng ốc khang
trang, Phòng đọc giáo viên được trang bị 2 máy vi tính nối mạng dùng cho giáo viên
và học sinh tra cứu.
Phòng đọc học sinh được trang bị bộ phương tiện nghe nhìn đầy đủ phục vụ
cho học sinh trong các giờ ra chơi trị giá 12.000.000đồng
4.3. Công tác nghiệp vụ:
Tất cả tài liệu nhập vào thư viện được mô tả, xử lý nghiệp vụ cập nhật, quản lý
bằng máy vi tính, Hồ sơ sổ sách đầy đủ theo quy định. Trang bị đầy đủ bảng hướng
dẫn, nội quy thư viện, biểu đồ phát triển kho sách và biểu đồ phát triển bạn đọc, biên
soạn 4 thư mục phục vụ cho học tập và giảng dạy, có lịch phục vụ bạn đọc, có kế
hoạch tuần, tháng cụ thể.
4.4. Tổ chức hoạt động:
Là một thư viện trường học, thư viện được mở của phục vụ giáo viên - học
sinh 10 buổi / tuần, đây là trung tâm văn hoá của nhà trường nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên.
Công tác phục vụ bạn đọc được coi là công tác quan trọng nhất của thư viện,
bởi vì thông qua công tác này vốn tài liệu và nguồn lực thông tin quý giá của thư viện
mới được sử dụng có hiệu quả, phát huy được tác dụng trong sự nghiệp phát triển
giáo dục.
* Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc:
Mở rộng phòng đọc giáo viên - học sinh đọc tại chỗ, mượn về nhà theo lớp.
Hướng dẫn cho bạn đọc cách chọn tài liệu, tìm tài liệu tại thư viện, nhằm giúp bạn
đọc tìm kiếm tài liệu dễ dàng và chính xác. Giới thiệu về nội quy thư viện, cách sử

dụng và khai thác nguồn tài nguyên thông qua bảng phân loại mã màu.
* Sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền giới thiệu tài liệu: Giới thiệu trực quan
bằng tủ giới thiệu sách cho một số đề tài như “Đạo Đức Hồ Chí Minh”, “sách tra
cứu”, “sách pháp luật” bạn đọc có thể rút ra xem tại chỗ.

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
5


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”

Ngoài công tác mở cửa phục vụ bạn đọc hằng ngày tại phòng đọc, thư viện còn
tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách nhân các ngày lễ lớn qua nhiều
tác phẩm như “Bình minh trong ánh mắt” nhân ngày 20 tháng 11; Kỷ niệm ngày
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Tác phẩm “Nhật ký liệt sĩ Bùi Kim Đỉnh”;
Kỷ niệm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước tác phẩm “Kể chuyện Điện
Biên Phủ”... Ngoài ra còn tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá, chào cờ
đầu tuần...

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
6


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
* Tác dụng của công tác tuyên truyền:
Song song với công tác giảng dạy của giáo viên trong các buổi lên lớp, cán bộ
thư viện cố gắng nổ lực tìm mọi biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo đến từng
lớp, từng học sinh như mang sách đến lớp cho lớp trưởng mượn phân phát cho học
sinh lớp mình, phân phối sách đến các khu vực lẻ, giới thiệu sách hay sách mới trên
bảng... Do đó sự phát triển bạn đọc, mức độ đọc và số lượng bạn đọc của thư viện

ngày càng tăng nhanh. Theo thông kê từ đầu năm học 2016 - 2017 đến nay số lượng
bạn đọc tham gia đọc sách đạt 99%, học sinh đạt 99%. Hiện nay trung bình mỗi tháng
có khoảng 140 học sinh đến thư viện đọc sách và mượn về lớp.

Học sinh đọc sách tại Thư viện Xanh
Điều này cần nhấn mạnh là mỗi năm thư viện mở cửa 180 ngày để phục vụ bạn
đọc. Đây là biểu hiện cụ thể và sinh động với tinh thần “Tất cả vì bạn đọc”.
Với điều kiện khó khăn ở vùng nông thôn, tư liệu sách báo có hạn, tinh thần
học tập tìm tòi của học sinh còn nhiều hạn chế. Để khắc phục khó khăn đó, thực hiện
tốt phương châm “Sách đi tìm người” thư viện đi đến từng lớp học tuyên truyền tác
dụng của sách báo, giới thiệu cho các em hiểu về tác dụng của sách, như đưa ra các
câu khẩu hiệu của các bậc tiền bối nhắc nhở chúng ta: “Siêng xem sách và xem được
nhiều sách là một điều rất quý” của Hồ Chí Minh; hoặc “Đọc sách là nuôi dưỡng trí
tuệ” của (M. Xê-Clê-Ca) ...động viên học sinh đến với thư viện. Từ đó tôi chọn tất cả
những quyển sách hay phù hợp với từng khối lớp để giới thiệu với các em tìm đọc.

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
7


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
Trên cơ sở tài liệu sẵn có, tôi lên lịch phục vụ hằng ngày trình lãnh đạo duyệt
và thông qua giáo viên chủ nhiệm. Từ đó tôi bắt tay vào công tác phục vụ bạn đọc.
Đối với học sinh khối 1 tôi trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm ký mượn theo số
lượng học sinh lớp mình, mỗi em một quyển, hướng dẫn cho các em đọc sách và đọc
xong đổi cho các bạn trong lớp, đổi theo vòng tròn của danh sách lớp và đọc xong đổi
cho các bạn trong lớp, đổi theo vòng tròn của danh sách lớp, cứ em số 1 đọc xong
trao cho em số 2... cứ như thế tiếp tục trao cho đến em cuối cùng. Cứ như thế mà
vòng quay của quyển sách luân chuyển theo từng ngày.
Đối với lớp 2, 3 4, 5 các em tự đến thư viện mượn sách mỗi lần mượn 2

bản/em. Thời gian mượn là 1 tuần.
Qua quá trình nghiên cứu đã đúc kết và áp dụng các kinh nghiệm trong công
tác xây dựng thư viện và phục vụ bạn đọc của thư viện trường tiểu học Hướng Phùng,
cộng với sự nổ lực của cán bộ phụ trách thư viện, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo
nhà trường và sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm 12 lớp, với lòng ham mê
đọc sách của 387 học sinh điểm trường trung tâm đã đem lại cho trường một thành
tích khả quan, qua nhiều lần kiểm tra từng lớp bước đầu học sinh lớp 1 chỉ biết xem
tranh và đánh vần ê, a, đến nay các em đã đọc được một cách đơn thuần, mà các em
còn kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe...
Trong công tác phục vụ bạn đọc, không những các em đọc được nhiều sách mà
còn giúp cho các em hiểu nhiều về các sự việc thường xảy ra hằng ngày trên trái đất
để phòng ngừa như “Thảm hoạ” do trời gây ra và cách phong ngừa. Ngoài ra đọc
sách còn giúp cho học sinh biết nhiều về các câu chuyện hay, rèn luyện được cách
đọc.
Trong suốt năm học 2016-2017 Trường Tiểu học Hướng Phùng liên tục mở cửa
phục vụ hàng chục ngàn lượt học sinh và giáo viên đến mượn sách và đọc sách. Đây
là món ăn tinh thần vô cùng quý giá, cung cấp cho học sinh trường một phần kiến
thức nhằm giúp các em nâng cao sự hiểu biết trong học tập và lao động.
Tổng hợp bạn đọc:
Giáo viên mượn về nhà:
TT
loại sách
Số sách mượn
Tỷ lệ
1
Tham khảo
546 bản
100%
2
Nghiệp vụ + giáo khoa

645 bản
100%
Học sinh mượn về nhà:
TT
Khối lớp
1
Khối I
(1A,1B)
2
Khối
II(2A,2B,2H)
3
Khối
III(3A,3B)

Sĩ số HS
71

Số sách mượn
131 bản

Tỷ lệ
99%

64

129 bản

99%


75

226 bản

99%

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
8


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
4
5

Khối
IV(4A,4B,4H)
Khối
V(5A,5B)

86

335 bản

99%

66

215 bản

99%


Ngoài những kinh nghiệm của bản thân tôi còn đến các trường trọng điểm ở
xã, huyện để học hỏi như: Trường Số 1 Khe Sanh, Trường PTDTBT-TH&THCS
Hướng Phùng….
4.5. Quản lý thư viện:
Thiết lập đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, tất cả tài sản được quản lý bằng
máy vi tính, hằng năm có tổ chức kiểm kê thanh lý kịp thời, thường xuyên tu bổ đóng
gáy những sách hư, bảo quản tốt.

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
9


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Với những thành quả nêu trên, tôi thiết nghĩ đó là kết quả của một quá trình
phấn đấu vượt khó và khả năng không ngừng sáng tạo, linh hoạt trong những tình
huống thực tế tại thư viện Trường Tiểu học Hướng Phùng mà cán bộ thư viện đã thực
hiện qua nhiều năm tháng. Qua đó nói lên sự quan tâm chăm chút đầu tư, gỡ khó của
Ban Giám hiệu cũng như sự nhiệt tình đóng góp tham gia của học sinh, cán bộ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường. Nhất là sự theo dõi chỉ đạo động viên kịp thời qua
từng thời điểm của lãnh đạo trường, Phòng Giáo dục. Những giải pháp thực hiện nêu
trên, trong thực tế đã đạt được hiệu quả, thành công nhất định và có tính khả thi. Do
đó thư viện trường chúng tôi tiếp tục phấn đấu giữ vững danh hiệu “Thư viện tiên
tiến”, và tiến tới xây dựng “Thư viện xuất sắc”, đồng thời mong muốn các cấp lãnh
đạo quan tâm tiếp tục chỉ đạo thêm cho thư viện luôn hoàn thiện và phát triển.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Mặc dù điều kiện Trường Tiểu học Hướng Phùng còn gặp nhiều khó khăn song
việc xây dựng thư viện trường học xuất sắc là việc làm cần thiết của người cán bộ thư

viện, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải nhiệt tình năng nổ, luôn học hỏi và bồi
dưỡng thêm nghiệp vụ thư viện, kiên trì tham mưu kết hợp cùng các tổ chức đoàn thể
trong và ngoài trường để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời cần có sự quan tâm thường
xuyên của Ban Giám hiệu nhà trường, Dự án tầm nhìn thế giới cùng Ban đại diện cha
mẹ học sinh trong vấn đề đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu. Chính vì vậy, thư
viện nhà trường rất mong các cấp quản lí quan tâm hơn nữa trong vấn đề cung cấp
nguồn tài liệu trong những năm tiếp theo để các hoạt động của Thư viện ngày càng
phát huy được hiệu quả.
Trên đây là “Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc ở Trường
Tiểu học Hướng Phùng”, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hướng phùng, ngày 29 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Thị Phương Anh

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
10


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Bộ

trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ
thông.
2. Thông tư 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ
giáo dục và Đào tạo - Bộ nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở cơ sở
giáo dục phổ thông công lập.
3. Hướng dẫn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ GD&ĐT về
việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của Bộ
GD&ĐT về việc Ban hành qui chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
11


“Một vài kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc”
MỤC LỤC
I. TÊN ĐỀ TÀI…………………………………………………………………….1
II. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………......1
1.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………...1
1.2. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………...1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….1
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………2
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….. 2
6. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………….. 2
7. Kế hoạch nghiên cứu…………………………………………………………….2
III. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………3
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………………..3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………………...........3

3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………………. …...3
4. Kết quả thực hiện……………………………………………………………….. 4
IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………..10
1. Kết luận………………………………………………………………………….10
1.1. Những bài học kinh nghiệm…………………………………………………...10
1.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………………...10
1.3. Khả năng ứng dụng và triển khai……………………………………………...10
2. Kiến nghị đề xuất………………………………………………………………..10
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….11

Người thực hiện: Trần Thị Phương Anh – Trường tiểu học Hướng Phùng
12



×