Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Một số biện pháp luyện đọc cho HS luyện đọc ở phân môn tập đọc lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.59 KB, 10 trang )

Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2

LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, kĩ năng đọc của học sinh tiểu
học được hình thành chủ yếu trong phân môn tập đọc của
môn Tiếng Việt. Chính vì vậy tập đọc là một phân môn có
vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn tiểu học. Việc
quan tâm đến dạy đọc và rèn đọc cho học sinh ở bất kì lớp
nào là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi giáo viên
đứng lớp.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, tôi đã
hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ BIỆN PHÁP
LUYỆN ĐỌC CHO HỌC SINH Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP
2”.

Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất
mong các thầy cô đồng nghiệp cùng các cấp lãnh đạo xem
xét và đóng góp ý kiến chân thành để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Giáo viên
Nguyễn Thị Ngọc Quýt

Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

1


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:


MỘT SỐ BIỆN PHÁP
LUYỆN ĐỌC CHO HỌC SINH Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2

ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 2, qua các năm giảng dạy, tôi nhận
thấy kĩ năng đọc ở lớp 2 đòi hỏi không cao lắm nhưng đối với học sinh ở lứa tuổi 7
đến 8 tuổi thì lại gặp rất nhiều khó khăn trong phần đọc. Các em mới từ lớp 1 lên,
nên tốc độ đọc chưa cao. Các em còn đọc đánh vần, chưa nắm vững cách ngắt nghỉ
hơi ở dấu câu. Đặc biệt là các em chưa biết cách đọc diễn cảm.
Những vấn đề trên luôn làm cho tôi suy nghĩ phải làm sao cho các em nắm
bắt được một cách nhanh nhất về kĩ năng đọc để áp dụng vào việc học các môn học
khác. Điều đó thôi thúc tôi không ngừng nghiên cứu học hỏi về vấn đề này và bước
đầu tôi đã áp dụng thành công ở lớp mình. Nhằm chia sẻ những gì đã tích luỹ được
qua thực tế giảng dạy ở trường, tôi xin giới thiệu đề tài “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
LUYỆN ĐỌC CHO HỌC SINH Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2”

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Bất kì ở nước nào, môn học về tiếng mẹ đẻ đều có nhiệm vụ hình thành kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ được thể hiện
trong 4 dạng hoạt động tương ứng, đó là các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết.
Trong đó kĩ năng đọc giúp cho học sinh rất nhiều trong môn Tiếng Việt. Nó
giúp các em hiểu nội dung của bài văn hay bài thơ, đọc sách, báo. Từ đó, các em
biết sàng lọc từ ngữ của mình để câu văn khi viết hay nói được trau chuốt hơn, lời
nói rõ ràng, mạch lạc hơn.
Kĩ năng đọc lại được hình thành chủ yếu trong phân môn tập đọc. Vậy tập
đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn tiểu học. Việc
quan tâm đến dạy đọc và rèn đọc cho học sinh ở bất kì lớp nào cũng đều hết sức
quan trọng và cần thiết.
III. THỰC TIỄN :

1/ Thuận lợi :
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh.
Học sinh ở độ tuổi tương đối đồng đều các em có đủ sách giáo khoa và đồ
dùng học tập.
2/ Khó khăn :
Đa phần học sinh thuộc diện gia đình đông con nên ít được sự quan tâm
của bố mẹ về vấn đề học tập.
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

2


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2
Gia đình các em ở xa và ở nhiều thôn khác nhau như : thôn Mã lai, thôn
Cheng, thôn Tân Pun….nên các em đi học rất vất vả, đặc biệt là vào mùa mưa.
100% học sinh là người dân tộc Vân Kiều nên khả năng tiếp thu kiến thức
rất hạn chế.
- Lớp học hư hỏng nhiều, phòng học không có cửa nên không có điều kiện
trưng bày các tranh , ảnh, sản phẩm học tập của các em để các em có thể xem tạo
hứng thú trong học tập.
Cơ sở vật chất còn khó khăn thiếu thốn ảnh hưởng đến sức khỏe các em
( phòng học khong có cửa trời lạnh các em hay ốm nghỉ học nhiều)
3/ Thực trạng :
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khi mới bước vào đầu lớp 2, các em
phát âm còn sai nhiều, đọc còn đánh vần, thậm chí nhiều em không biết đọc, đánh
vần. Đặc biệt các em chưa biết cách ngắt, nghỉ hơi ở các dấu câu dẫn đến các em
không đọc được diễn cảm.
Ngay từ đầu năm học, khi bắt đầu nhận lớp, kết quả khảo sát môn tiếng việt
như sau:
Điểm

Điểm
TS học
Dưới
Trên TB
sinh
TB
1-2
3-4
5–6
7-8
9 - 10
18
4
5
9
7
1
1
9
Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi nhận thấy chất lượng đọc của lớp còn quá
thấp. Qua tìm hiểu, tôi đã nắm được một số nguyên nhân sau :
Do các em chưa thật sự hiểu về ý nghĩa của việc ngắt, nghỉ hơi ở các dấu
câu.
Do các em ít đọc như đọc bài trước ở nhà, đọc trong giờ học, đặc biệt là đọc
trong tiết tập đọc.
Do việc đọc đồng thanh ở lớp dưới dẫn đến tình trạng các em đọc liến
thoắng, đọc hết hơi chỗ nào thì nghỉ hơi ở chỗ đó.
Là địa phương vùng bản, trình độ dân trí chưa cao, nhiều gia đình cha mẹ
không biết chữ, kinh tế còn quá khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến việc học
của con em mình, còn phó mặc cho giáo viên.


Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

3


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Qua trao đổi với đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin trình bày Một
số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2, như sau :
1/ Phối hợp với phụ huynh học sinh để chăm lo đến chất lượng học tập của các
em.
Vào đầu năm học, nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm họp
phụ huynh học sinh lớp. Tôi đã trao đổi, bàn bạc với phụ huynh mua đủ tài liệu, đồ
dùng học tập để các em học tốt các môn học. Qua cuộc họp, phụ huynh đã nắm
được năng lực học tập của con em mình. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến kĩ năng đọc
của học sinh nhất là những học sinh yếu. Từ đó phụ huynh có sự đôn đốc, kiểm tra
việc đọc ở nhà của các em, giúp các em đọc nhiều và rèn được kĩ năng đọc( Đọc tất
cả thông tin trong mọi môn học chứ không phải chỉ riêng phân môn Tập đọc).
Ngoài ra, phụ huynh cần khuyến khích cho con em mình đọc thêm truyện, sách,
báo…. phù hợp với lứa tuổi vào các ngày nghỉ ( thứ bảy, chủ nhật) để các em được
tiếp xúc với mặt chữ nhiều hơn.
Đến lớp, giáo viên thường xuyên kiểm tra đọc để biết mức độ tiến bộ của các
em, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
2/ Phân loại học sinh :
Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành phân loại học sinh, nắm bắt những em
nào đọc tốt, những em nào đọc còn đánh vần, em nào chưa đánh vần được, em nào
yếu đến nỗi không biết chữ cái.
3/ Phương pháp rèn đọc trong phân môn Tập đọc :

a/ Đọc mẫu tốt :
Tôi nhận thấy giáo viên đọc mẫu tốt trong giờ tập đọc sẽ kích thích tính tò
mò của học sinh, các em sẽ hứng thú đọc bài hơn. Để đọc mẫu tốt, tôi luôn rèn
luyện về giọng đọc, tốc độ đọc, khả năng cảm thụ văn học,….. Tìm hiểu kỹ bài tập
đọc trước để cảm thụ sâu sắc bài văn hoặc thơ, từ đó sẽ tìm ra cách đọc thật hay.
Tôi dựa vào sách giáo viên – sách hướng dẫn và học hỏi cách đọc của các
đồng nghiệp để tự luyện đọc trước ở nhà bài tập đọc cho thật hay, thật diễn cảm và
phát âm thật chuẩn.
Trong các giờ tập đọc, tôi thường đọc mẫu 2 lần :
+ Lần 1 : Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi ở những câu dài và những từ ngữ nào
cần nhấn giọng. Chú ý những lỗi phát âm địa phương, tuyệt đối không đọc sai, phát
âm sai.
+ Lần 2 : Đọc vào lúc học sinh đọc lại. Ở lần đọc này giáo viên cần đọc hay
hơn lần 1, đọc diễn cảm nếu là bài thơ hay bài văn nghệ thuật, đọc rõ lời nhân vật
và thể hiện đúng giọng của từng nhân vật ( nếu có).
b/Trong một tiết tập đọc, muốn học sinh đọc tốt cần đảm bảo các yếu tố sau :
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

4


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2
+ Hướng dẫn đọc thành tiếng : Đây là một bước hết sức quan trọng trong tiết
tập đọc. Ở bước này tôi thường dành khoảng 15 - 20 phút trong một tiết học tập đọc
để rèn đọc cho học sinh.
+ Tìm hiểu nội dung bài : Sau khi các em đọc trôi chảy bài tập đọc, tôi
hướng dẫn một cách tỉ mỉ giúp các em hiểu sâu sắc nội dung của bài, cảm nhận
được cái hay, cái đẹp trong bài văn( bài thơ ). Từ đó sẽ thôi thúc các em thích bài
văn( bài thơ )đó và rất muốn đọc nó. Có như vậy, các em mới đọc được tốt hơn.
+ Luyện đọc lại : Đây là một bước mới mẻ so với chương trình cũ. Nó giúp

cho học sinh đọc nâng cao, đọc sáng tạo và giáo viên có thể phát hiện những học
sinh có năng khiếu đọc ở bước này.
4/ Các biện pháp rèn đọc cụ thể:
a/ Luyện đọc thành tiếng:
Muốn cho học sinh đọc thành tiếng tốt, trước hết phải rèn cho học sinh cách
phát âm rõ ràng, tốc độ đọc phải đảm bảo. Để làm được như vậy, tôi đã tiến hành
thực hiện như sau:
-Ngay từ đầu năm học, tôi đã điều tra, phân loại thành từng nhóm để có kế
hoạch bồi dưỡng và uốn nắn.
- Khi hướng dẫn học sinh phát âm, tôi thường phân tích cho các em thấy sự
khác biệt của phát âm đúng, phát âm sai.
Ví dụ: Dạy bài “Voi nhà” (TV2 – Tập 2) phần luyện phát âm, tôi đã cho các
em tập phát âm các từ: khựng lại, vục xuống, ngăn lại, quặp vòi, huơ vòi, lững
thững, nhúc nhích.
Tôi gọi một em khá đứng lên đọc, sau đó tôi gọi các em khác nhận xét: Các
từ bạn vừa đọc có phụ âm gì khó phát âm ? Theo em phải phát âm như thế nào?
Nếu học sinh phát âm sai, tôi hướng dẫn tiếng cần phát âm cụ thể.
- Với các âm khác, tôi cũng hướng dẫn tương tự như trên. Bước đầu dùng
phương pháp này luyện cho học sinh gặp nhiều khó khăn, nhưng lặp đi lặp lại nhiều
lần như thế các em quen dần và dễ sửa hơn.
- Kết hợp với rèn đọc đúng, tôi còn rèn cho các em đọc trôi chảy, đọc hay.
Chính vì vậy, tôi dùng thời gian thích đáng cho việc luyện đọc ở lớp cũng như ở
nhà.
Bên cạnh đó, tôi còn rèn cho học sinh cách đọc diễn cảm. Khi đọc bài tập
đọc hay bất kì một bài văn, bài thơ nào tôi luôn lưu ý các em phải ngắt hơi ở dấu
phẩy, giữa các cụm từ, nghỉ hơi ở dấu chấm và các loại dấu câu khác.
Ví dụ: Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc
xe qua vũng lầy. // Lôi xong , / nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo
hướng bản Tun. //
(Voi nhà- TV2-Tập 2)

Riêng đối với các đoạn thơ, bài thơ tôi còn hướng dẫn cho các em cách ngắt
nhịp đúng quy định sao cho thể hiện được ý đồ của tác giả.
Ví dụ:
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

5


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2
Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, /
Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng. //
Thân dừa / bạc phếch tháng năm, /
Quả dừa – / đàn lợn con / nằm trên cao.//
Đêm hè / hoa nở cùng sao, /
Tàu dừa – / chiếc lược chải vào mây xanh. //
Ai mang nước ngọt, / nước lành, /
Ai đeo / bao hũ rượu / quanh cổ dừa. //
(Cây dừa- TV2-Tập 2)
Ngoài việc hướng dẫn các em đọc ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu và các cụm
tư øthì việc hướng dẫn các em cách thể hiện giọng khi gặp các dấu câu khác nhau
cũng là điều hết sức quan trọng.
Ngoài ra, ở các bài tập đọc có lời đối thoại, tôi thường hướng dẫn học
sinh đọc theo 2 cách:
- Cách 1: Đọc bình thường, trầm.
- Cách 2: Nhấn mạnh lời thoại của nhân vật.
Từ đó, các em sẽ phát hiện ra cách thể hiện lời nói của từng nhân vật và tìm cách
thể hiện lại.
Ví dụ: Voi nhà (TV2-T2)
- Thế này thì hết cách rồi !
(Giọng đọc thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố)

- Chạy đi ! Voi rừng đấy !
(Giọng đọc thể hiên sự hoảng hốt khi voi xuất hiện)
- Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi !
(Giọng đọc thể hiện sự lo lắng)
Sau mỗi buổi học, tôi dặn các em về đọc những bài cho buổi học hôm sau.
Sau đó, tôi giao cho từng đôi bạn ( ngồi cùng một bàn ) kiểm tra lẫn nhau vào đầu
giờ học tới .
b/ Luyện đọc thầm :
Sau khi đã rèn đọc thành tiếng, tôi tiến hành cho các em đọc thầm để tìm
hiểu nội dung bài. Thường thì khi giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm thì chỉ có
một số em đọc, còn một số em cũng nhìn sách nhưng không đọc. Để khắc phục tình
trạng này, tôi đã hướng dẫn các em :
+ Tập trung vào bài, phải đọc đầy đủ các tiếng trong câu. Đọc bằng mắt.
+ Em nào đọc xong thì giơ tay để cô giáo kiểm tra.
c/ Luyện đọc lại ( học thuộc lòng) :
Ở phần này, tôi để các em tự do thể hiện để phát huy hết khả năng đọc của
bản thân, miễn là các em đảm bảo được theo các phần luyện đọc thành tiếng ở trên.
Thông thường tôi yêu cầu cho các em tự chọn một đoạn văn hay một khổ thơ
mà mình thích nhất để đọc. Sau đó, đọc theo nhóm đôi ( cứ một bạn đọc tốt kết hợp
với một bạn đọc chưa tốt để giúp đỡ, hướng dẫn cách đọc cho nhau).
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

6


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2
Trong phần luyện đọc lại ( học thuộc lòng ) tôi luôn thể hiện cho học sinh
thấy rằng “ cô cũng rất thích nghe các em đọc. Cô cũng rất vui nếu các em đọc
đúng, đọc hay” bằng cách luôn chăm chú theo dõi học sinh đọc, thỉnh thoảng mỉm
cười hay gật đầu nhẹ để khuyến khích học sinh. Nếu em nào phát âm chưa đúng,

chưa thể hiện được diễn cảm, chưa thể hiện đúng giọng của các nhân vật…. thì
không bắt học sinh dừng ngay lại để sửa. Vì làm như vậy, các em sẽ mất hết cảm
hứng khi đọc dẫn đến việc đọc hay khó thành công. Khi nhận xét, đánh giá học sinh
đọc, tôi luôn tìm ra ưu điểm của các em để khen ngợi, để các em tự tin hơn trong
quá trình thể hiện của mình. Từ đó, các em có hướng phấn đấu cố gắng đọc được
tốt hơn.
Tóm lại: Trong quá trình dạy học, muốn học sinh đọc tốt giáo viên không
những phải có phương pháp dạy học tốt mà cón phải có thái độ ôn hoà, cởi mở, hoà
nhã với học sinh. Kiên trì uốn nắn, sửa cách đọc cho các em, để các em tiếp thu bài
một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó tôi còn khuyến khích các em đọc thêm sách ,
báo…. Thường xuyên nhắc nhở các em về nhà học bài, luyện đọc thành thạo. Giao
nhiệm vụ cho các em khá giỏi kèm cặp các em yếu hơn.Khuyến khích các em học
nhóm, thi đọc cho nhau nghe trước khi vào học.

Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

7


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân mơn tập đọc lớp 2

KẾT LUẬN
I/ Kết quả:
Với một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh như trên, tơi đã trực tiếp
áp dụng trên lớp mình phụ trách kết quả như sau:
- Học sinh trong lớp đã có sự tiến bộ rõ rệt, mặc dù đến thời điểm kết thúc
học kì I vẫn còn vài em đọc còn chậm. Nhưng nhìn chung, các em đã cố gắng rất
nhiều. Nhiều em đọc lưu lốt, trơi chảy và đã biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các
cụm từ .
Kết quả kiểm tra giữa học kỳ 2 mơn tiếng việt như sau:

TS
học sinh
18

Điểm dưới TB
1-2
3-4
0
0

Điểm trên TB
5-6
7-8
9 - 10
7
10
1

Với kết quả trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi
đã nâng cao rõ rệt về chất lượng đọc, dẫn đến chất
lượng học của môn Tiếng Việt cũng đã nâng cao, đặc
biệt là tiến bộ rất rõ trong phân môn Chính tảvà Tập
làm văn. 100% học sinh đều biết viết, nhiều em chữ rất đẹp, nhiều em trình
bày rất sạch sẽ. Một vài em đã biết làm Tập làm văn khi có sự gợi ý của giáo viên.
Sự tiến bộ đó của học sinh giúp tơi tự tin hơn khi vận dụng các biện pháp này
vào giảng dạy. Song bản thân tơi thấy cơng việc nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ
năng đọc khơng dừng lại ở phân mơn Tập đọc mà cần phải lồng ghép vào nhiều
mơn học khác. Vì vậy, tơi nhận thấy mình cần phải học thêm rất nhiều về kinh
nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp và tham khảo nhiều tài liệu hơn nữa để tìm tòi, áp
dụng vào việc giảng dạy để đưa chất lượng học sinh ngày một cao hơn.

II/ Bài học kinh nghiệm:
Từ những việc làm cụ thể và thực tế đạt được, tơi đã rút ra bài học kinh
nghiệm cho bản thân như sau:
1/ Đối với giáo viên:
Nắm rõ hồn cảnh của từng học sinh.
Nắm chắc chất lượng đọc của lớp mình.
Phân loại và quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp ngay từ đầu
năm học.
Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và phương pháp đọc, giáo viên đọc mẫu
phải chuẩn, hay để lơi cuốn học sinh vào bài học.
Thường xun kiểm tra, đánh giá việc đọc của học sinh, ghi nhận kết quả
của các em dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ.
2/ Đối với phụ huynh học sinh:
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Qt

8


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2
Mua đủ đồ dùng học tập cho các em.
Khuyến khích các em đọc thêm sách, báo, truyện thiếu nhi vào các ngày
nghỉ.
Thường xuyên quan tâm và nhắc nhở việc học ơ ûnhà của các em.
3/ Đối với học sinh:
- Chuẩn bị kĩ bài ỏ nhà.
- Đọc bài trước ở nhà nhiều lần.
- Tham gia tích cực các hình thức luyện đọc trên lớp.
- Thường xuyên đọc sách báo.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân. Tôi rất mong sự đóng góp
ý kiến của các cấp, cùng các đồng nghiệp để việc giảng dạy môn Tiếng Việt đạt kết

quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Hướng Phùng, ngày 5 tháng 4 năm 2014
Giáo viên
Nguyễn Thị Ngọc Quýt

ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG TH HƯỚNG PHÙNG
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

9


Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh ở phân môn tập đọc lớp 2
......................................................................................................................................
...................................
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG HÓA
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
...................................

Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Quýt

10



×