Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.76 KB, 28 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Trách nhiệm của văn phòng trong việc xây
dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng văn
hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp” là một công trình
nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản
phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập trên lớp cũng như
nghiên cứu ở ngoài. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số sách báo và
tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Đăng
Việt và cô Lâm Thu Hằng– Giảng viên khoa Quản trị văn phòng .Tôi xin cam
đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


MỤC LỤC


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang ngày càng hòa nhập hơn với nền kinh
tế thế giới, việc xây dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh doanh nghiệp cũng như
văn hóa doanh nghiệp đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết đối với các doanh
nghiệp.
Được xem là có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp trên thương trường, hình ảnh doanh nghiệp là sự tổng hòa của nhiều yếu tố:
chất lượng sản phẩm, phong cách kinh doanh, văn hóa của doanh nghiệp cũng như
các hoạt động truyền thông, quảng bá.
Trong đó yếu tố văn hóa doanh nghiệp hiện nay cũng đã xuất hiện một khái
niệm mới và đang rất được quan tâm. Cũng giống như văn hoá nói chung thì văn
hoá doanh nghiệp có những nét đặc trưng cụ thể riêng biệt.
Văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của nhiều người làm nên trong một
doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một giá trị được mọi
người trong cùng doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá


trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh
nghiệp và được coi là truyền thống, hình ảnh riêng của mỗi doanh nghiệp.
Hầu hết các công ty thành công đều xây dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh
cũng như duy trì, giữ gìn nền văn hoá doanh nghiệp của mình.
Hình ảnh công ty góp phần không nhỏ trong việc tạo ra hoặc thu hẹp khoảng
cách trong cạnh tranh trên thị trường, dù đó là thị trường trong nước hay ngoài
nước. Một hình ảnh tích cực, có tính chuyên nghiệp về công ty trong nhận thức của
các bên đối tác sẽ tạo sự tin tưởng của họ về công ty và điều đó sẽ tác động mạnh
mẽ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy, việc xây dựng giữ gìn
và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp là trách nhiệm của tất cả mọi người, tất cả
các phòng ban trong doanh nghiệp, đặc biệt là văn phòng.


Chính vì những điều trên, tôi đã chọn đề tài “Trách nhiệm của văn phòng
trong việc xây dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Đánh giá
thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp” để
tìm hiểu sâu rộng hơn về cách xây dựng hình ảnh văn hoá trong từng doanh nghiệp
và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao nền văn hoá doanh nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến xây dựng, giữ gìn, phát triển hình ảnh và văn hoá
đang rất được các doanh nghiệp quan tâm. Đã có nhiều nhà tư vấn xây dựng doanh
nghiệp nghiên cứu về vấn đề này. Ví dụ như: CEO Trần Đình Tuấn - Chuyên gia
đào tạo kỹ năng mềm, huấn luyện đội ngũ bán hàng và tư vấn doanh nghiệp xây
dựng văn hoá doanh nghiệp, đã chỉ ra những điểm sau:
- Điểm mạnh: phân tích được những vấn đề liên quan đến lãnh đạo, điều hành
trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
- Điểm yếu: chưa thật sự đưa ra được những giải pháp tốt nhất đề xây dựng một
nền văn hoá doanh nghiệp.
- Những nội dung cần giải quyết:
+ Nghiên cứu được thực trạng sâu rộng hơn.

+ Đưa ra các giải pháp thật hữu hiệu để xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp
và đó là một trong những phương pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của văn
phòng doanh nghiệp.
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về trách nhiệm của
văn phòng trong việc xây dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh của công ty. Đánh


giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một
số giải giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như văn hóa của doanh
nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung vào việc khảo sát, phân tích, đánh giá trách nhiệm của văn phòng
trong việc xây dựng, gữ gìn và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và thực trạng
văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu trách nhiệm của Văn phòng công ty trong việc xây
dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Thực trạng văn hóa doanh
nghiệp ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp, phương pháp lãnh đạo điều hành đúng
đắn để phát triển nền văn hóa của công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- phương pháp thu thập thông tin ( thông qua các nguồn giáo trình, sách báo,
luận án, internet…)
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đưa ra các kết luận và giải
pháp.

6. Giả thuyết khoa học
Để việc xây dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh doanh nghiệp được hiệu
quả, nâng cao nền văn hóa doanh nghiệp.


7. Ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm trách nhiệm của văn phòng trong việc
xây dựng, giữ gìn và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. đánh giá đuộc thực
trạng văn hóa của doanh nghiệp và các văn hóa doanh nghiệp điển hình.
Giúp các lãnh đạo phòng và các CB,CC, nhân viên nhận thức được những
ưu điểm, hạn chế trong việc xây dựng hình ảnh cũng như văn hóa doanh nghiệp,
đồng thời đề xuất các giải pháp để lãnh đạo phòng có thể tổng kết, áp dụng vào
thực tiễn nhằm nâng cao văn hóa của doanh nghiệp.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, bố cục đề tài được chia thành 3
chương:
Chương 1: Trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng, giữ gìn và phát
triển hình ảnh doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và một số
văn hóa doanh nghiệp điển hình
Chương 3: Đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa
doanh nghiệp



PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TRÁCH NHIỆM CỦA VĂN PHÒNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG, GIỮ GÌN
VÀ PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng, giữ gìn và phát

triển hình ảnh của công ty.
1.1.1. Khái niệm hình ảnh doanh nghiệp
Hình ảnh của doanh nghiệp thường được liên hệ và hình thành trong trí nhớ
người tiêu dùng như một nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ.
Khái niệm hình ảnh doanh nghiệp lần đầu tiên được nhắc đến và được
nghiên cứu một cách chính thức từ đầu những năm 1950 (theo Abratt 1989). Chỉ
vài năm sau khi xuất hiện trong lĩnh vực nghiên cứu marketinh, thuật ngữ này đã
thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý và đóng góp của cả những nhà nghiên
cứu trên thế giới và đặc biệt là Mỹ.
Hình ảnh doanh nghiệp là sự nhận thức, là cảm nhận, là sự ấn tượng và đánh
giá của một cá nhân, một nhóm người về doanh nghiệp. Người ta thường có xu
hướng nhân cách hóa các doanh nghiệp như gán cho các doanh nghiệp những đặc
tính của con người: thân thiện, thành công, có uy tín… Do đó hình ảnh doanh
nghiệp còn được hiểu là sự nhận thức của một người hay một nhóm người.
Hình ảnh doanh nghiệp là kết quả của các quá trình tương tác của nhiều yếu
tố, nhiều thuộc tính mà một người hoặc nhóm người có thể nhận được thông qua
những thông điệp mà doanh nghiệp truyền tới họ hoặc thông qua những yếu tố
khác như môi trường xã hội mà cá nhân hay nhóm đó tồn tại, kinh nghiệm với
doanh nghiệp.
1.1.2. Trách nhiệm của văn phòng trong việc xây dựng hình ảnh của
doanh nghiệp
Một hình ảnh đẹp về công ty có tác dụng rất lớn giúp tăng doanh thu và lợi
nhuận. không ít các chủ doanh nghiệp tỏ ra lo lắng khi những khách hàng tiềm
năng trên thị trường dường như xem công ty của họ như những chú ngựa con mới


lớn. Mong muốn của các chủ doanh nghiệp này là biết được phải làm thế nào để
khách hàng đón nhận công ty mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn hàng vạn
công ty khác trên thị trường hiện cũng đang phải đối mặt với cùng tình trạng tiến
thoãi lưỡng nan.

Câu hỏi đặt ra là các nhà lãnh đạo cũng như các phòng ban trong công ty
phải làm thế nào để thoát khỏi hố sâu này ?
Lãnh đạo là người điều hành chung của công ty.
Văn phòng tham mưu, tổng hợp, đề xuất cho ban lãnh đạo Công ty những ý
tưởng mới về xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Luôn tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh
nghiệp trong tương lai. Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh
nghiệp trong tương lai để đề xuất với lãnh đạo.
Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ bản
nhất để xây dựng hình ảnh v à văn hóa doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi phải là các
giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp.
Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn chính là bức
tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Tầm nhìn chính là định hướng để
xây dựng hình ảnh văn hóa doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn
xây dựng hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có.
Đánh giá hình ảnh doanh nghiệp hiện tại và nêu ý kiến xác định những gì
cần thay đổi.
Việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp bắt nguồn từ những việc nhỏ. Ví dụ:
cách trả lời khách hàng qua điện thoại, trang phục…
Là đầu mối xây dựng quảng bá các chương trình, sự kiện liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về hình ảnh văn hóa doanh nghiệp, lịch
sử hình thành công ty.


1.1.3. Trách nhiệm của văn phòng trong việc giữ gìn hình ảnh của doanh
nghiệp
Khi đã xây dựng được hình ảnh của doanh nghiệp rồi, vậy văn phòng cần
làm gì để giữ gìn hỉnh ảnh của doanh nghiệp mình?
Văn phòng trực tiếp quan hệ và làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật,

cơ quan báo chí và truyền thông trong các lĩnh vực liên quan tới hoạt động của
doanh nghiệp.
Quản lý và tổ chức các sự kiện liên quan tới công tác quảng bá hình ảnh của
doanh nghiệp, công tác truyền thông, tuyên truyền, hội chợ, triển lãm trong nước
và quốc tế.
Nghiên cứu các văn bản của các cấp trên ban hành các quy chế, quy định,
văn bản hướng dẫn thực hiện các lĩnh vực công tác quan hệ cộng đồng.
Khi nói đến coca cola, người ta nhớ đến một tập đoàn toàn cầu chuyên sản
xuất kinh doanh nước giải khát. Người ta nhớ đến logo của hãng với hàng chữ
Coca Cola mềm mại, mang màu đặc trưng là màu đỏ và xuất hiện gần như khắp
nơi trên toàn cầu. Người ta cũng nhớ đến Coca Cola như một hãng sở hữu nhiều
thương hiệu nổi tiếng khác nhau như: Coca Cola, Fanta, Sprite, Joy, với những
chương trình quảng cáo rất hay và vui nhộn…
Ở Việt Nam, khi nói đến Samsung, người ta thường nghĩ đến một tập đoàn
sản xuất đồ điện tử với các loại sản phẩm chính như TV, máy tính, và gần đây là
điện thoại di động, tất cả đều mang thương hiệu Samsung với màu đặc trưng là
màu xanh dương. Các quảng cáo của Samsung cũng thường rất đẹp và ấn tượng…
1.1.4. Trách nhiệm của văn phòng trong việc phát triển hình ảnh của
doanh nghiệp
Văn phòng có trách xây dựng, giữu gìn và phát triển hỉnh ảnh của
doanh nghiệp.
chúng ta có thể thấy rằng hình ảnh doanh nghiệp là diện mạo của một doanh
nghiệp được xác định thông qua tất cả các yếu tố mang tính thông tin, cho phép ta
phân biệt doanh nghiệp này với một doanh nghiệp khác (Tổng công ty Thép Việt
Nam, Tổng công ty Sữa Việt Nam, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà


Nội…). Nói cách khác, hình ảnh doanh nghiệp chính là sự nhìn nhận của cộng
đồng về một doanh nghiệp thông qua các thông tin mà doanh nghiệp ấy thể hiện ra,
dù họ có hay không có chủ định. Cần nhấn mạnh rằng mỗi đối tượng khác nhau

(người tiêu dùng, đối tác, chính quyền hay các cơ quan chức năng…) sẽ có một
mối quan tâm và cách nhìn nhận khác nhau đối với hình ảnh doanh nghiệp.
Văn phòng luôn thông tin, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, giáo dục
truyền thống, văn hóa doanh nghiệp để áp dụng trong toàn doanh nghiệp phù hợp
nghiệp vụ và yêu cầu đặt ra.
Phát triển văn hóa doanh nghiệp không chỉ phát triển hình ảnh của
doanh nghiệp mà còn giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bởi văn hóa doanh
nghiệp là hình ảnh của quốc gia.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
MỘT SỐ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH
`

2.1. khái quát về thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
Văn hoá doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của từng

doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu việc xây dựng văn hoá không được chú trọng thì
doanh nghiệp rất khó có thể bền vững và tồn tại lâu dài trên thị trường, đặc biệt là
đang trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Ngày nay, không chỉ ở Việt
Nam mà trên thế giới, ngồn nhân lực của doanh nghiệp chính là con người, con
người tạo nên văn hoá doanh nghiệp từ những nguồn nhân lực riêng lẻ thông qua
sự gắn kết mà trước hết do phương pháp lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu
các vị trí của doanh nghiệp.
Theo quan sát của bản thân, tôi thấy văn hoá của các doanh nghiệp Việt Nam
còn có những mặt hạn chế nhất định. Đó là một nền văn hoá xây dựng trên nền
tảng dân chí thấp và phức tạp do những yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới môi
trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm
đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác. Đồng thời làm việc chưa có tính chuyên

nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp;
chưa có sự giao thoa về quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo,
chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong nền giáo dục - đào tạo nên chất
lượng chưa cao. Mặt khác các doanh nghiệp còn bị các yếu tố khác ảnh hưởng như
nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn, ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến.
Có nhiều loại văn hoá doanh nghiệp khác nhau ở nước ta. Ví dụ như: Văn
hoá theo kiểu phục tùng (cấp trên ra lệnh và cấp dưới thực thi); văn hoá theo kiểu


tất cả đều có ý kiến bình đẳng; hoặc văn hoá theo kiểu công ty như lớp học, có
người nói, có người nghe và làm theo bài vở, theo bài bản. Có những văn hoá
doanh nghiệp rất thoải mái, tự do, nhân viên có thế ở nhà làm việc ở quán cafe qua
kết nối như laptop, ipad hoặc nhân viên vừa đi trên đường vừa nghĩ ra ý tưởng. Tất
cả những loại hình văn hoá doanh nghiệp này đều nói lên định hướng của công ty
sẽ quyết định cho văn hoá của doanh nghiệp đó.
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp
đã chú ý đến hai nét của văn hoá.
- Thứ nhất, văn hoá phản ánh được giá trị và tầm nhìn, xứ mệnh của công ty;
phù hợp với pháp lệnh của đất nước.
- Thứ hai, chú ý đến lề thói, phong tục, tập quán của đất nước. Tuy nhiên lại
chưa thực sự dựa vào chiến lược của công ty.
Tại sao các nhà lãnh đạo lại muốn nhân viên hành xử theo văn hoá của
doanh nghiệp mình? Vì họ muốn nhân viên đóng góp cho công ty thông qua chiến
lược công ty. Nói cách khác, văn hoá doanh nghiệp phải hỗ trợ vào chiến lược của
công ty.
Ví dụ, nếu làm việc trong doanh nghiệp họ đề cao sáng tạo và đổi mới thì
một văn hoá được gọi là phù hợp nếu văn hoá làm cho nhân viên thoải mái đề bạt ý
kiến của mình với cấp trên, có đầu óc cởi mở để tiếp thu những điều mới. Văn hoá
đó sẽ cho họ đề bạt những ý kiến và chấp nhận rủi ro sau khi đã tính toán cẩn thận.
Đó là văn hoá ủng hộ cho chiến lược kinh doanh sáng tạo và đổi mới. Ngược

lại với chiến lược sáng tạo và đổi mới đó lại là đòi hỏi doanh nghiệp không được
làm sai, 0% lỗi hoặc ai đó làm sai, sáng kiến không tốt lắm sẽ bị chỉ chích. Như
vậy, văn hoá sẽ không thể nào ủng hộ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cần có
sự kết nối giữa văn hoá với chiến lược phát triển.


2.2. Một số nền văn hóa doanh nghiệp điển hình
2.2.1. Văn hoá doanh nghiệp của Công ty Towers Watson
Towers Watson là một trong những công ty đa quốc gia với văn phòng trên
40 nước và số lượng nhân viên trên dưới 14.000 người, làm việc trong lĩnh vực tư
vấn về chiến lược kinh doanh và phát triển cho khách hàng. Towers Watson luôn đề
cao việc phát triển văn hoá doanh nghiệp và coi đó là một trong những yếu tố quan
trọng để phát triển doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp này đã tự
lựa chon ra phương hướng và kế hoạch xây dựng phát triển văn hoá doanh nghiệp
một cách độc đáo. Nó xuất phát từ những việc rất cụ thể và tưởng chừng như nhỏ
nhặt. Cấp trên luôn thảo luận chiến lược phát triển cụ thể của công ty với nhân viên
cấp dưới; luôn biết cách quan tâm đến những quan ngại của nhân viên.
Towers Watson làm theo những giá trị, khách hàng là trên hết; sự cộng tác và
chuyên nghiệp; sự trung thực và cuối cùng là coi trọng lẫn nhau. Đề cao sự cộng
tác, chính vì vậy khi một nhân viên nhận được yêu cầu của khách hàng mà không
biết phải giải quyết như thế nào thì có thể đưa câu hỏi lên mạng cục bộ. Ngay lập
tức các đồng nghiệp của họ từ các văn phòng trên thế giới sẽ chia sẻ ý kiến của
mình, gửi mẫu công việc mà họ đã gặp phải tương tự với khách hàng khác; hoặc
chia sẻ quan điểm của họ.Sau đó, nhân viên sẽ có đủ công cụ để phát triển và giải
pháp cho khách hành của mình. Đây không là kiến thức của một cá nhân nữa mà
đó là sự hợp tác của toàn công ty.
Cái độc đáo trong việc xây dựng văn hoá của Towers Watson là ở chỗ nó thể
hiện theo nhiều cách. Từ bài thuyết trình của các CEO tới nhân viên cho đến cách
nói chuyện hàng ngày của quản lý với nhân viên; có thể tấm lịch làm việc trên bàn,
là những tấm hình cổ động cho sự phát triển văn hoá doanh nghiệp. Towers Watson

cho rằng đó sẽ là bước tiến quan trọng để ngày càng phát triển tốt hơn trong mỗi


văn hoá của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường xuyên tiến hành
khảo sát ý kiến nhân viên. Nhân viên trả lời bảng câu hỏi khảo sát mà không làm
mất nhiều thời gian của họ. Điều đặc biệt là sau mỗi năm, doanh nghiệp này lại rút
ra bài học kinh nghiệm của mình cho năm sau và lập tức chia sẻ nó cho nhân viên
để cùng hiểu và cùng phát triển doanh nghiệp của chính mình.
2.2.3. Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia với động đất và sóng thần nhiều nhất thế giới, gây
thiệt hại lớn tới nền kinh tế cũng như con người vậy mà Nhật Bản vẫn là một trong
những cường quốc của thế giới. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt trội và hùng
mạnh không phải nhờ vào sự may mắn hay ngẫu nhiên, Để tạo được các thành quả
đó, kỉ luật, phong cách, ý thức làm việc cũng là những yếu tố quan trọng . Đặc biệt
đó chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết và văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản.
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản thể hiện qua các điểm sau:
 Tuyệt đối đúng giờ
Đúng giờ thể hiện tinh thần trách nhiệm, lối sống khoa học và sự chuyện
nghiệp trong công việc của một người.So với các dân tộc khác, người Nhật rất tôn
trọng giờ hẹn, giờ đi làm, giờ dự tiệc hoặc giờ tham dự một buổi họp. Đúng giờ là
một nét văn hóa đẹp của người Nhật, thói quen ấy cũng có nhiều nguyên nhân. Do
dân cư đông đúc và thịnh vượng, người Nhật buộc phải thu xếp thời gian trước
hàng tháng trời để tham gia các hoạt động như vui chơi, giải trí, đăng ký xe điện
đường dài nhất là trong mùa kinh doanh bận rộn. Trong văn hoá doanh nghiệp
Nhật Bản, việc trễ giờ sẽ để lại ấn tượng không tốt.
 Tôn trọng những người lớn tuổi


Theo phong tục, trong một cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra
những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người có cấp

cao nhất đang hiện diện ở đó, không ai bày tỏ sự bất đồng với người đó.
Nhật Bản là một đất nước rất coi trọng nghi thức và lễ nghĩa, đối với người
Nhật việc đánh giá một người đối diện không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn
dựa và cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn và đúng quy cách hay
không.
Chính vì vậy khi làm nhân viên trong công Nhật cần phải chú ý kỹ điều này. Nhân
viên mới vào công ty được huấn luyện rất kỹ về vấn đề này, nhiều trường hợp sếp
đã dùng thước để đo độ gập thân cúi chào của nhân viên, vì họ cho rằng cúi gập
người chào khách là điều vô cùng quan trọng thể hiện sự tôn trọng đối với khách
hàng và sự kính trọng đối với lãnh đạo.
 Lời chào cao hơn mâm cỗ
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà
mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của
từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp
của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của
người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế phụ thuộc vào địa
vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
 Tôn trọng danh thiếp
Người Nhật trao nhau danh thiếp một cách rất trang trọng. Khi nhận danh
thiếp, người ta sẽ cầm bằng cả hai tay, xem xét nội dung cẩn thận và sau đó đọc to
các thông tin được in trong tấm thiếp. Tiếp đến họ sẽ đặt vào trong một chiếc hộp


đựng danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ để nhắc đến nó khi cần. Họ không
bao giờ bỏ danh thiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.
 Làm hết mình và chơi cũng hết mình
Trong giờ làm việc người Nhật làm một cách nhiệt tình hăng say, và sau giờ
làm họ cũng giải lao xả “stress” hết mình. Đi đến các quầy bar là một hoạt động
phổ biến nếu không muốn nói là truyền thống. Nếu công sở là nơi đầy những lễ
nghi hà khắc thì quầy bar lại là nơi để các doanh nhân Nhật Bản được trút hết bầu

tâm sự.
 Tinh thần làm việc theo nhóm cao
Thành công là nỗ lực của cả nhóm. Không ai có thể tự thành công. Người
Nhật hiểu rõ điều này và nhấn mạnh việc cần phải có mọi người làm việc cùng
nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm
chạp, nhưng cuối cùng, nó sẽ đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói
và đều chung một nhịp.
 Sự trung thực luôn được đặt lên hàng đầu
Trong các quan hệ cá nhân thì người Nhật thành thực đến mức đến độ người
khác phải ngạc nhiên. Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường
dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời
hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Người Nhật rất trung thực, họ coi sự trung thực ấy như một lẽ sổng ở đời
"họ sống để làm việc chứ ko phải làm việc để sống". Họ chăm chỉ làm việc suôt
đời, hạnh phúc khi được làm việc và đóng góp công sức cho xã hội . Chính điều
này tạo nên một văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.


 Tôn trọng kỉ luật
Có lẽ trên thế giới ai cũng biết người Nhật rất tôn trọng kỷ luật. Tại các điểm
du lịch trên thế giới hễ thấy một đoàn người xếp hàng theo sau một hướng dẫn viên
du lịch thì chắc chắn họ là người Nhật. Mặt khác, sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là
biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa tuyệt đối của người Nhât. Nó thể hiện mức độ
hướng đến sự tuyệt đối của họ. Hầu hết khách sạn ở Nhật phòng không rộng lắm
nhưng sự sạch sẽ của nhà vệ sinh thì phải nói trên cả tuyệt vời.
Ở Nhật Bản, văn hoá doanh nghiệp đã tạo cho công ty một không khí làm
việc như một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công
ty luôn quan tâm đến thành viên, thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư
của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con cũng đều đượclãnh đạo quan tâm
hỏi thăm chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho một công ty nên công nhân và người

lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty.
Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc
trưng cơ bản của văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản.
2.2.4. Văn hoá doanh nghiệp FPT
Văn hóa chính là sức mạnh của FPT, là chất keo gắn kết người FPT, thúc đẩy
mỗi người FPT nỗ lực, sáng tạo đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của Tập
đoàn.
Văn hóa FPT trước hết là văn hóa ứng xử FPT, là tinh thần mà người FPT
hướng tới: Người FPT “Tôn trọng cá nhân - Đổi mới - Đồng đội”, lãnh đạo FPT
cần “Chí công - Gương mẫu - Sáng suốt”. điểm khác biệt cốt lõi của FPT là chấp
nhận mọi người như họ vốn có: cả mặt mạnh, mặt yếu, cả điểm tốt và không tốt.
FPT luôn tôn trọng, lắng nghe và tạo điều kiện để mỗi thành viên được là chính


mình. Ở FPT, cấp dưới có thể nói thẳng và trao đổi bình đẳng với cấp trên. Việc
lắng nghe những ý kiến khác biệt là cách để lãnh đạo FPT tránh đưa ra những
quyết định sai lầm và khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo cho nhân viên.
Hệ thống giá trị cốt lõi của FPT đó là: "Người FPT tôn trọng cá nhân, đổi
mới và đồng đội. Đây là nguồn sức mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành
công nối tiếp thành công. Tinh thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT không còn
là FPT nữa. Mỗi người FPT có trách nhiệm bảo vệ đến cùng tinh thần FPT. Lãnh
đạo các cấp - người giữ lửa cho tinh thần này cần chí công, gương mẫu và sáng
suốt. Có như vậy FPT sẽ phát triển và trường tồn cùng thời gian”.
2.2.5. Văn hoá doanh nghiệp Honda Việt Nam
- Các nguyên tắc cơ bản:
+ Tôn trọng cá nhân.
+ Ba niềm đam mê: đam mê mua, đam mê bán, đam mê sáng tạo.
- Các nguyên tắc của công ty:
Có tầm nhìn tổng thể, chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt
nhất với một giá thành hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của người tiêu dùng trên khắp

thế giới.
- Các chính sách quản lý:
+ Luôn tiến lên phía trước cùng tham vọng và tuổi trẻ.
+ Tôn trọng lý thuyết, xây dựng các ý tưởng mới, tạo một năng suất cao
nhất.
+ Tiết kiệm thời gian,


+ Yêu thích công việc, cởi mở trong giao tiếp.
+ Phấn đáu không ngừng cho một môi trường làm việc hài hoà và luôn trôi
chảy.
+ Luôn coi trọng và lưu tâm đến giá trị của công tác nghiên cứu và sự phấn
đấu.


CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
3.1. Đánh giá việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có một cách xây dựng nền văn hoá khác nhau, việc đó
phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo. Người lãnh đạo sáng suốt, biết khơi sáng
những nguồn văn hoá tích cực, biết truyền đạt văn hoá đến nhân viên của mình và
nhân viên thực hiện theo thì đó thực sự là người đứng đầu doanh nghiệp. Tuy
nhiên, xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp không phải việc dễ dàng mà đó là cả
một quá trình, lãnh đạo và nhân viên phải cố gắng thực hiện.
Đối với những doanh nghiệp mới thành lập điều quan trọng nhất là trả lời
công ty mình có tồn tại hay không. Tại thời điểm đó các doanh nghiệp chưa cần tập
trung vào văn hoá doanh nghiệp bởi lúc đó phải ra sản phẩm, dịch vụ, tồn tại,
chứng minh trên thị trường có khách hàng và tạo được thế có lợi nhuận. Văn hoá
doanh nghiệp là bài toán của sự trường tồn, bền vững. Doanh nghiệp phải mạnh

trước, khẳng định được mình đã, có lợi nhuận và bắt đầu nghĩ đến chiến lược xa;
xây dựng được sự bền vững thì lúc đó sẽ bắt đầu xây dựng văn hoá. Và chính điều
này sẽ khó khăn ở chỗ, doanh nghiệp đã vững mạnh, đã đông người lên sẽ đi đến
bài toán về văn hoá doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, bởi lẽ người ta thường
nói đến cạnh tranh thành công trên thương trường thì sự khác biệt rất quan trọng.
hai doanh nghiệp có thể cùng sản xuất ra một sản phẩm có công nghệ giống nhau
nhưng khách hàng có thể lựa chọn mua sản phẩm của doạnh nghiệp này mà không


mua sản phảm của doanh nghiệp kia. Bởi lẽ họ tin vào cách ứng xử, các nghuyên
tắc kinh doanh, tính cam kết và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Văn hóa là yếu tố khác biệt, bền vững của doanh nghiệp. một doanh nghiệp
tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia. Mọi quốc
gia đều gia sức b ảo vệ thương hiệu và hình ảnh của mình.
Nhìn ra thế giới, chúng ta sẽ nhận thấy không một cường quốc kinh tế nào
không có một nền văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Tại sao những quán ăn của Nhật
Bản, Hàn Quốc lại có thể trinh phục khách hàng trên thế giới? Tại sao những tập
đoàn như Toyota, Sony, Samsung, Apple.. có thể tồn tại nhiều thập niên, thậm chí
cả trăm năm và khi gặp khủng hoảng, họ vẫn có thể đứng dậy vượt lên…
Một trong những lý giải rất quan trọng là họ có nền tảng văn hóa doanh
nghiệp rất mạnh, thậm chí có những thương hiệu đã trở thành biểu tượng của một
quốc gia.
Nét văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam là gì
Nếu như doanh nghiệp Mỹ có đặc trưng của tính tự do, phóng khaongs, có
thiên hướng thực dụng; doanh nghiệp Nhật có tính kỷ luật, sự tận tụy và tinh thần
hợp tác mang thiên hướng gia đinh; doanh nghiệp Hàn Quốc có đặc trưng là trung
thành, trách nhiệm, tính cam kết cộng đồng rất cao; Doanh nghiệp Đức thể hiện
tính chính xác, thận trọng, kỷ luật, thực tế, vậy nét văn hóa của Việt Nam là gì?
Đó là câu hỏi mà các doanh nghiệp sẽ có câu trả lời rõ nhất, những giá trị cốt

lõi chính là nền tảng, là sức sống của văn hóa doanh nghiệp. Những nguyên tắc hay
giá trị đó có thể là : liêm chính, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tụy hay trách nhiệm
môi trường.


Vì vậy trong quá trình hội nhập, văn hóa doanh nghiệp không chỉ là hình ảnh
doanh nghiệp mà còn là hình ảnh quốc gia. Những cách ứng xử của một nhân viên
bán hàng hay chủ quán ứng xử với người nước ngoài cũng là hình ảnh của Việt
Nam với bạn bè quốc tế và có ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của ngành du lịch.
Đời sống xã hội không thể thiếu yếu tố văn hoá
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tưởng như kết thúc thành công và trọn vẹn thì tại
buổi lễ mừng tân Hoa hậu lại diễn ra một sự cố đáng tiếc: người nhà của một thành
viên Ban tổ chức cuộc thi đã đánh một phóng viên ảnh đến chảy máu mũi khi anh
đang tác nghiệp. Chưa hết, người đàn ông còn văng tục và đáp trả lời giải thích của
anh phóng viên ảnh bằng những lời lẽ cực kỳ khiếm nhã trước sự chứng kiến của
rất nhiều quan khách và bạn bè quốc tế có mặt tại buổi lễ. Đáng tiếc là hành vi vô
văn hoá này lại xảy ra ở một sự kiện văn hoá mang tầm quốc tế diễn ra ở Việt Nam.
Đây cũng chỉ là một trong rất nhiều hệ quả đau lòng khi mà đời sống xã hội thiếu
đi yếu tố văn hoá. Trong một không gian hẹp hơn, ở lĩnh vực kinh tế, khi đi tìm
câu hỏi vì sao doanh nghiệp này thành công, tạo được chỗ đứng và thương hiệu
trên thương trường thì lại có doanh nghiệp kia thất bại, phá sản, người ta nhận ra
rằng văn hoá là yếu tố quan trọng chi phối sự thành - bại này, chứ không đơn thuần
là vấn đề nguồn vốn. Nói cách khác, để thành công, một doanh nghiệp cần có chiến
lược xây dựng văn hoá doanh nghiệp của riêng mình. Văn hoá doanh nghiệp nên
được hiểu rộng ra thành yếu tố đạo lý trong kinh doanh, định hướng giá trị kinh
doanh, nhân cách văn hoá trong kinh doanh. Hay khái quát hơn, có thể định nghĩa
như TS Phan Quốc Việt (Trung tâm Phát triển Kỹ năng Con người Tâm Việt), "văn
hoá doanh nghiệp là bất kể cái gì liên quan đến người lao động miễn sao doanh
nghiệp liên tục tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn mà chi phí ít hơn"… chứ không
đơn thuần là văn hoá ứng xử như cách hiểu của đại bộ phận chúng ta bấy lâu nay.



 Khó khăn trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp đó là:
- Chuyển từ chiến lược kinh doanh sang văn hoá doanh nghiệp. Từ những
chiến lược kinh doanh rất khô khan nhưng chuyển sang văn hoá doanh nghiệp lại
là cách cư xử, ứng xử với các quy trình hàng ngày.
- Làm thế nào để đưa những chiến lược vào hoạt động cụ thể. Văn hoá
không chỉ để viết trong sách vở mà văn hoá phải được thực hiện trong thực tế.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo, điều hành trong việc xây
dựng nền văn hoá doanh nghiệp
Lãnh đạo doanh nghiệp muốn xây dựng một văn hoá doanh nghiệp cho công
ty của mình để phát triển một cách bài bản thì trước tiên phải bắt đầu đặt ra mong
muốn, hay nói cách khác là chiến lược của doanh nghiệp phát triển như thế nào?
Thứ nhất là phải đạt được sự đồng thuận. Đó là tất cả mọi thành viên trong
ban lãnh đạo phải đồng nhất với nhau. Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành văn hoá doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp có văn hoá
doanh nghiệp tốt nhưng vẫn không thể vận hành một cách trôi chảy bởi nó thiếu đi
sự đồng bộ, hỗ trợ từ các cấp lãnh dạo trong công ty. Hay nói cách khác, các cấp
lãnh dạo không thể thống nhất về văn hoá doanh nghiệp, hoặc không hỗ trợ, không
phải là tấm gương cho nhân viên noi theo trong việc thực hiện văn hoá doanh
nghiệp. Nếu yếu tố thứ nhất là văn hoá phải gắn liền với chiến lược công ty thì yếu
tố thứ hai là ban lãnh đạo của công ty phải là đầu tàu, là người hỗ trợ mạnh mẽ và
tích cực cho việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp. Đó là một trong những yếu tố
quyết định then chốt vào sự thành công của công ty.
Văn hoá doanh nghiệp phản ánh rất rõ từng con người của doanh nghiệp đó.
Chính vì vậy khâu tuyển dụng nhân sự hoặc dào tạo nhân sự cũng là một giải pháp


để để nâng cao chất lượng lãnh đạo, điều hành trong việc xây dựng văn hoá doanh
nghiệp. Nhiều khi các nhà lãnh đạo việc tuyển dụng hay đề bạt rất quan tâm đến

chuyên môn của những ứng viên, nhưng nhiều khi lại thiếu sót mất phần là xem xét
những người mình đang định tuyển hoặc định đề bạt họ có thực sự là người thay
mặt mình truyền thông, xây dựng, thực hiện văn hoá doanh nghiệp mà mình muốn
tạo dựng cho doanh nghiệp hay không.
Giải pháp tiếp theo để góp phần vào xây dựng văn hoá doanh nghiệp đó là
chú ý đến truyền thông và lãnh đạo là người thực thi. Văn hoá doanh nghiệp cho dù
tốt, được Ban Giám đốc rất ủng hộ nhưng thiếu yếu tố truyền thông thì mãi mãi
văn hoá đó chỉ là những văn bản, giấy tờ để trên kệ sắt hoặc nằm trong đầu óc của
các vị lãnh đạo doanh nghiệp mà thôi. Nếu sử dụng tốt việc truyền thông thì văn
hoá doanh nghiệp sẽ dược phổ biến tận nhân viên. Văn hoá là cách hành xử mà
cách hành xử sẽ thể hiện mỗi ngày và người ta chỉ hành xử như vậy nếu văn hoá đó
được ăn sâu vào tim máu của họ. Điều này không thể đạt được nếu không có sự
truyền thông hiệu quả và theo thời gian.
Xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp
Chúng ta đề biết một trong những đặc trưng của văn hóa kinh doanh là phụ
thuộc vào trình độ phát triển của kinh doanh. Tuy nhiên văn hóa có tỉnh bảo tồn
còn Kinh doanh có tính năng động. Khi văn hóa không theo kịp trình độ phát triển
của kinh doanh thì nó trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của kinh doanh. Vì
thế phải có sự định hướng cho công việc kinh doanh bao hàm một ý nghã sâu sắc
mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với kinh tế và kinh doanh.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở nước ta cần thực hiện theo các
phương diện:
- xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc


×